Xã hội học ở Trung Quốc trước 1949

Tóm tắt: Xã hội học hiện đại ở Trung Quốc trước 1949 đã từng là một nền xã hội học lớn trong bối cảnh xã hội học thế giới khi ấy. Bài viết giới thiệu sự hình thành và phát triển của xã hội học hiện đại ở Trung Quốc từ ban đầu đến trước khi có sự thay đổi chế độ xã hội năm 1949, về mặt định chế và nghiên cứu. Sau 20 năm hình thành chậm rãi chủ yếu dịch thuật và giới thiệu xã hội học Âu-Mỹ, sau Cách mạng Tân Hợi 1911, xã hội học ở Trung Quốc phát triển nhanh về mặt định chế, đưa xã hội học vào dạy đại học, mở các khoa xã hội học, thành lập hội nghề nghiệp, ra tạp chí. Đồng thời, xuất hiện hàng loạt công trình nghiên cứu thực nghiệm, dẫn đến nhiều công bố đầy ấn tượng. Hợp tác giữa xã hội học Mỹ và Trung Quốc sớm diễn ra sâu sắc trong đào tạo, nghiên cứu, trao đổi học giả, và xuất bản.

pdf17 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội học ở Trung Quốc trước 1949, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 29 XÃ HỘI HỌC Ở TRUNG QUỐC TRƢỚC 1949 GS. TS Bùi Thế Cƣờng Viện KHXH Vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Email: cuongbuithe@yahoo.com (Tham luận này đăng trên Tạp chí Xã hội học, số 3(143)/2018. Hà Nội: Viện Xã hội học) Tóm tắt: Xã hội học hiện đại ở Trung Quốc trước 1949 đã từng là một nền xã hội học lớn trong bối cảnh xã hội học thế giới khi ấy. Bài viết giới thiệu sự hình thành và phát triển của xã hội học hiện đại ở Trung Quốc từ ban đầu đến trước khi có sự thay đổi chế độ xã hội năm 1949, về mặt định chế và nghiên cứu. Sau 20 năm hình thành chậm rãi chủ yếu dịch thuật và giới thiệu xã hội học Âu-Mỹ, sau Cách mạng Tân Hợi 1911, xã hội học ở Trung Quốc phát triển nhanh về mặt định chế, đưa xã hội học vào dạy đại học, mở các khoa xã hội học, thành lập hội nghề nghiệp, ra tạp chí. Đồng thời, xuất hiện hàng loạt công trình nghiên cứu thực nghiệm, dẫn đến nhiều công bố đầy ấn tượng. Hợp tác giữa xã hội học Mỹ và Trung Quốc sớm diễn ra sâu sắc trong đào tạo, nghiên cứu, trao đổi học giả, và xuất bản. Từ khóa: lịch sử xã hội học, xã hội học Trung Quốc, xã hội học quốc tế. 1. Mở đầu Tìm hiểu lịch sử xã hội học ở Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX gây ngạc nhiên lớn, ít nhất với tôi. Có lẽ một số nhà xã hội học Việt Nam nghĩ giống tôi, vào thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, các nền xã hội học “lớn” (metropolitan sociologies) gồm xã hội học Pháp, Anh, Đức, và Mỹ, một số nƣớc khác cũng phát triển bộ môn này, nhƣng xã hội học của họ “nhỏ hơn”, và trong đó không có Trung Quốc. Nhƣng tôi đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi tìm hiểu những chặng đƣờng của xã hội học Trung Quốc. Một vài tác giả, nhƣ Richard P. Madsen hay Ambrose Yeo-Chi King, trích dẫn nhận xét của nhà nhân học xã hội Anh Maurice Freedman viết vào thập niên 1960 nhƣ sau: “Có thể nói rằng, trƣớc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ngoài Bắc Mỹ và Tây Âu ra, thì Trung Quốc là nơi mà xã hội học bừng nở nhất trên thế giới, ít nhất cũng là về mặt chất lƣợng tri thức” (Freedman, 1962. Trích lại theo Madsen, 1985:1379; King, 1978:39).7 Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên sao. Bài viết bƣớc đầu giới thiệu sự hình thành và phát triển của xã hội học hiện đại ở Trung Quốc từ ban đầu đến trƣớc khi có sự thay đổi chế độ xã hội năm 1949, về mặt định chế và nghiên cứu. 7 “It could be argued that before the Second World War, outside North America and Western Europe, China was the seat of the most flourishing sociology in the world, at least in respect of its intellectual quality” (Freedman, 1962. Trích lại theo Madsen, 1985:1379; King, 1978:39). HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 30 Phƣơng pháp sử dụng ở bài viết này là phân tích tài liệu đã có. Lƣợng tài liệu về xã hội học Trung Quốc thời kỳ đó tôi thu thập đƣợc còn ít, nhƣ bạn đọc thấy trong mục tài liệu tham khảo. Tác giả bài viết có hạn chế lớn khi tìm hiểu chủ đề này. Tôi không biết tiếng Trung, chƣa từng có dịp làm việc lâu ở một viện nghiên cứu hay trƣờng đại học ở Trung Quốc. Vì vậy, xin bạn đọc ghi nhớ hạn chế của bài viết.8 2. Phân kỳ lịch sử Tựa đề bài viết gợi nên phân kỳ lịch sử. Vậy xã hội học hiện đại ở Trung Quốc bắt đầu khi nào, trải mấy thời kỳ? Hầu hết các tác giả đồng ý, xã hội học hiện đại Trung Quốc khởi đầu từ cuối thế kỷ XIX, nhƣng chƣa nhất trí với nhau về thời điểm cụ thể hơn. Ming Yan cho rằng xã hội học hiện đại Trung Quốc trải năm giai đoạn: tiếp nhận (1895- 1913), định chế hóa (1913-1930), mở rộng (1930-1949), đình chỉ (1949-1979), và tái xây dựng (từ 1979 trở đi).9 Nhƣ vậy, thời kỳ xem xét ở đây (từ đầu đến 1949), theo Ming Yan có ba giai đoạn. Sau khi trình bày lịch sử và đặc điểm của xã hội học hiện đại Trung Quốc cho đến 1949, kết luận của Sun Pen-Wen (Sun Benwen) cũng nói đến ba giai đoạn. Ông viết: “Trƣớc hết, nó chậm chạp trải qua một giai đoạn dịch thuật và diễn giải xã hội học Âu - Mỹ. Tiếp theo, nó trải qua giai đoạn nghiên cứu và khảo sát mới, thoạt đầu do các giáo sƣ Mỹ thực hiện, sau đó là các nhà xã hội học Trung Quốc tiến hành. Cuối cùng, nó đạt tới giai đoạn tổng hợp các lý thuyết xã hội học và ứng dụng các nguyên lý xã hội học vào công tác xã hội và quản lý xã hội. Nhƣng xã hội học Trung Quốc cũng mới chỉ ở bƣớc ban đầu của giai đoạn này thôi. Sự phát triển tiếp tục chủ yếu phụ thuộc vào lao động và nỗ lực của các giảng viên và sinh viên xã hội học” (Sun Pen - Wen, 1949:251).10 3. Thuở đầu trƣớc và sau Cách mạng Tân Hợi 1911 8 Xin ghi nhận ở đây giúp đỡ quý báu của TS. Stella R. Quah (National University of Singapore) và TS. Jack Barbalet (Australian Catholic University) đã gửi tài liệu cho tôi. 9 “The history of Chinese sociology can be divided into five stages: adoption (1895-1913), institutionalization (1913-1930), expansion (1930-1949), suspension (1949-1979), and reconstruction (1979-)” (Ming Yan, 1989: 3). Bài viết Ming Yan năm 1989, nay gần trọn 30 năm, đủ phân kỳ vài giai đoạn. Có thể đã có tài liệu mới hơn đề cập việc này mà tôi chƣa biết. 10 “At first, it proceeded very slowly through a stage of translation and interpretation of European and American sociology. Next, it passed through a stage of original research and investigation, first led by American professors, later followed by Chinese sociologists. Finally, it reached a stage of synthetic formulation of sociological theories and the application of sociological principles to the field of social work and social administration. But it is still in the beginning of this stage. Its further development depends mainly upon the work and effort of college professors and students of sociology” (Sun Pen-Wen, 1949:251). Bài báo Sun Pen-Wen xuất bản ở Mỹ tháng 3/1949, có lẽ ông viết xong và gửi đăng từ cuối 1948. Trong khi đó, tháng 1/1949 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chiếm đƣợc Peking và ngày 1/10/1949 tuyên bố thành lập Nhà nƣớc mới. Khi nói giai đoạn thứ ba mới chỉ đang bắt đầu, trông đợi vào nỗ lực của giảng viên và sinh viên thúc đẩy xã hội học nƣớc nhà tiếp tục phát triển, ông không thể ngờ rằng chỉ ngay sau đó, xã hội học ở Trung Quốc bƣớc vào giai đoạn thứ tƣ, Ming Yan gọi là thời “đình chỉ”(suspension). HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 31 Cuối thế kỷ XIX, giới trí thức Trung Quốc bắt đầu biết đến xã hội học thông qua một số bài báo và sách dịch của sinh viên du học về. Theo Li Hanlin và cộng sự, sinh viên du học về tạo nên hai trƣờng phái, “Trƣờng phái phƣơng Tây” những ngƣời du học châu Âu và Hoa Kỳ, “Trƣờng phái phƣơng Đông” những ngƣời du học Nhật. Họ tạo nên hai kênh dịch thuật và giới thiệu xã hội học khác nhau, song hành nhau (Li Hanlin et al., 1987:613). Theo Ming Yan, 1895 có thể xem là thời điểm mở đầu xã hội học Trung Quốc khi Yan Fu đăng bài nhan đề “Yuan qiang” (On strength) trên tờ Zhi bao ở thành phố Tianjin số ra ngày 4/3/1895, giới thiệu xã hội học Herbert Spencer (Ming Yan, 1989:4, 28). Là một trong những nhà yêu nƣớc và cải cách tâm huyết, Yan Fu trăn trở tìm lời giải cho xã hội Trung Quốc đang cơn khủng hoảng. Ông chủ trƣơng tìm giải pháp ở tƣ tƣởng phƣơng Tây. Sau những năm dịch các trích đoạn, năm 1903 ông hoàn thành và xuất bản toàn bộ tác phẩm “The Study of Sociology” của Spencer. Sinh viên du học Nhật Bản (“Trƣờng phái phƣơng Đông”) đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp dịch thuật và giới thiệu xã hội học. Trong chín tác phẩm quan trọng dịch và xuất bản hồi đó, thì bảy dịch từ tiếng Nhật (Li Hanlin et al., 1987:613-614). Nhƣng chƣa có đồng thuận trong giới nghiên cứu lịch sử xã hội học Trung Quốc về thời điểm và sự kiện cụ thể đƣợc xem là khởi đầu xã hội học hiện đại Trung Quốc. Một số học giả đẩy thời điểm ra đời xã hội học hiện đại Trung Quốc xa hơn khi nhắc đến sự kiện năm 1891 Kang Youwei đã dạy môn “qun xue” (nghiên cứu các tập thể) ở trƣờng Wanmu Caotang (một loại trƣờng tƣ kiểu cũ) tỉnh Guangzhou. Kang Youwei cho rằng “Khi dạy một học thuyết hay một sự việc, ta phải lần trở lại lịch sử của nó, nghiên cứu tiến hóa của nó, và đánh giá nó bằng cách so sánh với châu Âu và Mỹ” (Trích lại theo Li Hanlin et al., 1987:616). 11 Ngƣợc lại, trong bài viết không xuất bản năm 1986 nhan đề “Lịch sử xã hội học Trung Quốc”, Chen Dinghong cho rằng xã hội học Trung Quốc khởi đầu năm 1898, khi Yan Fu đăng trích đoạn dịch từ cuốn “The Study of Sociology” của Herbert Spencer trên tờ Guowen ở thành phố Tianjin (Ming Yan, 1989:27-28).12 Ambrose Yeo-Chi King nêu thêm việc xuất bản vào năm 1903 bản dịch của Ma Chuan-wu tác phẩm của Spencer “Principles of Sociology” và bản dịch của Wu Chien-Chang công trình của Franklin Henry Giddings “The Principles of Sociology” (King, 1978:37).13 Theo King, xã hội học xuất hiện ở Trung Quốc 11 “In teaching a doctrine or a thing, we must trace its history, study its evolution, and evaluate it by comparison it with Europe and America” (Trích lại theo Li Hanlin et al., 1987:616). 12 Dẫn lại một số tác giả Trung Quốc, Bettina Gransow còn nói đến thời điểm xa hơn nữa. Bà cho rằng năm 1881/1882 Yan Fu đã nghiên cứu Spencer và ông đã dạy xã hội học từ 1891. Đồng thời, trong thời gian này đã xuất hiện những bản dịch xã hội học đầu tiên từ tiếng Nhật (Gransow, 1985:140-141). 13 Cuốn sách của Giddings do Mcmillan Company xuất bản lần đầu năm 1896. Cho đến 1914 tái bản 14 lần. Tên đầy đủ “The Principles of Sociology: An Analysis of the Phenomena of Association and of Social Organization”. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 32 là một phần trong phong trào tân học đầy tâm huyết của giới trí thức nổi lên trong những năm cuối triều đại nhà Qing (Thanh). Yan Fu sử dụng thuật ngữ “Qun xue” (“nghiên cứu các tập thể”, hoặc “quần học”) để dịch thuật ngữ tiếng Anh xã hội học. Tan Sitong là ngƣời đầu tiên dùng thuật ngữ “shehui xue” trong cuốn sách “Ren xue” (“Nghiên cứu về từ thiện”). Ming Yan cho rằng “shehui xue” các dịch giả mƣợn từ tiếng Nhật (Ming Yan, 1989:4). Sun Pen-Wen (1949:247) nhắc đến sự kiện trong tác phẩm dịch một cuốn sách của xã hội học Nhật năm 1902, Chang Ping-Ling sử dụng thuật ngữ “khoa học về xã hội” hay “xã hội học”. Trong bản dịch năm 1903 công trình của Spencer “Study of Sociology”, Yan Fu chọn tựa đề tiếng Trung “Qun Xue Yi Yan” (Tri thức về quần học) (Dai Kejing, 1993:91).14 Các học giả ý kiến khác nhau về sự kiện đƣa môn xã hội học vào đại học thời kỳ trƣớc Cách mạng Tân Hợi 1911. Theo Sun Pen-Wen (1949), trong thập niên 1900, hai đại học đã ghi xã hội học vào chƣơng trình giảng dạy, và môn này lần đầu tiên xuất hiện trong chƣơng trình giảng dạy đại học ở Trƣờng Chính trị quốc gia Peking năm 1906. Nhƣng Sun Pen-Wen cho rằng tuy đƣa vào thiết kế chƣơng trình giảng dạy ở hai đại học, song không có bằng chứng cho thấy ngƣời ta đã thực sự dạy môn xã hội học ở đấy. Theo Dai Kejing (1993:91) và Li Hanlin và cộng sự (1987:613), môn xã hội học đƣa vào đầu tiên ở Đại học St. John (Shanghai) năm 1906 do nhà xã hội học Mỹ Arthur Moun phụ trách. Năm 1908, xã hội học xuất hiện trong chƣơng trình giảng dạy của Đại học Nanyang ở Shanghai và của Touetiao Xurtang ở Tianjing. Năm 1910, Đại học Tổng hợp quốc gia Peking dạy môn xã hội học trong một năm cho sinh viên năm thứ ba. Dù thực tế thế nào, ghi chép sử liệu trên cho thấy trƣớc Cách mạng Tân Hợi 1911 giới trí thức đại học đã biết rõ về xã hội học quốc tế đƣơng thời và có ý định (hoặc thực sự đã) đƣa xã hội học vào giảng dạy cho giới trẻ. Ta thấy giảng dạy xã hội học ở Trung Quốc không chậm hơn các nƣớc Âu-Mỹ là bao. Ở Mỹ, giáo trình xã hội học đầu tiên do Albion Small đƣa ra năm 1890 (Calhoun, 2007:20-21). Kể từ đó, xã hội học ở Trung Quốc phát triển mạnh qua từng thập niên, lần lƣợt từ đƣa vào giảng dạy, đến thành lập các khoa xã hội học, thành lập hội, xuất bản tạp chí, và nghiên cứu thực nghiệm. Theo Sun Pen-Wen, chỉ trong thập niên 1910, thập niên đầu tiên sau Cách mạng Tân Hợi 1911, có khoảng nửa tá sách về xã hội học. Đây cũng là thập niên nở rộ những phong trào xã hội, trong đó có phong trào tân văn (khoảng năm 1915-1921) mà đỉnh điểm là phong trào Ngũ Tứ 1919 do Tsai Yuan-pei và Hu Shih khởi xƣớng. Phong trào này có công lớn truyền bá vào Trung Quốc thành tựu triết học, nghệ thuật, công nghệ, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Âu-Mỹ. Giới trí thức quan tâm đến những truyền bá của phong trào này về tƣ 14 Theo Tong Lam (2011:8-9), do trong thập niên đầu thế kỷ XX ngày càng nhiều quan chức và sinh viên Trung Quốc du học Nhật, nên dần dần “shehui” (xã hội) thay thế cho “qun” trong việc chuẩn hóa dịch thuật ngữ “xã hội” từ ngôn ngữ Âu-Mỹ. Nhƣng tác giả nói thêm, việc sử dụng “shehui” còn giúp học giả Trung Quốc dựng nên một khung khổ diễn ngôn gắn với những khái niệm khác nhƣ dân tộc, chủ quyền nhân dân, hiến pháp luận, vốn phổ biến trong thời đại Meiji (Minh Trị). HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 33 tƣởng xã hội, các vấn đề xã hội và xã hội học. Một loạt sách khoa học xã hội Âu-Mỹ dịch và xuất bản. Ambrose Yeo-Chi King đánh giá, “sau khi sinh thành nƣớc Cộng hòa, nhất là thời kỳ phong trào tân văn hóa toàn quốc 1919, trong mắt ngƣời Trung Quốc, xã hội học đƣợc xem là một trong những nét đặc sắc của văn hóa phƣơng Tây và đƣợc các cơ sở giáo dục hiện đại thừa nhận và chấp nhận nhƣ là một phần quan trọng của nền học thuật phƣơng Tây” (King, 1978:37-38). 15 Các đại học của các nhà truyền đạo Thiên Chúa đã đi đầu trong việc đƣa môn xã hội học vào chƣơng trình đào tạo, trong việc thành lập các khoa xã hội học, và dẫn dắt những nghiên cứu thực địa đầu tiên ở Trung Quốc. Tại sao? Một số nhà nghiên cứu cho rằng các đại học Thiên Chúa giáo sớm đƣa môn xã hội học vào chƣơng trình là để phục vụ mục tiêu tăng cƣờng truyền đạo. Wong Siu-lin viết: “Bởi vì các giá trị và những sắp xếp xã hội Trung Quốc truyền thống gây trở ngại cho nỗ lực [của các thầy truyền đạo] cải ngƣời Trung Quốc sang đạo Thiên Chúa, nên họ không ngần ngại chấp nhận nhãn quan xã hội học nhằm mổ xẻ nền văn hóa Trung Hoa „một cách khách quan‟ để gỡ bỏ nền văn hóa ấy khỏi dân chúng” (Wong Siu-lin, Sociology and Socialism in Contemporary China, Routledge and Kegan Paul, 1979:13. Dẫn lại theo: Qi Xiaoying, 2016:3).16 Đây là luận điểm phổ biến trong nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề tƣơng tự, mà tôi chia sẻ một phần. Nhƣng theo tôi, cần giải thích bằng những luận điểm bổ sung khác nữa. Theo Ritzer, khác với các nhà xã hội học Tây Âu xu hƣớng bảo thủ, các nhà xã hội học Mỹ ngay từ đầu gắn bó với chủ nghĩa tự do, với giải phóng xã hội. Họ xác tín xã hội học có thể góp phần đắc lực cải biến xã hội (Ritzer, 2011:190-193). Nếu đọc trực tiếp những ấn phẩm thời đó, ta thấy rõ nhiều tác giả thời ấy gần nhƣ không tách biệt giữa hiện đại hóa xã hội và truyền đạo Tin Lành (Chẳng hạn, xem: Gamble, 1921:vii-xvii). Nên giả thuyết của tôi là, nhiều giảng viên Mỹ trong các đại học truyền đạo ở Trung Quốc những năm trƣớc và sau Cách mạng Tân Hợi 1911, cảm nhận rõ nhu cầu nóng bỏng phải thay đổi trong xã hội Trung Quốc đang cơn khủng hoảng, họ tin rằng cũng nhƣ ở Mỹ, một nền xã hội học Trung Quốc có thể hỗ trợ hiệu quả cho thay đổi mang tính cách mạng ấy. Vì vậy, các đại học truyền đạo Mỹ ở Trung Quốc đã tích cực truyền bá không chỉ Tin Lành mà cả khoa học xã hội. 4. Hình thành định chế: Môn học, khoa, hội và tạp chí Có sử liệu rõ ràng hơn về giảng dạy xã hội học sau Cách mạng 1911, khi môn xã hội học thực sự đƣợc dạy ở nhiều đại học danh tiếng. Cao đẳng Shanghai dạy xã hội học từ 1913. Đây là trƣờng của các nhà truyền đạo Mỹ. Sự kiện này có lẽ là lý do để Ming Yan phân kỳ 15 “following the birth of the Republic, especially during the nation-wide New Cultural Movement of 1919, sociology became in Chinese eyes one of the salient features of Western culture and was recognized and accepted as a part of important Western scholarship by modern educational institutions” (King, 1978:37-38). 16 “Since Chinese traditional values and social arrangements were major obstacles to [the missionary teacher‟s] attempt to convert the Chinese to Christianity, they had no hesitation in adopting the sociological perspective to dissect Chinese culture “objectively” in order to loosen its hold on the population” (Wong Siu- lin, 1979:13. Dẫn lại theo: Qi Xiaoying, 2016:3). HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 34 lịch sử xã hội học, khi tác giả coi sự kiện bắt đầu giảng dạy môn xã hội học là dấu mốc chuyển sang giai đoạn thứ hai, giai đoạn định chế hóa ngành xã hội học. Lúc đầu, môn này đảm nhiệm bởi giảng viên Mỹ từ Đại học Brown. Năm 1916, Đại học Quốc gia Peking đƣa xã hội học vào chƣơng trình, và Kang Poa- Chung (Kang Baozhong) là giảng viên bản địa đầu tiên dạy xã hội học ở đại học. Cao đẳng Tsing-Hua (Qinghua) có môn xã hội học vào năm 1917 do giảng viên Mỹ đảm trách. Một làn sóng các đại học Trung Quốc theo nhau mở môn xã hội học, lúc đầu phần lớn do các nhà xã hội học Mỹ sang giảng dạy. Đến 1925, tất cả đại học Thiên Chúa giáo ở Trung Quốc đều có môn xã hội học trong chƣơng trình. Nếu thập niên 1910 diễn ra làn sóng đƣa môn xã hội học vào chƣơng trình giảng dạy đại học, thì thập niên 1920 chứng kiến làn sóng thành lập khoa xã hội học trong đại học Trung Quốc. Hai trƣờng Thiên Chúa giáo, Đại học Huajing của Shanghai và Đại học Yanjing, cùng thành lập khoa xã hội học vào năm 1913.17 Năm 1921, Đại học Amoy thành lập Khoa Xã hội học và lịch sử. Cùng năm, Đại học Yenching (một trƣờng Thiên Chúa giáo) thành lập Khoa Xã hội học và Công tác xã hội, có học giả Mỹ đồng tổ chức. Ngƣời ta cho rằng Đại học Yenching là trƣờng có chƣơng trình đào tạo xã hội học tốt nhất bấy giờ ở Trung Quốc. Đại học Trung ƣơng Quốc gia (National Central University) thành lập Khoa Xã hội học năm 1927, nhƣng dạy xã hội học từ 1920. Đến 1930, có 16 đại học có khoa xã hội học (riêng, hoặc chung với khoa học chính trị, lịch sử hay nhân học). Năm 1948, 21 trên tổng số 49 đại học cả nƣớc có khoa xã hội học (riêng hoặc chung cùng ngành khác), với 140 giảng viên và khoảng 600 sinh viên. Năm 1949, sinh viên lên đến 975 ngƣời. Nhiều khoa khác cũng đƣa xã hội học vào chƣơng trình nhƣ là môn học bắt buộc (Sun Pen-Wen, 1949:248; Dai Kejing, 1993:91). Li Hanlin và cộng sự (1987:617-618) cho rằng thời kỳ xã hội học Trung Quốc trƣởng thành (thập niên 1920-1940) có những biến đổi quan trọng. Thứ nhất, cho đến 1916 đa số giảng viên xã hội học là ngƣời nƣớc ngoài (phần lớn ngƣời Mỹ). Nhƣng từ sau 1922, giảng viên ngƣời Trung Quốc từng bƣớc thay thế họ, đảm nhiệm vai trò chính. Thứ hai, chuyển từ sử dụng giáo trình nƣớc ngoài sang giáo trình do các nhà xã hội học bản dịa biên soạn, sử dụng dữ liệu Trung Quốc và thảo luận các vấn đề của xã hội Trung Quốc. Thứ ba, chƣơng trình môn học không còn bó hẹp ở nhập môn mà cả các môn lý thuyết, phƣơng pháp, và chuyên ngành. Thứ tƣ, chính quyền ngày càng quan tâm đến xã hội học.18 Năm 1938, Bộ 17 Ở Mỹ, Khoa mang tên xã hội học đầu tiên xuất hiện ở Đại học Kansas năm 1889 (Ritzer, 2011:189). Khoa xã hội học đầu tiên ở Nhật thành lập năm 1893 ở Đại học Đế quốc Tokyo, nay là Đại học Tokyo (So, 2017:56). Nhƣ vậy, có vẻ nhƣ Trung Quốc chỉ đi chậm hơn Mỹ và Nhật khoảng một thế hệ mà thôi. Các tác giả nêu chi tiết khá khác nhau. Ambrose Yeu-Chi King cho rằng khoa xã hội học đầu tiên ra đời năm 1914 ở Đại học St. John ở Shanghai (King, 1978:38). 18 Thực ra, quan hệ chính quyền và xã hội học không hề suôn sẻ, mà cả một quá trình thăng trầm. Cho đến giữa thập niên 1920, chính quyền xem một số ấn phẩm và tạp chí xã hội học là loại cấp tiến. Nhiều ngƣời xem “xã hội học” đồng nghĩa với “chủ nghĩa xã hội”, xem nhà xã hội học đồng nghĩa là nhà tƣ tƣởng cấp tiến. Một số nhà xã hội học bị bắt hoặc bị đe dọa sẽ bắt (Hsu, 1931:289). HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Tài liệu liên quan