Văn hoá là một lĩnh vực rất rộng lớn, vô cùng phong phú và đa dạng, có mặt và
thấm sâu trong toàn bộ đời sống xã hội và đời sống con người, vì thế có rất nhiều định
nghĩa, cách hiểu và khai thác khác nhau về văn hóa. Trong quá trình đi tìm định nghĩa
và xác định nội hàm của văn hóa, đã có những tìm tòi khoa học có giá trị sâu sắc, tiếp
sức nhau đạt tới những nhận thức ngày càng hoàn chỉnh hơn của con người về một lĩnh
vực rất độc đáo do chính con người và chỉ có con người sáng tạo nên, đó là văn hóa.
Pufendorf - nhà khoa học Đức, người đầu tiên sử dụng từ văn hóa đã cho rằng,
văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội, nghĩa là văn hóa đối lập
với trạng thái tự nhiên. Tiếp tục ý tưởng đó, nhà triết học Đức Herder (1744 - 1803) cho
rằng, văn hóa là sự hình thành lần thứ hai của con người, nghĩa là, lần thứ, nhất con
người xuất hiện với tư cách một thực thể tự nhiên, đến lần thứ hai, con người hình thành
và phát triển với tư cách một thực thể xã hội, tức là một nhân cách văn hóa.
Năm 1871, E.B Tylor - người góp phần khẳng định ngành văn hóa học như một
khoa học, đã đưa ra định nghĩa: văn hóa là phức thể bao gồm kiến thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp; tập quán và mọi khả năng, thói quen mà con người với tư
cách là thành viên xã hội, đạt được.
74 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn hóa quần chúng trong lực lượng vũ trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
------------ ------------
VĂN HÓA QUẦN CHÚNG TRONG
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
TP.HCM NĂM 2012
Tổng hợp và biên soạn:
Trung tá Võ Văn Đức
i
MỤC LỤC
****
Chương 1. CÔNG TÁC VĂN HÓA, VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG ........................................... 1
1.1. Khái niệm văn hóa, văn nghệ, công tác văn hóa, văn nghệ .................................. 1
1.1.1. Văn hóa, văn nghệ......................................................................................... 1
1.1.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 1
1.1.1.2. Đặc trưng của văn hóa, văn nghệ ...................................................... 3
1.1.1.3. Một số lĩnh vực văn hóa chủ yếu ....................................................... 4
1.1.2. Công tác văn hóa, văn nghệ quần chúng ...................................................... 5
1.2. Những quan điểm cơ bản của Đảng về văn hóa - văn nghệ và về nhiệm vụ xây
dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc .............................. 7
1.2.1. Những quan điểm của Đảng về văn hóa, văn nghệ....................................... 7
1.2.1.1. Văn hóa, văn nghệ là bộ phận khăng khít của toàn bộ sự nghiệp cách
mạng ................................................................................................................................ 7
1.2.1.2. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ............................................................................... 8
1.2.1.3. Văn hóa giữ vai trò cực kì quan trọng và trực tiếp trong nhiệm vụ xây
dựng con người ......................................................................................................... 11
1.2.2. Về nhiệm vụ xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc .................................................................................................................. 11
1.2.2.1. Phẩm chất tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam ............................... 14
1.2.2.2. Bản sắc dân tộc của nền văn hóa .................................................... 16
1.2.3. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam ................................................................................................ 17
1.2.4. Xây dựng vì phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh
đạo, trong đó đội ngũ trí thức đóng vai trò quan trọng ..................................................... 18
1.2.5. Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp
cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng ................. 19
1.3. Những nội dung cơ bản của sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa, văn nghệ . 20
1.3.1. Những nội dung cơ bản và con đường đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng ..... 22
1.3.2. Tính đặc thù của sự lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ............ 24
Chương 2. LIÊN HOAN VĂN NGHỆ Ở ĐƠN VỊ ................................................................... 27
2.1. Liên hoan văn hóa, văn nghệ ở đơn vị ................................................................ 27
2.1.1. Khái quát chung về liên hoan văn hóa, văn nghệ trong lực lượng vũ trang27
2.1.2. Mục đích, vai trò của liên hoan văn nghệ trong lực lượng vũ trang .......... 28
2.2. Cách thức tổ chức liên hoan văn hóa, văn nghệ ở đơn vị ................................... 32
ii
2.2.1. Chuẩn bị liên hoan ...................................................................................... 32
2.2.2. Tổ chức liên hoan ........................................................................................ 33
2.2.3. Kết thúc buổi liên hoan ............................................................................... 33
2.3. Các trò chơi quân sự ...................................................................................... 34
2.3.1. Nhóm trò chơi rèn luyện khả năng phản ứng linh hoạt.......................... 34
2.3.1.1. Trò chơi Ai nhanh hơn ai ................................................................. 34
2.3.1.2. Trò chơi Hoa nở hoa xòe ................................................................. 35
2.3.1.3. Trò chơi Mắt – Mồm – Tai .............................................................. 36
2.3.2. Nhóm trò chơi rèn luyện trí nhớ thông minh .............................................. 36
2.3.2.1. Trò chơi Truyền lệnh chính xác ....................................................... 36
2.3.2.2. Trò chơi tìm người chỉ huy .............................................................. 37
2.3.2.3. Trò chơi thi bắt chim trong lồng...................................................... 38
2.3.3. Nhóm trò chơi rèn luyện kiên trì, dẻo dai của sức khỏe ............................. 38
2.3.3.1. Trò chơi chim về tổ .......................................................................... 38
2.3.3.2. Trò chơi bảo vệ cờ ........................................................................... 39
2.3.3.3. Trò chơi Đoàn kết ............................................................................ 39
Chương 3. XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG HỒ CHÍ MINH .................................... 40
3.1. Tổ chức hoạt động phòng Hồ Chí Minh ............................................................. 40
3.1.1. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của phòng Hồ Chí Minh ............................. 40
3.1.1.1. Vị trí ................................................................................................. 40
3.1.1.2. Chức năng ....................................................................................... 40
3.1.1.3. Nhiệm vụ .......................................................................................... 41
3.1.2. Tổ chức phòng Hồ Chí Minh....................................................................... 41
3.1.2.1. Cấp tổ chức ...................................................................................... 41
3.1.2.2. Cơ sở vật chất của Phòng Hồ Chí Minh .......................................... 41
3.1.2.3. Tổ công tác phòng Hồ Chí Minh ..................................................... 42
3.2. Nội dung hoạt động của phòng Hồ Chí Minh ..................................................... 43
3.2.1. Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng ....................................................... 44
3.2.2. Các hoạt động văn hóa trong phòng Hồ Chí Minh ..................................... 44
3.2.2.1. Hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động ..................................... 44
3.2.2.2. Hoạt động giáo dục truyền thống .................................................... 44
3.2.2.3. Hoạt động sách báo nội bộ .............................................................. 45
3.2.2.4. Hoạt động văn nghệ quần chúng ..................................................... 45
3.2.2.5. Hoạt động phổ biến khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ ...... 45
3.2.2.6. Hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa, vui chơi giải trí lành mạnh .. 46
3.3. Hình thức hoạt động phòng Hồ Chí Minh .......................................................... 46
iii
3.3.1. Hình thức cá thể .......................................................................................... 46
3.3.2. Hình thức nhóm ........................................................................................... 46
3.3.2.1. Nhóm không chính thức ....................................................................... 46
3.3.2.2. Nhóm chính thức ................................................................................. 47
3.3.3. Hình thức tập thể ........................................................................................ 47
3.4. Nhiệm vụ của nhóm nghiệp vụ phòng Hồ Chí Minh ........................................... 47
3.4.1. Nhóm thông tin tuyên truyền, giáo dục truyền thống .................................. 47
3.4.2. Nhóm sách, báo nội bộ ................................................................................ 47
3.4.3. Nhóm hoạt động văn nghệ .......................................................................... 48
3.4.4. Nhóm vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao.................................................... 48
3.5. Công tác quản lý, sơ kết rút kinh nghiệm, động viên khen thƣởng trong hoạt
động phòng Hồ Chí Minh ....................................................................................................... 48
3.6. Nội dung trình bày tuyên truyền trực quan trong phòng Hồ Chí Minh .............. 49
3.6.1. Phần trình bày nhằm giáo dục về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa xã hội chủ
đề: Việt Nam – Đất nước – Con người .............................................................................. 49
3.6.2. Phần trình bày giới thiệu Đảng Cộng sản Việt Nam .................................. 50
3.6.3. Phần ảnh trình bày về “Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân
tộc – chiến sĩ lỗi lạc của phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế - danh nhân văn hóa
thế giới” ............................................................................................................................. 51
3.6.4. Phần trình bày về Quân đội nhân dân Việt Nam ........................................ 51
3.6.5. Phần trình bày về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, vai trò của
Thanh niên trong lực lượng vũ trang ................................................................................. 52
3.7. Phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động phòng Hồ Chí Minh ..................... 54
Chương 4. XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ ...................................................... 56
4.1. Khái quát về Câu lạc bộ ..................................................................................... 56
4.1.1. Khái niệm Câu lạc bộ ................................................................................. 56
4.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Câu lạc bộ ....................................... 56
4.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ ......................................................... 57
4.1.3.1. Chức năng ........................................................................................... 57
4.1.3.2. Nhiệm vụ .............................................................................................. 57
4.2. Quy trình thành lập và phương pháp tổ chức một buổi sinh hoạt Câu lạc bộ.... 57
4.2.1. Thành viên Câu lạc bộ ................................................................................ 57
4.2.2. Quy trình thành lập Câu lạc bộ .................................................................. 58
4.2.3. Phương pháp tổ chức một buổi sinh hoạt Câu lạc bộ ................................. 59
4.2.3.1. Xác định nội dung và hình thức sinh hoạt ......................................... 59
4.2.3.2. Điều khiển buổi sinh hoạt .................................................................. 60
4.3. Tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ ................................................................ 60
iv
4.3.1. Tổ chức Câu lạc bộ ..................................................................................... 60
4.3.1.1. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ .................................................................. 60
4.3.1.2. Các ban chức năng .............................................................................. 61
4.3.2. Hoạt động của Câu lạc bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam ................. 61
4.4. Mối quan hệ giữa các hoạt động của Nhà văn hóa, Câu lạc bộ và phòng Hồ Chí
Minh ........................................................................................................................................ 62
Chương 5. TỔ CHỨC MÚA HÁT TẬP THỂ .............................................................................. 63
5.1. Khái niệm về hát múa tập thể ............................................................................. 63
5.2. Mục đích, ý nghĩa ............................................................................................... 63
5.3. Đặc điểm ............................................................................................................. 64
5.4. Phương pháp tổ chức và quy trình hƣớng dẫn múa hát tập thể ......................... 65
5.4.1. Yêu cầu đối với người hƣớng dẫn và người học......................................... 65
5.4.1.1. Yêu cầu đối với người hướng dẫn .................................................... 65
5.4.1.2. Yêu cầu đối với người học ............................................................... 66
5.4.2. Quy trình hướng dẫn hát múa tập thể ......................................................... 66
5.5. Tổ chức hoạt động múa hát tập thể tại cơ sở ..................................................... 67
5.5.1. Yêu cầu khi tổ chức hát múa tập thể ........................................................... 67
5.5.2. Phương pháp tổ chức .................................................................................. 67
5.6. Các bài hát phổ biến trong hoạt động múa hát tập thể ...................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 69
Trang - 1 -
Chương 1. CÔNG TÁC VĂN HÓA, VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG
1.1. Khái niệm văn hóa, văn nghệ, công tác văn hóa, văn nghệ
1.1.1. Văn hóa, văn nghệ
1.1.1.1. Khái niệm
Văn hoá là một lĩnh vực rất rộng lớn, vô cùng phong phú và đa dạng, có mặt và
thấm sâu trong toàn bộ đời sống xã hội và đời sống con người, vì thế có rất nhiều định
nghĩa, cách hiểu và khai thác khác nhau về văn hóa. Trong quá trình đi tìm định nghĩa
và xác định nội hàm của văn hóa, đã có những tìm tòi khoa học có giá trị sâu sắc, tiếp
sức nhau đạt tới những nhận thức ngày càng hoàn chỉnh hơn của con người về một lĩnh
vực rất độc đáo do chính con người và chỉ có con người sáng tạo nên, đó là văn hóa.
Pufendorf - nhà khoa học Đức, người đầu tiên sử dụng từ văn hóa đã cho rằng,
văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội, nghĩa là văn hóa đối lập
với trạng thái tự nhiên. Tiếp tục ý tưởng đó, nhà triết học Đức Herder (1744 - 1803) cho
rằng, văn hóa là sự hình thành lần thứ hai của con người, nghĩa là, lần thứ, nhất con
người xuất hiện với tư cách một thực thể tự nhiên, đến lần thứ hai, con người hình thành
và phát triển với tư cách một thực thể xã hội, tức là một nhân cách văn hóa.
Năm 1871, E.B Tylor - người góp phần khẳng định ngành văn hóa học như một
khoa học, đã đưa ra định nghĩa: văn hóa là phức thể bao gồm kiến thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp; tập quán và mọi khả năng, thói quen mà con người với tư
cách là thành viên xã hội, đạt được.
Sau nhiều năm tìm tòi theo các hướng, các cách tiếp cận khác nhau, đến những
năm 70 của thế kỷ XX, cách hiểu phổ biến và gặp nhau nhiều nhất là ở quan niệm coi
văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân tộc khác từ những sản
phẩm tinh vi, hiện đại nhất đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động.
Năm 1982, tại Mêhicô, Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa vì sự phát triển đã thông
qua Tuyên bố Mêhicô ngày 6 tháng 8 cho rằng: Theo nghĩa rộng, ngày nay văn hóa có
thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc
trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn
học, mà cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các hệ thống giá trị, truyền thống
và tín ngưỡng.
Như vậy, theo nghĩa vừa rộng lớn, vừa bản chất, văn hóa là toàn bộ hoạt động
tinh thần - sáng tạo, tác động vào tự nhiên, xã hội và con người nhằm tạo ra các giá trị
Trang - 2 -
vật chất và tinh thần ngày càng cao hơn để vươn tới sự hoàn thiện theo khát vọng chân,
thiện, mỹ và góp phần thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển không ngừng của đời sống xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
Phạm vi của văn hóa là hết sức rộng lớn, có mặt trong toàn bộ hoạt động của đời
sống xã hội và đời sống con người, nhưng quan trọng hơn cả, nó là những giá trị do hoạt
động tinh thần - sáng tạo của con người tạo ra, biểu hiện trình độ hiểu biết, năng lực và
phẩm giá của cả cộng đồng và từng cá thể, là thước đo trình độ phát triển và sức vươn
lên tự hoàn thiện của con người theo lý tưởng chân, thiện, mỹ, đồng thời nó góp phần
trực tiếp cho quá trình vươn lên đó của con người.
Theo hướng tiếp cận này, Phạm Văn Đồng, nhà văn hóa lớn của đất nước ta ở
thế kỷ XX, cho rằng: Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng
lớn bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người
trong một quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử . . . "Cốt lõi
của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả
một hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sức
nhạy cảm tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản lĩnh và bản sắc của cộng đồng
dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để tự bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII)
"Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" đã
tiếp cận và đề cập đến vấn đề văn hóa theo nghĩa rộng lớn và bao quát, đồng thời chỉ ra
các lĩnh vực cụ thể của văn hóa trong đời sống và cấu trúc xã hội, nhấn mạnh một số
mặt quan trọng cần đặc biệt quan tâm. Từ đó, Nghị quyết đã nhấn mạnh một phương
hướng cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước: "làm cho văn
hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình,
từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ
con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa
học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã
hội".
Trang - 3 -
Khi đặt văn hóa trong một giai đoạn cụ thể của đời sống xã hội, và nhìn đời sống
ấy bao gồm các lĩnh vực khác nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau thì văn hóa hiểu theo
nghĩa cụ thể và các quan hệ cụ thể, là một trong các lĩnh vực chính, giữ vị trí rất quan
trọng, cùng với chính trị, kinh tế và xã hội tạo nên diện mạo, trình độ, chất lượng và đặc
điểm của xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định điều đó khi cho rằng, trong công cuộc kiến thiết nước nhà,
có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau là chính trị, kinh tế,
văn hóa và xã hội. Tám lĩnh vực cụ thể của văn hóa mà Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 5 (khóa VIII) đề cập đến chính là chỉ ra nội hàm của văn hóa trong các mối quan
hệ với kinh tế, chính trị, xã hội và cùng với các lĩnh vực trên, tạo nên sự phát triển toàn
diện của xã hội mà chúng ta đang xây dựng “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”.
Theo cách hiểu hẹp hơn và được sử dựng thông thường và khá phổ biến, văn hóa
còn được coi chủ yếu là các loại hình hoạt động cụ thể của ngành văn hóa như bảo tồn,
bảo tàng, thư viện, xuất bản, báo chí, đời sống văn hóa cơ sở, lễ hội, phong tục, tập
quán, tín nguỡng và các loại hình sáng tạo văn học, nghệ thuật - một lĩnh vực được
coi là tinh tế nhất, mang tính sáng tạo đậ