Nếu hình dung lý lu ận -phê bình văn học ở đô thị miền Nam là một dòng sông có nhiều
nhánh chảy qua những bãi bờ khác nhau, thì khuynh hướng phê bình Mác-xít là một nhánh
sông hi ện hữu như một thực thể sinh động trong dòng sông lý luận -phê bình ấy. Khuynh
hướng phê bình này thuộc dòng văn học yêu nước và cách mạng ở đô thị miền Nam, với cơ
sở tư tưởng là mỹ học Mác-xít, có nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ đường lối văn nghệ dân tộc,
chống văn hóa lai căng, nô dịch của chủ nghĩa thực dân mới. Vì “Song song với mưu đồ
th ống trịnhân dân miền Nam bằng bạo lực, quân sự v à dòng thác vi ện trợ kinh tế, trên mặt
tr ận tư tưởng Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sức dùng văn nghệ để nô dịch nhân dân một
cách hệ thống và với qui mô rất lớn. Âm mưu đó là một bộ phận không thể tách rời của
“quốcsách chống Cộng” của họ”
(1)
. Ý thức được điều hệ trọng này, các nhà lý luận phê
bình chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mác-xít luôn nêu cao sứ mệnh của văn chương là phản
ánh cho được lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần chống xâm lược, chống áp bức,
tinh th ần đấu tranh cho độc lập tự do v à thống nhất nước nhà. Vì vậy, trong bộ phận văn
học yêu nước và cách mạng ở đô thị miền Nam đã hình thành đội ngũ các nhà lý luận phê
bình. Chính họ là những cây bút tiên phong dùng quan điểm mỹ học Mác-xít, quan điểm
văn học cách mạng để đập tan mưu đồ thống trị về tư tưởng "mang ý nghĩa một cuộc xâm
lăng văn hóa"
(2)
của chủ nghĩa thực dân mới.
9 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác - Xít ở đô thị miền Nam 1954 - 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về khuynh hướng phê bình chịu
ảnh hưởng quan điểm Mác-xít ở đô
thị miền Nam 1954-1975
Nếu hình dung lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam là một dòng sông có nhiều
nhánh chảy qua những bãi bờ khác nhau, thì khuynh hướng phê bình Mác-xít là một nhánh
sông hiện hữu như một thực thể sinh động trong dòng sông lý luận - phê bình ấy. Khuynh
hướng phê bình này thuộc dòng văn học yêu nước và cách mạng ở đô thị miền Nam, với cơ
sở tư tưởng là mỹ học Mác-xít, có nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ đường lối văn nghệ dân tộc,
chống văn hóa lai căng, nô dịch của chủ nghĩa thực dân mới. Vì “Song song với mưu đồ
thống trị nhân dân miền Nam bằng bạo lực, quân sự và dòng thác viện trợ kinh tế, trên mặt
trận tư tưởng Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sức dùng văn nghệ để nô dịch nhân dân một
cách hệ thống và với qui mô rất lớn. Âm mưu đó là một bộ phận không thể tách rời của
“quốc sách chống Cộng” của họ”(1). Ý thức được điều hệ trọng này, các nhà lý luận phê
bình chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mác-xít luôn nêu cao sứ mệnh của văn chương là phản
ánh cho được lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần chống xâm lược, chống áp bức,
tinh thần đấu tranh cho độc lập tự do và thống nhất nước nhà. Vì vậy, trong bộ phận văn
học yêu nước và cách mạng ở đô thị miền Nam đã hình thành đội ngũ các nhà lý luận phê
bình. Chính họ là những cây bút tiên phong dùng quan điểm mỹ học Mác-xít, quan điểm
văn học cách mạng để đập tan mưu đồ thống trị về tư tưởng "mang ý nghĩa một cuộc xâm
lăng văn hóa"(2) của chủ nghĩa thực dân mới. Do đó, việc hình thành và phát triển của bộ
phận lý luận - phê bình văn học yêu nước và cách mạng trong đời sống văn học ở đô thị
miền Nam lúc bấy giờ có ý nghĩa rất lớn trên mặt trận đấu tranh tư tưởng nhằm chống lại
âm mưu của kẻ thù trên mặt trận văn hóa văn nghệ. Khuynh hướng phê bình này cũng là
một trong những dòng chủ lưu của lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam 54-75,
càng về sau, càng phát triển mạnh.
2. Sự phát triển của một bộ phận văn học không chỉ được xem xét ở lĩnh vực sáng tác
mà còn phải xem xét đến hoạt động lý luận - phê bình. Chính ở lĩnh vực này, bao giờ cũng
thể hiện sự chín chắn và bền vững của bộ phân văn học ấy. Vì vậy, sự hình thành khuynh
hướng lý luận - phê bình chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mác-xít trong đời sống văn học ở đô
thị miền Nam lúc bấy giờ đã khẳng định sự trưởng thành của bộ phận văn học yêu nước và
cách mạng mà điều dễ nhận biết là sự hình thành đội ngũ các nhà lý luận - phê bình. Trong
đội ngũ này có một số cây bút lý luận - phê bình mà ảnh hưởng không chỉ trong khuynh
hướng phê bình mác xít mà còn ảnh hưởng đối với cả đời sống lý luận - phê bình văn học
như: Vũ Hạnh, Lữ Phương, Nguyễn Trọng Văn, Trần Triệu Luật, Cô Thanh Ngôn, Lê
Nguyên Trung Trong đó, có thể nói, Vũ Hạnh là một trong những cây bút khá nổi bật với
rất nhiều bài viết, nhiều công trình lý luận - phê bình được xuất bản trên sách báo ở miền
Nam, trong đó hai công trình tiêu biểu là Đọc lại Truyện Kiều (Cảo Thơm xb, 1966) và Tìm
hiểu văn nghệ (Trí Đăng xb, 1970). Nhưng có lẽ Đọc lại Truyện Kiều là một trong những
tác phẩm phê bình để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc nhất không chỉ ở tư
duy độc đáo, mà còn ở vẻ đẹp ngôn ngữ phê bình với nhiều cá tính sáng tạo. Đọc lại Truyện
Kiều cho thấy một bút lực sung mãn, một tư duy phê bình tinh tế, nhạy cảm và sắc sảo.
Những vấn đề đặt ra trong tác phẩm luôn đem đến cho người đọc những bất ngờ thú vị từ
những liên tưởng do tác giả gợi lên. Các bài viết như Đứa con của nàng Kiều, Từ Hải sự lỡ
tay của thiên tài, Những khuôn mặt tình yêu trong Truyện Kiều là những bài viết như thế.
Có thể nói, việc nghiên cứu Truyện Kiều của Nguyễn Du ở đô thị miền Nam (54-75),
không chỉ có Vũ Hạnh mà còn có một số công trình của các tác giả khác như Trần Thanh
Hiệp với "Để giải quyết mâu thuẫn trong Đoạn trường tân thanh" (Sáng tạo số 6/1957);
Nguyên Sa với "Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do" (Sáng tạo số 12/1957), Nguyễn
Văn Trung với Vụ án Truyện Kiều... Nhưng ở Đọc lại Truyện Kiều mọi vấn đề được Vũ
Hạnh nhìn nhận từ một hệ qui chiếu khác so với các nhà phê bình ở miền Nam. Đó là hệ qui
chiếu của kiểu phê bình xã hội học chịu ảnh hưởng mỹ học Mác-xít. Ở đây ông không giải
mã Truyện Kiều theo quan điểm duy tâm siêu hình mà giải mã nó trên cơ sở của quan điểm
duy vật. Vì vậy Đọc lại Truyện Kiều của Vũ Hạnh đem đến cho độc giả một cái nhìn mới,
một cách nghĩ mới so với các bài viết về Truyện Kiều ở miền Nam lúc bấy giờ. Những vấn
đề được ông nói đến là những vấn đề có ý nghĩa xã hội, liên quan đến số phận con người.
Chẳng hạn vấn đề "Đứa con nàng Kiều" được tác giả đặt ra không chỉ là sự trào lộng hay lạ
hóa mà đó là vấn đề mang tính nhân văn về quyền được làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ.
Và đây cũng là một bi kịch trong chuỗi bi kịch của đời Kiều đã bị xã hội tàn bạo ấy vùi dập.
"Trong cái cảnh ngộ làm vợ hờ thường trực của người mình yêu tha thiết, Kiều sẽ có dịp
thường xuyên để thấy thân phận đàn bà chịu thiệt thòi của nàng. Xã hội phong kiến thấy
nàng hy sinh quá nhiều cho trật tự ấy suốt mười lăm năm, nên đã cho nàng tái ngộ như một
tặng thưởng. Nhưng đấy chỉ là một huy chương giả. Bởi vì (....). Rốt cuộc, Kiều chẳng có
chồng, Kiều chẳng có con, chỉ có mỗi một mớ danh từ tuyệt đẹp"(3). Vũ Hạnh cũng rất tinh
tế và có lý khi chỉ ra thực chất cái ngày gọi là "đoàn viên" mà Nguyễn Du tạo nên trong
Truyện Kiều: "Nếu ta nghĩ kỹ về cái tội ác mà chế độ ấy gây nên cho Kiều, và nghĩ kỹ nữa
về cái ân huệ đoàn viên mà nó ban phát cho Kiều, ta sẽ thấy rằng chung qui là để làm lợi
cho chế độ ấy mà thôi. Đày đọa con người vào tủi nhục, rồi ve vãn người nuốt lấy tủi nhục,
đó là thực chất của chế độ phi nhân với hai đặc tính: tàn bạo và điêu ngoa"(4). Lý giải về tình
yêu trong Truyện Kiều, Vũ Hạnh đã không siêu hình hóa tình yêu, mà nhìn nó trong mối
quan hệ với cuộc đời thực. Ông không những nhìn thấy một khuôn mặt tình yêu mà thấy
nhiều "khuôn mặt tình yêu" trong Truyện Kiều với những dằng xé, khổ đau, những hạnh
phúc và bất hạnh đan xen nhau vây khốn cuộc đời bé nhỏ của Kiều. Ông chỉ rõ chế độ xã
hội đã chà đạp cuộc đời Kiều. Từ đó, ông khẳng định một vấn đề có tính qui luật, trong xã
hội thối nát sẽ không có chỗ cho con người lương thiện tồn tại. Và tất nhiên, xã hội ấy
không thể dung nạp được "cái đẹp" cho dẫu đó là cái đẹp của tình yêu. Ở đây, Vũ Hạnh
không nhìn khổ đau của đời Kiều với điểm nhìn duy tâm siêu hình mà ông đã nhìn vấn đề
này dưới góc nhìn xã hội. Do đó, theo ông, muốn có hạnh phúc, muốn bảo vệ được tình yêu
chân chính đòi hỏi con người phải đấu tranh không ngừng, không chỉ đấu tranh cho tình yêu
của mình, mà còn đấu tranh để xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Đối với nhân vật Từ Hải, Vũ Hạnh cũng có nhiều nhận xét khá tinh tế và sâu sắc khi
cho rằng: "Từ Hải là sự lỡ tay của thiên tài Nguyễn Du ". Ông đã nhìn thấy ở Từ Hải khát
vọng của tự do và công lý. Từ Hải không chỉ là "sự bù đắp cho Kiều" mà theo Vũ Hạnh
"Từ là hiện thân của một phản ứng, của lòng khao khát đền bù của một đòi hỏi quân bình có
thể đồng nghĩa với sự đòi hỏi công bình, một thứ công bình lý tưởng về người, về đời, vọng
lên bất cứ nơi nào còn có đày đọa tủi hờn"(5). Rõ ràng với những gì đã phân tích, Đọc lại
Truyện Kiều đã thể hiện rõ ảnh hưởng tư tưởng phê bình Mác-xít. Đây không chỉ là tác
phẩm phê bình văn học có giá trị của lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam mà còn
là của nền lý luận - phê bình văn học dân tộc.
Bên cạnh Đọc lại Truyện Kiều, Vũ Hạnh còn có Tìm hiểu Văn nghệ, một tác phẩm lý
luận - phê bình. Đây là tác phẩm được viết trên cơ sở ảnh hưởng tư tưởng của mỹ học Mác-
xít, tiêu biểu là các bài: Văn nghệ, một hình trạng ý thức, Chức vụ cao cả của văn nghệ,
Văn nghệ tác động như thế nào, Văn nghệ phản ánh bản chất thực tại, Bên trong văn nghệ
sĩ và bên ngoài cuộc đời. Đặc biệt, trong bài Một số biểu hiện tiêu cực trong văn nghệ, xuất
phát từ quan điểm văn học phải gắn với thực tại, Vũ Hạnh đã phê phán tính chất thoát ly ở
những tác phẩm văn chương của miền Nam lúc bấy giờ. Từ đó, tác giả xác định rõ trách
nhiệm của người làm văn nghệ là phải "có ý thức về sứ mệnh của mình, phải đứng về phía
đông đảo con người chịu những thiệt thòi để đấu tranh cho tự do dân chủ chân chính. Đó là
con đường vinh quang của văn nghệ sĩ"(6).
Ngoài hai tác phẩm trên, do nhiệm vụ của người chiến sĩ hoạt động trên lĩnh vực báo
chí và văn học, nên ngòi bút phê bình của Vũ Hạnh còn tung tẩy trên tất cả các thể loại từ
phê bình thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch, khảo luận văn học... như phê bình bộ ba tác phẩm
tiểu thuyết: Dì Mơ (1959), Mùa ảo ảnh (1963), Những người đang đi tới (1964) của Đỗ
Thúc Vịnh, hay thế giới tiểu thuyết của Sơn Nam với những tác phẩm tiêu biểu như Hương
rừng Cà Mau, Chim Quyên xuống đất và Hình bóng cũ. Với Sơn Nam, ngòi bút phê bình
của Vũ Hạnh đã có những phát hiện tinh tế, những lời phê bình bóng gió xa xôi nhằm thức
tỉnh lòng yêu nước và ý thức về tổ quốc quê hương.
Không chỉ thức tỉnh lòng yêu nước, tinh thần hướng về nguồn cội mà trong những
bài phê bình, Vũ Hạnh luôn khẳng định quan điểm văn chương của mình, xác định rõ vai
trò, trách nhiệm của người cầm bút. Với ông nhà văn là “con người nhưng phải là con
người ý thức"(7). Vì thế, Vũ Hạnh đã phân tích một cách sâu sắc yếu tố “thác loạn” trong tác
phẩm của Chu Tử mà theo ông “trong các món hàng gọi là ăn khách của Chu Tử người ta
thấy một cuộc sống thác loạn, bừa bãi chi phối bởi hai động cơ chính yếu là Tình và Tiền.
Nhân vật trong truyện đều không có một lý tưởng nào hết – dù có bảo rằng đã thất vọng vì
lý tưởng – và hầu như không có một lý trí rõ rệt. Đó là mẫu loại con người hư hỏng, ngụy
biện, ích kỷ và sa đọa có nhiều xuẩn động bản năng hơn là suy tưởng vững chắc”(8).
Ở lĩnh vực kịch ông cũng phê bình tình hình phát triển kịch ở miền Nam trong những
năm 1959, 1960, 1961... trong đó đi sâu tìm hiểu, đánh giá hai vở kịch nổi lên trong năm
1962 là vở Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan và Người viễn khách thứ mười của
Nghiêm Xuân Hồng.
Về thể loại thơ, bên cạnh những bài phê bình mang tính tổng kết về thơ của một số
năm, Vũ Hạnh cũng viết một số bài phê bình thơ như Bàn về con đường tri thức trong tập
thơ Từ Thức của Đoàn Thêm; Người yêu tôi khóc của Thế Viên; Trăng treo đầu súng của
Tường Linh... Ngơài ra, ông cũng phê bình một số công trình khảo cứu như: Thi nhân Việt
Nam hiện đạicủa Phạm Thanh, một cuốn sách quá tồi tệ bởi tính cẩu thả và kém chuyên môn
của người biên soạn. Cho nên, theo Vũ Hạnh việc "tiễu trừ thi phẩm nầy là một nhiệm vụ vô
cùng cần kíp như sự tiễu trừ phiến loạn"(9). Còn khi phê bình Lược khảo văn học của Nguyễn
Văn Trung (Bách Khoa số 179 /1964), Vũ Hạnh đã chỉ ra những điều mà theo tác giả là ông
Nguyễn Văn Trung đã có mâu thuẫn trong tư duy lý luận của mình.
Có thể nói, những bài phê bình của Vũ Hạnh đều thống nhất trên quan điểm đấu
tranh chống văn học phi nhân bản, phi dân tộc, đề cao lòng yêu nước, tinh thần tự hào, ý
thức trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc sống và trước vận mệnh dân tộc. Cảm hứng
chủ đạo này đã ám ảnh suốt hành trình sáng tạo của nhà văn, không những ở lĩnh vực lý
luận - phê bình mà cả trong lĩnh vực sáng tác. Đây cũng là mặt tích cực thể hiện tính chiến
đấu của ngòi bút Vũ Hạnh trong tình hình văn học phức tạp ở đô thị miền Nam. Nhưng từ
đây cũng nảy sinh những điểm hạn chế vì có một số vấn đề tác giả còn cực đoan, khi lý giải
theo quan điểm tư tưởng chính trị mà chưa chú trọng đến tính khoa học văn chương. Những
hạn chế đó là điều tất yếu, nhưng mặt thành công trong các bài phê bình của ông vẫn là mặt
cơ bản.
Dẫu trong quá trình hoạt động văn học cả trong sáng tác lẫn lý luận - phê bình Vũ
Hạnh gặp nhiều điều rắc rối và nguy hiểm nhưng ông vẫn không chùn bước. Ngược lại,
ngòi bút phê bình của ông ngày càng sắc bén hơn, tính chiến đấu cao hơn. Vì thế, trong phê
bình, ông không tránh né bất cứ nhà văn nào, tác phẩm nào, thể loại nào. Khi đánh giá về
tác phẩm của một số nhà văn được xem là "có giá" ở đô thị miền Nam lúc bấy giờ như Võ
Phiến, Nhật Tiến, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Mạnh Côn, Linh
Bảo, Mặc Thu... Vũ Hạnh cho rằng ở những nhà văn này có những tác phẩm nhiều khi "quá
thiên về sự đẽo gọt hình thức, không cần cốt truyện, dễ đưa đến sự suy tưởng vớ vẩn, hư
không, làm như cuộc đời không có chuyện gì đáng nói nữa"(10). Cho nên, có thể khẳng định
Vũ Hạnh là một trong những gương mặt tiêu biểu không chỉ cho khuynh hướng phê bình
chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít mà còn là gương mặt phê bình tiêu biểu của lý luận -
phê bình văn học ở đô thị miền Nam trước đây cũng như của nền lý luận - phê bình văn học
dân tộc hôm nay. Chính vì thế, khi nhận xét về Vũ Hạnh ở lĩnh vực phê bình văn học, Nhật
Tiến cho rằng: "Trong mấy năm gần đây, Cô Phương Thảo (tức Vũ Hạnh - T.H.A.) gần như
là một cây bút phê bình chuyên nghiệp. Hầu hết các tác phẩm về ngành tiểu thuyết khi ấn
hành, Cô Phương Thảo đều trình bày ý kiến của mình trong các bài điểm sách"(11).
Cùng với Vũ Hạnh, Lữ Phương cũng là một cây bút tiêu biểu của khuynh hướng phê
bình ảnh hưởng quan điểm Mác-xít, trên mặt trận văn hóa văn nghệ. Cũng như các cây bút
lý luận - phê bình thuộc khuynh hướng này, Lữ Phương luôn đấu tranh chống thứ văn nghệ
phi dân tộc, lai căng, thức nhận tinh thần yêu nước và cách mạng trong nhân dân đặc biệt là
tầng lớp trí thức. Chính vì vậy, Lữ Phương đã tuyên chiến với những tác phẩm văn nghệ
phản dân tộc, phản nhân dân, đi ngược lại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc
như phê phán Hồ Hữu Tường qua bài viết Thằng Thuộc con nhà nông (Tin văn số 4, ra
ngày 02/7/1966), vạch rõ sự sa đọa trong tác phẩm Đàn bà đàn ông của Minh Đức Hoài
Trinh; lên án Đêm không cùngcủa Lê Xuyên (Tin văn số 9, 15/10/1967)... Nhưng uy lực
phê bình và tính chiến đấu của ngòi bút Lữ Phương thể hiện rõ hơn ở các bài viết về Vòng
tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng và các tác phẩm Yêu, Sống, Loạn, Tiền, Ghen của Chu
Tử.
Bài viết của Lữ Phương về Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng (Tin văn số
17/1967) là bài viết mang tính tổng kết về cuộc tranh luận khá sôi nổi xung quanh cuốn
sách này để giúp người đọc có cơ sở tiếp nhận một tác phẩm mà "lời khen không thấy đâu
thì lời chê thật là nhiều", một cuốn sách theo Lữ Phương nó được xem "như một liều thuốc
độc"(12) trong văn học đô thị miền Nam đã gây không ít tác hại đối với tuổi trẻ học đường
lúc bấy giờ.
Khi bàn về Chu Tử với các tác phẩm Sống, Tiền, Yêu, Ghen, Loạn, vốn là những
cuốn sách được coi là hiện tượng "best sell" trong thị trường sách miền Nam những năm
sáu mươi, Lữ Phương đã khẳng định đó là những cuốn sách không có giá trị vì "là một
món hàng, cho nên nó không thể nào tách khỏi cái yếu tố cơ bản đã làm nên giá trị tiêu
thụ của nó là sự quảng cáo rùm beng"(13). Từ đó, Lữ Phương cũng chỉ ra cho người đọc
thấy cái gọi là "nghệ thuật Lance", vốn là một hiện tượng phổ biến trong đời sống lý luận
- phê bình văn học ở đô thị miền Nam lúc bấy giờ. Nhưng không dừng ở đó, với lập luận
sắc bén, trên quan điểm bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, Lữ
Phương không những chỉ ra tính chất "hàng hóa" của tác phẩm Chu Tử mà còn phân tích
để làm rõ bản chất đồi trụy và sa đọa trong nội dung tác phẩm của Chu Tử.
Với những bài phê bình này, Lữ Phương đã chứng tỏ một bút lực mạnh mẽ, sắc sảo,
có tính chiến đấu cao, thể hiện một quan điểm lập trường tư tưởng vững vàng, không mơ
hồ, ảo tưởng, không thỏa hiệp với hiện tượng văn học phi dân tộc, phi đạo đức, phi nhân
bản. Bên cạnh đó, Lữ Phương còn thức nhận lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc cho
nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức ở đô thị miền Nam. Chẳng hạn ở bài viết Dương
Nghiễm Mậu - hòn đá trở lại làm người (Tin văn số 12 -30/11/1966), trên cơ sở phân tích
thế giới nhân vật trong tác phẩm Dương Nghiễm Mậu, Lữ Phương đã chỉ ra đó là "thế giới
của những người trẻ tuổi- những người trẻ tuổi không có tuổi trẻ. Ở đây vắng hẳn những nụ
cười, những tiếng hát: chỉ có những dằn vặt buồn phiền"(14). Theo Lữ Phương, đó là thế giới
đầy ắp những hoài nghi, những thất vọng, những nổi loạn, những cô đơn và không hề có
lịch sử, không có gia đình, không có cả quê hương. Lữ Phương chỉ ra rằng: "Chối bỏ giống
nòi và lịch sử để chui vào cái vỏ cá nhân mà nuôi ảo tưởng cho mình, điều này không có gì
khó hiểu; nhưng chối bỏ lịch sử và giống nòi để làm cách mạng thì không có gì cuồng vọng
cho bằng!"(15). Do đó: "con đường thoát duy nhứt cho họ, cho các thanh niên đô thị ngày
nay là trở về với dân tộc mình để từ bỏ những mộng mị lỗi thời; Đó là con đường vinh
quang - và chỉ có đó mới là con đường vinh quang mà thôi"(16). Còn khi phê bình Lược khảo
văn học II của Nguyễn Văn Trung, trên cơ sở phân tích quan niệm về sứ mệnh nhà văn
được trình bày trong tác phẩm, Lữ Phương cho rằng quan niệm của Nguyễn Văn Trung về
sứ mệnh nhà văn trongLược Khảo văn học II đã có một bước tiến bộ rõ rệt, ta không còn
thấy "tác giả giao cho nhà văn cái sứ mệnh "nhìn đời như một bi kịch" (...). Cũng không còn
thấy tác giả hăng hái tách rời văn chương khỏi luân lý như độ nào nữa, nhưng lại nghe thấy
luận cứ thiết tha và mạnh mẽ của tác giả thúc đẩy văn chương nhập thế chống đối cường
quyền bạo lực hướng về xây dựng công bằng dân chủ cho đông đảo những con người bị áp
chế từ lâu"(17).
Ngoài những bài viết trên, Lữ Phương còn có tác phẩm Mấy vấn đề văn nghệ trong
đó bàn đến những vấn đề lý luận - phê bình văn học như: Văn chương tiêu thụ, Hiện tượng
thoát li thực tại trong chín năm văn học Ngô triều, Vấn đề văn hóa dân tộc, Một ý kiến về
vấn đề phê bình, Văn nghệ tiền chiến. Đặc biệt, ở bài viết Một ý kiến về vấn đề phê bình,
trên cơ sở phân tích tình hình thực tế của phê bình văn học ở đô thị miền Nam, Lữ Phương
đã phê phán xu hướng phê bình quảng cáo, lối kể lể vụn vặt hay cắt xén tác phẩm "để quảng
diễn một số tư tưởng mờ mịt triết lý hiện sinh của Tây phương mà họ chưa tiêu hóa kịp"(18).
Từ đó, tác giả trình bày quan điểm phê bình của mình là gắn việc phê bình tác phẩm với đời
sống xã hội, xét tác phẩm trong mối tương quan với toàn thể vì "nhìn sự vật trong các mối
tương quan ta có thể cho rằng tác phẩm văn học, dù cách thể hiện của nó là cái "đẹp", nó
cũng chỉ là một thành phần, một phương tiện của cái toàn khối sinh hoạt, vừa có thể nâng
cao sinh hoạt, vừa có thể hạ thấp sinh hoạt, tùy theo sự xử liệu của những đoàn thể người
nhất định"(19). Mặt khác, Lữ Phương cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa văn học với các yếu tố
có liên quan như chính trị, triết học. Ông cho rằng: "Nghệ thuật không phải là chính trị và
triết lý, vì nghệ thuật chuyển gửi tới người hưởng ngoạn hình tượng mĩ cảm, chứ không
phải là những khái niệm có hệ thống; phê bình văn học, do đó không thể lấy những hệ
thống tư tưởng có sẵn để đánh giá tác phẩm. Nhưng căn cứ vào đó rồi phủ nhận sự thẩm
định tư tưởng, hoặc quan điểm của tác giả thì không thể chấp nhận được; vì dù muốn hay
không tác phẩm nào cũng bao gồm một thái độ về đời, một kinh nghiệm về nhân sinh"(20).
Ta thấy dấu ấn của phê bình xã hội học Mác-xít đã thể hiện rõ trong quan điểm phê bình
văn học của Lữ Phương.
Khác với Vũ Hạnh và Lữ Phương, vốn là một giáo sư triết học, Nguyễn Trọng Văn
đến với khuynh hướng lý luận - phê bình văn học Mác-xít bằng những bài viết thể hiện rõ
tư duy của người nghiên cứu triết học.