Xã hội học nông thôn thiết thế cưới hỏi

Trong cuộc sống, ngày xưa cũng như ngày nay, đám cưới chính là biểu hiện của nếp sống XH, của nền văn hóa dân tộc.  Hôn lễ được coi là quan trọng hàng đầu, dính dáng trực tiếp đến việc nối dõi tông đường.  Nó đánh dấu bước tiến mới quan trọng so với thời ở hang động mà nam –nữ ăn ở chung đụng, sống bằng săn bắt hái lượm, luật lệ ko rõ ràng.

pdf30 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xã hội học nông thôn thiết thế cưới hỏi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN THIẾT THẾ CƯỚI HỎI. Gv: Tống Văn Chung. Ý nghĩa của cưới xin trong đời sống Xh  Trong cuộc sống, ngày xưa cũng như ngày nay, đám cưới chính là biểu hiện của nếp sống XH, của nền văn hóa dân tộc.  Hôn lễ được coi là quan trọng hàng đầu, dính dáng trực tiếp đến việc nối dõi tông đường.  Nó đánh dấu bước tiến mới quan trọng so với thời ở hang động mà nam – nữ ăn ở chung đụng, sống bằng săn bắt hái lượm, luật lệ ko rõ ràng. Lễ tục cưới hỏi xưa & nay.  Theo sách Văn công gia lễ thì cưới xin có 6 lễ chính: 1. Nạp thái. 2. Vấn danh. 3. Nạp cát. 4. Nạp tệ. 5. Thỉnh kỳ. 6. Nghinh hôn (Trần Dư, “Khơi lại dòng xưa”, NXB Lao động)  Có chữ rằng “Lục lễ bất trị, trinh nữ bất hành” nghĩa là: sáu lễ không đủ thì người con gái không đi. Ý nghĩa của các nghi lễ này. 1. Nạp thái: Nhà trai đến nhà gái ngỏ ý. 2. Vấn danh: Nhà trai hỏi tên, tuổi cô dâu để tính ngày giờ, xem có bị xung khắc không. 3. Nạp cát: Chọn được ngày tốt, xác nhận với nhà gái. 4. Nạp tệ: Đưa đồ thách cưới do nhà gái ấn định. 5. Thỉnh kỳ: định ngày cưới, làm lễ, nộp nữ trang, vải vóc cho nhà gái. 6. Nghinh hôn (thân nghinh): Lễ rước dâu. Nhận xét  Trong thời xưa, lễ cưới của ta được tiến hành bắt chước của Tàu.  Một lễ cưới được tổ chức rườm rà, nhiều thủ tục, kéo dài “Phàm người lấy vợ, trước hết fải muợn người mối lái, sau định lễ cầu thân  lễ dẫn cưới  định ngày đón dâunhà trai dẫn lễ cưới rồi để đến 3, 4 năm mới được đón dâu” (Năm 1477, nhà Lê quy định).  Về sau các thủ tục được gia giảm đi rất nhiều = lễ dạm, lễ hỏi, lễ xêu, lễ cưới của ta. Vai trò của người mai mối.  Năm 1477, nhà Lê quy định: “Phàm người lấy vợ, trước hết phải mượn người mối đi lại bàn định, rồi sau đó định lễ cầu thân”. (Nguyễn Dư – Khơi lại dòng xưa).  Hay dân gian vẫn có câu “Đẹp như rối, không mối cũng ko xong”  Vai trò trung gian của ông mai bà mối rất quan trọng trong hôn lễ ngày xưa. Dạm hỏi  Kén chọn chỗ môn đăng hộ đối, xem tuổi có xung khắc hay ko, mới mượn mối lại.  Mối lái đến hỏi, nhà gái bằng lòng thì nhà trai mới đem cau chè đến dạm.  Cách ít lâu là đến lễ ăn hỏi, nhà trai đem cau chè, lợn xôi đến nhà gái lễ gia tiên. Cheo  Xưa kia nước ta ko có sổ hộ tịch. Khi nhận tiền nộp cheo, làng viết giấy chứng nhận, giấy này có giá trị như giấy giá thú ngày nay. Đám nào mà ko có cheo thì bị làng coi như sống lén lút. “Có cưới mà chẳng có cheo Dẫu rằng có giết mười heo cũng hoài” Cheo  Cheo được nộp bằng đồ vật hoặc tiền bạc. Có làng bắt nộp mâm đồng, chén bát. Có làng đòi ít gạch để lót lại quãng đường hư hỏng....  Luật xưa quy định: “Về tiền cheo thì nhà giàu nộp 1 quan 5 tiền, nhà bậc trung 6 tiền, nhà nghèo nộp 3 tiền” (1804)” “Bất kỳ làng nào đều cheo 1 quan tiền & 1 vò rượu, quan viên & binh lính ko được viện cớ người con gái lấy chồng làng khác mà đòi tiền cheo quá lạm” (1663). Sêu  Ăn hỏi rồi mới sêu.  Sêu thì mùa nào thức ấy, như mùa vải Sêu vải, mùa dưa sêu dưa.  Có nơi, một năm chỉ xêu 4 mùa.  Đồ sêu, nhà gái lấy một nửa, còn một nửa giả lại nhà trai gọi là đồ lại mặt. Cưới  Sêu xong nửa năm hoặc 1 năm thì cưới.  Ở nông thôn, cưới thường đi về đêm, phải chọn giờ hoàng đạo mới đi & fải chọn người đàn ông dễ tính ra đón ngõ trước.  Trong đám cưới, có một ông già (hiền lành, vợ chồng song toàn, nhiều con cháu) cầm bó hương đi trước rồi mới đến những người khác.  Khi đến nhà vợ, dàn bày đồ lễ, người chủ hôn nhà gái khấn lễ gia tiên rồi thì người rể vào lễ. Lễ cưới ngày xưa. Cưới (lễ đưa dâu)  Sáng hôm sau thì đưa dâu.  Nhà trai, nhà gái đều ăn mừng, làm cỗ bàn mời bà con khách khứa. Bà con khách khứa, kẻ mừng tiền, người mừng chè, cau, câu đối đỏ....  Lúc đưa dâu, cũng kén 1 ông già cầm bó hương đi trước, bà con họ hàng dẫn cô dâu đi sau. Đến nhà trai, một vài bà già dẫn cô dâu vào lễ gia tiên, sau đó quay lại lạy ông bà, cha mẹ chồng, mỗi người mừng cho một vài đồng bạc hoặc vài chục. Cưới (lễ đưa dâu)  Vùng nông thôn lúc cưới và đưa dâu có tục đóng cửa, giăng dây.  Trên đường đi có kẻ lấy sợi chỉ đỏ, hoặc mảnh vải giăng trên đường, phải cho họ vài đồng, họ mới cho qua.  Lúc đến nhà gái, trẻ con trong nhà đóng cửa không cho vào, fải cho chúng dăm hào, chúng mới mở cửa Cưới (lễ đón dâu)  Có nơi, đám rước đi đến đầu ngõ, 1 người lấy chày gõ vào cối đá cầu mong sinh sản, thịnh vượng.  Khi cô dâu về nhà chồng, người mẹ chồng (cầm bình vôi tượng trưng cho người đứng đầu, của cải) lánh mặt đi chỗ khác với ý nghĩa nhấn mạnh uy quyền của người mẹ chồng trong gia đình.  Cô dâu chú rể làm lễ bái gia tiên, chào mừng cha mẹ, họ hàng bên chồng. Lại mặt  Cưới xong 3 ngày thì sang đến ngày thứ 4, hai vợ chồng, mang xôi, chè, trầu rượu về nhà bố mẹ vợ để làm lễ gia tiên gọi là lại mặt hay tứ hỉ. Độ tuổi kết hôn  Luật lệ ngày xưa ko ấn định tuổi được phép lấy vợ, lấy chồng. Nhưng nhìn chung, là trai gái lấy nhau rất sớm. “Gái thập tam, nam thập lục” (Gái 13, trai 16) “Em lấy anh từ thưở mười ba Đến năm mười tám em đà năm con” ....... Độ tuổi kết hôn  Năm 1888, nhà nước bảo hộ Pháp ấn định: con gái 14 tuổi, con trai 16 tuổi mới được kết hôn.  Có những trường hợp, cậu bé 8t mà lấy cô vợ lớn hơn mình gấp 2, gấp 3 lần tuổi. Thực ra, do mục đích của cha mẹ cậu bé muốn kiếm người giúp việc ko công, lo việc gia đình, đồng áng. “Cái bống cõng chồng đi chơi Đi đến chỗ lội, đánh rơi mất chồng”. Sính lễ nhà trai phải nộp.  Thông thường: “Giúp em một thúng xôi vò Một con lợn béo, một vò rượu tăm Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo Giúp em quan tám tiền treo Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”. Sính lễ nhà trai phải nộp.  Dẫu vậy, cũng có khi nhà gái thách cưới cao, đòi trâu, đòi bò, đòi vòng vàng, xà tích bạc.  Năm 1663, vua Lê Huyền Tông ban điều giáo hóa: “Vợ chồng là gốc luân thường, ko nên so bì giàu nghèo, đòi nhiều tiền của”.  Năm 1804, vua Gia Long định lệ “Đồ sính lễ fải châm trước...tùy nhà trai giàu nghèo, không được bắt ép viết văn khế cầm ruộng”.  Trầu cau luôn có mặt trong lễ cưới hỏi của người Việt Nam, tượng trưng cho tình cảm thủy chung son sắc của đôi vợ chồng. Nhận xét  Quan niệm: có con cháu sớm là nhà có phúc 14, 15 đã lấy vợ lấy chồng, làm ảnh hưởng không chỉ đến thể chất của đôi vợ chồng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ.  “Trẻ con làm bố trẻ con” thì làm sao mà chăm sóc cho tốt được.  Nam – nữ ko được tự do tìm hiểu mà “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.  Thách cưới quá cao ~ bán con  2 bên gia đình thông gia oán ghét nhau, mà rốt cùng, là con mình nai lưng ra trả nợ chứ đâu. Xưng hô – quan hệ  Tiếng gọi: nhà phú nông, phú hộ sang trọng thì gọi “cậu – mợ”, lúc có con thì gọi “thầy em – đẻ em”, nhà thô tục thì gọi nhau là “bố cu – mẹ đĩ”...  Đạo vợ chồng trọng nhất 2 chữ hòa thuận “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”.Chồng phải giữ nghĩa với vợ, còn vợ phải giữ tiết với chồng.  Nghĩa vụ của người vợ là fụng dưỡng cha mẹ chồng, gáng vác giang sơn nhà chồng, đẻ con & chăm sóc con....& nhất là phải theo “Tam tòng, tứ đức” Xưng hô – quan hệ  Quyền của chồng:Tục ta trọng nam khinh nữ người chồng bao giờ cũng quyền uy hơn vợ: 1. Tiền của: “ Trai tay ko chẳng ăn mày vợ, gái trăm vạn cũng thể nhờ chồng”. 2. Giao thiệp với người ngoài. 3. Quyền tự do “Tài trai lấy năm lấy bẩy, gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Những bước chuyển biến mới  Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nhà nước ban hành hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đánh dấu một bước chuyển biến mới, sự ra đời của “luật hôn nhân & gia đình” Những bước chuyển biến mới Một số điểm cơ bản:  Độ tuổi kết hôn: nữ 18 tuổi trở lên, nam 20 tuổi trở lên.  Việc hôn nhân là do 2 bên tự nguyện, ko được cưỡng ép, cản trở.  Hôn nhân phải có sự chứng nhận của chính quyền = giấy đăng ký kết hôn  Thực hiện nam nữ bình đẳng trong gia đình.  ......... Cưới hỏi ở nông thôn ngày nay. Vẫn giữ những nét truyền thống:  Xem tuổi, xem ngày, chọn giờ.  Các lễ dạm, hỏi, cưới. Cưới hỏi ở nông thôn ngày nay. Tuy nhiên, thời kỳ mở cửa, lễ cưới ở nông thôn cũng có thay đổi ít nhiều:  Thay vì áo xếp, khăn đóng...cô dâu chú rể chuyển sang mặc áo dài, comlê Cưới hỏi ở nông thôn ngày nay.  Nảy sinh những dịch vụ cho như: cho thuê váy cưới, thợ chụp ảnh, dựng rạp, thuê dàn karaoke, ban nhạc để hát, nhảy.... Cưới hỏi ở nông thôn ngày nay  Một số nơi lễ cưới vẫn tổ chức đình đám, tốn kém, làm cho đôi vợ chồng trẻ mới lấy nhau về lại mắc nợ, phải nai lưng ra làm để trả nợ, nhiều khi gây mất hòa khí trong gia đình.  Cũng có một số nơi đám cưới được tổ chức theo đời sống mới, chỉ dùng tiệc ngọt, tổ chức tại nhà văn hóa, ủy ban. Hình thức tổ chức này đỡ tốn kém chi phí, ko rườm rà, đỡ mệt mỏi cho gia đình cô dâu chú rể cũng như khách khứa. Kết luận  Lễ cưới là sự họp mặt của 2 họ & bạn bè thân thích để mừng cho hạnh phúc lứa đôi.  Đến với đám cưới là đến với một sinh hoạt văn hóa lành mạnh ko thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người và cả cộng đồng.
Tài liệu liên quan