VĂN HOÁ PHỤC HƯNG (tham khảo)

Mô hình phát triển các hình thái kinh tế xã hội: Xuất hiện đầu tiên ở Ý vào khoảng thế kỉ XIV, sau lan sang các nước tây Au khác trong thế kỉ XV-XVI: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan gọi là phong trào phục hưng (Renaissance). Phục hưng không phải là một phong trào phục hồi văn hoá Hi-La mà thực tế, nó được nảy nở trong những điều kiện lịch sử mới: thời kì chủ nghĩa tư bản đang xuất hiện ở châu Au, thời kì giai cấp tư sản ra đời, thời kì có những cuộc phát kiến địa lí lớn cùng những phát minh khoa học quan trọng, "Phục hưng" xuất hiện đầu tiên trong "Truyện về các nhà hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc" của Vasari là tên gọi phong trào phục hưng

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10319 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu VĂN HOÁ PHỤC HƯNG (tham khảo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HOÁ PHỤC HƯNG (tham khảo) (Renaissance) Mô hình phát triển các hình thái kinh tế xã hội: Xuất hiện đầu tiên ở Ý vào khoảng thế kỉ XIV, sau lan sang các nước tây Aâu khác trong thế kỉ XV-XVI: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan… gọi là phong trào phục hưng (Renaissance). Phục hưng không phải là một phong trào phục hồi văn hoá Hi-La mà thực tế, nó được nảy nở trong những điều kiện lịch sử mới: thời kì chủ nghĩa tư bản đang xuất hiện ở châu Aâu, thời kì giai cấp tư sản ra đời, thời kì có những cuộc phát kiến địa lí lớn cùng những phát minh khoa học quan trọng, "Phục hưng" xuất hiện đầu tiên trong "Truyện về các nhà hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc" của Vasari là tên gọi phong trào phục hưng. Nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử: Sự xuất hiện quan hệ tư bản chủ nghĩa: + Văn hoá tây Aâu vào trung kì trung đại bị giáo hội Kitô lũng đoạn. Khoa học bị coi là đầy tớ của thần học. Quý tộc phong kiến không thiết tha với các hoạt động văn hoá nghệ thuật. + Thành thị ra đời, hoạt động kinh tế phát triển và tách dần khỏi nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc và tiến tới chi phối nền kinh tế hình thành giai cấp tư sản và quan hệ tư bản chủ nghĩa dần thay thế quan hệ phong kiến. Hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, lạc hậu thành trở ngại cho sự phát triển của quan hệ tư bản chủ nghĩa dẫn đến cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng giữa giai cấp tư sản và phong kiến để giành quyền thống trị: văn hoá, nghệ thuật, khoa học, giáo dục… Khoa học có những bước tiến đáng kể: + Sự ra đời của kĩ thuật ấn loát Gutenbéc (Đức), nghề nấu thép (luyện kim), nghề đúc súng đạn (du nhập từ Trung Quốc), nghế làm giấy… Các cuộc phát kiến địa lí: sự ra đời của chủ nghĩa thực dân + Bồ Đào Nha: . Thành lập trường hàng hải, thiên văn, địa lí 1415 (hoàng tử Henri) . Tiến hành nhiều cuộc thám hiểm dần dần tìm ra Ghinê (tây Phi), Công Gô, Nam Phi-mũi Hảo Vọng. Vascô đơ Gama: đỉnh cao các cuộc thám hiểm Bồ Đào Nha. 1497 xuất phát từ Lixbon bị bão thổi tới Braxin sau đó đến Hảo Vọng và ra Ấn Độ Dương tới Môzămbich. 20-năm-1498 đến bờ biển Ấn Độ, họ phải chiến đấu rất ác liệt. Sau đó quay về Bồ Đào Nha 18-9-1499 với nhiều hàng hoá gấp 60 lần chi phí cho chuyến đi. Từ đó giữ độc quyền con đường đến Ấn Độ Dương trong gần 1 thế kỉ song song với tổ chức nhiều cuộc hàng hải mới. Năm 1517 đến Trung Quốc, 1542 đến Nhật Bản. + Tây Ban Nha; Mục tiêu đi về phía tây (Bồ Đào Nha đi về phía nam) vì cho rằng giả thuyết của quả đất hình cầu. . Critstốp Côlômbô: sinh giữa thế kỉ XV người Italia đến Bồ Đào Nha 1476 với tư cách là một nhà buôn. 1485 chuyển sang Tây Ban Nha vì không được quốc vương Bồ Đào Nha chấp nhận kế hoạch thám hiểm của ông. Nhà vua Tây Ban Nha đồng ý cho tổ chức cuộc thám hiểnsang phương đông, ông chịu 1/8 kinh phí và hưởng 1/10 số của cải thu được từ chuyến đi. Ngày 3-9-1942 xuất phát từ cảng Palốtđi về phía tây, ngày 12-10 đến một hòn đảo thuộc châu Mĩ - quần đảo Bahama. 28-10-1492 đến Cuba thuộc quần đảo Bahama, đảo Haiti và tìm thấy nhiều vàng hơn các đảo khác. 4-1-1493 lân đường trở về đến ngày 15-3-1493 cấp cảng Palốt. Vùng đất ông tìm ông cho là đông châu Á, chủ yếu thuộc Ấn Độ nên ông gọi thổ dân là người Ấn. Côlômbô được phong thượng tướng hải quân và tổng đốc Ấn Độ. Tiếp sau đó là cuộc thám hiểm lần hai (1493-1496) Khám phá nhiều đảo khác: Puêtôricô, Jamaica… Lần ba (1498-1500): Triniđát và lục địa Nam Mỹ và vẫn cho là một phần của lục địa châu Á. Lần bốn (1502-1504): Hônđurát, Nicaragoa, Côtxtarica, Panama và vịnh Đarien và phát hiện rằng không có eo biển sang Ấn Độ dương. Ông chán nản quay về Tây Ban Nha ngày bảy/10/1504 và 20/5/1506 ông chết trong cảnh nghèo đói mà chưa ai biết hết công lao của ông. Sau Amerigô Vexpuxi (ý) bốn lần thám hiểm châu mỹ và ông cho rằng đó là lục địa mới đến năm 1520 tất cả các bản đồ thế giới đều sử dụng địa danh America để chỉ châu Mỹ. + Magienlăng: Trước Magienlăng có Banboa vào năm 1513 xuyên qua châu mỹ và xuyên qua eo Panama. Từ trên một đỉnh núi, Banboa nhìn thấy Thái Bình Dương ông gọi là Nam Hải, nhưng bị nghi ngờ là phản vua Tây Ban Nha xử tử. Magienlăng người Bồ Đào Nha bị ảnh hưởng bởi phát hiện của Banboa và cho rằng vòng qua cực nam châu Mỹ có thể vào được Thái Bình dương. Quốc vương Bồ Đào Nha không chấp thuận đến 1517 ông sang Tây Ban Nha và gia nhập "hội đồng Ấn Độ" và viết cuốn "Đông Ấn Độ phong thổ kí" (ông đã từng đến Ấn Độ khi ở Bồ Đào Nha) Tổng cộng: 5 thuyền và 265/239 người rời Tây Ban Nha ngày 20/9/1519 đến đảo Cana và Braxin; 11/1519 đến nam Mỹ 28/11/1520 đến được Thái Bình Dương 16/3/1521 tới quần đảo Philippin 27/4/1521 Magienlăng bị chết do đụng độ với thổ dân . Encanô lên thay tiếp tục đến Malaysia và Timor, đến sáu/9/1522 chỉ còn một thuyền và 18 người về đến Tây Ban Nha. Chứng minh một cách thuyết phục nhất quả đất hình cầu và biến những gì mà hàng trăm thế hệ trước coi như giấc mơ thành hiện thực . Hậu quả kinh tế: Không chỉ đối với người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ý mà toàn châu Aâu, trên nhiều lĩnh vực + Mở rộng phạm vi buôn bán thế giới từ đó phát triển nhanh thương nghiệp và công nghiệp, tìm nhiều đường sang phương đông vốn trước kia phải theo trung gian là người Arập. Phạm vi tăng 5 lần. Từ đó tư bản châu Aâu có lĩnh vực địa bàn rộng lớn. + Số lượng hàng hoá trao đổi buôn bán phong phú: thuốc lá, Ca cao, cà phê, chè, lá, đường cát và nhiều hàng hoá khác. Các thành phố của Italia sa sút dần, trái lại thành thị Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đặc biệt là Hà Lan trở nên phồn vinh chưa từng thấy + "Cách mạng giá cả": Tây Ban Nha chiếm được nhiều vàng từ cướp bóc và chiếm đoạt ở châu Mỹ. Vàng được tung ra mua hàng hoá khiến giá tăng cao. Anh, Pháp, Đức giá tăng 2 - 2,5 lần. Tây Ban Nha tăng 4 - 5 lần Từ đó có lợi cho thương nhân và nhà sản xuất song nhân dân bị bần cùng hoá nhanh chóng. Đã kích thích quá trình tích luỹ tư bản ban đầu thúc đẩy sự phát triển sản xuất Những phát kiến địa lí về mặt khách quan là sự cống hiến rất quan trọng cho sự phát triển của khoa học. Nó đem lại nhiều kiến thức về địa lí, thiên văn, kĩ thuật và kinh nghiệm hàng hải mở ra phạm vi rộng lớn cho sự phát triển và nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau:ngôn ngữ học, địa chất học, sinh vật học, nhân chủng học. Từ đó hình thành chủ nghĩa thực dân: tìm đất mới ở bắc, trung mỹ, Phi, Á và toàn châu Mỹ. Khai thác bằng mọi thủ đoạn tàn bạo tài nguyên, của cải, đàn áp các dân tộc thuộc địa. Đế quốc thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha - Phong trào văn hoá phục Hưng diễn ra đầu tiên ở Italia vì: +Từ thế kỉ XIV đã có những thành thị tự do, phát triển như những quốc gia riêng biệt như: Phirenxê, Vênêxia, Milano…quan hệ tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu giữ địa vị thống trị. + Là quê hương văn minh La Mã cổ đại, còn giữ được nhiều di sản văn hoá về nhiều mặt. Kinh tế phát triển có điều kiện làm sống lại văn hoá của mình. + Kinh tế phát triển làm xuất hiện tầng lớp giàu có, xây dựng nhiều lâu đài… + Có sự bảo trở của nhiều dòng họ đối với nhiều văn nghệ sĩ: Mêđixi ở Phirenxê, Giônôlagơ ở Mantu, Etxê ở Fera, Aragôn ở Naplơ, và giáo hoàng có điều kiện tập trung lao đông sáng tạo. IV. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN HOÁ PHỤC HƯNG. Văn học: Gồm 3 thể loại: thơ, tiểu thuyết, kịch. THƠ: *ĐANTÊ: (1265 - 1321) con của một luật sư. Ông là người đi tiên phong trong phong trào văn hoá phục hưng, được xem là một nhân vật xuất chúng. Ông không chống tôn giáo nhưng căm ghét giáo hội và giáo hoàng xong mong muốn đất nước được thống nhất. 1300 ông được bầu làm chấp chính quan của Phirexê (đảng trắng) nhưng được hai tháng thì thất bại sau đó lưu vong ở nam Ý. Tác phẩm: + Cuộc đời mới: viết để tưởng nhớ người bạn gái thời thơ ấu là Bêatơrít (Beatrix)- tình yêu ông đã bỏ lỡ Cuộc Đổi Mới: Yêu Beatrix từ 9 tuổi nhưng sau nàng tưởng ông không yêu và lấy chồng, 9 năm sau gặp lại Beatrix tay cầm bông hồng cố che dấu sự lúng túng, Dante đứng ngây người tai ấn vào tim đau nhói. 1290 Beatrix qua đời ông làm bài thơ cuộc đổi mới. Thần khúc-hài kịch thần thánh: La Devine Comedie. Viết trong 20 năm cuối đời chưa hoàn thành gồm 100 chương (gồm ba phần/33 chương và một chương lời tựa): địa ngục-tĩnh giới-thiên đường. Thần khúc: Lấy bối cảnh là thiên đường và địa ngục cộng với việc sử dụng những từ điển tích thần học cũ, đây là một bản trường ca kiểu cũ: Dùng thủ pháp ẩn dụ tượng trưng để biểu hiện những đau khổ của xã hội hiện thực, bóc trần sự tham lam, hoang dâm của giáo hoàng, cha cố, viện trưởng nhà tu. . Judas: địa ngục thứ 9 . Giáo hoàng (Boniface VIII, Clement V đều bị nhốt địa ngục thứ tám . Vua anh minh: thiên đường . Nội dung: Ông lạc rừng rậm, Viêcgin dẫn qua địa ngục gặp những kẻ phạm tội có cả những nhà văn giáo điều của giáo hội và cả giáo hoàng Banifaxio VIII đương thời. Qua tĩnh giới gặp những nhà văn sinh ra trước chúa chưa được rửa tội như Homer, Platon, Xocrat, Xedo cùng những nhân vật huyền sử như Hecto, Ođixê…được miêu tả là nơi trời yên biển lặng, không mưa gió, sương sa, nơi đối lập với đen tối khủng khiếp. Đến thiên đường, Viêcgin biến mất, Đantê được Beatrix dẫn đường đưa ông đi trong cõi thiên đường đầy hào quang. Từ đó phê phán giáo hội và có một thái độ thiện ác rõ ràng .Nhưng ông chấp nhận Kitô giáo về triết lí nhưng thánh yếu tố trừu tượng nhất. Đề cao tinh thần tự do-ý thức đó đã có những đặc trưng mới chống lại quan niệm hẹp hòi của giáo hội. Engel: là thi sĩ cuối cùng của trung đại và đầu tiên của thời đại mới. *PÊTƠRACA:1304-1374- người Ý nhà thơ trữ tình. Say mê các tác giả cổ điển, sưu tầm và giữ lại nhiều bản chép tay của các tác giả nổi tiếng cổ đại bị thất lạc, lập thư viện lớn. Là một giáo sĩ (từ Florence đến Avignon(pháp)). "Tác phẩm: + trường thi "châu Phi"; giống Viêcgin trước đây ca ngợi những người chinh phục Cactagiơ. Tập thơ ca ngợi tình yêu tặng nàng Lôra-người ông yêu suốt đời và trở thành bất tử trong thơ của ông- mẫu mực thơ trữ tình Ý. Candonie (cuốn sách của những bài ca). Đế cao chủ nghĩa nhân văn, quyền sống, khát khao tự do của cá nhân con người, chống lễ giáo hà khắc, khổ hạnh của Cơ đốc giáo +Là người đặt ra loại thơ trữ tình 14 câu, chia hai phần 8+6 câu, mỗi phần có phần riêng biệt. b.TIỂU THUYẾT: Bôcaxiô (1313-1375) học trò của pêtơraca. Giovanni Boccassio: sinh ra trong một gia đình thương nhân + Các tác phẩm tiêu biểu: . Philotras (tập thơ) . Trường Cannes Téseis (Têdeit) . Aûo ảnh tình yêu . Truyện thơ Phiesolano. . Tập truyện Phiametta (mối tình tuyệt vọng của Phi- với Panphilo Cùng Đantê và Pêtơraca gọi chung là "ba tác giả lỗi lạc" Ông cũng yêu thích các tác giả cổ điển và sưu tầm những tác phẩm thất lạc. Từng dạy học Phirenxê. Tác phẩm tiêu biểu: "Mười ngày" (Decameron) viết bằng ý. Ghi lại câu chuyện của 10 thanh niên (3 nam, 7 nữ) lánh dịch hạch năm 1348. Lối kể phóng khoáng, nhẹ nhàng, châm biếm dí dỏm về thần thoại phương đông và nhiều nhất là đương đại: những ông chồng "mọc sừng", vợ ngoại tình khéo léo, nhà buôn xão quyệt, những thanh niên phóng đãng, nhà tu tham dục… Chế giễu sụ mộ đạo giả dối, những kì tích quái đản của nhà thờ, chế giễu giáo hoàng và tăng lữ. Là người thấu đạt thần khúc của Đantê. *Eraxmut (1466-1536) người Hà Lan, ông hoàng của chủ nghĩa nhân văn.chỉ trích những "xưởng kiến trúc"giả dối do nền giáo dục nhà thờ đề ra _Dubaiph:"hoa hồng" "Này cô thiếu nữ xinh tươi Hoa hồng đang độ đẹp thời hái đi Kẻo rồi sẽ có một khi Tuổi thanh xuân hết hoa kia sẽ tàn Công trình: + xuất bản bộ tân ước bằng tiếng Hilạp + Sách dạy sinh viên tiếng Latinh. +"Tán dương sự điên rồ"- tác phẩm trào phúng, công kích giới tăng lữ nhất là giáo hoàng dựa vào sự ngu xuẩn của loài người mà hoành hành. Chế giễu tăng lữ, bàn cãi những v6n1 đề rỗng tuếch để dạy đời nhưng bản chất là ngu xuẩn, tham lam, truỵ lcnăm. Chỉ trong vài tháng, xuất bản bảy lần và dịch ra nhiều thứ tiếng châu Aâu. Rabơle (abelais)1494-1553 người Pháp. Lúc còn nhỏ đi tu, sau ra khỏi tu viện học y và khoa học tự nhiên đã từng làm thầy thuốc, văn học, luật, kiến trúc… Tác phẩm: Cuộc sống đáng chán của người khổng lồ Gacgăngchuya và người con Păngtagryen- tác phẩm hài hước bất hủ. Nội dung: Phê phán xã hội phong kiến sâu sắc từ vương công thô tục đến quan toà làm tiền, chế giễu tăng lữ dốt nát và những hủ tục mê tín do họ bày ra song tin tưởng vào những tính tốt của con người và sung sướng nếu được tự do hoạt động. "Hãy làm những điều bạn muốn"- ông là học giả vĩ đại nhất trong phonf trào phục hưng Pháp. *Secvăngtet (Cesvantes_: 1547-1616) người Tây Ban Nha Là nhà văn lớn và là người đặt nền móng cho nền văn hoá mới của Tây Ban Nha. Tác phẩm tiêu biểu: Đông KiSốt (Don Quichotte) Kixana: Don Qiuchotte xứ Măng xơ Ngựa Rosinante Nàng Dulcinea Xangxô (Sanchô) Dầu óc thực tế Sancho làm cho Don Quichotte tỉnh ngộ và ước mơ chân chính của Don Qiuchotte làm Sancho khỏi vị kỉ tính toán "kẻ nào ăn miếng bánh…" Là bức tranh trân thực rõ ràng về xã hội Tây Ban Nha thế kỉ XVI đồng thời châm biếm toàn bộ xã hội phong kiến Thể hiện tính nhân văn khi miêu tả Xăngxô thông mionh lanh lợi chí công vô tư đằng sau vẻ bề ngoài ngây ngô. + Cuộc du ngoại trên đỉnh núi Păcnaxơ (đánh giá một số nhà văn đương thời) c.KỊCH: William Shakespear (1564-1616) tiêu biểu kịch phục hưng và văn hoá Anh. William Shakespear: con một thương gia và sinh ngày 23/04/1564 21 tuổi lên LonDon giữ ngựa nhắc vở diễn viên 30 tuổi gặp và nhập đoàn kịch của bá tước Southamton mất vào ngày sinh Ba giai đoạn: + Trước 1600: lạc quan, tươi sáng , lãng mạn tâm hồn trẻ trung yêu đời chủ yếu là hài kịch + giai đoạn hai: Bi kịch, tâm trạng giằng xé, đau đớn trước hiện trạng thực tế + 1609 - 1612 phản ánh sự hoà giải giữa ông với thực tại xã hội . Câu chuyện mùa đông .Cơn bão. Ông kế thừa truyền thống kịch Anh và tinh hoa kịch Hi Lạp La Mã cổ đại đưa nghệ thuật kịch lên đỉnh cao Tác phẩm: gồm 36 vở có bi kịch và hài kịch và kcịh lịch sử Tiêu biểu: . Hài: đêm thứ 12, theo đuởi tình yêu vô hiệu, giấc mộng đêm hè, chàng thương gia thành Vơnidơ . Bi kịch:Macbét,Hămlét, Oâtenlô, Rômeô-Juliet… . Lịch sử: RisaII, RisaIII, Henri IV… Đề cập đến tất cả các tầng lớp trong xã hội, Cannes ngợi tình yêu chung thuỷ, tính cương trực, lạc quan, trí thông minh song kết tội thái độ thù địch phong kiến, những cuộc đổ máu vì lòng ích kỉ, âm mưu phản trắc, phê phán và lột trần bản chất đồng tiền ngay khi nó tác oai tác quái. Cannes ngợi tinh thần nhân văn chủ nghĩa. Nghệ Thuật: gồm hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc. Xuất phát đầu tiên ở Ý *Đặc điểm chính: Hội hoạ, điêu khắc tách khỏi kiến trúc, không còn lệ thuốc và không còn là một phần của kiến trúc như trước. Hội hoạ, điêu khắc chú ý đến biểu hiện cá tính và nội tâm khác thời kì trước, bớt đi tính tôn giáo và thêm nhiều tính thế tục. Ngoài đế tà lấy trong kinh thánh Kitô giáo còn chú ý tới các thánh thần ngoại đạo và con người trần tục nên nội dung hoàn toàn hiện thực Có số lượng đông đảo các nghệ sĩ hơn là thi sĩ, văn sĩ. Điêu khắc có thể sánh với thời vàng son của Hi lạp cổ đại Kiến trúc phản ánh sự phục hồi cổ điển, thay đổi từ kiến trúc Gôtích sang Roma, dùng nhiều đường ngang và cấu trúc cân đối. Các dinh thự và biệt thự được xây dựng lộng lẫy phản ánh sự giàu có và có tính cách duy vật phục hưng. Phương pháp thể hiện: Kế thừa các nghệ sĩ cổ điển nhưng tìm cách diễn tả mới. Nghệ thuật không phải là sự biến đổi phương tiện diễn tả thông thường mà là thành một công cụ nghệ thuật phi thường. Các nghệ sĩ tiêu biểu + Giôttô: (1266-1337): "người mang hội hoạ và ánh sáng" . cuộc gặp gỡ tại Kim Môn . Phản bội chúa + Masaccio (1401-1428) phát hiện ra quy luật viễn cận . Ađam-Eva bị đuởi . Tiền quyên góp + Botticenlli (1444-1510) . Sự ra đời của thần Venus . Mùa Xuân + Leona Da Vinci (1452-1519) . Bữa tiệc cuối cùng, người bay . Giôcông (La Joconde) . Đức mẹ đồng trinh trong hang đá +Michel Angenlo (1475-1564) . Sáng tạo thế giới . Cuộc phán xét cuối cùng Thánh Bartholomew lột da Michel . Đavid, đêm, người nô lệ bị trói (điêu khắc) + Raphael (1483-1520) .Madona . Khải hoàn . Trường Athens MADONNA DEL GRANDUCA + Massyss (bà già kì cục) +Le Titan (1485-1576) + Durer: Đức Lễ Mân Côi Tử vì đạo Aâm Nhạc: Có những bước tiến lớn, thoát khỏi khuôn khổ nhạc đệm những bài hát trong nhà thờ. Sử dụng thành thạo những nhạc cụ, dàn nhạc 3-4 bè. Dùng âm nhạc thể hiện tình cảm riêng tư và tư tưởng. Canvanh sáng tác nhiều bài Cannes mới bằng ngôn ngữ dân gian để đưa vào lễ. Khoa học tự nhiên và triết học: * Khoa học tự nhiên thường gắn với tôn giáovì tôn giáo kinh viện đã làm tê liệt tìm tòi, nghiên cứu kinh nghiệm, ngăn trở mọi tiến bộ của khoa học. Khoa học muốn phát triển phải đấu tranh với tôn giáo kinh viện và kẻ bảo vệ nó là giáo hội. Những thành quả của khoa học đã phá huỷ thần học. Giáo hội coi khoa học và các nhà khoa học là kẻ thù không đội trời chung. Côpecnic: 1473-1543. Đối lập vời thuyết địa tâm của Ptôlêmê. Ông chỉ rõ trái đất quay quanh mặt trời như những hành tinh khác. Thể tích trái đất nhỏ hơn mặt trời nhiều lần. Vũ trụ là vật chất vô tận tự nó vận động theo những quy luật về bản thân nó. + Tác phẩm bàn về sự vận hành của các thiên thể, ông chỉ công bố vài ngày trước khi chết. Sau đó bị giáo hội cấm. Brunô: người Ý (1548-1600). Là nhà thiên văn, nhà triết học. Phát triển tiếp theo của Côpecnic: Mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà là của thái dương hệ chúng ta, có nhiều thái dương hệ trong vũ trụ. Vật chất luôn vận động biến đổi và tốn tại vĩnh viễn. Ông bị gia