Văn hóa Nõ Nường : Quan niệm về cặp lưỡng hợp âm dương

Người Phương Nam – Bách Việt, trung tâm là người Văn Lang – Giao Chỉ quan niệm về cặp lưỡng hợp – âm dương xuất hiện rất sớm. Chúng ta hiểu được điều đó qua những hiện vật có từ thời đồ đá do ngành khảo cổ học khai quật đem lại. Từ những viên đá hình 2 mấu, 4 mấu, hình dẹt đều phân đôi, đến hoa văn hình chữ S đều thể hiện hai đầu như nhau (hình a, b) và dụng cụ như nồi niêu cũng phân làm hai nửa (hình c).

pdf8 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa Nõ Nường : Quan niệm về cặp lưỡng hợp âm dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hóa Nõ Nường : Quan niệm về cặp lưỡng hợp âm dương Trích cuốn “Văn hóa Nõ Nường” – Dương Đình Minh Sơn Người Phương Nam – Bách Việt, trung tâm là người Văn Lang – Giao Chỉ quan niệm về cặp lưỡng hợp – âm dương xuất hiện rất sớm. Chúng ta hiểu được điều đó qua những hiện vật có từ thời đồ đá do ngành khảo cổ học khai quật đem lại. Từ những viên đá hình 2 mấu, 4 mấu, hình dẹt đều phân đôi, đến hoa văn hình chữ S đều thể hiện hai đầu như nhau (hình a, b) và dụng cụ như nồi niêu cũng phân làm hai nửa (hình c). Hình a, b Hình c Hình a: Nhiều tác giả, Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996 – Hà Văn Tấn, Giao lưu văn hóa ở người Việt cổ, hình 8, tr 181 Hoàng Xuân Chinh: Hình c. Các nền văn hóa cổ Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, 2005, trang 257, trích bản vẽ 27 đồ gốm Đông Sơn. Những con vật biểu tượng cũng được tiến hành theo cặp, theo đôi đực cái. Như đôi chim đứng trên nóc ngôi nhà sàn sống võng ở hoa văn trống đồng (hình d), hoặc đôi rồng trên thạp đồng Đào Thịnh và tang trống đồng Đông Sơn (hình e), hoặc rắn: ông Cụt, ông Dài, đá ông Chồng bà Chồng, rùa đội bia đá, trống đực trống cái, áo kép áo đơn v.v Do quan niệm cặp lưỡng hợp âm dương ấy của người phương Nam, trung tâm là người Văn Lang – Giao Chỉ, cho nên khi con voi biểu tượng Rồng của người Ấn Độ truyền vào vùng văn hóa của cư dân phương Nam, cũng thành con voi có hai đầu (hình f). Hình d Hình e Hình f Tóm lại, chỉ điểm qua một số ví dụ, chúng ta thấy quan niệm về lưỡng hợp âm dương đã hằn sâu trong tiềm thức của người phương Nam – Bách Việt. Ở đây xin dẫn về người Lạc Việt – Giao Chỉ. Nhận thức về cặp lưỡng hợp âm dương của người Văn Lang – Giao Chỉ xuất hiện rất sớm, có từ thời đồ đá, được để lại dấu ấn trong các di chỉ khảo cổ, như hiện vật ở di chỉ Gò Mun (Tứ Xã, Phú Thọ), hoặc hiện vật đồ gốm ở di chỉ Đồng Đậu (Vĩnh Phúc). Các hiện vật gồm: nồi, niêu, độc, chum v.v...Những hiện vật này đều tạo hình phân đôi. Qua những hiện vật phân đôi này, chúng ta hiểu được sự phân đôi người trong cùng một dân tộc ở người phương Nam. (xem thêm kỳ 4 Lý giải Thái Trắng, Thái Đen qua văn hóa của họ)