Vì sao teen tuột dốc khi vào lớp 10

Ở cấp dưới,các bạn không cần đọc bài trước mà lên lớp chỉ cần nghe thầy cô giảng sơ qua là hiểu. Chính vìmang tư tưởng đó mà khi lên lớp 10, những bài học mang nặng tính tư duy, thầy cô dạy theo phương pháp tự học, nghĩa là thầy cô chỉ giảng sơ và hướng dẫn cách học cho các bạn, thì các bạn lại không hiểu gì."Khi cầm cuốn Lí nâng cao 10 lên thì hết muốn đọc,nó dày như cuốn từ điển, liếc mắt qua là đủ biết không hiểu rồi, đọc chi cho mệt xác", V than vãn. Nhưng, chỉ cần các bạn chịu khó kiên nhẫn đọc qua ít nhất 3 lần,thì dần dần các thắc mắc sẽ hiểu và nắm vững khoảng 50%, cộng thêm lời giảng của thầy cô thì kiến thức của các bạn đã gói gọn trong lòng bàn tay rồi

pdf4 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vì sao teen tuột dốc khi vào lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì sao teen tuột dốc khi vào lớp 10? Ai lên lớp 10 cũng vậy mà, đành chấp nhận số phận vậy". Nhưng theo tôi, không phải "ai cũng vậy" và khó ai "chấp nhận" kết quả học tập ngày một xấu đi của mình. Phải chăng các bạn không hiểu,hay không muốn hiểu một sự thật là, các bạn bị tuột dốc là do các bạn không có phương pháp học tập khoa học, chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau: Không đọc bài trước ở nhà Ở cấp dưới,các bạn không cần đọc bài trước mà lên lớp chỉ cần nghe thầy cô giảng sơ qua là hiểu. Chính vì mang tư tưởng đó mà khi lên lớp 10, những bài học mang nặng tính tư duy, thầy cô dạy theo phương pháp tự học, nghĩa là thầy cô chỉ giảng sơ và hướng dẫn cách học cho các bạn, thì các bạn lại không hiểu gì."Khi cầm cuốn Lí nâng cao 10 lên thì hết muốn đọc,nó dày như cuốn từ điển, liếc mắt qua là đủ biết không hiểu rồi, đọc chi cho mệt xác", V than vãn. Nhưng, chỉ cần các bạn chịu khó kiên nhẫn đọc qua ít nhất 3 lần,thì dần dần các thắc mắc sẽ hiểu và nắm vững khoảng 50%, cộng thêm lời giảng của thầy cô thì kiến thức của các bạn đã gói gọn trong lòng bàn tay rồi. Không chịu làm bài tập Nhiều teen ỷ lại là thầy cô ít kiểm tập khi lên cấp 3 nên không thèm làm bài tập, chỉ làm đối phó mỗi khi thầy cô kiểm. Nhưng cách học đó không tích cực tí nào, các bạn ạ. Làm bài tập giúp các bạn nhớ lâu công thức, thuộc bài mà không cần học. Làm càng nhiều, bạn càng nhuần nhuyễn. Một núi bài tập thầy cô giao sẽ khiến các bạn rất ngán. Nhưng hãy bắt đầu với những bài tập căn bản và ngắn gọn nhất đi bạn, rồi sau đó mới từ từ nâng lên. Sự hứng thú có được khi giải xong những bài tập căn bản sẽ giúp các bạn làm mê mệt quên giờ giấc trong những bài tập sau. Đừng quá chán nản hoặc căng thẳng mà hãy dẹp những chuyện khác sang một bên, tập trung ngồi vào bàn. Sau khi hoàn thành, bạn hãy so sánh với đáp án để rút ra kinh nghiệm cho mình. Kết quả học tập của bạn sẽ từ 0% lên đến 70% sau một thời gian khổ luyện. Chép sách giải M là một học sinh giỏi nhiều năm liền,nhưng khi lên lớp 10, kiến thức có phần khó hơn một chút thì M lại sợ làm bài tập bởi bạn ấy không biết áp dụng.Thế là, sẵn có sách tham khảo, M hì hụi chép mà không biết hiểu hay không."Dù không hiểu nhưng cũng phải chép, vì thầy cho làm bài tập nhiều quá, tui làm không xuể, bức quá nên mới chép vậy thôi". Một số bạn còn lợi dụng các sách giáo khoa nâng cao như Toán 10, Lí 10 có sẵn đáp án ở trang cuối, nên cứ thế mà ghi ghi chép chép. Đây là điều cấm kị nhất đấy bạn. Nếu bạn chép mà bạn không hiểu thì sự mù tịt ấy cứ to dần cho đến khi bạn nhận ra hậu quả thì đã quá muộn. Cách tốt hơn hết là bạn nên xem cách giải ở sách tham khảo, sau đó gấp lại và tự làm lấy. Nếu bạn có thể tự làm được thì coi như bạn đã hiểu được nửa phần. Đừng chép một cách máy móc vì đó là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong học tập của bạn. .Học thêm tràn lan "Lớp 10 phải đi học thêm thôi, không học chắc ở lại lớp quá!" Chính vì mang tư tưởng đó mà hơn 90% dân teen chúng ta đều đi học thêm dù có một vài người vẫn hiểu bài trên lớp một cách trôi chảy. Một số bạn đi học bởi vì...theo phong trào, "người khác đi học thì mình cũng đi". Các bạn không biết rằng chính vì học thêm ở những nơi kém chất lượng là nguyên nhân khiến các bạn tiền mất tật mang. Bởi khi học thêm, thầy cô cũng chỉ cho các bạn làm bài tập và giảng trước bài. Thay vì như vậy, thời gian "cày" thêm đó để các bạn ngồi ở một nơi lí tưởng ở nhà để tự ôn bài thì có tốt hơn không. Chưa kể những trung tâm kém chất lượng, mở ra để thu tiền là chính, các bạn học không những không nắm được kiến thức căn bản mà còn không có thời gian học bài, làm bài mà thầy cô giao cho. U kể:"Tui học thêm 3 môn, lịch học dày đặc khiến tui không còn thời gian nghỉ ngơi nói chi là giải trí. Mà nói thật nhé, học cho có vậy chứ cũng không biết được gì nhiều. Vô lớp, thầy cô cứ cho làm bài tập với bài tập rồi chép đáp án ra một cách máy móc. Tiến bộ chả thấy, chỉ thấy tui vừa ăn hai con 0 liên tiếp do không làm bài ở nhà. Tui đâu muốn vậy, nhưng học nhiều quá rồi, chẳng còn hơi sức đâu mà ngồi vào bàn nữa. Người chứ đâu phải thần thánh"_M nói một cách khổ sở... Sao các bạn không nghĩ đến những teen như chúng ta nhưng có hoàn cảnh rất khó khăn, thế mà họ vẫn học giỏi và đậu Đại học? Sao bạn không nghĩ đến những người không biết "học thêm" là gì lại luôn được giải cao trong các kì thi quốc tế? Học thêm không phải là cách tối ưu nhất để cải thiện tình trạng học tập đâu bạn. Thụ động Lên cấp 3, tự nhiên một số teen chúng ta lại...ngại phát biểu. "Phát biểu sợ sai lắm, mà sai thì bị chê cười, quê chết đi được. Với lại, mình không dám gây sự chú ý đâu, mắc công bị nói là chảnh(???)"_T nói. Thật sự các bạn đã nghĩ sai mục đích của việc tích cực phát biểu rồi. Phát biểu sẽ giúp các bạn rút ra ưu, khuyết điểm trong học tập và nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Không phải ai phát biểu đầu bị coi là "chảnh" đâu, mọi người còn khâm phục và ngưỡng mộ bạn nữa đó. Còn nếu bạn trả lời không trôi chảy thì cũng không có gì nghiêm trọng, bởi bạn đã hơn mọi người trong lớp ở sự can đảm và tự tin rồi. Phát biểu sẽ giúp các bạn hứng thú với bài học trên lớp hơn đấy! Không tin, cứ thử xung phong lên trả bàn hoặc giải những bài tập hóc búa thử xem. Bạn bè sẽ phục bạn sát đất và hiển nhiên, bạn có hứng để nỗ lực hơn nữa cho những buổi học kế tiếp.
Tài liệu liên quan