Người Thái ra đi vào buổi cuối tuần trăng. Nhìn mặt trăng
khuyết ở cuối dãy núi, họ hẹn nhau: hễ ai đến ở được phương
đất nào, khi làm nhà thì dựng trên nóc một cái dấu hình mặt
trăng khuyết, để sau này con cháu dễ nhận ra người đồng tộc
của mình – và cái dấu hình mặt trăng khuyết ấy được gọi là
“khau cót” – Theo ngôn ngữ của người Thái – “khao” là
trắng, “cót” là ôm – ôm mối hận phải lìa quê hương ra đi
trong một đêm trăng trắng
8 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa nõ nường : nguồn gốc khau kút (cuộc đại thiên di), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hóa Nõ Nường :
NGUỒN GỐC KHAU KÚT
(Cuộc đại thiên di)
Trích cuốn “Văn hóa Nõ Nường” – Dương Đình Minh Sơn
Đi đường thuyền sợ rơi
Đi đường bộ sợ chết
Phải chui theo đường con don
Phải luồn theo đường con dím.
Người Thái ra đi vào buổi cuối tuần trăng. Nhìn mặt trăng
khuyết ở cuối dãy núi, họ hẹn nhau: hễ ai đến ở được phương
đất nào, khi làm nhà thì dựng trên nóc một cái dấu hình mặt
trăng khuyết, để sau này con cháu dễ nhận ra người đồng tộc
của mình – và cái dấu hình mặt trăng khuyết ấy được gọi là
“khau cót” – Theo ngôn ngữ của người Thái – “khao” là
trắng, “cót” là ôm – ôm mối hận phải lìa quê hương ra đi
trong một đêm trăng trắng. Và lâu dần người ta gọi chệch
thành “khau kút”.
Một thuyết khác cho rằng, vật biểu tượng ấy ngay từ đầu tên
là ‘khau kút”.
Ở người Thái, tên kút còn gọi “kút piêu”, hoa văn thêu trên
khăn đội đầu của phụ nữ và tên của một số kỷ vật khác:
“kút”, cụt, cọc, cột và “khau” với hình chữ V 3 góc và
“khau” như khau tát nước của người Kinh. Do đó, “kút” và
“khau” là biểu tượng của Po Me – Nõ Nường.
Từ đó mà có chiếc “khau kút” hình mặt trăng khuyết hay
hình chữ V dựng ở hai đầu nóc nhà. Ý nghĩa tâm linh về đòn
nóc nhà của người Kinh, mỗi đầu hồi có một hình, hình 3
góc, gọi là Khu đị khi chỉ vào mặt tiền nhà hang xóm thì nhà
kia sẽ bị cháy, cho nên, nhà kia phải làm vật “hèm” bằng
chiếc gương tròn đặt trên ngưỡng cửa để trừ yểm lại. Ở người
Thái quan niệm đòn nóc nhà, nhưng không có ý nghĩa chỉ
sang mặt tiền nhà hàng xóm là cháy nhà người ta như người
Kinh.
Một chi tiết khác phù hợp với lời nguyện ước trong việc làm
di vật “khau kút”. Theo Cầm Trọng – đó là sự kiện vào cuối
thế kỷ thứ XIII – Tù trưởng Lò Lạn Chượng dẫn đoàn quân
khai khẩn đến vùng đất Mường Then – nay là thành phố Điện
Biên, đứng trên núi nhìn xuống lòng chảo, thấy phố Điện
Biên, đứng trên núi nhìn xuống lòng chảo, thấy trên nóc nhà
sàn có chiếc “Khao cút” quân lính của ông reo lên: “Ôi! ở
đây có người đồng tộc của ta”.
Những hiện vật biểu tượng của người Thái Tây Bắc đã được
họa sĩ Đặng Trần Sơn tổng hợp dựng trên bức tranh (hình 1);
Nằm ở chính giữa là đầu của con trâu có đủ hai sừng, bên
cạnh mỗi sừng chính đó lại có thêm nửa cuối của một chiếc
sừng trâu nữa. Ta thấy nửa chiếc sừng trâu này rất rõ hình
mặt trăng khuyết. Từ đây ta có thể nói nhóm ngôn ngữ Tày –
Thái ở Đông Nam Á thờ thần mặt trăng. Theo nhà dân tộc
học Từ Chi, khi thấy các vùng có tục lệ chọi trâu, thờ đầu
trâu có sừng thì trước hết phải nghĩ đến việc họ thờ thần mặt
trăng, rồi mới nghĩ đến “con trâu là đầu cơ nghiệp” của dân
cấy lúa nước. Bởi lẽ mặt trăng luôn thay đổi hình dạng và
người Á Đông tính lịch, ngày tháng thời vụ đều dựa theo mặt
trăng (trao đổi riêng).
Hình 1
Khau hươn, khau kút đều là vật “linh” (hèn) mang tính đẳng
cấp của chủ nhà: khau hươn trang trí trong nhà của quý tộc,
khau kút có tượng nam nữ tạc ở bên trong là dựng ở hai đầu
nóc nhà của giới thầy Mo. Còn nhà dân thường thì không
được trang trí khau hươn trong nhà và trên nóc nhà chỉ được
dựng khau kút hình chữ V, nhưng không có tượng nam nữ
bên trong. Khau kút dựng trên nóc nhà của thầy Mo có tạc
tượng nam nữ là vật “hèm” bùa chú, công cụ trừ đuổi tà ma.
Vật “hèm” tiếng Thái gọi là “căm dam”, linh thiêng, huyền
bí, bí hiểm. Điều không được nói ra động đến quỷ thần.
Không phải dễ ai cũng biết nội dung, muốn biết phải thông
qua thần chú của thầy Mo.
Bốn chiếc khau kút xếp theo hàng chéo, từ góc dưới bên trái
lên đến góc trên bên phải. Phải chăng đều mang theo ý nghĩa
hiện thực, miêu tả quá trình trong quan hệ của nam nữ: chiếc
số 1 bên góc trái dưới, hai người tay chưa chạm nhau, chiếc
thứ 2 người đặt chéo cánh tay lên nhau, chiếc thứ 3 nam nữ
quan hệ giao phối, chiếc thứ 4 họ đã có con. Vợ chồng quay
lưng lại, đầu tựa vào nhau, bế con lên trước ngực để khoe
thành quả hạnh phúc của họ.
Về ý nghĩa của chiếc khau kút thứ 2 trong ảnh, động thái hai
cánh tay của nam nữ đặt chéo nhau, thể hiện dây tình “xai
peng” (tơ hồng) đôi dây xe nhau, lâu nay gọi là dây cuộn
thừng. Hình ảnh chéo tay nhau biểu tượng cho dây “xai
peng” này còn được xuất hiện trong lễ tân hôn. Đó là khi đôi
uyên ương quỳ trước mặt bà mối – bà mối tay cầm nắm xôi,
tay cầm quả chuối, rồi chéo tay lại, quả chuối trao cho cô
dâu, nắm xôi trao cho chú rể. Cô dâu chú rể cảm ơn, rồi lạy
bà mối hai lạy, xong cuộc thứ nhất của hôn lễ, như đã nói ở
trên.