Về hai văn bản chiếu ban thời Minh Mạng cho Nguyễn Trường Cửu

TÓM TẮT Nguyễn Trường Cửu (1797 – 1838), con trai trưởng của Tuyên Trung hầu Nguyễn Văn Tuyên lập nhiều công lao binh mã dưới thời vua Minh Mạng. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi tìm được 11 văn bản lưu lại các mốc lịch sử quan trọng về cuộc đời Nguyễn Trường Cửu. Trong đó đáng lưu ý nhất là hai tờ chiếu vua Minh Mạng ban cho ông giữ chức Cai đội năm 1834 và chức Phó quản cơ năm 1837. Như vậy chỉ trong 3 năm, Nguyễn Trường Cửu đã được triều đình bổ nhiệm 2 lần. Tuy nhiên, hiện nay nghiên cứu về ông rất ít, có chăng chỉ được nhắc đến trong tiểu sử của người cha. Bài viết xin giới thiệu hai tờ chiếu trên, làm tư liệu cho các nghiên cứu về cuộc đời cầm quân của ông.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về hai văn bản chiếu ban thời Minh Mạng cho Nguyễn Trường Cửu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 68 (02/2020) No. 68 (02/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 3 VỀ HAI VĂN BẢN CHIẾU BAN THỜI MINH MẠNG CHO NGUYỄN TRƯỜNG CỬU About two Emperor Minh Mạng’s edicts issued to Nguyễn Trường Cửu TS. Đỗ Thị Hà Thơ Trường Đại học Đồng Tháp TÓM TẮT Nguyễn Trường Cửu (1797 – 1838), con trai trưởng của Tuyên Trung hầu Nguyễn Văn Tuyên lập nhiều công lao binh mã dưới thời vua Minh Mạng. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi tìm được 11 văn bản lưu lại các mốc lịch sử quan trọng về cuộc đời Nguyễn Trường Cửu. Trong đó đáng lưu ý nhất là hai tờ chiếu vua Minh Mạng ban cho ông giữ chức Cai đội năm 1834 và chức Phó quản cơ năm 1837. Như vậy chỉ trong 3 năm, Nguyễn Trường Cửu đã được triều đình bổ nhiệm 2 lần. Tuy nhiên, hiện nay nghiên cứu về ông rất ít, có chăng chỉ được nhắc đến trong tiểu sử của người cha. Bài viết xin giới thiệu hai tờ chiếu trên, làm tư liệu cho các nghiên cứu về cuộc đời cầm quân của ông. Từ khóa: Đồng Tháp, Nguyễn Trường Cửu, nhà Nguyễn, tư liệu Hán Nôm ABSTRACT Nguyễn Trường Cửu (1797-1838) was the eldest son of Nguyễn Văn Tuyên who achieved prominent military merits under the rule of Emperor Minh Mạng. Through our fieldwork, we found 11 texts which emphasized the important events of his life. Among them were two most noticeable imperial edicts decreed by Emperor Minh Mạng to appoint Nguyễn Trường Cửu the positions of Team Leader in 1834 and Deputy Manager in 1837. Within three years (1834 - 1837), Nguyễn Trường Cửu was appointed two times. However, there is very little research about him now, perhaps only mentioned in the father's biography. This article aims to introduce these two edicts as a document for the study of his military life. Keywords: Đồng Tháp, Nguyễn Trường Cửu, Nguyễn Dynasty, Sino-Nom documents Đặt vấn đề Trong một cuộc khảo sát thực địa tại huyện Lấp Vò, chúng tôi được dịp tiếp cận với các văn bản gốc viết về Nguyễn Trường Cửu. Ông vốn là người huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang, phụng sự dưới thời vua Minh Mạng, được trải phong chức Cai đội, Phó Quản cơ. Hiện trạng các văn bản còn rất tốt, được lưu giữ tại đền thờ Tuyên Trung hầu Nguyễn Văn Tuyên1, tọa lạc tại ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Qua 11 văn bản2 cho biết, trong cuộc đời cầm quân của mình, ông nhận được sự tán thưởng của Bình khấu tướng quân Lương Tài hầu Trần Văn Năng3 (1 văn bản), Trấn tây Tướng quân Bình Thành bá Trương Minh Giảng4 (6 văn bản), hội nghị Đình thần (2 văn bản) và 2 đạo chiếu vua Minh Mạng vinh danh công trạng cho ông. Nội Email: dothihatho@gmail.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020) 4 dung tư liệu cho biết nhiều thông tin thú vị về công tích của ông, bài viết xin cung cấp thông tin hữu ích này, đặc biệt là nội dung hai tờ chiếu kể trên. Nội dung chính Kết quả khảo sát tư liệu Hán Nôm lưu giữ ở đền thờ Tuyên Trung hầu cho biết, các văn bản liên quan đến Nguyễn Trường Cửu đều được viết bằng chữ Hán chân phương, không có chữ Nôm, nét chữ rõ đẹp và được đóng các dấu triện cụ thể như sau: Bảng 1. Các loại ấn triện được sử dụng trong các văn bản liên quan đến Nguyễn Trường Cửu lưu giữ ở đền thờ Tuyên Trung hầu TT Ấn triện Số lượng văn bản Niên đại 1 安江河仙總督關防 An Giang Hà Tiên Tổng đốc quan phòng5 4 Minh Mạng 15 (1834) Minh Mạng 16 (1835) Minh Mạng 17 (1836) Minh Mạng 18 (1837) 2 鎭西將軍之印 Trấn Tây tướng quân chi ấn6 2 Minh Mạng 18 (1837) 3 平寇將軍之印 Bình khấu tướng quân chi ấn7 1 Minh Mạng 14 (1833) 4 公同之印 Công đồng chi ấn 1 Minh Mạng 16 (1835) 5 廷臣之印 Đình thần chi ấn 1 Minh Mạng 19 (1838) 6 敕命之寳 Sắc mệnh chi bảo 2 Minh Mạng 15 (1834) Minh Mạng 18 (1837) (Nguồn: Kết quả khảo sát 2019) Trong 6 loại dấu kể trên, có ba dấu là ấn của tướng lĩnh quân đội, đó là: 安江河仙總 督關防 An Giang Hà Tiên tổng đốc quan phòng, 鎭西將軍之印 Trấn Tây tướng quân chi ấn, 平寇將軍之印 Bình khấu tướng quân chi ấn. Dấu 公同之印 Công đồng chi ấn là ấn của Sở Công đồng, đóng vào biên bản ghi nội dung hội nghị Đình thần trong tư liệu chúng tôi sưu tầm được về Nguyễn Trường Cửu. Dấu 廷臣之印 Đình thần chi ấn là ấn hội nghị Đình thần, được dùng thay cho ấn Công đồng (Nguyễn Công Việt, 2005, tr. 365). Dấu 敕命之寳 Sắc mệnh chi bảo, được đúc năm Minh Mạng 8 (1827) và từ năm Minh Mạng thứ 9 (1828) trở đi, trên sắc phong không thấy hình dấu Phong tặng chi bảo nữa, thay thế nó là dấu Sắc mệnh chi bảo (Nguyễn Công Việt, 2005, tr. 309). Dấu ấn này được đóng trên chiếu ban cho Nguyễn Trường Cửu vào hai năm 1834 và 1837, đây là chứng nhận hợp pháp của triều đình Nguyễn vinh danh ông. ĐỖ THỊ HÀ THƠ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 5 Khảo sát nội dung các văn bản của Lương Tài hầu, Bình Thành bá và hai cuộc hội nghị cho biết thông tin lý thú về chặng đường binh nghiệp của Nguyễn Trường Cửu như sau: - Tháng 11 năm Minh Mạng thứ 14 (1833) tướng Trần Văn Năng cấp giấy lệnh cho Nguyễn Trường Cửu quyền giữ chức Thuận Nghĩa cơ Ngoại ủy Quản cơ8 để đối phó với giặc. - Tháng 10 năm Minh Mạng thứ 15 (1834) tướng Trương Minh Giảng xét thấy chức An Bình Nhị cơ Phó Quản cơ bị thiếu, ông tin tưởng và giao quyền cho Nguyễn Trường Cửu giữ chức Phó quản cơ ở hai cơ này. Bấy giờ Nguyễn Trường Cửu chỉ là Cai đội9, trật Tòng ngũ phẩm. - Ngày 11 tháng 1 năm Minh Mạng thứ 16 (1835), Trương Minh Giảng cho Nguyễn Trường Cửu giữ chức An Bình nhị cơ Thí sai10 Phó quản cơ. - Ngày 7 tháng 10 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), do hai cơ An Bình đã đổi thành Tiền cơ An Giang nên tướng Trương Minh Giảng chuyển cho Nguyễn Trường Cửu từ chức An Bình nhị cơ Thí sai Phó quản cơ thành chức An Giang Tiền cơ Thí sai Phó quản cơ. - Ngày 18 tháng 5 năm Minh Mạng thứ 18 (1837), Trương Minh Giảng lệnh cho An Giang Tả cơ Thí sai Quản cơ Nguyễn Trường Cửu dốc sức coi sóc binh dân vùng phủ Hải Tây11, vì đây là nơi địa đầu phòng vệ quan trọng. - Ngày 6 tháng 6 năm Minh Mạng thứ 18 (1837), Trương Minh Giảng tiếp tục sung bổ cho Thí sai An Giang Tả cơ Quản cơ Nguyễn Trường Cửu làm Hải Tây phủ Hiệp lý12 Phủ vụ. - Ngày 28 tháng 3 năm Minh Mạng thứ 18 (1837), Trương Minh Giảng xét và cấp cho Nguyễn Trường Cửu giữ chức An Giang Tả cơ Quản cơ. - Trong quá trình thi hành công vụ, với những công trạng nhất định của các tướng, triều đình ban ân chiếu vào tháng 8 năm Minh Mạng thứ 16 thăng một cấp cho hàng võ bị. Đối tượng xét thưởng đợt này phải là người giữ chức Suất đội13 trở lên và hiện không bị phạt. Theo đó, ngày 25 tháng 10 năm Minh Mạng thứ 16, Hội nghị Công đồng họp và thống nhất thăng thưởng một cấp cho Phó quản cơ Nguyễn Trường Cửu. Đến ngày 18 tháng 11 năm Minh Mạng thứ 18 tiếp tục ban ân chiếu thăng một cấp cho hàng võ bị ngoài kinh thành có trật Tứ phẩm trở lên, nên đến ngày 14 tháng 5 năm Minh Mạng thứ 19 (1839), Hội nghị Đình thần họp và cấp giấy thăng thưởng cho Nguyễn Trường Cửu làm Phó lãnh binh14 phủ Hải Tây. Lúc này, ông đang giữ chức Thí sai Quản cơ Hiệp lý Hải Tây Phủ vụ. Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, Nguyễn Trường Cửu liên tiếp được giao giữ/thăng cấp chức vụ quan trọng, đủ thấy phẩm hạnh, tài năng của ông cùng sự trọng thị, tin dùng của vua Minh Mạng và hai vị tướng tài dành cho ông. Nội dung thể hiện trên các văn bản kể trên có thể thấy, còn nhiều văn bản liên quan đến Nguyễn Trường Cửu. Cụ thể là hai bản chiếu của vua Minh Mạng vào hai năm Minh Mạng thứ 16 (1835), năm Minh Mạng thứ 18 (1837) được nhắc đến trong Hội nghị Công đồng và Hội nghị Đình thần, hay văn bản thăng chức cho ông từ chức An Giang Tiền cơ Thí sai Phó quản cơ sang chức An Giang Tả cơ Thí sai Quản cơ của tướng Trương Minh Giảng. Song do bị chi phối bởi yếu tố thời gian, khí hậu, thiên tai, côn trùng... nên hiện nay đền thờ Tuyên Trung hầu chỉ còn lưu lại số văn bản liên quan SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020) 6 đến Nguyễn Trường Cửu nói trên. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ thông tin về hai tờ chiếu vua Minh Mạng vinh danh/thăng thưởng riêng cho ông. Chất liệu và họa tiết Tờ chiếu ban năm Minh Mạng 15 (1834) viết trên chất liệu giấy dó không có đường viền cũng như họa tiết trang trí. Tờ chiếu ban năm Minh Mạng 18 (1837) được viết trên giấy lụa, trang trí đường diềm với họa tiết mây cuộn và rồng lượn. Đường diềm ngang thêu hai con rồng theo motip “lưỡng long chầu nhật”, đường diềm dọc chỉ thêu một con rồng cuộn vào mây, thân rồng chắc khỏe. Bốn góc là bốn hình quả châu cùng với họa tiết mây quây quanh. Bên trong và mặt sau không trang trí gì thêm. Kích thước và chữ viết Cả hai tờ chiếu đều có cùng kích thước là 115 x 49cm, được viết kiểu chữ Hán chân phương, nét rõ đẹp. Chiếu ban năm Minh Mạng 15 (1834) có tổng cộng 105 chữ, phân thành 7 dòng. Trong đó 1 dòng 19 chữ, 2 dòng 18 chữ, 1 dòng 17 chữ, 1 dòng 7 chữ và 1 dòng 10 chữ. Tờ chiếu này bị rách và mất chỗ chữ 哉 tai (欽哉 Khâm tai). Chiếu ban năm Minh Mạng 18 (1837) có tổng cộng 73 chữ, phân thành 6 dòng, dòng nhiều nhất 15 chữ, ít nhất 5 chữ và dòng trung bình 14 chữ. Niên đại và quốc ấn Căn cứ vào dòng niên đại viết bên trái văn bản cho biết, tờ chiếu thứ nhất ban cho Nguyễn Trường Cửu vào ngày mồng 4 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), tờ chiếu thứ hai ban vào ngày 23 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 18 (1837). Cả hai tờ chiếu đều đóng ấn 敕命之寳 Sắc mệnh chi bảo. Dấu ấn hình vuông, màu son đỏ, có kích thước 13,5 x 13,5cm, viền ngoài 1,3cm. Bốn chữ phân thành hai hàng, mỗi hàng hai chữ, được khắc theo lối chữ Triện. Dấu này đóng trùm lên dòng ghi niên đại, sau niên hiệu Minh Mạng. Văn bản Chúng tôi xin cung cấp nội dung hai tờ chiếu cụ thể như sau: Đạo chiếu ban ngày mồng 4 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 15 (1834) Hình 1. Đạo chiếu ban cho Nguyễn Trường Cửu năm Minh Mạng thứ 15 (1834) ĐỖ THỊ HÀ THƠ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 7 Nguyên văn chữ Hán: 詔阮長玖貫安江省新城府永安縣安 盛總美安村前經糾義從戎預有功勞,嗣 權置爲順義奇外委率奇。 兹安江巡撫 員遵諭彙册具題準賞授該隊,秩從五品, 仍管原率現留鄉勇從該省督撫員差派。 竢後遇缺按補。若厥職弗虔有軍政在。 欽哉! 明命拾五年柒月初肆日。 (Ấn: Sắc mệnh chi bảo) Phiên âm: Chiếu Nguyễn Trường Cửu quán An Giang tỉnh, Tân Thành phủ, Vĩnh An huyện, An Thạnh tổng, Mỹ An thôn tiền kinh củ nghĩa tòng nhung dự hữu công lao, tự quyền trí vi Thuận nghĩa cơ Ngoại ủy suất cơ. Tư An Giang Tuần phủ viên tuân dụ vựng sách cụ đề chuẩn thưởng thụ Cai đội, trật tòng ngũ phẩm, nhưng quản nguyên suất hiện lưu hương dũng tòng cai tỉnh Đốc phủ viên sai phái. Sĩ hậu ngộ khuyết án bổ. Nhược quyết chức phất kiền, hữu quân chính tại. Khâm tai! Minh Mạng thập ngũ niên thấp nguyệt sơ tứ nhật. (Ấn: Sắc mệnh chi bảo) Dịch nghĩa: Chiếu cho Nguyễn Trường Cửu quê ở thôn Mỹ An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang trước đã sửa mình theo nghĩa, tòng quân lập nhiều công lao, nối quyền giữ chức Thuận nghĩa cơ Ngoại ủy suất cơ. Nay quan Tuần phủ15 ở An Giang vâng chỉ dụ xếp ban cụ thể thưởng cho giữ chức Cai đội, trật Tòng ngũ phẩm, vẫn cai quản các dũng lính lưu hương trong suất và theo sự sai phái của quan Đốc phủ16 tỉnh này. Đợi sau này có chức quan nào khuyết sẽ bổ vào. Nếu giữ chức vụ mà không chăm chỉ đã có quân pháp. Phải kính tuân theo! Ngày mồng 4 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 15. (Ấn: Sắc mệnh chi bảo) Tờ chiếu ngày 23 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 18 (1837) Hình 2. Đạo chiếu ban cho Nguyễn Trường Cửu năm Minh Mạng thứ 18 (1837) SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020) 8 Nguyên văn chữ Hán: 詔安江前奇試差副管奇阮長玖從事 年深,頗能敏幹。 兹領安河督撫等員聲 請具題準實授副管奇從該管員。 凡諸 公務依例奉行。若厥職弗虔,明章具 在。 欽哉! 明命拾捌年貳月貳拾叁日。 (Ấn: Sắc mệnh chi bảo) Phiên âm: Chiếu An Giang Tiền cơ Thí sai Phó quản cơ Nguyễn Trường Cửu tòng sự niên thâm, phả năng mẫn cán. Tư lĩnh An Hà Đốc phủ đẳng viên thanh thỉnh cụ đề chuẩn thực thụ Phó quản cơ tòng cai quản viên. Phàm chư công vụ y lệ phụng hành. Nhược quyết chức phất kiền, minh chương cụ tại. Khâm tai! Minh Mạng thập bát niên nhị nguyệt nhị thập tam nhật. (Ấn: Sắc mệnh chi bảo) Dịch nghĩa: Chiếu cho Nguyễn Trường Cửu trước được phái giữ chức Tiền cơ Thí sai Phó Quản cơ ở An Giang phụng sự nhiều năm, rất mẫn cán. Nay các quan Đốc phủ ở An Hà17 cùng xin cụ thể chuẩn cho thực giữ chức Phó quản cơ theo các quan coi sóc nơi đó. Phàm việc công cứ theo lệ thi hành. Nếu giữ chức vụ mà không chăm chỉ đã có ước pháp rõ ràng. Phải kính tuân theo! Ngày 23 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 18. (Ấn: Sắc mệnh chi bảo) Qua nội dung hai tờ chiếu trên cho biết, Nguyễn Trường Cửu vốn quê ở thôn Mỹ An, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang. Do sự xê dịch địa giới hành chính qua từng giai đoạn lịch sử, đến nay vùng đất này thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Ông trước đây từng giữ chức Thuận nghĩa cơ Ngoại ủy Suất cơ. Năm 1834, vua Minh Mạng xét công, theo đó ông chính thức giữ chức Cai đội ở An Giang trật Tòng ngũ phẩm, đến năm 1837 chính thức giữ chức Phó quản cơ ở An Giang. Như vậy, từ những đề cử có cơ sở của Tuần phủ Lê Đại Cương và Bình Thành bá Trương Minh Giảng, Nguyễn Trường Cửu được vua Minh Mạng vinh danh những đóng góp cũng như sự tận tụy quên mình của ông để giữ yên bờ cõi phía Nam của đất nước18. Tuy nhiên hiện nay tư liệu viết về ông rất ít và chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức. Kết luận Thông qua hai văn bản chiếu kết hợp với số tư liệu Hán Nôm khác như đã khảo cứu trên, nghiên cứu này góp phần bổ khuyết hành trạng của Nguyễn Trường Cửu trong tình hình tư liệu hiện nay. Trong cuộc đời tòng quân của mình, mặc dù ông được tập ấm vào năm 1831 sau khi Tuyên Trung hầu qua đời19, song ông đã chứng tỏ tài năng của mình kiến lập kỳ công. Theo đó, ông được điều động và bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng từ năm 1833 đến năm 1837. Qua đây cho thấy tầm nhìn cũng như sự tin tưởng của triều đình cùng hai vị tướng uy quyền của nước Đại Nam bấy giờ đối với Nguyễn Trường Cửu. Đây là nguồn tư liệu quý, đáng tin cậy, khẳng định công lao và đóng góp của Nguyễn Trường Cửu đối với công cuộc kiến quốc của nhà Nguyễn, rất cần được tập hợp và nghiên cứu một cách hệ thống hơn về công tích của dòng họ Phan còn lưu lại trên đất Đồng Tháp. Trên cơ sở này, giới nghiên cứu có thêm những dẫn liệu về tình hình chuyển biến của xã hội Việt Nam thuộc giai đoạn trị vì của vua Minh Mạng ở vùng đất phương Nam. Cùng với đó, giúp các cấp chính quyền và người dân sở tại có căn cứ bổ sung ban thờ ông trong đền thờ Tuyên Trung hầu Nguyễn Văn Tuyên hiện nay, như ĐỖ THỊ HÀ THƠ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 9 cách tỏ lòng ngưỡng vọng và biết ơn đối với đóng góp của ông cho lịch sử nước nhà. Chú thích 1 Nguyễn Văn Tuyên (1763 – 1831): Danh tướng nhà Nguyễn, phụng sự hai triều vua Gia Long và Minh Mạng, là người huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Trong cuộc giao tranh Trịnh – Nguyễn, Tây Sơn – chúa Nguyễn, gia đình ông di cư vào Gia Định rồi Sa Đéc, sau cùng định cư ở thôn Mỹ An, huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang. Ông gốc họ Phan, cha là Phan Văn Hậu và mẹ là Võ Thị Đức. Ông lập nhiều công trạng, từng dốc sức cùng Thoại Ngọc hầu chỉ huy đào kênh Vĩnh Tế, nên được ban quốc tính, phong tước Tuyên Trung hầu. Bản sắc phong đề ngày 25 tháng 6 năm thứ Minh Mạng 9 (1828) hiện treo ở đền thờ cho biết tên họ thân phụ của ông là Phan Văn Hậu, được truy phong là Anh dũng Tướng quân Khinh xa Đô úy Thần sách Vệ úy Nguyễn hầu. 2 Hiện nay các văn bản được chụp lại, phóng to theo đúng kích thước của văn bản gốc và được lồng trong khung kính treo ở khu thờ chính của đền thờ Tuyên Trung hầu. 3 Trần Văn Năng (1763 – 1835): Người huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa, từng phò hai đời vua là Gia Long và Minh Mạng. Ông là người tài giỏi, cùng với Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại chỉ huy đào kinh Vĩnh Tế, lập nhiều công lao binh mã, dẹp loạn Lê Văn Khôi, có công đánh quân Xiêm. Trong cuộc chiến với quân Xiêm, do tuổi già sức yếu lại lâm bệnh nặng, ông trao quyền lại cho Trương Minh Giảng để về nước rồi mất trên đường về đến Bến Siêu, nay là Cù Lao Tây, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Lúc sinh thời ông được vua Minh Mạng tấn phong tước Lương Tài hầu năm 1832. 4 Trương Minh Giảng (? – 1841): Người huyện Bình Dương, Gia Định, danh tướng nhà Nguyễn, là người tài giỏi, có công đánh dẹp quân Xiêm xâm phạm bờ cõi trong cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi. Ông từng cùng Lương Tài hầu giúp Chân Lạp thu phục lại thành Nam Vang và được phong tước Bình thành bá. Ông được vua Minh Mạng phong hàm Hiệp biện Đại học sĩ, Đông các Đại học sĩ. 5 Đây là ấn của Trương Minh Giảng. Trương Minh Giảng giữ chức Tổng đốc An Giang Hà Tiên từ năm 1834 đến tháng 8 năm 1840, là vị Tổng đốc đất An Hà thứ hai sau Lê Đại Cương. 6 Đây là ấn của Trương Minh Giảng. Năm 1835, nhà Nguyễn đã sáp nhập vùng lãnh thổ bảo hộ Cao Miên vào lãnh thổ Đại Nam, gọi là Trấn Tây. 7 Đây là ấn của Lương Tài hầu Trần Văn Năng. Năm 1833, vua Minh Mạng phong cho ông làm Bình khấu tướng quân thống lĩnh quân đội để đối phó lại cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi và toán quân Xiêm sang giúp cho Khôi. 8 Quản cơ: Chức quan võ thời Nguyễn, chỉ huy mỗi cơ lính, trật Chánh tứ phẩm. 9 Cai đội: Chức quan thời nhà Nguyễn, chỉ huy một đội binh 50 người. 10 Thí sai: Một loại nhiệm dụng quan chức, cho tập làm thử chưa chính thức bổ nhiệm. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) có dụ chức Thí sai do bộ cấp bằng, cho làm thử sau 3 năm mới được xét thực thụ. 11 Phủ Hải Tây: Hải Tây là một trong số 33 phủ ở Trấn Tây sau khi được sát nhập vào lãnh thổ nước Đại Nam năm 1835. Hải Tây nằm ở phía tây Biển Hồ, nay là tỉnh Pursat của Campuchia. 12 Hiệp lý: Chức Phó tỉnh trưởng các dinh. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), chức Hiệp lý đổi làm Án sát sứ. 13 Suất đội: Võ quan chỉ huy phó một đội, trật Chánh lục phẩm. 14 Phó lãnh binh: Chức võ quan nắm quân đội cấp tỉnh thời Nguyễn, trật Tòng tam phẩm. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020) 10 15 Tuần phủ: Chức quan đứng đầu tỉnh nhỏ thời Nguyễn, trật Tòng nhị phẩm. Thời vua Gia Long đặt các chức Lưu thủ, Trấn thủ, sang thời vua Minh Mạng đổi thành chức Tổng đốc, Tuần phủ. Quan Tuần phủ ở An Giang bấy giờ là Lê Đại Cương, danh thần nhà Nguyễn phụng sự dưới ba đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, làm quan đến chức Tổng đốc. Bằng tài năng và tâm huyết an dân của mình, ông nhận được sự tín nhiệm của triều đình, liên tục ra Bắc vào Nam, thậm chí sang Cao Miên bảo hộ. Năm 1833, chỉ trong vòng bốn tháng ông liên tục được thăng các chức như Binh bộ Viên ngoại lang kiêm Phó lãnh binh, Án sát sứ, Bố chính sứ kiêm Lãnh binh và Tuần phủ An Giang. Ngoài ra ông còn giữ chức Tổng đốc An Hà vào năm 1832, là vị Tổng đốc đầu tiên của đất An Hà. 16 Đốc phủ: Tên gọi chung hai vị thủ hiến Tổng đốc và Tuần phủ. Quan Đốc phủ An Giang bấy giờ là tướng Trương Minh Giảng. 17 Quan Đốc phủ ở An Hà: Tức chỉ Trương Minh Giảng, bấy giờ ông đang giữ chức Tổng đốc ở An Giang và Hà Tiên. 18 Về sau chinh phạt Cao Miên, ông đã tử trận tại trấn Gò Sặt (tỉnh Pursat của Campuchia hiện nay), được truy phong là Tráng dực Phan công chi thần. Tuy nhiên văn bản truy phong này không còn, thông tin trên được miêu duệ của ông là Nguyễn Trường Chấp, người hiện giữ gia phả của Nguyễn hầu, cung cấp. 19 Năm Minh Mạng 12 (1831), Tuyên Trung hầu qua đời ở Châu Đốc sau cơn bạo bệnh. Các con ông được triều đình trọng thưởng. Theo đó, Nguyễn Trường Cửu là con trưởng theo hàm tập ấm giữ chức Phó lãnh binh Hải Tây. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Tháp. (2014). Địa chí tỉnh Đồng Tháp. TP. HCM: NXB Trẻ. Lý Việt Dũng (dịch). (2006). Gia Định Thành thông chí. Đồng Nai: NXB Tổng hợp. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Hội Khoa học lịch sử. (2005). Đồng Tháp nhân vật chí. Đồng Tháp: NXB Đ
Tài liệu liên quan