Việc bảo tồn và phát triển tập tục cưới hỏi của người Quảng Đông ở thành phố Hồ Chí Minh

1. Lời mở đầu Các phong tục tập quán truyền thống là kết tinh của di sản văn hoá, đồng thời là manh mối quan trọng để chúng ta tìm về cội nguồn xa xôi của dân tộc mình. Vì thế, việc bảo tồn và phát triển tập tục truyền thống là một công tác vô cùng quan trọng đối với mỗi cộng đồng dân cư. Người Hoa sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh được xem là nhóm cộng đồng có đời sống văn hoá tinh thần vô cùng phong phú, các tập tục nghi lễ truyền thống của họ cũng hết sức đa dạng và phức tạp. Tìm hiểu các di sản văn hoá truyền thống của người Hoa, đặc biệt không thể bỏ qua nhóm người Quảng Đông, vì đây là quần thể có dân số và sức ảnh hưởng lớn nhất trong cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mà trong đó, nét đẹp truyền thống trong các tập tục cưới hỏi của họ là một điểm sáng nổi bật. Theo quan niệm của người xưa, để có một cuộc hôn nhân mỹ mãn, người ta phải nhất nhất tuân theo các khâu nghi lễ tuy phức tạp nhưng lại tràn đầy ý nghĩa nhân văn. Thế nhưng, trong nhịp bước phát triển hiện đại ngày nay, do tác động của nhiều nhân tố, không chỉ riêng những lễ tục rườm rà cổ hủ, mà ngay cả một số thuần phong mỹ tục cũng dần dần bị phai nhạt hoá hoặc thậm chí biến mất. Đây là điều đáng quan tâm của cộng đồng người Hoa nói chung, người Quảng Đông nói riêng và cũng là lý do tôi chọn đề tài này.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việc bảo tồn và phát triển tập tục cưới hỏi của người Quảng Đông ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2009– 2010 35 VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TẬP TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI QUẢNG ĐÔNG Ở TPHCM Trần Thục Bình (SV năm 4, Khoa Tiếng Trung) GVHD: TS.Hồ Minh Quang 1. Lời mở đầu Các phong tục tập quán truyền thống là kết tinh của di sản văn hoá, đồng thời là manh mối quan trọng để chúng ta tìm về cội nguồn xa xôi của dân tộc mình. Vì thế, việc bảo tồn và phát triển tập tục truyền thống là một công tác vô cùng quan trọng đối với mỗi cộng đồng dân cư. Người Hoa sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh được xem là nhóm cộng đồng có đời sống văn hoá tinh thần vô cùng phong phú, các tập tục nghi lễ truyền thống của họ cũng hết sức đa dạng và phức tạp. Tìm hiểu các di sản văn hoá truyền thống của người Hoa, đặc biệt không thể bỏ qua nhóm người Quảng Đông, vì đây là quần thể có dân số và sức ảnh hưởng lớn nhất trong cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mà trong đó, nét đẹp truyền thống trong các tập tục cưới hỏi của họ là một điểm sáng nổi bật. Theo quan niệm của người xưa, để có một cuộc hôn nhân mỹ mãn, người ta phải nhất nhất tuân theo các khâu nghi lễ tuy phức tạp nhưng lại tràn đầy ý nghĩa nhân văn. Thế nhưng, trong nhịp bước phát triển hiện đại ngày nay, do tác động của nhiều nhân tố, không chỉ riêng những lễ tục rườm rà cổ hủ, mà ngay cả một số thuần phong mỹ tục cũng dần dần bị phai nhạt hoá hoặc thậm chí biến mất. Đây là điều đáng quan tâm của cộng đồng người Hoa nói chung, người Quảng Đông nói riêng và cũng là lý do tôi chọn đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng việc bảo tồn và phát triển các tập tục cưới hỏi của người Quảng Đông tại địa bàn thành phố để nhận thức đúng đắn về ý thức bảo tồn văn hoá dân tộc của nhóm người này, nhằm góp phần gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc Hoa tại Việt Nam. 3. Nội dung nghiên cứu Giới thiệu chung về các tập tục hôn lễ của người Quảng Đông tại TPHCM. Thông qua số liệu khảo sát xã hội thực tế, phản ánh lên thực trạng và ý thức bảo tồn đồng thời nêu lên bước phát triển của các tập tục cưới hỏi của nhóm người này. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 36 3.1. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này chủ yếu áp dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau:  Phương pháp tổng hợp tư liệu: Tổng hợp tư liệu trên sách tham khảo và mạng Internet, sau đó tiến hành phân tích, quy nạp để tìm hiểu những thông tin liên quan đến cộng đồng người Hoa.  Đi sâu theo hướng khảo sát xã hội học:  Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số người Quảng Đông sinh sống tại TPHCM, đặc biệt là những người lớn tuổi có kinh nghiệm trong việc cưới hỏi.  Phương pháp tiếp cận: Đã tham gia 7 lễ cưới của người Quảng Đông tại TPHCM, quan sát các nghi thức tiến hành hôn lễ, chú trọng các nghi lễ tại tư gia. Tiến hành chụp hình và quay phim khi cần thiết.  Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: phát ra 90 phiếu khảo sát, đối tượng khảo sát là người Quảng Đông đã kết hôn từ năm 1950 đến nay, căn cứ số liệu khảo sát thống kê ra tỷ lệ thực hiện các tập tục cưới hỏi truyền thống trong hôn lễ của 90 đối tượng nêu trên, đồng thời phân chia tỷ lệ theo các mốc thời gian để thấy được quá trình diễn biến của thực trạng việc bảo tồn và phát triển các tập tục cưới hỏi của nhóm cộng đồng này. 3.2. Ý nghĩa của đề tài Đề tài sẽ cung cấp những tư liệu cần thiết về vấn đề bảo tồn và phát triển các tập tục cưới xin của người Quảng Đông ở TPHCM, là kênh tư vấn trong công tác bảo tồn và phát triển văn hoá người Hoa tại TPHCM và cả trên địa bàn toàn quốc đồng thời là những thông tin cần thiết trong việc tìm hiểu nghiên cứu đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân cư quan trọng này. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Tập tục cưới hỏi của người Quảng Đông ở TPHCM Hôn lễ của người Quảng Đông tại TPHCM một mặt chịu ảnh hưởng của các nghi lễ cưới hỏi truyền thống Trung Hoa, mặt khác cũng tự mang cho mình những nét đặc sắc rất riêng được đúc kết từ trong khoảng thời gian lâu đời mà họ sinh sống trên mảnh đất này. Theo tục lệ truyền thống, hôn lễ phải tiến hành lần lượt theo sáu bước, tức “Lục lễ”, thứ tự như sau: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp chưng, thỉnh kì, thân nghênh. Nhưng trong hôn lễ của người Quảng Đông ngày nay hầu như chỉ tồn tại 4 bước chính: dạm ngõ (nạp thái), coi bói chọn ngày lành giờ tốt (giai đoạn này được coi như giai đoạn kết hợp của 3 lễ: vấn danh, nạp cát và thỉnh kỳ), đám hỏi (nạp chưng) và lễ cưới (thân nghênh). Năm học 2009– 2010 37 4.1.1. Trước hôn lễ Chạm ngõ Ngày nay, các đôi trai gái quen nhau rồi tìm hiểu đến một giai đoạn nhất định, tự cảm thấy đôi bên đã là của nhau, thông thường sẽ do bên nhà trai chủ động đến nhà gái ngỏ lời hỏi cưới, mà người ta còn gọi đó là “chạm ngõ”, lúc này nếu như nhà gái đồng ý lời hỏi cưới thì đôi bên gia đình sẽ tiến hành bàn bạc về việc chuẩn bị hôn sự, chủ yếu là thương lượng về sính lễ và ước tính số lượng bàn tiệc, sính lễ thông thường sẽ dựa theo yêu cầu của nhà gái mà định, và đương nhiên cũng phải dựa trên nền tảng xem xét tình hình kinh tế của nhà trai. Coi bói chọn ngày lành Bước tiếp theo, đôi bên sẽ mời một người xem bói để xem tuổi cho đôi trai gái sắp cưới cũng như chọn ngày lành giờ tốt để tiến hành lễ hỏi và lễ cưới. Việc chọn ngày lành giờ tốt đối với người Hoa là cực kỳ quan trọng, cho dù không mời thầy bói về xem thì cũng phải chọn ngày tốt theo lịch Tàu hoặc theo sách “Thông thắng” của Trung Quốc. Đám hỏi Sau khi xem bói chọn ngày, đám hỏi thường sẽ được tổ chức vào một ngày lành trước ngày cưới không quá 10 ngày. Lễ vật đàn trai cần mang qua cho đàn gái tương đối nhiều và phức tạp, số lượng cần lấy số chẵn vì họ quan niệm “việc tốt thành đôi”, mỗi sính vật đều mang ý nghĩa cát tường và may mắn riêng. Bánh cưới, heo quay, hải vị, một cặp gà, rượu, trà, trái cây, trầu cau, đôi nến long phụng là những vật không thể thiếu trong đám hỏi của người Quảng Đông. Trong đó bánh cưới thường gồm: bánh long phụng, bánh bông lan, bánh đỏ, bánh vàng, bánh hạnh nhân, bánh da trứng. Ngoài ra, nhà trai còn phải chuẩn bị một hộp đựng trang sức và tiền lễ cho nhà gái. Nhà gái khi nhận được lễ vật không được nhận hết, mỗi mâm quả phải hồi lại một ít cho đàn trai, heo quay thì gửi lại phần đầu và phần đuôi, đặc biệt là trầu cau nhà gái chỉ được nhận 1 trái, tất cả phần còn lại đều phải hồi về nhà trai, ý nghĩa là từ đầu đến đuôi chỉ có duy nhất một lang quân. Riêng phần lễ vật nhà gái chuẩn bị cho đàn trai thường bao gồm: 2 củ sen, 2 trái lựu, quần tây, bóp, dây nịch, bánh chiên phồng, bánh đại phát và bánh xếp ngọt. Dọn của hồi môn Đám hỏi hoàn tất thì hôn sự xem như đinh đã đóng cột, đôi bên không được chối từ. Trước ngày thành hôn, người con gái còn phải dọn đồ đạc vật dụng sang nhà trai, mà người Hoa thường gọi là “dọn của hồi môn”. Trong các vật dụng cần Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 38 mang sang nhà trai, cái bô đỏ là vật không thể thiếu, bô tượng trưng cho “thùng con cháu” của thời xưa, cũng có nghĩa mong muốn con cháu đầy đàn. Dán chữ hỷ, câu đối và chăn hỷ Giai đoạn trước ngày cưới cũng có nhiều công tác cần chuẩn bị. Nhà trai nhà gái tiến hành dọn dẹp trang trí nhà cửa, dán chữ song hỷ và câu đối, nhiều người mê tín dị đoan còn dán một đôi nĩa giấy màu đỏ chỉa ra ngoài để trừ tà đuổi quỷ, riêng đối với nhà trai còn phải treo lên tường những tấm “chăn hỷ đỏ” do họ hàng tặng cho. Đêm trước ngày cưới, hai họ nhà trai nhà gái thường tổ chức riêng họp mặt bạn bè họ hàng, cùng nhau chung vui để nói lời tạm biệt với ngày cuối độc thân. Đêm ấy cũng chính là lúc nhiều tập tục nghi lễ quan trọng sẽ diễn ra. An sàng Trước tiên là tục “an sàng”, tức dọn dẹp bố trí giường tân hôn, người tiến hành nghi thức theo đúng nghĩa phải là người phúc hậu con cháu đầy đàn. Ngày nay, khâu này đa phần do bố mẹ chú rể đảm nhiệm, đương nhiên nếu họ là những người tốt số thì vẫn được xem là hội đủ điều kiện đảm nhận vai trò này. Chải đầu Khi giờ lành đến, sẽ tiến hành “chải đầu”. Trước khi chải đầu theo tục lệ truyền thống phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước nấu lá bưởi để xả hết những gì xui xẻo, rồi thay quần áo giầy dép mới để tiến hành. Tuy nhiên ngày nay việc tắm nước lá bưởi đã trở nên ít thấy, đa phần chỉ tắm bằng nước thường mà thôi. Người phụ trách chải đầu cho cô dâu chú rể cũng phải là người phúc hậu, thông thường sẽ chải 3 chải: “một chải chải tới đuôi, hai chải răng long đầu bạc, ba chải con cháu đầy đàn”. Chải đầu đánh dấu một bước ngoặc mới của đời người, đồng thời ẩn chứa những nguyện vọng tốt đẹp của bố mẹ dành cho con cái nên rất được sự yêu thích của mọi người. Ba chải hoàn tất, họ cùng quây quần với gia đình bạn bè ăn bánh trôi nước, tục chải đầu tới đây mới được xem như hoàn thành. Ngày xưa, người con gái thường ít được trang điểm nên trước khi xuất giá cần phải cạo sạch lông mặt để có một gương mặt sáng sủa và trang điểm dễ hơn, cạo lông mặt từ đó trở thành một tục lệ bất thành văn trước ngày cưới, nhưng ngày nay nhiều chị em phụ nữ có thói quen trang điểm, lông mặt ít, việc cạo lông mặt trước ngày cưới cũng trở nên không cần thiết nữa. Tục khóc Theo tục xưa, cô dâu đợi xuất giá còn có tục khóc lóc mà người ta cho rằng “càng khóc càng phát”, tức càng khóc thì nhà gái sẽ càng tốt, nếu không thể tự khóc thì bằng mọi cách phải khiến cô dâu khóc. Trong xã hội hiện đại ngày nay, Năm học 2009– 2010 39 việc khóc lóc thảm thiết như vậy đã không còn nữa, nếu có chăng cũng chỉ là vì xúc động khi nhìn lại công lao dưỡng dục của cha mẹ trong quá khứ khi sắp bước vào một giai đoạn trọng đại mới của cuộc đời hoặc đơn giản là vui sướng quá đỗi kìm không được cảm xúc nên khóc mà thôi, nếu như nói phải bắt buộc cô dâu khóc thì chắc chắn là điều không thể nào nữa rồi. 4.1.2. Hôn lễ Thân nghênh (rước dâu) Trong ngày cưới, bố chủ rể sẽ mặc cho chú rể chiếc áo vest khoác và cài hoa lên áo, còn mẹ chú rể thì tận tay trao cho con trai đoá hoa cưới tươi thắm. Trước khi lên đường rước dâu, bố mẹ đều sẽ cho chú rể lì xì lấy hên, lúc này chú rể phải cúi người cảm tạ. Ở đây cũng có một điểm đáng chú ý là trong đám cưới của người Hoa, bố mẹ đàn trai cũng như đàn gái đều sẽ không tham gia vào quá trình rước dâu, vì họ quan niệm nếu để người lớn tuổi đích thân đi rước về, cô dâu sẽ bị giảm phúc tổn thọ. Đoàn rước dâu đa phần là họ hàng gần và các bạn nam của chú rể. Trong suốt hôn lễ, cô dâu và chú rể khi ra hoặc vào cửa đều phải chú ý bước qua ngạch cửa, vì đạp phải ngạch cửa không may mắn. Phát lì xì Cũng xin nói thêm, đám cưới người Hoa đặc biệt yêu thích lì xì, đối với họ lì xì là biểu tượng của sự may mắn, vì thế hai nhà trai gái thường không thể bỏ qua giai đoạn phát lì xì cho những người khách đến tham dự lễ cưới. Khi rước dâu, người Quảng thường thích đi đường vòng, đường đi đường về không giống nhau, có thể đi đây đó chụp hình rồi mới về nhà trai, nghe đâu như thế có thể giúp cho nhà trai chuyển vận gặp may. Khi xe cưới đến nhà gái, em trai hoặc không có em trai thì em họ cô dâu sẽ giúp chú rể mở cửa xe, sau đó dâng trà cho chú rể, chú rể uống xong trà thì cho em vợ lì xì, thông thường thì trước lễ cưới chú rể còn phải mua tặng cho em trai cô dâu một đôi giày mới nữa. Trước đây, đám cưới của người Hoa truyền thống cần phải mời bà mai về giúp đỡ và chỉ bảo các lễ nghi phép tắc, nhưng về sau này trong địa bàn thành phố lại dấy lên phong trào thợ quay phim kiêm cả vai trò của bà mai, vừa quay phim vừa làm tổng đạo diễn cho cả hôn lễ, tất nhiên bao lì xì dành cho người này cũng phải dày hơn so với những người khác. Chặn cửa Nghe tin đoàn rước dâu đến nơi, chị em bạn bè bên đàn gái liền đóng chặt cửa, thậm chí khoá chốt cẩn thận đồng thời cử một số người nữ đứng ngoài cửa “tác chiến”, họ sẽ nghĩ ra đủ trò để chọc phá làm khó chú rể, nào là yêu cầu hát Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 40 tình ca, uống nước, ăn bánh, ăn chuối, cầm bình sữa uống, thậm chí là hít đất Lúc này chú rể có thể yêu cầu sự “viện trợ” của các bạn nam trong đoàn. Làm khó vẫn chưa đủ, họ còn phải yêu cầu chú rể cho lì xì, đôi bên trả giá qua lại cho đến khi đàn gái cảm thấy vừa lòng mới chịu mở cửa. Tiền lì xì thường lấy con số 9 (trường cửu) hoặc 8 (phát tài) và được chia đều cho chị em phụ nữ tham gia chặn cửa. Sau khi vào được cửa, chú rể sẽ cùng cô dâu cúng bái thần phật tổ tiên rồi tiến hành dâng trà và mời bố mẹ họ hàng gần ăn “hỷ quả” (các loại mứt quả mang ý nghĩa may mắn: hạt sen, táo đỏ, mứt gừng, mứt dừa, hạt dưa,), họ sẽ mừng lại cho cặp đôi tân hôn bằng lì xì hoặc trang sức. Cầm dù tung gạo và chui quần anh trai Ngày nay, tục đút cô dâu ăn cơm đùi gà trước khi xuất giá và cõng cô dâu ra cửa gần như biến mất. Tuy nhiên, việc mời một người phúc hậu cầm dù che cho cô dâu và một người khác đi theo sau tung gạo thì vẫn còn là cảnh tượng thường thấy trong hôn lễ người Hoa hiện nay. Ngoài ra, nếu cô dâu hoặc chú rể đám cưới trước hơn người anh trai của mình, mà người Quảng Đông gọi là: “leo qua đầu”, thì khi ra hoặc vào cửa đôi vợ chồng mới cần phải bước qua chiếc quần của người anh trai được treo trên cửa chính. Hiện giờ, có người cảm thấy mất thẩm mỹ nên treo quần trên cửa phòng riêng, cũng có người không thích rườm rà bèn dùng cách tặng quần mới cho anh trai để thay thế. Khi cô dâu đến nhà trai, đúng ra còn phải bước qua thau lửa để tẩy sạch ô uế và xui xẻo trước khi vào nhà chồng, hiện khâu này cũng đã trở nên hiếm thấy. Sau đó, cô dâu thường sẽ thay bộ đầm long phụng truyền thống màu đỏ để cử hành nghi lễ. Dâng trà nàng dâu, mời ăn hỷ quả Khi vào phòng tân hôn, hai người sẽ đút nhau ăn bánh trôi nước cầu hôn nhân mỹ mãn hoặc ăn chè hạt sen cầu con, cũng có người mong “sớm sinh quý tử”, cố tình cho trẻ con lên giường chơi đùa chạy nhảy một hồi hoặc thậm chí cho trẻ tiểu lên giường và lấy đồ hứng lại, đương nhiên tỷ lệ tiểu lên giường là rất hiếm và hiện nay đã hoàn toàn biến mất. Các nghi lễ cúng bái thần thánh tổ tiên cũng như việc dâng trà và mời cha me họ hàng gần ăn “hỷ quả” được tiến hành tương tự như bên nhà gái, và được xem là các bước quan trọng nhất trong hôn lễ của người Hoa. Sau khi bố mẹ chồng uống xong ly trà nàng dâu, cô dâu mới chính thức được xem là một thành viên trong gia đình nhà trai. Tiệc rượu Hoàn thành các nghi lễ trên coi như lễ cưới được tiến hành hơn phân nửa, phần còn lại cũng không kém quan trọng chính là buổi tiệc rượu mừng thường được tổ chức vào buổi tối tại nhà hàng. Mở đầu tiệc rượu, gia đình hai họ sẽ tiến Năm học 2009– 2010 41 lên sân khấu ra mắt khách mời, đôi vợ chồng mới rót rượu sâm banh mời bố mẹ hai nhà, sau đó quàng tay nhau cùng uống “rượu giao bôi”, rồi cùng cắt bánh kem cưới. Trong bữa tiệc, cô dâu chú rể cần phải đi đến từng bàn tiệc một để kính rượu khách mời và tiếp nhận lời chúc từ họ. Hôn lễ được chính thức khép lại khi tiệc cưới kết thúc. 4.1.3. Sau hôn lễ Sau lễ cưới, tục “Náo động phòng”, tức phá cô dâu hầu như đã không còn nữa; tục “tam triều hồi môn”, tức cô dâu ba ngày sau đám cưới cùng chồng về thăm bố mẹ thì vẫn được phổ biến rộng rãi, tuy nhiên hiện nay hồi môn thường được tiến hành ngay trong ngày cưới, vào buổi chiều sau khi các nghi lễ ở nhà trai hoàn tất. Xưa kia, lúc hồi môn thường mang theo nhiều lễ vật, lễ vật càng nhiều càng cho thấy con gái được nhà chồng cưng chiều, nay lễ vật thường là 2 cây mía dài, tượng trưng cho hôn nhân ngọt ngào và bánh cưới mà nhà trai còn dư lại. Tóm lại, tập tục hôn lễ của người Quảng Đông vô cùng phong phú đa dạng, mang đậm màu sắc truyền thống Trung Hoa. 4.2. Vấn đề bảo tồn và phát triển 4.2.1. Bảo tồn Cho đến nay, nhìn chung người Quảng Đông vẫn rất xem trọng các tập tục cưới hỏi truyền thống của mình, đặc biệt là các nghi thức mang tính chúc phúc, cầu may và cầu con. Cứ liệu khảo sát cho thấy: tỷ lệ thực hiện các tập tục cao trên 90% gồm các khâu: đám hỏi, đàn trai đàn gái lì xì cho khách tham dự, tam triều hồi môn; trên 80% là các tục: coi bói chọn ngày lành, bố trí giường tân hôn, chải đầu, cầm dù tung gạo; từ 70% trở lên bao gồm: ăn bánh trôi nước, mời trưởng bối ăn “hỷ quả”, chặn cửa, rước dâu đường đi đường về khác nhau, cô dâu mặc đầm long phụng khi dâng trà. Theo thực tế tham gia lễ cưới của người Quảng Đông cũng cho thấy, các tục có tỷ lệ khảo sát cao nêu trên đều là các khâu thường gặp nhất trong hôn lễ của nhóm người này. Điều này càng chứng minh, những tập tục trên đã được họ kế thừa và gìn giữ tương đối tốt theo thời gian. Riêng các tập tục còn lại có tỷ lệ thấp chính là những bước mà họ đã đơn giản hoá hoặc lược bỏ, được biết nguyên nhân chủ yếu là do các tục ấy đều mang tính chất hoặc rườm rà phức tạp, cổ hủ và không còn phù hợp với thời đại nữa. Bỏ quả các bước trên là điều tất yếu trong tiến trình phát triển của thời đại. Mặt khác, khảo sát cũng nêu ra, mức độ yêu thích các tập tục truyền thống của nhóm người này có biểu hiện giảm dần theo thời gian, điều này phản ánh ý thức bảo tồn của họ cũng sẽ có phần giảm sút, tuy tỉ lệ giảm không đáng kể nhưng đây vẫn là Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 42 vấn đề cần lưu ý trong việc bảo tồn nét đẹp truyền thống dân tộc. Xin hãy tham khảo thêm các bảng biểu và biểu đồ dưới đây để nắm rõ hơn về tình hình bảo tồn cũng như ý thức bảo tồn các tập tục cưới hỏi của người Quảng Đông ở TPHCM: Bảng 1: Tỷ lệ bảo tồn các tập tục cưới hỏi truyền thống của người Quảng Đông ở TPHCM TẬP TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI QUẢNG ĐÔNG Tổng số người khảo sát Số người thực hiện Tỷ lệ bảo tồn Đính hôn 90 31 34 % Coi bói, chọn ngày lành 90 78 87 % Đám hỏi 90 85 94 % Do người phúc hậu, con cháu đầy đàn chủ trì 90 23 26 % Do bố mẹ chú rể chủ trì 90 39 43 % Do người khác chủ trì 90 11 12 % “An sàng", tức bố trí giường tân hôn Không có tiến hành 90 17 19 % Cạo lông mặt 90 30 33 % Khóc trước khi xuất giá 90 8 9 % Tắm nước lá bưởi 90 15 17 % Chải đầu 90 78 87 % Ăn bánh trôi nước 90 71 79 % Tập tục trước hôn lễ Tìm một đứa bé ngủ chung với chú rể trên giường tân hôn 90 8 9 % Khi dâng trà cho bố mẹ chồng, cô dâu thay chiếc đầm long phụng truyền thống màu đỏ. 90 63 70 % Sau khi dâng trà, mời trưởng bối ăn "hỷ quả" (các loại mứt quả mang ý nghĩa may mắn: hạt sen, táo đỏ, mứt gừng, mứt dừa, hạt dưa) 90 67 74 % Cô dâu trước khi xuất giá, được bố mẹ đút ăn cơm đùi gà. 90 8 9 % Nhà gái chặn cửa, pha trò làm khó chú rể và đòi lì xì. 90 69 77 % Năm học 2009– 2010 43 Do bà mai cõng ra cửa lên xe. 90 7 8 % Khi cô dâu ra cửa xuất giá Mời một người phúc hậu con cháu đầy đàn cầm dù che cho cô dâu, người còn lại đi theo sau tung gạo hoặc trà. 90 74 82 % Đàn gái lì xì cho khách đến tham dự 90 83 92 % Đàn trai lì xì cho khách đến tham dự 90 85 94 % Khi rước dâu, lộ trình khứ hồi không giống nhau. 90 67 74 % Khi đến nhà trai, cô dâu phải bước qua chậu lửa. 90 7 8 % Không có "leo qua đầu" 90 28 31 % Lúc ra cửa hoặc vào nhà phải bước qua chiếc quần của người anh được treo trên cửa. 90 17 19 % Tặng chiếc quần mới cho anh trai 90 14 16 % Khi cô dâu hoặc chú rể đám cưới trước anh trai ruột ("leo qua đầu") Không làm gì cả 90 31 34 % Sau khi cúng bái tổ tiên và dâng trà cho trưởng bối, đôi vợ chồng mới lên phòng tân hôn đút nhau ăn chè trôi nước hoặc chè hạt sen 90 31 34 % Cho trẻ con lên giường tân hôn vua chơi, chạy nhảy qua lại trên giường. 90 31 34 % Giẫm giường Cho trẻ con đứng tiểu trên giường, lấy bô hoặc vật hứng lại. 90 1 1 % Cô dâu chú rể vào phòng tân hôn ngồi trên giường để anh chị em họ hàng đẩy hai người lăn qua lăn lại, nhằm mục đích đè nát các loại "hỷ quả" như: hạt sen, đậu phộng... Cầu mong sau này con đàn cháu đống. 90 1 1 % Náo động phòng (phá cô dâu) 90 6 7 % Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 44 Về ngay trong ngày cưới 90 36 40 % Đúng 3 ngày sau về 90 33 37 % Ngày
Tài liệu liên quan