Tóm tắt. Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) không chỉ là nơi đào tạo giáo viên (GV)
mà phải là trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học
sư phạm.
Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử cùng những tư duy và quan niệm của những nhà
quản lí giáo dục chi phối nên việc nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học sư phạm
trong các trường sư phạm nói chung, Trường ĐHSP Hà Nội nói riêng có những thời
kì dài chưa được chú ý. Vì thế những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực này còn khá
khiêm tốn. Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của Việt
Nam, không thể không nói đến việc đổi mới đào tạo GV trong các trường sư phạm.
Muốn có những đổi mới căn bản đó rất cần có những nghiên cứu về khoa học sư
phạm để tìm giải pháp tác động. Bài báo đã điểm lại sự phát triển và những thành
tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục nói chung, khoa học sư phạm nói riêng trong
các trường sư phạm mà chủ yếu là Trường ĐHSP Hà Nội, từ đó nêu lên những định
hướng nghiên cứu cho khoa học sư phạm phát triển.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việc nghiên cứu khoa học sư phạm trong trường đại học sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 221-226
This paper is available online at
VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Phạm Thị Kim Anh
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) không chỉ là nơi đào tạo giáo viên (GV)
mà phải là trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học
sư phạm.
Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử cùng những tư duy và quan niệm của những nhà
quản lí giáo dục chi phối nên việc nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học sư phạm
trong các trường sư phạm nói chung, Trường ĐHSP Hà Nội nói riêng có những thời
kì dài chưa được chú ý. Vì thế những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực này còn khá
khiêm tốn. Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của Việt
Nam, không thể không nói đến việc đổi mới đào tạo GV trong các trường sư phạm.
Muốn có những đổi mới căn bản đó rất cần có những nghiên cứu về khoa học sư
phạm để tìm giải pháp tác động. Bài báo đã điểm lại sự phát triển và những thành
tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục nói chung, khoa học sư phạm nói riêng trong
các trường sư phạm mà chủ yếu là Trường ĐHSP Hà Nội, từ đó nêu lên những định
hướng nghiên cứu cho khoa học sư phạm phát triển.
Từ khóa: Nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học sư phạm, khoa học cơ bản,
Trường ĐHSP Hà Nội.
1. Mở đầu
Ngay từ những năm 1947- 1949 tại Việt Bắc, Giáo sư Hồ Đắc Di đã viết: “Đại học
không chỉ là một trung tâm truyền đạt kiến thức và kĩ thuật mà còn là một trung tâm
nghiên cứu. Trong khoa học, sự tiến bộ gắn liền với sự kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu
và giảng dạy, mà nếu không có điều đó thì chẳng khác gì xây nhà trên cát” [4].
Những dòng chữ đó đã thể hiện rõ tư tưởng về việc xây dựng trường đại học nghiên
cứu. Ở đó không chỉ là nơi giảng dạy kiến thức khoa học mà còn là nơi khoa học tồn tại
và phát triển. Lẽ dĩ nhiên, trường Đại học sư phạm trọng điểm cũng phải là nơi vừa đi đầu
Liên hệ:, e-mail: phamkimanh279@yahoo.com.vn.
221
Phạm Thị Kim Anh
về đào tạo GV vừa là trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa
học sư phạm.
Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử cùng những tư duy và quan niệm của những nhà
quản lí giáo dục chi phối nên việc nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học sư phạm trong
các trường sư phạm có những thời kì dài chưa được chú ý. Vì thế những thành tựu nghiên
cứu về lĩnh vực này còn khá khiêm tốn. Riêng về khoa học sư phạm vẫn còn là một mảng
trống, thiếu những lí luận soi đường để có thể trở thành một chuyên ngành khoa học vững
mạnh. Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của Việt Nam, không
thể không nói đến việc đổi mới đào tạo GV trong các trường sư phạm. Muốn có những
đổi mới căn bản đó rất cần có những nghiên cứu về khoa học sư phạm để tìm giải pháp
tác động.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nhìn lại việc nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học sư phạm trong
trường Đại học Sư phạm
Do tư duy và quan niệm của các nhà quản lí giáo dục: Sư phạm chỉ là nơi đào tạo,
bồi dưỡng GV nên đã có những thời kì việc giảng dạy, đào tạo tách rời với nghiên cứu
khoa học cơ bản, khoa học sư phạm. Việc tổ chức lại hai trường Đại học văn khoa và
Đại học khoa học thành hai trường: Đại học sư phạm và Đại học tổng hợp (1956) với hai
nhiệm vụ chính trị phân biệt, một bên là đào tạo GV, một bên là đào tạo người nghiên cứu
khoa học là một bằng chứng rõ nét cho quan điểm này. Từ đó, trường Đại học sư pham
với nhiệm vụ là đào tạo GV chỉ cần “truyền thụ tốt kiến thức” là đạt yêu cầu. Từ thực tế
này đã nảy sinh những cuộc đấu tranh về quan điểm. Lúc đầu là vấn đề Đại học sư phạm
với nhiệm vụ đào tạo GV có cần nghiên cứu khoa học không? Sau đó là: Đại học sư phạm
nghiên cứu khoa học giáo dục hay khoa học cơ bản? Do lực lượng cán bộ giảng dạy về
khoa học cơ bản mạnh hơn lực lượng cán bộ giảng dạy về khoa học giáo dục nên công tác
nghiên cứu khoa học ở các trường ĐHSP trong suốt thời gian dài vẫn nặng về khoa học cơ
bản. Những nghiên cứu về khoa học giáo dục, khoa học sư phạm hầu như được tập trung
ở Viện khoa học giáo dục.
Đến 1965, ngành GD tách Bộ đại học ra khỏi Bộ giáo dục. Lúc này hệ thống các
trường sư phạm trực thuộc Bộ giáo dục. Việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học
cũng như đưa cán bộ đi đào tạo nghiên cứu sinh của các trường sư phạm gặp không ít khó
khăn và hạn chế nhiều về số lượng. Trong bối cảnh đó, các trường sư phạm phải tìm cách
riêng của mình để vừa thực hiện nhiệm vụ đào tạo vừa làm tốt công tác nghiên cứu khoa
học phục vụ cho công cuộc cải cách giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo.
Bước sang thập kỉ 80 của thế kỉ XX, thực hiện Nghị quyết 37/NQ-TW (20/4/1981)
về chính sách khoa học-kĩ thuật; quyết định 175 CP năm 1981 của Hội đồng Chính phủ
và Nghị định 51 /HĐBT năm (1983) mở rộng chức năng và quyền hạn của các cơ quan
nghiên cứu đã mở ra thời kì phát triển mới cho hoạt động nghiên cứu khoa học của các
222
Việc nghiên cứu khoa học sư phạm trong trường Đại học Sư phạm
trường đại học. Từ đây mỗi trường đại học phải là một cơ sở giảng dạy, đồng thời là một
cơ sở nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của
các trường đại học. Trải qua hơn 20 năm, hoạt động NCKH được các đơn vị đẩy mạnh và
có sự phát triển đáng kể, thể hiện ở số lượng các công trình khoa học được công bố trên
các tạp chí khoa học uy tín quốc tế và trong nước ngày càng tăng, số lượng các văn bằng
chứng chỉ sở hữu trí tuệ được bảo hộ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng hợp
của 34 trường ĐH giai đoạn 2006 - 2009 cho thấy, các trường chỉ có 248 đề tài cấp nhà
nước; 1.823 đề tài cấp bộ; 5.505 đề tài cấp trường. Nghĩa là trong một năm, trung bình
một trường chỉ thực hiện được khoảng 2 đề tài cấp nhà nước, 17 đề tài cấp bộ và 54 đề
tài cấp trường. Đó là chưa kể trong số này còn có nhiều đề tài “cắt dán”, thiếu tầm vóc.
Hiệu trưởng một trường ĐH lớn tại TP.HCM đã thẳng thắn chỉ ra: “Hiện nay rất nhiều
trường ĐH tuyên bố đẩy mạnh NCKH. Tuy nhiên, rất nhiều trường trong số đó chỉ làm
theo phong trào, chạy theo số lượng chứ không hẳn là chất lượng” [2].
Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ 5 năm 2006-2010 và phương
hướng phát triển giai đoạn 2011-2015 của Bộ GD&ĐT (tổ chức ngày 11-6-2011 tại Hà
Nội) đã đánh giá: công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong các trường vẫn còn
nhiều hạn chế. Các công trình được thực hiện một cách riêng lẻ, chưa gắn kết thành hệ
thống ở các trường, cụm trường nên kết quả không có tầm cỡ, trùng lặp và ít có giá trị ứng
dụng trong thực tiễn. Riêng mảng nghiên cứu khoa học giáo dục còn thiếu hụt và lạc hậu,
không có sự gắn kết giữa nghiên cứu và thực tiễn của ngành giáo dục.
Nguyên nhân của thực trạng này thì có nhiều, song nguyên nhân sâu xa nhất là
những sai lầm của các cơ quan quản lí và khuyết điểm của chính những người làm khoa
học. Có thể nói, cơ chế quản lí và bộ máy quản lí có vai trò như người cầm lái con tàu
khoa học. Con tàu đó đi đúng hướng hay chệch hướng, chạy nhanh hay chạy chậm là do
“người cầm lái”. Vì vậy, muốn cho khoa học giáo dục phát triển lành mạnh, đáp ứng đúng
nhu cầu phát triển của đất nước, thì điều quan trọng trước hết cần có cơ chế quản lí và bộ
máy quản lí làm tròn được sứ mệnh của mình là dẫn dắt khoa học đi đúng hướng, thu hút
được nhiều cán bộ vừa có tài vừa có đức tự nguyện gắn bó cả đời mình với nghề nghiệp
mà mình yêu thích.
Để đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học giáo dục nói chung
trong các trường đai học, từ năm 2006, thực hiện Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới
cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Bộ GD&ĐT đã quy
hoạch, xây dựng mạng lưới các viện nghiên cứu mạnh trong các trường đại học, đồng thời
sáp nhập một số đơn vị nghiên cứu khoa học vào các trường đại học để gắn kết chặt chẽ
đào tạo với nghiên cứu khoa học. Từ đây trong một số trường đại học sư phạm như ĐHSP
Hà Nội, ĐHSP TP. HCM đã có Viện nghiên cứu về khoa học giáo dục và khoa học sư
phạm. Kể từ đó đến nay việc nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung, khoa hoc sư phạm
nói riêng đã được chú trọng hơn.
Riêng ở ĐHSP Hà Nội, chỉ tính riêng từ năm 2010 đến 2012, số đề tài nghiên cứu
223
Phạm Thị Kim Anh
các cấp đã minh chứng cho việc phát triển công tác nghiên cứu khoa học. Bảng số liệu
dưới đây cho thấy rõ điều này [3]
Bảng 1. Thống kê đề tài khoa học các cấp giai đoạn 2010 - 2012
Năm Trường
Bộ Nhà nước
Đề tài Chương trình Nhiệm vụ hợptác song phương
Quỹ
NCCB Đề tài độc lập
2010 99 48 1(09 đề tài) 21
2011 95 10 7 1
2012 122 19 1 13
Tổng 316 77 1 41
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm học 2012 - 2013
và phương hướng công tác năm học 2013-2014 của trường ĐHSPHN
Bên cạnh những nghiên cứu về khoa học cơ bản, những nghiên cứu mới về khoa
học sư phạm như: mô hình phát triển trường sư phạm; chuẩn đầu vào, chuẩn tốt nghiệp
cho SV; chuẩn nghề nghiệp GV; đạo đức nhà giáo; mô hình liên kết thực tập sư phạm cho
SV với các trường phổ thông/trường thực hành; đổi mới đào tạo và rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm; phát triển năng lực nghề nghiệp GV thông qua nghiên cứu bài học, đổi mới PPDH
trong các trường sư phạm; nâng cao năng lực cho đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm
lớp, đặc biệt đề tài chương trình với 9 đề tài nhánh đã đi vào nghiên cứu các giải pháp đổi
mới đào tạo GV trong các trường ĐHSP,... Các đề tài này đã thể hiện hướng nghiên cứu
của khoa học sư phạm và đã đóng góp vai trò không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo sư phạm.
Có thể nói, việc nghiên cứu khoa học sư phạm nhằm tìm kiếm các giải pháp tác
động để thay đổi những hạn chế, bất cập của hiện trạng đào tạo sư phạm là thực sự cần
thiết trước bối cảnh hội nhập và đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn giáo dục.. Thông qua
nghiên cứu khoa học sư phạm, những nhà nghiên cứu, giảng viên và cán bộ quản lí còn
được nâng cao về năng lực chuyên môn để áp dụng vào thực tế, góp phần thúc đẩy nâng
cao chất lượng giáo dục.
Nghiên cứu khoa học sư phạm còn có ý nghĩa quan trọng giúp cho trường ĐHSP,
giảng viên, cán bộ quản lí nhìn lại quá trình để tự điều chỉnh phương pháp đào tạo cho
phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, phù hợp với mục tiêu đào tạo theo yêu cầu của
xã hội trong thời kì hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay không ít giảng viên sư phạm thờ ơ với nghiên cứu khoa học giáo
dục, khoa học sư phạm. Theo số liệu tổng hợp từ Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM,
"trong số 512 giảng viên của trường thì chỉ có 173 người đạt định mức lao động NCKH.
Điều đáng nói, trong số 339 giảng viên không đạt định mức thì có tới 306 người số giờ
nghiên cứu khoa học bằng 0, tức không tham gia hoạt động nghiên cứu nào" [2]. Tình
trạng chung ở các trường ĐHSP khác cũng không khả quan hơn, số lượng đề tài nghiên
cứu các cấp đều có xu hướng giảm mạnh, ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học ngày
224
Việc nghiên cứu khoa học sư phạm trong trường Đại học Sư phạm
càng khó khăn và bị cắt giảm. Bởi vậy, việc nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học sư
phạm nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
2.2. Định hướng phát triển
Ở các nước phát triển, ĐH nghiên cứu là cốt lõi của sáng tạo và đổi mới. Các nền
kinh tế mới nổi như Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang nỗ lực xây dựng các ĐH thành trung
tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu hỗ trợ cho nền kinh tế. Ngày nay, ở nhiều nước phát
triển đều có ít nhất một trường đại học nghiên cứu. Bởi họ nhận thấy rằng, phát triển đại
học nghiên cứu là con đường ngắn nhất giúp các trường đại học củng cố tiềm lực khoa
học để bứt phá trong nền khoa học thế giới.
Ở nước ta, Chiến lược giáo dục 2009-2020 đã chỉ rõ: “Tổ chức một số trường đại
học theo hướng nghiên cứu. Đến năm 2010 có 14 trường và đến năm 2020 có khoảng 30
trường đại học theo hướng nghiên cứu cơ bản” [1].
Định hướng đó đã mở ra cho các trường đại học nói chung, đại học sư phạm nói
riêng hướng đi mới. Ngay từ năm 2006, trường ĐHSP Hà Nội đã kiện toàn và phát triển
Viện NCSP thành một trung tâm nghiên cứu về khoa học giáo dục và khoa học sư phạm.
Đây là mô hình phù hợp với sứ mạng của trường đại học sư phạm trọng điểm và xu thế
phát triển của thế giới. Trong những chặng đường đầu tiên của sự phát triển, không tránh
khỏi những trở ngại, khó khăn và non yếu. Bởi vậy, cần lắm một sự hỗ trợ từ các cấp
lãnh đạo để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Viện NCSP trong tương lai. Bộ
GD&ĐT cũng như Trường ĐHSP Hà Nội cần phải có những cơ chế, chính sách phù hợp
để tạo điều kiện cho khoa học sư phạm ngày càng phát triển.
Muốn khoa học sư phạm phát triển vững chắc và có nhiều thành tựu trong nghiên
cứu, các chuyên gia nghiên cứu cần xác định rõ nội hàm của khoa học sư phạm, đối tượng,
nội dung, phạm vi nghiên cứu cũng như các hướng nghiên cứu chính trong tương lai.
Trong hệ thống các đề tài NCKH trong trường sư phạm, cần tập trung và ưu tiên
cho các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học sư phạm và đầu tư kinh phí một cách thỏa đáng để
nâng cao chất lượng nghiên cứu cũng như đưa sản phẩm nghiên cứu đến gần với thực tiễn
của giáo dục. Trước mắt, cần tập trung vào các vấn đề như: Đổi mới đào tạo GV trong
trường sư phạm; Mô hình người GV trong tương lai; các yêu cầu về năng lực sư phạm của
GV đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015.
3. Kết luận
Trường ĐHSP là trường đào tạo nghề dạy học. Bởi thế việc nghiên cứu khoa học sư
phạm đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Sự gắn
kết giữa giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học sư phạm có thể được ví như hai bờ
của con sông. Thiếu một trong hai bờ đó sẽ không tạo ra dòng chảy mạnh mẽ.
Muốn vậy, ĐHSP Hà Nội một mặt phải coi nhà trường phổ thông là thước đo thực
tiễn cơ bản của mình, lấy đó làm gốc để suy nghĩ về mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng GV, mặt
225
Phạm Thị Kim Anh
khác phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học sư phạm, lấy đó làm tiền đề cho sự mọi sự đổi
mới, cải cách sư phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ giáo dục và Đào tạo. Chiến lược giáo dục 2009-2020.
[2] Đăng Nguyên, Hà Ánh, 2012. Vật vờ nghiên cứu khoa học (kì 1). Báo Thanh Niên
Online 4/12/2012.
[3] Trường ĐHSPHN, 2013. Báo cáo tổng kết công tác năm học 2012-2013 và phương
hướng công tác năm học 2013-2014 của trường ĐHSPHN (tài liệu lưu hành nội bộ).
[4] Pierre Dariulat: Bụt chùa nhà không thiêng. Tiasang.com.vn ngày 10.6.2010.
ABSTRACT
Pedagogical science research in universities of education
Universities of Education are teacher training institutions but they are also centers of
basic research, educational science research and pedagogical studies. However, due to his-
torical conditions and the antiquated thinking and conceptions of educational managers,
little attention has been paid to educational science research and pedagogical studies at
universities of education in general and at the Hanoi National University of Education in
particular. For this reason, achievements made in this field are modest indeed. In order to
improve education in Vietnam basically and comprehensively, we must improve teacher
training at our universities of education and teacher training institutions as well. To this
end, pedagogical science research should be conducted to find solutions. In this article the
author reviews developments and achievements in educational science research as well as
in pedagogical studies at universities of education, especially at the Hanoi National Uni-
versity of Education.
226