Xác định tính chất chính trị - xã hội của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay và ý nghĩa của vấn đề đối với sinh viên ngành sư phạm giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

1. Lời mở đầu Xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình, đối thoại và hợp tác. Tuy nhiên, việc tồn tại các chế độ xã hội khác nhau kéo theo việc xuất hiện những xu hướng chính trị, tư tưởng, những phong trào, tổ chức chính trị khác nhau đã có tác động không nhỏ đến chiều hướng phát triển chung của thế giới. Các cuộc chiến tranh nhằm xóa bỏ một tổ chức chính trị trên thế giới vẫn còn diễn ra với nhiều thủ đoạn và hình thức khác nhau nhằm mục đích che giấu bản chất xâm lược của cuộc chiến tranh. Chiến tranh là một hiện tượng xã hội rất phức tạp. Tính chất chính trị - xã hội (CT-XH) của chiến tranh chính là vai trò của mỗi bên tham chiến đối với tiến bộ xã hội. Việc nhận thức đúng đắn về tính chất CT-XH của chiến tranh là tiền đề cần thiết để giải quyết thái độ của con người đối với mỗi bên tham chiến. Tuy nhiên, việc nhận thức của sinh viên (SV) về vấn đề trên trong những năm gần đây còn rất hạn chế. Thái độ nhận thức về tầm quan trọng của việc xác định tính chất CT-XH của chiến tranh cho SV nói chung và đặc biệt là SV ngành Giáo dục Quốc phòng (GDQP) và An ninh (AN) nói riêng vẫn còn thờ ơ, xem nhẹ; vì đất nước đang trong thời bình, chưa có thái độ tích cực nghiên cứu trong môn học. Đồng thời, những thủ đoạn và hình thức tiến hành chiến tranh ngày càng tinh vi thông qua công nghệ thông tin để xuyên tạc, tuyên truyền. Các thủ đoạn nhằm can thiệp của các nước đế quốc thông qua ngoại giao bằng các hình thức viện trợ, hỗ trợ, Hay việc lôi kéo các nước đồng minh ủng hộ dẫn đến sự hạn chế về việc xác định đúng tính chất CT-XH của chiến tranh.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định tính chất chính trị - xã hội của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay và ý nghĩa của vấn đề đối với sinh viên ngành sư phạm giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2015 - 2016 225 XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CHIẾN TRANH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tuyết (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Quốc phòng) GVHD: ThS-Trung tá Trương Xuân Vương 1. Lời mở đầu Xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình, đối thoại và hợp tác. Tuy nhiên, việc tồn tại các chế độ xã hội khác nhau kéo theo việc xuất hiện những xu hướng chính trị, tư tưởng, những phong trào, tổ chức chính trị khác nhau đã có tác động không nhỏ đến chiều hướng phát triển chung của thế giới. Các cuộc chiến tranh nhằm xóa bỏ một tổ chức chính trị trên thế giới vẫn còn diễn ra với nhiều thủ đoạn và hình thức khác nhau nhằm mục đích che giấu bản chất xâm lược của cuộc chiến tranh. Chiến tranh là một hiện tượng xã hội rất phức tạp. Tính chất chính trị - xã hội (CT-XH) của chiến tranh chính là vai trò của mỗi bên tham chiến đối với tiến bộ xã hội. Việc nhận thức đúng đắn về tính chất CT-XH của chiến tranh là tiền đề cần thiết để giải quyết thái độ của con người đối với mỗi bên tham chiến. Tuy nhiên, việc nhận thức của sinh viên (SV) về vấn đề trên trong những năm gần đây còn rất hạn chế. Thái độ nhận thức về tầm quan trọng của việc xác định tính chất CT-XH của chiến tranh cho SV nói chung và đặc biệt là SV ngành Giáo dục Quốc phòng (GDQP) và An ninh (AN) nói riêng vẫn còn thờ ơ, xem nhẹ; vì đất nước đang trong thời bình, chưa có thái độ tích cực nghiên cứu trong môn học. Đồng thời, những thủ đoạn và hình thức tiến hành chiến tranh ngày càng tinh vi thông qua công nghệ thông tin để xuyên tạc, tuyên truyền. Các thủ đoạn nhằm can thiệp của các nước đế quốc thông qua ngoại giao bằng các hình thức viện trợ, hỗ trợ, Hay việc lôi kéo các nước đồng minh ủng hộ dẫn đến sự hạn chế về việc xác định đúng tính chất CT-XH của chiến tranh. Đối với một giáo viên GDQP & AN trong tương lai thì việc xác định đúng tính chất CT-XH của chiến tranh là hết sức cần thiết và quan trọng, nhằm đảm bảo yêu cầu công tác quốc phòng và giảng dạy sau này. Thái độ của thầy cô GDQP & AN về chiến tranh sẽ định hướng thái độ của học sinh. Đó chính là hiệu ứng rất tốt cho việc tuyên truyền đường lối quốc phòng an ninh của Đảng đối với học sinh, SV. Từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: Xác định tính chất chính trị - xã hội của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay và ý nghĩa của vấn đề đối với sinh viên ngành Giáo dục quốc phòng, an ninh Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên cứu của mình. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 226 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu, làm rõ cơ sở lí luận, ý nghĩa của việc xác định tính chất CT-XH của chiến tranh và đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức cho SV ngành GDQP & AN về chiến tranh trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu; - Nghiên cứu khái quát tình hình chiến tranh hiện nay trên thế giới thông qua một số cuộc chiến tranh gần đây và thực trạng nhận thức của SV ngành GDQP & AN về vấn đề trên; - Ý nghĩa của việc xác định tính chất CT-XH của chiến tranh và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về tính chất CT-XH của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay đối với SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Đề tài: “Xác định tính chất CT-XH của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay và ý nghĩa của vấn đề đối với SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM”. - Khách thể: SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trọng tâm vấn đề “Xác định tính chất CT-XH của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin và ý nghĩa của vấn đề đối với SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1990 đến năm 2003. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập, nghiên cứu thông tin trên các văn bản tài liệu, giáo trình đã có, như Học thuyết Marx – Lenin về chiến tranh, quân đội, chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các tài liệu có liên quan. Phân tích, tổng hợp từng bộ phận thông tin để tạo ra một hệ thống lí thuyết mới đầy đủ và sâu sắc - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn  Phương pháp quan sát Quan sát tình hình thế giới đang diễn ra để rút ra kết luận cho nhiệm vụ nghiên cứu; quan sát thái độ của SV đối với chiến tranh hiện nay  Phương pháp điều tra Phát phiếu đánh giá, thu thập thông tin từ SV ngành GDQP & AN; qua đó, đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân, đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức về xác định tính chất CT-XH của chiến tranh cho họ.  Phương pháp chuyên gia Năm học 2015 - 2016 227 Trao đổi với giảng viên, SV nhằm rút ra kết luận và giải pháp nâng cao nhận thức về việc xác định tính chất CT-XH của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay. 6. Kết quả nghiên cứu Về cơ sở lí luận Trong phần này, chúng tôi đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài như: Khái niệm chiến tranh, nguồn gốc, bản chất, tính chất CT-XH của chiến tranh. Việc đưa ra những định nghĩa, khái niệm hoàn toàn dựa theo chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh. Đây là cơ sở lí luận, cung cấp những hiểu biết cơ bản, có hệ thống được dùng trong xuyên suốt quá trình nghiên cứu của tác giả, là cơ sở để phân tích, nhận định các vấn đề ở nội dung tiếp theo. Khái quát một số cuộc chiến tranh diễn ra trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay và vấn đề được đặt ra ở đây là việc nhìn nhận đúng bản chất của một cuộc chiến tranh, suy cho cùng cũng chỉ để đạt được mục đích chính trị mà sâu xa mà đó chính là sự phản ánh tập trung của kinh tế. Về thực trạng Qua nghiên cứu thực trạng nhận thức của SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM về việc xác định tính chất CT-XH của chiến tranh, tác giả nhìn thấy được những vấn đề như sau: Mức độ hiểu biết của SV về một số cuộc chiến tranh gần đây còn rất mơ hồ. Đa số chỉ ở mức biết, có nghe qua chứ chưa thực sự hiểu rõ nguyên nhân, tiến trình hay kết quả cuối cùng. Mức độ quan tâm về nghiên cứu các cuộc chiến tranh gần đây cũng chưa cao. SV phụ thuộc nhiều vào thông tin trên mạng xã hội nên gặp khó khăn khi tìm đến các nguồn tài liệu, các nguồn thông tin chính thống Xác định tính chất CT-XH của chiến tranh thông qua việc nhận định đúng các cuộc chiến tranh trong giai đoạn hiện nay không chỉ để học tập, giảng dạy mà còn để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền. Nó có liên hệ mật thiết đến cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới nói chung. Thông qua việc giảng dạy, góp phần vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, cũng như đấu tranh với các quan điểm sai trái ngay trong môi trường học tập và công tác. Tuy nhiên, trong những năm qua, nhận thức của SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM về vấn đề trên còn rất kém. Chính thái độ thờ ơ, chủ quan và thiếu thông tin đã tác động rất lớn đến trình độ nhận thức cũng như năng lực phân tích tình hình, có chăng cũng chỉ ở mức độ mơ hồ, cảm tính. Xác định tính chất CT-XH của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay là một quá trình nhận thức phức tạp. Cần phải hiểu sâu, mài sắc về cơ sở lí luận và áp dụng một cách chính xác vào tình hình thực tiễn, phải kết hợp nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 228 nhau để có được một thái độ đúng đắn đối với cuộc chiến đã và đang xảy ra, từ đó nhìn nhận vào tình hình nước ta để góp phần xây dựng một thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội. 7. Kết luận, kiến nghị 7.1. Kết luận Tính chất CT-XH là sự tập hợp đông đảo các quần chúng trong xã hội để thực hiện các nhiêm vụ chính trị nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các lực lượng tham gia cũng như thể hiện vai trò của thiết chế chính trị của một nhà nước. Nghiên cứu tính chất CT-XH của chiến tranh chính là tìm ra vai trò của mỗi bên tham chiến đối với tiến bộ xã hội, đặt cơ sở cần thiết để giải quyết thái độ của con người đối với mỗi bên tham chiến. Đây là một nội dung có ý nghĩa quan trọng trong việc học tập các môn chính trị. Tuổi trẻ quốc phòng không những phải biết, mà còn phải hiểu sâu sắc và có bản lĩnh tư tưởng chính trị. Việc xác định tính chất CT-XH của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay không chỉ góp phần vào việc học tập và giảng dạy mà còn giúp chúng ta có khả năng nhìn nhận chính xác bản chất âm mưu, thủ đoạn phía sau những nguyên nhân được đưa ra; từ đó áp dụng vào nhìn nhận tình hình đối với nước ta trong việc tuyên truyền đường lối quốc phòng của Đảng và đấu tranh với các quan điểm sai trái trong ở nơi sinh sống, học tập và công tác. Chất lượng giáo dục tính chất CT-XH trong đào tạo SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM trong những năm qua ngày càng được nâng cao. Tuy vậy, trong nhận thức và thái độ của SV còn bộc lộ không ít vấn đề bất cập cần được nghiên cứu và giải quyết. Nâng cao nhận thức cho SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM về vấn đề xác định tính chất CT-XH của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Những yếu tố đó góp phần tạo nên những điều kiện thuận lợi nhưng cũng gây ra không ít khó khăn trong việc giáo dục tính chất CT-XH của chiến tranh. Cần phân biệt các yếu tố đó để xác định đúng mục tiêu và đề ra biện pháp cơ bản để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục về việc xác định tính chất CT-XH của chiến tranh cho SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM cần thực hiện các biện pháp cơ bản sau: Đối với Ban chủ nhiệm khoa: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Ban chủ nhiệm khoa, đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội SV trong khoa; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Tích cực ngăn chặn, đề phòng, nhận diện các quan điểm sai trái. Xây dựng lực lượng nòng cốt trong SV để nắm được diễn biến tư tưởng của SV để kịp thời đưa ra biện pháp xử lí với các tình huống tiêu cực. Năm học 2015 - 2016 229 Đối với giảng viên: Định hướng cho SV tìm hiểu về tính chất CT-XH của chiến tranh khi có một cuộc chiến tranh xảy ra; bổ sung cho SV các nguồn thông tin, tài liệu chính thống có liên quan đến các cuộc chiến tranh đã và đang xảy ra. Đối với sinh viên: Tăng cường học tập lí luận chính trị và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; Tích cực tham gia các lớp chuyên đề, các buổi tọa đàm, các hội thi tìm hiểu có liên quan đến tình hình chiến tranh do trường, khoa, các đơn vị tổ khác tổ chức; thường xuyên theo dõi tình hình các cuộc chiến tranh hay xung đột đang diễn ra trên thế giới. Nâng cao nhận thức cho SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM hiện nay là một quá trình lâu dài và khó khăn. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện chủ quan cũng như khách quan.Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ mới cố gắng làm rõ được một số vấn đề lí luận và thực tiễn cơ bản, cần phải được tiếp tục nghiên cứu và tổng kết sâu sắc hơn. 7.2. Kiến nghị Trên cơ sở nghiên cứu tính chất CT-XH của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay và ý nghĩa của vấn đề đối với SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao nhận thức về tính chất CT-XH của chiến tranh trong giai đoạn hiện nay cho SV ngành GDQP & AN Trường ĐHSP TPHCM. Ban lãnh đạo khoa cần tăng cường công tác lãnh đạo, quản lí, nắm bắt tình hình chuyển biến tư tưởng của SV. Các tổ chức Đoàn, Hội cần phát huy công tác tổ chức, tuyên truyền thông qua các hội thi tìm hiểu, các chuyên đề liên quan đến tình hình chiến tranh trong giai đoạn hiện nay hoặc khuyến khích SV tham gia các chương trình đo do các đơn vị khác thực hiện. Đối với SV, cần chủ động trong việc học tập, nghiên cứu. Khi tìm hiểu các nguồn thông tin phải chính xác, đáng tin cậy Ứng dụng lí thuyết vào một cuộc chiến tranh cụ thể để nhìn nhận, đánh giá, rèn luyện cho bản thân có lí luận vững vàng và nhìn nhận vấn đề chiến tranh dựa trên chủ nghĩa Marx – Lenin, trên lập trường của giai cấp vô sản, từ đó liên hệ được với tình hình nước ta để tránh nhìn nhận sai lầm, bị lôi kéo bởi các thế lực thù địch. SV khi kết hợp lí thuyến với tình hình thực tiễn sẽ có nhận thức sâu sắc, đa chiều khi nhận định về tính chất CT-XH của chiến tranh, từ đó SV cần tiếp cận, chủ động nắm bắt những tư tưởng, quan điểm sai trái trong môi trường sống để tuyên truyền, đấu tranh với các tư tưởng đó, góp phần bảo vệ Tổ quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. C. Marx, Ph. Engels toàn tập (1994), tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Claudovit (1976), Bàn về chiến tranh, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 3. Dr. Motimer J. Adler (2004), Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 4. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 230 5. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8 (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Hoàng Khắc Nam, luận văn: Một số vấn đề lí luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử. 7. Học thuyết Marx – Lenin về chiến tranh và quân đội (2005), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 8. Trần Minh Sơn, “Một số vấn đề về “Chiến tranh phi quy ước”, Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, số ra ngày 2/10/1015. 9. Từ điển Tiếng Việt (1994), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. V. I. Lenin toàn tập (1979), tập 10, Nxb Tiến bộ, M. 11. V. I. Lenin toàn tập (1979), tập 26, Nxb Tiến bộ, M. 12. V. I. Lenin toàn tập (1980), tập 30, Nxb Tiến bộ, M. 13. V. I. Lenin toàn tập (1976), tập 42, Nxb Tiến bộ, M. 14. V. I. Lenin toàn tập (1978), tập 49, Nxb Tiến bộ, M. 15. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Baotintuc.vn 17. Tapchicongsan.org.vn 18. Tintucquansu.info 19. VnExpress.net 20. vi.wikipedia.org
Tài liệu liên quan