Tóm tắt. Tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm đã trở nên quen thuộc trong các trường
học ở Việt Nam. Tuy nhiên hình thức tổ chức hoạt động học tập này phần nhiều còn mang
tính hình thức mà chưa phát huy được tính hiệu quả của nó. Thực tế này xuất phát từ nhiều
lí do và một trong những lí do đó gắn liền với việc tạo nhóm. Đây là yếu tố đầu tiên cần
tính đến khi tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm. Yếu tố này tưởng chừng như rất đơn
giản song lại đặt ra cho người giáo viên không ít khó khăn. Nội dung bài báo dưới đây sẽ
làm rõ các cách thức tạo nhóm, số lượng thành viên lí tưởng của nhóm và các yếu tố để
đảm bảo cho nhóm hoạt động có hiệu quả.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việc tạo nhóm trong tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 257-264
This paper is available online at
VIỆC TẠO NHÓM TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM
Trương Thị Thuý
Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm đã trở nên quen thuộc trong các trường
học ở Việt Nam. Tuy nhiên hình thức tổ chức hoạt động học tập này phần nhiều còn mang
tính hình thức mà chưa phát huy được tính hiệu quả của nó. Thực tế này xuất phát từ nhiều
lí do và một trong những lí do đó gắn liền với việc tạo nhóm. Đây là yếu tố đầu tiên cần
tính đến khi tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm. Yếu tố này tưởng chừng như rất đơn
giản song lại đặt ra cho người giáo viên không ít khó khăn. Nội dung bài báo dưới đây sẽ
làm rõ các cách thức tạo nhóm, số lượng thành viên lí tưởng của nhóm và các yếu tố để
đảm bảo cho nhóm hoạt động có hiệu quả.
Từ khóa: Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, cách thức nhóm, kích cỡ nhóm, phân vai
trong nhóm.
1. Mở đầu
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, học nhóm đã được xác định là công cụ chiến lược trong
cải cách giáo dục ở nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Bỉ, Úc, v.v... [3]. Trong
hệ thống trường học ở Việt Nam đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học, hình thức tổ chức hoạt động
học tập này những năm gần đây đã trở nên rất quen thuộc. Về lí thuyết, hình thức này góp phần
giúp học sinh trở nên linh hoạt, chủ động hơn trong học tập và thực sự trở thành nhân tố trung tâm
của quá trình dạy học. Trên thực tế việc áp dụng hình thức tổ chức hoạt động học tập này chưa thật
sự hiệu quả. Đó là đánh giá không chỉ đến từ phía học sinh mà còn đến từ chính bản thân các giáo
viên. Tìm hiểu những nguyên nhân của vấn đề này cũng như những giải pháp cho nó là việc làm
cần thiết. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một bài báo, tác giả chỉ dừng ở việc làm rõ nguyên nhân
gắn với việc tạo nhóm, thành tố tưởng chừng như rất đơn giản này song lại đặt ra không ít vấn đề
cho giáo viên mong muốn áp dụng hiệu quả hình thức tổ chức hoạt động học tập này. Những câu
hỏi thường xuyên được giáo viên đặt ra đó là: Những cách thức nào nhóm học sinh với nhau? Số
lượng thành viên lí tưởng trong một nhóm là bao nhiêu? Và khi bắt đầu tạo nhóm thì làm thế nào
để đảm bảo nhóm hoạt động hiệu quả?
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các cách thức nhóm
Trước tiên cần phải khẳng định, có nhiều cách thức nhóm khác nhau và thay đổi tuỳ theo
loại hoạt động được tổ chức trong lớp học. “Giáo viên có thể áp dụng các cách thức nhóm khác
Liên hệ: Trương Thị Thuý, e-mail: huyhnue.fr@gmail.com
257
Trương Thị Thúy
nhau, chẳng hạn như để học sinh được tự tạo thành các nhóm dựa trên vấn đề mà họ quan tâm
hoặc dựa trên một số yếu tố xã hội (bạn thường chơi, bạn cùng tỉnh, vv) hoặc giáo viên có thể thực
hiện nhóm ngẫu nhiên hoặc tạo nhóm không đồng nhất” [1]. Như vậy có nghĩa là việc nhóm có
thể được thực hiện bởi người học hoặc giáo viên và về cơ bản người ta có thể phân chia thành hai
cách thức tạo nhóm lớn, đó là nhóm theo quan hệ tương đồng và nhóm ngẫu nhiên.
2.1.1. Nhóm theo quan hệ tương đồng
Hình thức nhóm này là việc học sinh có thể tự tạo nhóm dựa trên sự tương đồng về hứng
thú gắn với chủ đề nào đó hoặc sự gần gũi gắn với các yếu tố xã hội (ví dụ là bạn thường chơi, là
bạn cùng tỉnh, v.v...).
Không thể phủ nhận được là đôi khi cần để cho người học tự tạo nhóm theo ý thích nhất
là với những nhiệm vụ yêu cầu họ thể hiện quan điểm, thái độ hay tranh luận về các chủ đề. Tuy
nhiên nhóm do người học tự tạo hoạt động thường kém hiệu quả vì người học thường có xu hướng
chọn người cùng nhóm dựa trên mối quan hệ tình bạn gắn kết giữa họ mà không tính đến các yếu
tố về năng lực, kĩ năng vốn rất cần thiết để đảm bảo cho nhóm hoạt động hiệu quả. Học sinh được
nhóm theo cách này có thể sẽ rất hào hứng tuy nhiên lại hiếm có cơ hội được tương tác với các học
sinh thuộc loại khác. Do đó loại nhóm này thể hiện hạn chế rất lớn đó là chỉ cho học sinh một loại
hình tương tác chủ yếu dựa trên quan hệ tương đồng về tình cảm. Ngoài ra khi giáo viên để học
sinh tự tạo nhóm thì học sinh sẽ có xu hướng hình thành nên các nhóm mà trình độ giữa các thành
viên đó khá đồng đều đặc biệt là sẽ có những nhóm toàn những học sinh khá giỏi không chịu chấp
nhận các học sinh yếu kém. Như vậy mục đích học tập sẽ bị đặt ra sau mục đích thành tích và sẽ
chẳng hề có hoạt động học tập thực sự. Ngoài ra nếu để cho học sinh có thói quen tự nhóm thì một
lúc nào đó giáo viên muốn thực hiện cách tạo nhóm khác sẽ rất khó khăn vì hầu như học sinh sẽ tỏ
thái độ phản kháng và chấp nhận nó một cách miễn cưỡng. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến
sự hiệu quả trong hoạt động của nhóm.
2.1.2. Nhóm ngẫu nhiên
Với cách thức nhóm này thì những cách cụ thể thường gặp đó là: Nhóm với người ngồi gần,
giáo viên tạo nhóm ngẫu nhiên và giáo viên tạo nhóm dựa trên sự không đồng nhất về trình độ là
chủ yếu.
a. Nhóm với người ngồi gần
Hình thức nhóm này là việc giáo viên để cho học sinh tạo nhóm với những bạn ngồi gần ở
trong lớp.
Ưu điểm của cách nhóm này là tất cả các học sinh đều dễ dàng hình thành được nhóm mà
không gặp phải những trở ngại từ các mối quan hệ tương đồng. Ngoài ra giáo viên cũng sẽ rất
nhanh chóng tạo được các nhóm mà vẫn có thể có được sự không đồng nhất về trình độ giữa các
thành viên trong nhóm đồng thời tránh cho việc học sinh di chuyển lộn xộn, ồn ào để tạo nhóm.
Tuy nhiên loại hình nhóm này chỉ nên được áp dụng đối với các hoạt động diễn ra trong thời gian
ngắn nhằm mục đích để học sinh so sánh hoặc kiểm tra kết quả bài tập với nhau, trao đổi thêm
thông tin và hỗ trợ tức thời cho nhau. Chẳng hạn như giáo viên sẽ yêu cầu học sinh thảo luận với
bạn ngồi cạnh để cùng đưa ra lời giải thích. Sau đó giáo viên có thể yêu cầu học sinh đó lắng nghe
lời giải thích của bạn ngồi kề bên.
b. Giáo viên tạo nhóm ngẫu nhiên
Hình thức nhóm này theo đúng như tên gọi của nó là các nhóm được tạo thành hoàn toàn
258
Tạo nhóm trong tổ chức hoạt động học tập theo nhóm
ngẫu nhiên. Chẳng hạn giáo viên có thể sử dụng những lá bài để tạo các nhóm. Sau khi phát ngẫu
nhiên các lá bài cho học sinh, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh ngồi theo các nhóm có các lá bài cơ,
rô, chuồn, bích. Hoặc là giáo viên cũng có thể đưa cho học sinh những mảnh giấy màu để tạo thành
các nhóm gồm các thành viên có cùng màu giấy. . .
Việc thực hiện tạo nhóm ngẫu nhiên sẽ tạo cho học sinh thói quen làm việc với những thành
viên khác nhau giống như trong thực tế khi đi làm thì hiếm khi người ta có cơ hội lựa chọn người
cùng làm. Cách tạo nhóm này do đó tạo cho người học kĩ năng thực tế xã hội như sự khoan dung,
sự tôn trọng và đề cao sự khác biệt. Ngoài ra sẽ không có thành viên nào có cảm giác bị loại bỏ
bởi vì không có ai được lựa chọn bởi người khác mà tất cả đều ngẫu nhiên. Cuối cùng thì cách
nhóm này còn cho phép dễ dàng thay đổi số lượng thành viên trong một nhóm mà vẫn đảm bảo
được tổng số học sinh của lớp học.
Cách nhóm này sẽ rất hiệu quả vào thời gian đầu khi mà học sinh bắt đầu làm quen với
nhau. Tuy nhiên cách tạo nhóm này cũng chỉ phù hợp với những hoạt động diễn ra trong thời gian
ngắn như ôn tập, động não. . . và nó thường mất nhiều thời gian và gây ồn ào do phải di chuyển.
c. Giáo viên tạo nhóm dựa trên sự không đồng nhất về trình độ
Cách nhóm này cho phép mỗi học sinh được làm việc với các cá nhân khác mình ở trên một
hoặc một vài tiêu chí nào đó, chẳng hạn như về trình độ, về giới tính, về phong cách học tập. . . .và
điều đó mang đến cho mỗi cá nhân những kĩ năng mới. Nhóm không đồng nhất về trình độ khuyến
khích sự tương trợ, sự hoà đồng và sự khoan dung của các thành viên trong nhóm vì mục đích
chung. Học thuyết văn hoá xã hội của Vưgốtxki mà tới giờ vẫn được các chuyên gia giáo dục đánh
giá cao và vốn được coi là nền tảng của cách nhóm này đã khẳng định người học sẽ được học tập
tốt nhất xét về khía cạnh giáo dục và xã hội khi học tập theo nhóm không đồng nhất. Học thuyết
này cũng khẳng định người học sẽ thực sự được học khi được dẫn dắt để giải quyết các vấn đề mà
nếu chỉ mình bản thân người học sẽ không làm được nhưng với sự hỗ trợ, chỉ dẫn của cá nhân, bạn
học khác có năng lực tốt hơn thì người học hoàn toàn có thể giải quyết được các vấn đề đó [3]. Với
luận điểm này, rõ ràng là học tập trong nhóm có trình độ không đồng nhất có thể đáp ứng được
những yêu cầu mà học thuyết hoá văn hoá xã hội đề ra. Hơn nữa, tinh thần trách nhiệm cá nhân,
sự giúp đỡ lẫn nhau và sự tham gia vào công việc của nhóm sẽ tạo điều kiện cho việc hình thành
các giải pháp chung.
Sự không đồng nhất có thể dựa trên kết quả học tập, phong cách học, đa dạng văn hoá vùng
miền và ngôn ngữ cũng như là yếu tố về giới tính của học sinh. . .
Với các nhóm hình thành dựa trên sự khác biệt về kết quả học tập một phần cho phép những
học sinh giỏi được đóng vai trò gia sư cho những học sinh kém. Khi giải thích cho những người
này thì một mặt những học sinh giỏi sẽ lĩnh hội được nhiều hơn và sâu hơn, mặt khác thì những
học sinh kém có được cơ hội học tập bắt chước các phương pháp học tập, làm việc và tư duy của
những học sinh giỏi. Như vậy rõ ràng là khi mà trình độ giữa các thành viên trong nhóm không
đồng đều (học sinh giỏi – khá – trung bình) thì mỗi người đều được hưởng lợi từ các thành viên
còn lại khi giải thích, nhắc lại hoặc khi lắng nghe và khám phá cách thức tư duy, làm việc của bạn
cùng nhóm. Tuy nhiên cần tránh việc quá chênh lệch về trình độ giữa các thành viên trong cùng
một nhóm vì điều đó có thể dẫn đến việc trong nhóm sẽ hình thành nhóm nhỏ của những học sinh
kém và việc học tập theo nhóm biến thành một giờ dạy phụ đạo.
Đối với hình thức này, giáo viên có thể tạo nhóm trong khoảng thời gian kéo dài từ hai tuần
cho tới một học kì. Tuy nhiên, giáo viên nên cố gắng cố định nhóm trong ít nhất nửa học kì. Khi
những thành viên của cùng một nhóm được làm việc cùng nhau từ đầu khoá học cho tới ít nhất
259
Trương Thị Thúy
nửa học kì thì giáo viên sẽ không phải mất nhiều thời gian cho việc tạo nhóm nữa và không phải lo
lắng về những ồn ào của lớp học trong mỗi buổi học khi tạo nhóm. Một lợi ích khác của việc tạo
nhóm dựa trên sự không đồng nhất đó là học sinh không còn phải thường xuyên cố gắng để thích
nghi với các phong cách làm việc và học tập khác của bạn cùng nhóm vốn là hạn chế khi giáo viên
thường xuyên thay đổi cách nhóm.
Còn về các tiêu chí để tạo nhóm không đồng nhất, một mặt giáo viên cần biết được sĩ số lớp
mà mình sẽ dạy. Mặt khác, giáo viên nên tập hợp các thông tin có giá trị về người học như kết quả
học tập, khả năng ngôn ngữ, phong cách học tập, giới tính,. . . Những thông tin này sẽ là những
“chỉ số” có ích cho giáo viên khi tạo các nhóm không đồng nhất.
Dù có rất nhiều tiêu chí có thể sử dụng khi tạo nhóm không đồng nhất nhưng về cơ bản thì
kết quả học tập và giới tính vẫn là hai tiêu chí cơ bản thường xuyên được sử dụng nhất nhờ vào sự
đơn giản và hiệu quả mà các tiêu chí này đem lại.
Để minh hoạ cho việc nhóm người học theo hình thức này, chúng tôi giới thiệu dưới đây
một ví dụ về tạo nhóm 4 người không đồng nhất về trình độ mà chúng tôi đã thực hiện khi bắt đầu
vào học kì 2 với môn kĩ năng Nói của nhóm sinh viên năm thứ 2 (gồm 20 sinh viên) dựa trên cơ
sở là điểm thi của sinh viên ở cuối kì 1. Phương pháp được chúng tôi sử dụng cụ thể như sau:
1. Trước tiên chúng tôi sắp xếp sinh viên theo thứ tự giảm dần theo điểm số mà họ đạt được
ở cuối kì 1.
2. Chúng tôi xác định số lượng thành viên chúng tôi mong muốn có trong mỗi nhóm là 4
người. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ tạo được 5 nhóm 4 người kí hiệu các nhóm lần lượt là A,
B, C, D, E.
3. Chúng tôi từ đó sẽ hình thành được các nhóm A, B, C, D, E như thể hiện dưới đây (để
đơn giản, chúng tôi không nêu rõ tên sinh viên mà sử dụng kí hiệu E1, E2,...)
Sinh viên Điểm nói xếp thứ Thuộc nhóm
E1 1 A
E2 2 B
E3 3 C
E4 4 D
E5 5 E
E6 6 E
E7 7 D
E8 8 C
E9 9 B
E10 10 A
E11 11 A
E12 12 B
E13 13 C
E14 14 D
E15 15 E
E16 16 E
E17 17 D
E18 18 C
E19 19 B
E20 20 A
260
Tạo nhóm trong tổ chức hoạt động học tập theo nhóm
2.2. Số lượng thành viên trong nhóm
Số lượng thành viên trong nhóm (tạm gọi là kích cỡ nhóm) là một yếu tố quan trọng cần
tính đến trong quá trình tạo nhóm. Theo tác giả Clarke, phần lớn giáo viên thành công trong việc
tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm đều cho biết số lượng thành viên trong nhóm không vượt
quá 4 người [2]. Vượt quá con số này thì việc kiểm soát các nhóm trở nên khó hơn và các mối quan
hệ qua lại giữa các thành viên cũng trở nên phức tạp hơn nhiều. Số lượng thành viên trong nhóm
nhiều có thể làm hạn chế khả năng làm việc của nhóm và thậm chí còn làm cản trở đối với việc
thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Kinh nghiệm thực tế cho thấy các nhóm gồm 5 hay 6 thành viên có
xu hướng tách thành các nhóm nhỏ hơn trong nhóm. Và nhìn chung phải khẳng định rằng nhóm
càng đông thì việc quản lí nhóm càng khó khăn.
Con số lí tưởng các thành viên để hình thành nên một nhóm được cho là 4. Theo tác giả
Mathieu số lượng thành viên như thế này cho phép tối đa hoá và tối ưu hoá các tương tác giữa các
thành viên trong nhóm [5]. Tuy nhiên cũng cần lưu ý nếu là nhóm 2 người thì các thành viên rất
dễ dàng trao đổi với nhau và rất phù hợp khi nhiệm vụ được thực hiện trong thời gian ngắn. Ngoài
ra nhóm 2 sẽ dễ dàng hình thành nên các nhóm 4 người khi người ta ghép 2 nhóm 2 người lại với
nhau. Còn với nhóm 3 thành viên thì có thể sẽ gặp phải vấn đề là xu hướng cô lập đối với người
thứ 3.
2.3. Phân công vai cho các thành viên trong nhóm
Việc phân công vai cho từng thành viên trong nhóm (mỗi thành viên đảm nhận một vai
trò khác nhau) là việc rất cần thiết để nhóm có thể hoạt động hiệu quả, quản lí nhóm tốt hơn và
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Liên quan đến việc phân công vai trò cho các thành viên trong
nhóm, Vanoye đã khẳng định: “Cần thiết phải phân biệt rõ vai trò gắn với nhóm và vai trò gắn với
nhiệm vụ được giao” [6].
Vai trò gắn với nhóm giúp đảm bảo cho hoạt động của nhóm diễn ra thuận lợi, quản lí nhóm
tốt hơn. Ví dụ: người hoạt náo có vai trò điều tiết các lượt lời trong nhóm, người thẩm tra phụ trách
kiểm tra về tính chính xác gắn với các từ, cụm từ ngữ được sử dụng, thư kí phụ trách ghi chép về
các ý kiến của các thành viên, vv. Vai trò đối với nhóm vì vậy gần như là cố định đối với các hoạt
động khác nhau. Khi bắt đầu áp dụng việc tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, các vai trò này
phần lớn là do giáo viên chỉ định để có thể đảm bảo được việc quay vòng trong phân vai của học
sinh để học sinh có cơ hội đảm nhiệm qua tất cả các vai. Việc đảm nhiệm qua các vai trò khác
nhau cũng giúp học sinh trở nên có trách nhiệm hơn với từng phần việc phải hoàn thành trong quá
trình tham gia công việc chung của nhóm. Khi học sinh đã quen với phương pháp làm việc này thì
giáo viên có thể để cho các thành viên trong nhóm tự phân chia vai tuy nhiên vẫn yêu cầu đảm bảo
tiêu chí quay vòng trong phân vai.
Trong giai đoạn đầu của làm việc theo nhóm, giáo viên có thể thiết lập danh sách vai cho
các thành viên trong nhóm và các thành viên trong nhóm sẽ thống nhất về nhiệm vụ mà mỗi vai
cần đảm nhiệm. Danh sách này sẽ làm nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên của
nhóm. Giáo viên sẽ yêu cầu nhóm nộp lại bản danh sách kèm nhiệm vụ cụ thể của từng vai sau khi
đã có sự thống nhất, nhất trí giữa các thành viên trong nhóm để làm cơ sở theo dõi việc đảm nhận
vai trò của các thành viên trong nhóm khi làm việc chung. Chúng tôi đề xuất dưới dây một ví dụ
về danh sách các vai trò trong nhóm của 4 thành viên trong giờ học môn kĩ năng Nói. Tuy nhiên,
danh sách này chỉ mang tính chất gợi ý còn giáo viên hoàn toàn có thể chỉnh sửa, bổ sung cho phù
261
Trương Thị Thúy
hợp với thực tế môn dạy học và loại hình hoạt động yêu cầu đối với người học. Lưu ý là một thành
viên có thể đảm nhiệm cùng lúc nhiều vai trò và giáo viên cũng có thể nghĩ tới những vai trò khác
nếu thấy cần thiết.
Vai trò Chức năng Người phụtrách
Điều tiết các lượt lời trong nhóm để đảm bảo là mọi thành viên
đều lần lượt được nói và thể hiện quan điểm của mình.
Hoạt
náo
Khuyến khích các thành viên của nhóm nêu ý kiến và giúp đỡ các
thành viên khác.
Chú ý đảm bảo là nhóm làm việc không quá ồn ảnh hưởng đến
hoạt động của nhóm khác.
Đảm bảo rằng nhóm tôn trọng thời gian được quy định để thực
hiện nhiệm vụ được giao ở tất cả các giai đoạn.
Quan sát các thành viên trong nhóm để đảm bảo là tất cả các thành
viên đều hiểu yêu cầu của nhiệm vụ được giao cũng như là hiểu ý
kiến của các thành viên khác.
Chỉ định vai cho các thành viên trong nhóm.
Thẩm
định
Phân chia nhiệm vụ thành những phần nhỏ cho các thành viên
trong nhóm.
Chịu trách nhiệm tra cứu về tính chính xác của các từ, cụm từ,
thuật ngữ.
Đảm bảo rằng tất các thành viên đều đồng tình với việc lựa chọn
một câu trả lời nào đó trong nhóm.
Ghi chép các câu trả lời, các ý kiến đề xuất của nhóm.
Thư kí Thông báo về kết quả làm việc của nhóm khi cần thiết.
Quan
sát viên
Quan sát cách thức diễn ra những trao đổi trong nhóm để đánh giá
sự tham gia của các thành viên điền vào phiếu tự đánh giá được
giáo viên phát để có thể hiểu rõ hơn về những khó khăn của nhóm
trong quá trình hoạt động và định hướng ý tưởng để nhóm hoạt
động hiệu quả hơn.
Do đó, rõ ràng là khi phân vai cho học sinh, giáo viên đảm bảo được sự tham gia của tất cả
các thành viên để cho hoạt động của nhóm diễn ra tốt đẹp. Các vai được phân cũng góp phần đảm
bảo và kiểm soát được sự tham gia và ý thức trách nhiệm của tất cả các thành viên. Lopriore khẳng
định nhiều thực nghiệm đã được tiến hành ở lớp học cũng đã chỉ ra rằng khi mà giáo viên đã quyết
định phân vai cho người học thì cần phải làm điều đó với tất cả các thành viên, không loại trừ bất
kì ai [4]. Nếu không làm như vậy thì những học sinh không được phân vai sẽ có cảm giác bị bỏ
quên, bị để bên lề và từ đó mất đi động cơ làm việc. Các vai trò được phân công sẽ góp phần để
nhiệm vụ được hoàn thành. Giáo viên cũng không nên e ngại trong việc tạo ra những vai khác cho
phép cho tổ chức tốt hơn hoạt động của nhóm, làm hoạt động học tập dễ dàng hơn và tăng cường
sự tương tác trong nhóm.
Cuối cùng, để tạo ra được sự phụ thuộc tích cực, trách nhiệm cá nhân của từng thành viên
và tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm thì giáo viên không chỉ phân vai trò cho từng
262
Tạo nhóm trong tổ chức hoạt động học tập theo nhóm
thành viên trong quá trình hoạt động của nhóm mà còn cần phải nghĩ tới việc phân vai trò của
từng thành viên gắn với hoạt động cần thực hiện. Về việc phân vai gắn với hoạt động, đó là việc
nhiệm vụ được chia ra thành những nội dung nhỏ hơn và mỗi thành viên của nhóm phải phụ trách
một phần việc đó và không thành viên nào khác trong nhóm cùng phụ trách. Các thành viên trong
nhóm sẽ thực hiện việc thống nhất, tổng hợp sau khi tất cả cá nhân hoàn thành phần việc của mình.
Bằng việc dành một phần thời gian cho phần việc của mỗi cá nhân, giáo viên sẽ cho phép người
học có thời gian suy nghĩ về phần việc của mình. Tất nhiên những vai trò thuộc loại này không thể
cố định mà sẽ thay đổi tuỳ theo nhiệm vụ mà nhóm được giao. Tuy nhiên trong mọi trường hợp
thì những vai trò đó sẽ đảm bảo có được sự tham gia của tất cả các thành viên để cùng hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Điều đó tránh được khó khăn mà nhiều giáo viên nêu ra khi áp dụng học
nhóm là tình trạng một số thành viên không tham gia công việc của nhóm. Lí giải cho thực tế này
chính là vì giáo viên thường chỉ nghĩ tới việc giao cho cả nhóm một nhiệm vụ chung mà chẳng bao
giờ nghĩ tới việc sẽ chia nhiệm vụ đấy ra thành những phần nhỏ cho các thành viên trong nhóm.
Dưới đây là một ví dụ rất đơn giản minh hoạ cho việc phân chia vai trò của các thành viên
trong nhóm gắn với nhiệm vụ mà nhóm được giao. Nhiệm vụ được giao cho nhóm là miêu tả 4 bức
tranh riêng biệt và mỗi thành viên sẽ có nhiệm vụ miêu tả một bức tranh trước khi nhóm tiến hành
thống nhất chung cả 4 tranh trong nhóm. Nói cách khác, giáo viên cần phải nghĩ tới vi