Xác định những kỹ năng quản lí lớp học cần hình thành cho sinh viên sư phạm

Tóm tắt. Quản lí lớp học là tác động có mục đích đến tập thể học sinh, đưa tập thể học sinh từ trạng thái hiện có tiến đến một trạng thái mới có chất lượng hơn. Quản lý lớp học có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo nghĩa hẹp, quản lí lớp học trong một giờ lên lớp; theo nghĩa rộnglà quản lí một tập thể lớp trong một học kỳ, một năm học, nói cách khác đó là công việc quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp. Tác giả nêu lên những kỹ năng quản lí lớp học cơ bản cần hình thành cho sinh viên sư phạm: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng học sinh; Kỹ năng lập kế hoạch; Kỹ năng quản lí giờ lên lớp; Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục; Kỹ năng giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi; Kỹ năng đánh giá kết quả học tập và phát triển nhân cách học sinh; Kỹ năng xây dựng và phát triển tập thể học sinh; Kỹ năng quản lí các nhóm học sinh.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định những kỹ năng quản lí lớp học cần hình thành cho sinh viên sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 81-85 XÁC ĐỊNH NHỮNG KỸ NĂNG QUẢN LÍ LỚP HỌC CẦN HÌNH THÀNH CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Nguyễn Thị Hằng(∗), Nguyễn Thị Định Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (∗)E-mail: ngthihangnqt@gmail.com Tóm tắt. Quản lí lớp học là tác động có mục đích đến tập thể học sinh, đưa tập thể học sinh từ trạng thái hiện có tiến đến một trạng thái mới có chất lượng hơn. Quản lý lớp học có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo nghĩa hẹp, quản lí lớp học trong một giờ lên lớp; theo nghĩa rộnglà quản lí một tập thể lớp trong một học kỳ, một năm học, nói cách khác đó là công việc quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp. Tác giả nêu lên những kỹ năng quản lí lớp học cơ bản cần hình thành cho sinh viên sư phạm: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng học sinh; Kỹ năng lập kế hoạch; Kỹ năng quản lí giờ lên lớp; Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục; Kỹ năng giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi; Kỹ năng đánh giá kết quả học tập và phát triển nhân cách học sinh; Kỹ năng xây dựng và phát triển tập thể học sinh; Kỹ năng quản lí các nhóm học sinh. 1. Mở đầu Hình thành kỹ năng dạy học và giáo dục là yêu cầu và xu thế tất yếu trong đào tạo sư phạm hiện nay. Trong các kỹ năng dạy học, quản lí lớp học là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một giờ dạy. Xác định được những kỹ năng quản lí lớp học cơ bản cần hình thành cho sinh viên sư phạm là cơ sở để đổi mới chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu của sinh viên đang học tập tại các trường sư phạm hiện nay. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Xác định những kỹ năng quản lí lớp học cần hình thành cho sinh viên sư phạm”. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi làm rõ hai vấn đề: Khái niệm “Quản lí lớp học” và “Xác định những kỹ năng quản lí lớp học cần hình thành cho sinh viên sư phạm”. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quản lí lớp học * Lớp học và chủ thể quản lí lớp học - Lớp học. 81 Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Định Trong nhà trường phổ thông, lớp học là đơn vị hành chính cơ bản, là tế bào hữu cơ của hệ thống nhà trường. Mỗi lớp học gồm một lượng học sinh ổn định, có lứa tuổi và trình độ nhận thức tương đương, cùng nhau tiến hành các hoạt động học tập, lao động, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi ... Các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường chủ yếu diễn ra theo đơn vị lớp học. Sự trưởng thành của lớp học gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của mỗi thành viên trong lớp học và những thành tích của nhà trường. Xây dựng và phát triển tập thể lớp là việc làm trọng tâm của nhà trường phổ thông. Do tầm quan trọng của lớp học đối với sự hình thành nhân cách học sinh, các trường phổ thông đều cử ra một giáo viên chủ nhiệm - người chịu trách nhiệm quản lý và giáo dục, người điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của các thành viên trong lớp cũng như tổ chức mối quan hệ giữa lớp học với nhà trường, với gia đình và xã hội. - Chủ thể quản lí lớp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng, được hiệu trưởng cử ra làm công tác quản lý và giáo dục học sinh trong một lớp học cụ thể và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh trong tập thể đó. Có thể nói, người giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối, người giữ mối liên lạc thường xuyên giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, giữa giáo dục nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội khác. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt và đại diện cho quyền lợi chính đáng của tập thể học sinh, thay mặt tập thể học sinh để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ hợp lí của các em. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tổ chức, phối hợp và thống nhất các lực lượng và tác động giáo dục tới tập thể học sinh. Chính giáo viên chủ nhiệm là người tạo ra sự thống nhất giữa các tác động giáo dục trong nhà trường, giữa các giáo viên bộ môn đến tập thể học sinh; sự thống nhất tác động giáo dục của các đoàn thể, các tổ chức xã hội và gia đình trong công tác quản lý và giáo dục học sinh. Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm lớp là người vừa thay mặt hiệu trưởng, thay mặt nhà trường để quản lý lớp học và giáo dục toàn diện học sinh; là cầu nối giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh; đồng thời lại là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể học sinh. Giáo viên chính là một chủ thể quản lí lớp học. * Quản lí lớp học Khái niệm “Quản lí” là khái niệm rất chung và có tính khái quát lớn. Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lí: - Quản lí là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định. - Quản lí là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm lực, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường. Quản lí là hoạt động có mục tiêu, nhà quản lí biết chính xác mục tiêu phải đạt được và tổ chức cho các cá nhân và tập thể dưới quyền thực hiện công việc đó một cách có chất lượng và hiệu quả. 82 Xác định những kỹ năng quản lí lớp học cần hình thành cho sinh viên sư phạm Quản lí là tạo ra môi trường thuận lợi để mọi cá nhân và tập thể hợp tác với nhau hoàn thành mục tiêu chung [3] . Dựa trên những quan niệm về quản lí trên, trong bài viết này, chúng tôi quan niệm, “Quản lí lớp học là tác động có mục đích đến tập thể học sinh, đưa tập thể học sinh từ trạng thái hiện có tiến đến một trạng thái mới có chất lượng hơn”. Quản lý lớp học có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau: Theo nghĩa hẹp: Quản lí lớp học trong một giờ lên lớp; Theo nghĩa rộng: Quản lí một tập thể lớp trong một học kỳ, một năm học, nói cách khác đó là công việc quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp. a. Nếu xem xét quản lí lớp học theo nghĩa quản lí một giờ lên lớp thì công tác quản lí của người giáo viên sẽ bao gồm những công việc sau đây: - Lập kế hoạch bài dạy - soạn bài: Lập kế hoạch bài dạy là công việc thiết kế các nội dung và phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, thiết kế tiến trình các bước lên lớp. - Lên lớp: Lên lớp là quá trình thao diễn các nội dung và phương pháp dạy học. Quá trình này đòi hỏi giáo viên phải tổ chức giờ dạy vừa đảm bảo nội dung kiến thức, vừa sinh động hấp dẫn, chú ý tới tất cả các học sinh trong lớp... - Chấm bài. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Cải tiến phương pháp dạy học. b. Nếu xem xét quản lí lớp học theo nghĩa quản lí một tập thể lớp trong một năm học thì công tác quản lí của giáo viên sẽ bao gồm các công việc cụ thể sau đây: - Xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân và tập thể lớp. - Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tâm lí học sinh. - Quản lí hồ sơ học sinh. - Xây dựng văn hóa lớp học. - Tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện học sinh. - Xây dựng và phát triển tập thể lớp. - Quản lí các nhóm trong tập thể lớp. - Quản lí một giờ lên lớp. - Quản lí việc dạy và học các bộ môn khác nhau. - Quản lí nguồn tài chính và cơ sở vật chất lớp học. - Đánh giá kết quả học tập và sự phát triển nhân cách học sinh. Tóm lại, quản lí lớp học là một khái niệm đa nghĩa. Dù hiểu theo nghĩa quản lí một giờ lên lớp hay quản lí một tập thể lớp theo năm học thì chúng đều nhằm làm cho quá trình đó vận động và phát triển đến một trạng thái mới có chất lượng hơn. 2.2. Những kỹ năng quản lí lớp học cơ bản cần hình thành cho sinh viên sư phạm * Cơ sở xác định kỹ năng quản lí lớp học cơ bản cần hình thành 83 Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Định cho sinh viên sư phạm. Đề tài SPHN-08-248 TĐ-Viện nghiên cứu sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm học 2008-2009 đã tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên hướng dẫn của các trường có sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội thực tập thuộc các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Tuyên Quang, Hà Nội (185 giáo viên), và 495 sinh viên năm thứ 4 của 13 khoa trong trường. Kết quả điều tra cho thấy: đa số sinh viên sư phạm có kiến thức chuyên môn vững, tác phong chững chạc, nhưng có một điểm chung chưa đạt là sinh viên thường gặp một số khó khăn trong các công việc quản lí lớp học như [1]: - Các kỹ năng lên lớp: bao quát lớp, phân bố thời gian, kỹ năng tổ chức các hoạt động phục vụ học tập còn hạn chế. - Sinh viên không biết lập kế hoạch chủ nhiệm lớp. - Sinh viên không biết cách tổ chức giờ sinh hoạt lớp. - Sinh viên không biết cách tìm hiểu phân loại học sinh. - Sinh viên không biết cách thu hút học sinh vào hoạt động. - Chưa biết cách xử lí các tình huống sư phạm. Để tìm hiểu những khó khăn của sinh viên sư phạm về quản lí lớp học trong công tác chủ nhiệm lớp khi đi thực tập, tháng 10 năm 2010 đề tài “Một số biện pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho sinh viên sư phạm” mã số: B2010-17-288 đã tiến hành điều tra trên 147 sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội và 115 sinh viên khoa Sư phạm trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa. Kết quả điều tra cho thấy sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa thường gặp khó khăn trong các vấn đề quản lí lớp học sau: - Tìm hiểu đối tượng học sinh. - Quản lí một giờ lên lớp. - Quản lí hồ sơ học sinh. - Xây dựng và phát triển tập thể lớp. - Giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi. - Quản lí các nhóm. - Tổ chức các hoạt động giáo dục. - Đánh giá học sinh. - Xử lí tình huống sư phạm. * Xác định những kỹ năng quản lí lớp học cơ bản cần hình thành cho sinh viên sư phạm. Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản về quản lí, quản lí lớp học, kết hợp với kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xác định những kỹ năng quản lí lớp học cơ bản cần hình thành cho sinh viên sư phạm như sau: - Kỹ năng tìm hiểu đối tượng học sinh. - Kỹ năng lập kế hoạch. - Kỹ năng quản lí giờ lên lớp. - Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục. 84 Xác định những kỹ năng quản lí lớp học cần hình thành cho sinh viên sư phạm - Kỹ năng giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi. - Kỹ năng đánh giá kết quả học tập và phát triển nhân cách học sinh. - Kỹ năng xây dựng và phát triển tập thể học sinh. - Kỹ năng quản lí các nhóm học sinh. 3. Kết luận Quản lí lớp học là công việc của tất cả các giáo viên, vì vậy xác định những kỹ năng quản lí lớp học cần hình thành cho sinh viên sư phạm có ý nghĩa thiết thực trong việc hoạch định chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm ở các trường sư phạm, đồng thời có tác dụng định hướng để sinh viên sư phạm có ý thức tự rèn luyện và nâng cao năng lực cho chính mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Kim Dung, 2010. Công tác chủ nhiệm lớp - Nội dung quan trọng trong đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường Đại học sư phạm. [2] Trần Kiểm, 2004. Khoa học Quản lí Giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Giáo dục. [3] Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), 2008. Giáo trình Giáo dục học Tập 2. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [4] Maurice Banson, 2004. Understanding classroom behaviour. By The Aus- tralian Council for Educationnal Research Ltd Radford House, Frederichk Street, Hawthorn, Victoria 3122, Australia. ABSTRACT Identifying classroom management skills necessary to train student teachers Classroom management is a purposeful impact on the collectivity of students, thus bringing this collectivity from the existing state to a newer dimension. It can be understood in various ways: In a narrow sense, it means classroom management in a learning period. In a larger sense, it means to manage a class as a collectivity in each term in the school year. In other words it means teachers are in charge of classroom management. The following are the basic classroom management skills necessary to be formed for student teachers: skills in finding and understanding target stu- dents, skill in planning or planning skills, skills in managing classroom activities, skills in organizing educational activities, skills in educating students with inappro- priate behaviour, skills in evaluating the achievements and personality development of students, skills in building and developing the collectivity of students, skills in managing groups of students. 85
Tài liệu liên quan