Tóm tắt
Giáo dục và đào tạo có vai trò rất quan trọng, quyết đinh tới sự phát triển và tồn
tại của mỗi quốc gia dân tộc. Giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra những con người được
vũ trang về tri thức nhằm tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết
đã phân tích những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục và
vai trò của giáo dục và đào tạo hiện nay. Trên cơ sở phân tích đó, đưa ra những
quan điểm nhằm vận dụng trong đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục trong đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|406
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA GIÁO DỤC
TRONG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ThS.NCS. Vi Văn Thảo
ThS.NCS. Trịnh Thị Vân
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt
Giáo dục và đào tạo có vai trò rất quan trọng, quyết đinh tới sự phát triển và tồn
tại của mỗi quốc gia dân tộc. Giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra những con người được
vũ trang về tri thức nhằm tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết
đã phân tích những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục và
vai trò của giáo dục và đào tạo hiện nay. Trên cơ sở phân tích đó, đưa ra những
quan điểm nhằm vận dụng trong đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Văn hóa giáo dục, vận dụng, đổi mới, giáo dục và đào tạo.
I. MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển và trở thành chủ đạo của
mỗi quốc gia. Khoa học - công nghệ đang có những bƣớc tiến thần kì, nhân loại đang
trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, một số quốc gia đang hƣớng tới xã hội 5.0.
Yếu tố quyết định tới sự thay đổi và phát triển đó chính là giáo dục và đào tạo. Đổi mới
giáo dục theo hƣớng hiện đại, tăng cƣờng năng lực của ngƣời học, đào tạo ra những
công dân toàn cầu đang là xu hƣớng của giáo dục hiện nay. Việt Nam đang đẩy mạnh
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới để
phát triển nền kinh tế và đất nƣớc, học hỏi và tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại,
tiên tiến của nhân loại. Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo của Việt Nam còn những hạn
chế. Trƣớc những yêu cầu mới của thời đại và nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng trong
giai đoạn mới thì việc đổi mới giáo dục và đào tạo là rất quan trọng và cần thiết.
II. NỘI DUNG
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục
2.1.1. Hồ Chí Minh là người trực tiếp đặt nền móng nền giáo dục nước nhà
Trƣớc hết, Hồ Chí Minh đã phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến và nền
giáo dục thực dân, đó là nền giáo dục tầm thƣờng, không thể nâng tầm quốc gia dân
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
407|
tộc, nó xa rời với thực tế, tạo nên sự bất bình đẳng trong cuộc sống, nền giáo dục hại
dân, làm cho dân tộc mù chữ, xảo trá, coi đó là nền giáo dục nguy hiểm hơn cả sự dốt
nát cần phải bị loại bỏ và thay thế bằng nền giáo dục quốc dân. Ngƣời chủ trƣờng:
“Hủy bỏ nền giáo dục nô lệ. Gây dựng nền quốc dân giáo dục. Cƣỡng bức giáo dục từ
bực sơ học. Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục dân tộc mình.
Lập các trƣờng chuyên môn huấn luyện chính trị, quân sự, kỹ thuật để đào tạo các lớp
nhân tài... Khuyến khích và giúp đỡ nền giáo dục quốc dân làm cho nòi giống ngày
thêm mạnh” [6; tr.629-630]. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Ngƣời đã đặt
ra mục tiêu “làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nƣớc, yêu lao
động, một dân tộc xứng đáng với nƣớc Việt Nam độc lập” [5; tr.7]. Việc xây dựng nền
giáo dục phải đƣợc coi là một mặt trận chiến đấu, một nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa
chiến lƣợc, cơ bản và lâu dài.
Nhiệm vụ trƣớc mắt: “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nƣớc Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa”, vấn đề thứ hai là phải chống nạn dốt vì “nạn dốt là một trong những
phƣơng pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mƣơi phần
trăm đồng bào chúng ta mù chữ” [5; tr.7]. Coi mù chữ là một giặc cần phải diệt trừ để
một ngƣời dân đều biết đọc, biết viết.
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục
Ngƣời coi trọng giáo dục lòng yêu nƣớc trong trƣờng học. Đó là sự giữ gìn và
phát huy truyền thống, tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có lòng yêu nƣớc thì
mới có thể phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. “Cốt nhất là phải dạy cho học trò
biết yêu nƣớc, thƣơng nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cƣờng, quyết không chịu
thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ” [7; tr.102]. Tinh thần dân tộc luôn luôn đƣợc
đề cao.
Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của các thầy, cô. “Nếu không có thầy giáo dạy
dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội đƣợc? Vì vậy, nghề
thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang” [8; tr.402-403]. Các thầy, cô giáo chính là
những ngƣời sẽ đặt nền móng cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua dạy học,
đào tạo ra những nhân tài cho đất nƣớc. Ngƣời nhắc nhở các thầy, cô giáo “cán bộ
chuyên môn, có chuyên môn mà không có chính trị giỏi thì dù học giỏi mấy dạy trẻ con
cũng hỏng. Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có
chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trƣớc rồi có chuyên môn”
[9; tr.612]. Giáo viên ngoài chuyên môn thì cần phải là một tấm gƣơng về đạo đức, nếu
không có đạo đức thì cũng vứt đi, coi đạo đức là gốc rễ của giáo dục, cần phải đi trƣớc.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|408
Việc dạy học phải gắn với thực tiễn xã hội thì mới phục vụ đƣợc xã hội: “Lý luận rất
cần thiết, nhƣng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc
học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế” [10; tr.94],
học phải đi đôi với thực hành thì mới đạt đƣợc hiệu quả.
Đối với học sinh, Ngƣời luôn có những dặn dò hết sức ý nghĩa và tầm nhìn xa, đề
cao việc học, đó chính là cách để đƣa nƣớc ta sánh vai với các cƣờng quốc trên thế
giới, làm rạng danh nƣớc nhà “Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nƣớc nhà bị yếu hèn,
ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm
sao cho chúng ta theo kịp các nƣớc khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó,
nƣớc nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tƣơi
đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bƣớc tới đài vinh quang để sánh vai với các cƣờng
quốc năm châu đƣợc hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
[5; tr.34-35].
Ngƣời coi giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn xã hội: “Giáo dục trong nhà
trƣờng, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để
giúp cho việc giáo dục trong nhà trƣờng đƣợc tốt hơn. Giáo dục trong nhà trƣờng dù
tốt mấy nhƣng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không
hoàn toàn” [11; tr.591]. Tự học đƣợc coi trọng. Phƣơng pháp giáo dục phải phù hợp
với mục tiêu giáo dục, dạy phải phù hợp với đối tƣợng dạy học kết hợp với vui chơi,
giải trí và nêu gƣơng.
Nhƣ vậy, quan điểm giáo dục và đào tạo của Ngƣời là toàn diện, định hƣớng cho
sự phát triển của nền giáo dục nƣớc nhà. Từ mục tiêu nhằm mở mang tri thức, xây
dựng tình cảm cao đẹp và đào tạo nhân tài. Nội dung giáo dục phải phù hợp với thực
tiễn, giáo dục phải toàn diện, gồm: văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn
nghề nghiệp, lao động, trong tình hình cách mạng mới thì phải cải cách giáo dục nhằm
đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của cách mạng. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn với
thực tế.
2.2. Vai trò quan trọng của đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, giáo dục các giá trị truyền thống cho học sinh, sinh viên.
Trải qua hàng nghìn năm của lịch sử dân tộc đã hình thành nhiều giá trị truyền
thống tạo nên tính cách, tinh thần và sức mạnh của con ngƣời Việt Nam. Những giá trị
đó luôn vận động, phát triển cùng với quá trình lịch sử thông qua sự chắt lọc những
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
409|
tinh hoa dân tộc và nhân loại. Cùng các giá trị truyền thống mới đƣợc hình thành làm
cho hệ giá trị truyền thống ngày càng phát triển.
Thế giới đang có nhiều biến động. Quá trình hội nhập, sự phát triển của nền kinh tế
thị trƣờng ở Việt Nam, bên cạnh những tích cực mang lại cũng để lại nhiều mặt trái của
nó. Sự du nhập của văn hóa phƣơng Tây, quá trình tiếp thu không chọn lọc làm phai
nhòa các giá trị truyền thống, coi nhẹ giá trị làm ngƣời. Chính vì vậy, vai trò của giáo
dục và đào tạo là hết sức quan trọng. Từ giáo dục truyền thống gia đình, nhà trƣờng và
dân tộc nhằm giữ gìn và phát huy trong quá trình giao lƣu, hội nhập và tiếp thu những
tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm phong phú cho nền văn hóa của dân tộc.
Thứ hai, là một động lực để phát triển kinh tế tri thức ở nước ta.
Kinh tế tri thức đang là xu thế của phát triển kinh tế thế giới hiện nay và trở thành
chủ đạo của nhiều quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Giáo dục và đào
tạo sẽ trực tiếp tạo ra những con ngƣời trí tuệ với kỹ năng lao động, đây chính là yếu tố
quyết định nhất. Tri thức chính là nhân tố để tạo ra khoa học - công nghệ, sự cạnh tranh
cao đối với các nền kinh tế khác. Trong nền kinh tế tri thức khoa học - công nghệ đƣợc
áp dụng rộng rãi, nhất trong hoạt động quản lý kinh tế - xã hội. Khi công nghệ thông tin
phát triển đến giai đoạn cao thì sẽ xuất hiện nền kinh tế số và nền kinh tế mạng, khi đó
nền kinh tế sẽ phát triển thần kỳ. Chính vì vậy, việc đào tạo ra con ngƣời có tri thức,
năng lực sáng tạo sẽ trở thành nhân tố chính cho sự phát triển. “Con ngƣời kinh tế tri
thức là con ngƣời sáng tạo chứ không phải là một bộ phận của hệ thống máy móc trên
dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp” [3; tr.21]. Vốn quý nhất của nền kinh tế tri thức
chính là con ngƣời.
Thứ ba, góp phần hoàn thành sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
Nƣớc ta đang trong thời kỳ cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng để phát triển đất nƣớc, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trƣớc hết cần phải có
con ngƣời xã hội chủ nghĩa” [4; tr.66]. Yếu tố con ngƣời luôn đƣợc Đảng ta quan tâm
hiện nay, nó là sản phẩm của giáo dục và đào tạo. “Nƣớc nhà cần phải đƣợc kiến thiết.
Kiến thiết cần phải có nhân tài, nên phải “trọng dụng những kẻ hiền năng”. Vì thế,
ngay từ những ngày đầu cách mạng, Ngƣời đã phát đi thông điệp, yêu cầu “các địa
phƣơng phải lập tức điều tra nơi nào có ngƣời tài đức, có thể làm đƣợc những việc ích
nƣớc lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho chính phủ biết” [5; tr.504]. Hồ Chí Minh luôn
đề cao vai trò của con ngƣời, đó chính là nguồn nhân lực để hoàn thành sự nghiệp trong
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|410
giai đoạn cách mạng hiện nay. Và yếu tố cốt lõi để tạo ra con ngƣời hoàn thành sự
nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới chính là giáo dục và đào tạo.
2.3. Vận dụng Tư tưởng của Hồ Chí Minh trong đổi mới giáo dục và đào tạo ở
Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, tập trung đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, chú trọng phát
triển năng lực người học.
Nội dung dạy học hiện nay còn nhiều hạn chế, thiên nặng về lý thuyết, chƣa gắn
với thực tiễn đời sống xã hội, do đó làm hạn chế khả năng sáng tạo cũng nhƣ hình
thành các năng lực cần thiết cho ngƣời học. Chính vì vậy, việc đổi mới nội dung và
phƣơng pháp dạy học là một nội dung quan trọng trong đổi mới toàn diện giáo dục và
đào tạo hiện nay. Việc gắn nội dung dạy học với thực tiễn đời sống xã hội sẽ làm tăng
cơ hội cho ngƣời học tiếp xúc sớm với thực tiễn, tăng cƣờng khả năng giải quyết các
vấn đề thực tiễn, qua đó làm phong phú, sinh động thêm nội dung bài học.
Thứ hai, chú trọng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, hình
thành các kỹ năng sống cần thiết.
Nhân loại đang bƣớc vào kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi
con ngƣời cần phải có trí tuệ và nhiều kỹ năng lao động cần thiết. Chính vì vậy, việc
dạy học chú trọng phát triển năng lực ngƣời học là vô cùng cần thiết, nhất là năng lực
làm việc, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tƣ duy Tăng cƣờng
các phƣơng pháp dạy học tích cực theo hƣớng pháp triển năng lực ngƣời học, hình
thành những công dân toàn cầu, có thể lao động ở bất cứ đâu trên thế giới.
Thứ ba, quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Chất lƣợng giáo dục và đào tạo đã có sự phát triển nhất định nhƣng vẫn còn nhiều
hạn chế nhƣ: chƣơng trình còn nặng về lý thuyết, chƣa gắn với thực tiễn, khoảng cách
về trình độ ở các vùng miền còn khá lớn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới
hải đảo, nhiều nơi trẻ em đi học khó khăn, nghỉ học giữa chừng. Việc nâng cao chất
lƣợng giáo dục và đào tạo ở các vùng này sẽ góp phần nâng cao trình độ dân trí, cải
thiện đời sống, đảm bảo an ninh biên giới, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Cần
loại bỏ bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay đã gây ra những hậu quả nhất định cho
bản thân ngƣời học, phụ huynh học sinh, nhà trƣờng và cả xã hội. Quan tâm nâng cao
chất lƣợng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho họ sáng tạo trong giảng dạy và ngƣời
học đƣợc thỏa sức khám phá, tìm hiểu, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Từ đó,
hình thành những công dân toàn diện với đầy đủ phẩm chất và năng lực.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
411|
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Trong Chỉ thị số 29/2001/CT-BDG&ĐT đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo,
công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phƣơng pháp, phƣơng thức dạy
và học. CNTT là phƣơng tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Đổi mới phƣơng pháp
dạy học CNTT đã đƣợc UNESCO đƣa ra thành chƣơng trình của thế kỷ XXI. Đó cũng
là một xu thế tất yếu của giáo dục. Để ứng dụng CNTT hiệu quả cần nâng cao nhận
thức của cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của CNTT, quan tâm bồi dƣỡng, nâng cao
trình độ tin học, kỹ năng ứng dụng CNTT cho cả giáo viên và ngƣời học.
Thứ năm, thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường đầu tư, nhất là vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.
Việc đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo là hết sức quan trọng và có ý nghĩa lâu dài.
Tuy vậy, ngân sách còn hạn hẹp, khả năng đầu tƣ còn hạn chế. Chính vì vậy, việc kêu
gọi toàn xã hội đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết. Việc cho phép các
doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ mở thêm các trƣờng dạy học, trƣờng đào tạo là hƣớng đi
đúng đắn, tăng cơ hội học tập cho ngƣời học. Đặc biệt, cần có chính sách ƣu tiên, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ để đầu tƣ vào giáo dục và đào tạo ở các
vùng còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng biên giới hải đảo. Xây dựng cơ sở vật chất,
trƣờng học, khu nhà ở cho giáo viên ở vùng sâu, vùng xa để họ yên tâm công tác, có
chính sách khuyến khích trẻ em đƣợc đến trƣờng nhằm nâng cao trình độ dân trí.
Thứ sáu, nâng cao công tác quản lý giáo dục.
Nền giáo dục hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của đất nƣớc và hội
nhập quốc tế. Nguyên nhân chính là do cơ chế quản lý giáo dục của Việt Nam còn bất
cập. Tăng cƣờng công tác quản lý mở nhất là đối với các trƣờng đại học, cao đẳng,
trƣờng đào tạo nghề, giao cho họ quyền tự chủ, quyền quyết định và chịu trách nhiệm
về chất lƣợng đào tạo để họ đƣợc thỏa sức sáng tạo, khai sáng những văn minh để phát
triển những gì xã hội cần đƣợc đáp ứng. Mặt khác, các nhà quản lý giáo dục cần có
những chiến lƣợc lâu dài để định hình phát triển giáo dục trong tƣơng lai, nhất là quan
tâm tới đội ngũ giáo viên, những ngƣời sẽ quyết định tới thành công của nền giáo dục
đào tạo nƣớc nhà.
Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.
Việc hợp tác với nền giáo dục tiên tiến trên trên thế giới mang lại nhiều lợi thế to
lớn đối với giáo dục Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo, nâng
cao công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra, cần tăng cƣờng
các hoạt động trao đổi giữa các giảng viên và sinh viên giữa trong nƣớc với quốc tế
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|412
nhằm học hỏi, trau dồi kinh nghiệm nghiên cứu và thúc đẩy quan hệ bạn bè quốc tế.
Tăng cƣờng nhiều dự án hợp tác quốc tế với nhau. Tranh thủ cơ hội, tận dụng nguồn
giảng viên nƣớc ngoài để đào tạo, nâng cao trình độ sinh viên trong nƣớc trở thành
những nhân tài. Khuyến khích giảng viên trong nƣớc trao đổi nghiên cứu, cộng tác với
giảng viên nƣớc ngoài.
III. KẾT LUẬN
Giáo dục và đào tạo đƣợc coi là quốc sách hàng đầu. Bên cạnh những mặt tích
cực đã đạt đƣợc thì vẫn còn những hạn chế làm cản trở sự phát triển, chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu cấp thiết mà đất nƣớc đặt ra. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta đã tiến
hành cuộc cải cách trong giáo dục và đào tại một cách toàn diện nhằm nâng cao chất
lƣợng giáo dục nƣớc nhà. Trong đó, tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục
vẫn còn giá trị to lớn mà chúng ta có thể vận dụng; cần đặc biệt quan tâm tới đổi mới
nội dung và phƣơng pháp dạy học, nhất là hình thành năng lực và kỹ năng cho ngƣời
học. Tập trung xã hội hóa giáo dục, kêu gọi toàn xã hội đầu tƣ vào giáo dục, nhất là
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Mặt khác, cần quan tâm tới đời sống của
ngƣời giáo viên, có chính sách thu hút nhân tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ƣơng (2002), C. Mác - Ph. Ăngghen toàn tập, tập 64.
Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, tr.21.
4. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, tr.66.
5. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, tr.7; 34-35; 504.
6. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
tr.629-630.
7. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
tr.102.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
413|
8. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
tr.402-403.
9. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, tr.516.
10. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.94.
11. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, tr.591.