Xác định vấn đề nghiên cứu cho công trình khoa học như thế nào?

TÓM TẮT Một trong những nhược điểm của nghiên cứu khoa học ở nước ta là cách xác định vấn đề trước khi nghiên cứu. Đó là một công đoạn đã được cộng đồng khoa học thế giới đúc kết thành quy chuẩn. Để xác định vấn đề cho nghiên cứu, cần phải phân biệt vấn đề thường ngày trong cuộc sống và công tác, với vấn đề khoa học. Vấn đề khoa học là một lát cắt thực tế mà người nghiên cứu thực hiện bằng cách quan sát thực tế rồi phân tích, đối chiếu với kho tàng tri thức của nhân loại, đề phát hiện ra khoảng trống tri thức và tìm ra cái mới trong khoa học. Bài viết này sẽ cố gắng trình bày nguyên tắc giúp học viên sau đại học chủ động sáng tạo trong công đoạn đầu tiên của nghiên cứu khoa học, đó là xác định vấn đề.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định vấn đề nghiên cứu cho công trình khoa học như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 21 - Thaùng 6/2014 6 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHO CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NHƯ THẾ NÀO? TRẦN THANH ÁI(*) “Mọi kiến thức khoa học đều bắt đầu từ một câu hỏi” (G. Bachelard) TÓM TẮT Một trong những nhược điểm của nghiên cứu khoa học ở nước ta là cách xác định vấn đề trước khi nghiên cứu. Đó là một công đoạn đã được cộng đồng khoa học thế giới đúc kết thành quy chuẩn. Để xác định vấn đề cho nghiên cứu, cần phải phân biệt vấn đề thường ngày trong cuộc sống và công tác, với vấn đề khoa học. Vấn đề khoa học là một lát cắt thực tế mà người nghiên cứu thực hiện bằng cách quan sát thực tế rồi phân tích, đối chiếu với kho tàng tri thức của nhân loại, đề phát hiện ra khoảng trống tri thức và tìm ra cái mới trong khoa học. Bài viết này sẽ cố gắng trình bày nguyên tắc giúp học viên sau đại học chủ động sáng tạo trong công đoạn đầu tiên của nghiên cứu khoa học, đó là xác định vấn đề. Từ khóa: nghiên cứu khoa học, quan sát thực tế, đối chiếu, phân tích ABSTRACT One of weakness of Vietnamese research is how to determine research problems. This stape is standardized by international scientific community. To determine research problems, it must distinguish daily problems from scientific problems. Scientific problem is a “tranch” of reality that researcher makes by observing reality then analyses it, compares it and the corpus of knowledge of humanity, in order to discover gaps of knowledge and to finds out scientific novelty. This paper will introduce principles which help master students to determine autonomously and creatively research problem. Keywords: scientific research, observe reality, comparison, analyse *Nghiên cứu khoa học là nghiên cứu những gì? Câu hỏi này có vẻ ngây ngô, tầm thường, nhưng không ít người ngắc ngứ, hoặc ngộ nhận. Thậm chí, có thể nói rằng trở ngại lớn nhất của mọi sinh viên, học viên cao học, kể cả nghiên cứu sinh tiến sĩ, khi phải trả lời cho câu hỏi “nghiên cứu cái gì?” mà họ phải tự đặt ra để tìm đề tài cho luận văn của họ. Thật vậy, đã có không ít (*)PGS.TS, Nhà giáo ưu tú, Trường Đại học Cần Thơ học viên sau đại học phải bỏ học nửa chừng chỉ vì không thể tìm được câu trả lời thỏa đáng, hoặc nói cách khác, không xác định được vấn đề mà họ muốn phát triển thành đề tài nghiên cứu, mặc dù đã hoàn tất các học phần lý thuyết. Còn những luận văn/luận án đã hoàn thành thì một số không ít phải hứng chịu nhiều sự phê bình của giới khoa học về nhiều phương diện, mà đầu tiên là cách xây dựng vấn đề nghiên cứu (research problem) không thích TRẦN THANH ÁI 7 hợp, khiến chất lượng công trình không bảo đảm. Nhận xét sau đây của GS. Trần Văn Thọ dù cách nay hơn 10 năm nhưng không hề mất tính thời sự, nếu không muốn nói rằng ngày càng chính xác: “Cách suy nghĩ về việc chọn đề tài ở Việt Nam chỉ làm cho luận án tiến sĩ thiếu tính học thuật và phần lớn thiếu tính độc sáng. Nội dung, trình độ của luận án do đó còn rất xa mới đạt được tiêu chuẩn tối thiểu của thế giới và người được cấp bằng trong trường hợp đó khó có thể thảo luận khoa học với chuyên gia nước ngoài trong cùng ngành” (Trần Văn Thọ, 2003). Điều đó cho thấy rằng việc xác định vấn đề nghiên cứu có một vai trò quyết định trong mọi nghiên cứu khoa học, trong đó có luận văn, luận án. Vì thế, hoàn toàn có thể hiểu được khi có nhiều nhà khoa học cho rằng khi học viên, nghiên cứu sinh xây dựng được đề tài nghiên cứu là đã đi được nửa chặng đường! Do đó, muốn nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo nghiên cứu khoa học cho các học viên sau đại học, trước hết cần phải huấn luyện họ cách xây dựng đề tài. Tình trạng chung hiện nay ở các cơ sở đào tạo sau đại học là học viên chỉ nhận được sự huấn luyện theo kiểu “cầm tay chỉ việc” của người hướng dẫn, thậm chí có không ít học viên phải tự xoay xở, khiến họ như người mù, ai dắt đi đâu thì đi đó, nên không rèn luyện được sự chủ động và sáng tạo. Thế mà mục tiêu đào tạo sau đại học là giúp học viên có năng lực nghiên cứu khoa học độc lập. GS. Ngô Bảo Châu đã nhận xét, các nhà khoa học trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, vì bối cảnh khoa học hiện đại cạnh tranh rất quyết liệt, trong khi họ phải có năng lực làm khoa học độc lập (Ngô Bảo Châu 2013a). Để tích cực hóa việc thực hành nghiên cứu khoa học cho học viên, cần phải hướng dẫn cho họ những nguyên tắc xây dựng vấn đề nghiên cứu, khiến họ trở thành người học thông minh, chủ động và sáng tạo. Như thế mới tránh được sao chép, rập khuôn trong nghiên cứu, mà trước hết là rập khuôn trong cách chọn đề tài, và mới có thể tìm được cái mới đóng góp cho khoa học, là điều kiện tiên quyết để được cộng đồng khoa học thế giới công nhận. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày những nguyên tắc xây dựng đề tài nghiên cứu phù hợp với chuẩn mực thế giới; nhưng trước hết, ta thử điểm lại một số đề tài luận án mà dư luận cho là “có vấn đề”, đã được bảo vệ ở nước ta. 1. MỘT SỐ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN VÀ LUẬN ÁN BỊ PHÊ BÌNH Vấn đề chất lượng đào tạo sau đại học đã được báo động nhiều lần trong các cuộc hội nghị và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, báo chí còn ghi lại những “trận cười ra nước mắt” về tên các đề tài nghiên cứu của các luận án tiến sĩ trong hội nghị hiệu trưởng các trường đại học miền Trung - Tây Nguyên diễn ra tại Đà Nẵng ngày 26/8/2006, khi những người có trách nhiệm của ngành giáo dục đã nhắc đến một số đề tài “có vấn đề” (Xem Hải Châu 2006, Vũ Thơ 2006, Uyên Na 2012): - Tắm giặt tập trung cho các quân đoàn đóng quân phía Bắc, - Nghiên cứu nhận thức của sinh viên ĐHSP về sức khỏe sinh sản, - Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông, - Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên đại học sư phạm, - Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá đồng USD XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHO CÔNG TRÌNH KHÓA HỌC NHƯ THẾ NÀO? 8 đến kinh tế Việt Nam, - Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng, - Nghiên cứu cách đánh số nhà trong thành phố. - v.v. Khi đọc tên các đề tài trên đây, người đọc không thấy được tính xác đáng khoa học (scientific pertinence) của vấn đề nghiên cứu mà các tác giả đã chọn cho công trình khoa học của mình, ngoại trừ trường hợp “ngọc ẩn trong đá”. Nói cách khác, nếu các tên đề tài phản ảnh đúng nội dung công trình, những đề tài trên đây chỉ nhằm tìm kiếm kết quả giải quyết một vụ việc cụ thể, mà không hướng đến việc tìm kiếm quy luật hay nguyên nhân chi phối các hiện tượng. Điều này vi phạm nghiêm trọng tính học thuật trong khoa học mà mọi đại học trên thế giới đều hướng đến. GS. Hoàng Tụy cũng đã nhiều lần phê phán nghiêm khắc về cách chọn đề tài nghiên cứu của giới khoa học nước ta, chẳng hạn như đề tài Nghiên cứu những biện pháp chống ách tắc giao thông trong thành phố, và nói rằng đó không phải là đề tài nghiên cứu khoa học, mà là công việc nằm trong chức phận của Sở Giao thông - Công chính (Hoàng Tụy 2013). Hoặc đề tài “chống lấn đường”, với kết luận ngây ngô và vô bổ là “muốn chống lấn đường là phải đề ra những biện pháp tăng cường lãnh đạo giáo dục nhân dân”. PGS-TS. Đặng Xuân Thi cũng đã chỉ ra loại yếu kém khác trong việc chọn đề tài nghiên cứu của nhiều công trình khoa học ở nước ta: “Tuyệt đại nội dung các đề tài mà chúng ta tiến hành nghiên cứu là ứng dụng những thành tựu của thế giới vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Những vấn đề mà chúng ta chọn làm mục tiêu nghiên cứu đối với thế giới thường là quá cũ, có khi cũ đến hai, ba hoặc cũng có thể tới bốn chục năm” (Vũ Thơ, 2012). Cách chọn đề tài nghiên cứu như thế đã góp phần làm cho chất lượng đào tạo sau đại học không cao: trong Hội nghị tổng kết công tác đào tạo sau đại học do Bộ GD- ĐT tổ chức ngày 4 và 5/1/2006 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lúc bấy giờ là Nguyễn Minh Hiển đã cho biết 30% số tiến sĩ đào tạo trong nước có trình độ yếu (Vietnamnet 2006). Tóm lại, theo GS. Hoàng Tụy, “thiếu tính chuẩn mực, không giữ đúng chuẩn mực, bất chấp chuẩn mực quốc tế là nguyên nhân tình trạng lộn xộn, thật giả lẫn lộn, đang tràn lan hiện nay” (Hoàng Tụy 2003). Vậy chuẩn mực thế giới trong việc xây dựng đề tài nghiên cứu là như thế nào? Chúng tôi nghĩ đó là mấu chốt của vấn đề cần giải quyết để có thể cải thiện chất lượng đào tạo sau đại học, và kể cả chất lượng nghiên cứu khoa học của nước ta. 2. KHỞI ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: HIỆN TƯỢNG CÓ VẤN ĐỀ Mọi nghiên cứu đều phải bắt đầu từ việc phát hiện ra một hiện tượng có vấn đề, tuy nhiên, không phải hiện tượng có vấn đề nào cũng có thể làm nghiên cứu khoa học. Thật vậy, trong cuộc sống hàng ngày, con người thường xuyên phải đối diện với nhiều vấn đề khác nhau và từ xưa đến nay mọi người có thể giải quyết mà không cần đến nhà khoa học: vấn đề trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội, vấn đề trong công việc... Vậy vấn đề nào cần phải làm nghiên cứu khoa học, vấn đề nào không? Đây là câu hỏi then chốt mà mọi học viên cần phải nắm vững, để việc xây dựng đề tài nghiên cứu không phạm sai lầm. 2.1. Hai loại “vấn đề” Cần phân biệt hai loại vấn đề: vấn đề trong sinh hoạt, công tác hàng ngày và vấn TRẦN THANH ÁI 9 đề trong khoa học. 2.1.1. “Vấn đề” hàng ngày Trước hết, đừng nhầm lẫn cách dùng thông dụng của từ “vấn đề” và nghĩa thực sự của nó. Trong hoạt động ngôn ngữ hàng ngày, ta thường dùng từ “vấn đề” để chỉ... mọi thứ, chẳng hạn như khi ta nói: về vấn đề sức khỏe của nhân dân địa phương thay cho về tình hình sức khỏe, vấn đề học hành của con cái thay cho việc học hành của con cái, vấn đề cơm áo gạo tiền thay cho chuyện cơm áo gạo tiền nghĩa là ta có thể thay chữ “vấn đề” bằng một chữ khác, chẳng hạn như “chuyện”, “việc” hoặc bỏ hẳn mà vẫn không làm nghĩa của cụm từ thay đổi. Tóm lại, cách dùng đó chỉ là thói quen ngôn ngữ mà thôi. Khái niệm “vấn đề” trong đời thường có nghĩa là “điều cần được quan tâm”, “điều có ít nhiều khó khăn”. Sau đây là một số cách diễn đạt quen thuộc trên sách báo, trong đó chữ “vấn đề” có nghĩa như trên: Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Vấn đề đánh giá kết quả học tập. Vấn đề thay sách giáo khoa. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Vấn đề việc làm của sinh viên, v.v. Những vấn đề trên đây có thể đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục, và cần phải có nhiều cải tiến, đổi mới cho tốt hơn. Nhưng để trở thành vấn đề nghiên cứu khoa học thì chưa được, vì các “vấn đề” này còn quá mơ hồ. Chúng mơ hồ ở chỗ mỗi câu nêu trên chứa đựng nhiều vấn đề nhỏ bên trong, trong đó có những “vấn đề đúng” và “vấn đề sai”: “vấn đề đúng”, tức vấn đề trong khoa học, là vấn đề mà khoa học chưa thể giải thích bản chất và nguyên nhân đầy đủ của nó, còn “vấn đề sai” là vấn đề mà nhà nghiên cứu lặp lại những điều mà khoa học đã biết: người ta gọi trường hợp này là “đấm vào cánh cửa đã mở”, vừa phí sức lại vừa phí thời gian, tiền bạc 2.1.2. “Vấn đề” trong khoa học Trong khoa học, người ta gọi “vấn đề” là những hiện tượng mà kiến thức của cộng đồng khoa học chưa thể giải thích được, và nghiên cứu vấn đề ấy là nhằm xây dựng kiến thức mới về bản chất và quy luật, nguyên nhân của vấn đề ấy để mở rộng tri thức của nhân loại. “Vấn đề” cũng có thể là những hiện tượng đã được giải thích rồi nhưng người nghiên cứu phát hiện ra cách giải thích ấy chưa thỏa mãn một điều kiện nào đó. Trong trường hợp này, nghiên cứu là nhằm bổ sung kiến thức đã có để nó ngày càng đầy đủ hơn. Cũng cần phải nhắc lại rằng “giải quyết” vấn đề trong khoa học không phải là giải quyết từng vụ việc như mọi người thường làm trong cuộc sống hàng ngày, mà là giải quyết vấn đề về mặt lý thuyết, nghĩa là tìm cách giải thích bản chất, quy luật, nguyên nhân, nguồn gốc của vấn đề. Để nhận dạng vấn đề trong khoa học, người nghiên cứu cần dựa vào các đặc tính sau đây: - Hiện tượng không phù hợp nguyên tắc chung đã biết. Chẳng hạn như trường hợp sau đây: nguyên tắc chung là nếu dành thời gian càng nhiều cho một môn học nào đó thì thành tích học tập sẽ cao (như người ta thường nói “văn ôn võ luyện”). Thế nhưng mặc dù đã học tiếng Anh gần 10 năm nhưng nhiều sinh viên Việt Nam không sử dụng được ngoại ngữ này, cả trong giao tiếp trực tiếp lẫn trong giao tiếp gián tiếp (đọc, viết). Hoặc lĩnh vực nào được quan tâm đầu tư nhiều thì càng có điều kiện XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHO CÔNG TRÌNH KHÓA HỌC NHƯ THẾ NÀO? 10 thuận lợi để phát triển. Hiện nay, ở nước ta, giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu. Trong điều kiện như vậy, lẽ ra giáo dục phải phát triển tốt đẹp. Thế nhưng, như mọi người thấy, giáo dục càng ngày càng rối rắm. Hai trường hợp này đi ngược lại quy luật mà mọi người đều xem là đương nhiên. Lúc ấy người nghiên cứu sẽ đặt câu hỏi: Vì sao trình độ ngoại ngữ của sinh viên không cao, mặc dù nhà trường đã dạy từ lớp 6 cho đến đại học? Vì sao giáo dục ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề nan giải mặc dù nhà nước đã xem đó là quốc sách hàng đâu? - Hiện tượng đó “đề kháng” với các giải pháp mà xã hội đã áp dụng để cải tạo nó. Trong giáo dục, từ nhiều năm nay nổi lên vấn đề học sinh, sinh viên thụ động với việc học trên lớp, thờ ơ với việc tự học ở nhà, sống không hoài bão, xem nhẹ đạo đức học đường, đạo đức xã hội, vô cảm với nạn nhân của bạo lực Mặc dù toàn xã hội đã ý thức được hậu quả của các hiện tượng này đối với chất lượng đào tạo, tương lai của đất nước, và ngành giáo dục cũng đã có nhiều cố gắng khắc phục, nhưng tình hình vẫn không khả quan, thậm chí còn có vẻ ngày càng trầm trọng hơn. Tình hình đó có thể được hiểu là việc “bắt mạch” nguyên nhân chưa đúng, do đó, cần phải đi tìm nguyên nhân khác, thích hợp hơn, để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng giải pháp. - Hiện tượng mà cộng đồng khoa học chưa có nhiều kiến thức. Trong thế giới tự nhiên cũng như xã hội, có những hiện tượng mà kiến thức khoa học của loài người còn rất ít, do đó, không giải thích được chính xác các hiện tượng. Những hiện tượng này có thể ghi nhận được qua báo chí, thông tin khoa học, tài liệu khoa học... 2.2. Xác định hiện tượng có vấn đề cần làm nghiên cứu khoa học Nguyên tắc chủ đạo của lý thuyết thực nghiệm là muốn khắc phục được hiện tượng, trước tiên, nhà nghiên cứu phải phát hiện ra nguyên nhân (hoặc nguồn gốc) đã gây nên hiện tượng đó, để từ đó làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng biện pháp khắc phục sau này. Những giải pháp được xây dựng không dựa trên việc nghiên cứu tìm kiếm nguyên nhân chưa biết không được xem là giải pháp có cơ sở khoa học. Vì thế, khi xác định vấn đề nghiên cứu, nhà khoa học cần phải khảo sát các khía cạnh nêu trên, để bảo đảm rằng vấn đề mình chọn vừa khả thi, vừa là vấn đề xác đáng về mặt khoa học. GS. Ngô Bảo Châu cũng đã nói: “Điểm xuất phát của nghiên cứu bắt đầu bằng câu hỏi. Thành công của nghiên cứu liên quan nhiều đến câu hỏi ban đầu. Để tìm ra câu hỏi đúng thì cần có kinh nghiệm nghiên cứu. Trong môi trường hiện đại, tính chuyên nghiệp cao, sinh viên tự xác định được câu hỏi là việc khó vì chưa có kinh nghiệm thì khó xác định đó có phải vấn đề thời sự không, có trong khả năng giải quyết không” (Ngô Bảo Châu, 2013b). Nghiên cứu khoa học không phải là gặp bất cứ vấn đề nào chưa ổn trong thực tế là lấy ra làm đề tài nghiên cứu. Làm như vậy không phải là nghiên cứu khoa học, mà chỉ là nghiên cứu sự việc, hay nghiên cứu công vụ, là hình thức thấp của nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học giáo dục chủ yếu là đi tìm nguyên nhân chưa biết đến, chứ không phải là nhắc lại những nguyên nhân đã biết (việc tổng hợp các nguyên nhân đã được các tài liệu đề cập đến chỉ là một công đoạn của nghiên cứu, được gọi là “Lược khảo tài liệu”). Khi chọn một hiện tượng có vấn đề nào đó để nghiên cứu, tức TRẦN THANH ÁI 11 là ta ngầm hiểu rằng có một quy luật, một nguyên nhân sâu xa nào đó mà con người chưa biết đến, và quy luật đó, nguyên nhân đó chi phối hiện tượng. Vì thế, các nhà khoa học chỉ nghiên cứu những hiện tượng mà họ cảm thấy có quy luật (hay nguyên nhân) nào đó mà cộng đồng chưa biết, đang chi phối hiện tượng! Nếu chưa cảm thấy có quy luật thấp thoáng đằng sau hiện tượng thì ta chưa thể nghiên cứu, vì nghiên cứu sẽ dễ rơi vào bế tắc. Nhà khoa học luận người Pháp G. Bachelard đã nói : “Mọi kiến thức khoa học đều bắt đầu từ một câu hỏi”. Thế mà mọi câu hỏi phải dựa trên việc phát hiện ra hiện tượng (hay sự việc) có vấn đề. Nói cách khác, mọi nghiên cứu khoa học đều phải bắt đầu bằng việc phát hiện ra hiện tượng có vấn đề. Như đã nói ở trên, đề tài nghiên cứu ra đời từ quá trình quan sát thực tế và đối chiếu giữa kiến thức của bản thân với thực tế khách quan. Khi quan sát thực tế, ta thường đối chiếu những gì quan sát được với những gì ta biết được về thực tế đó. Nếu sự đối chiếu đó cho kết quả hoàn toàn trùng khớp thì kiến thức của ta được củng cố. Nhưng nếu có sự sai lệch giữa kiến thức mà ta có được với thực tế thì ta sẽ có những thắc mắc, nghi vấn và đặt ra hàng loạt câu hỏi. Tại sao có chuyện này xảy ra ? Nguyên nhân của nó là gì ? Có ai giải thích chưa ? Tại sao ta học như thế này mà thực tế lại khác ? Có phải kiến thức của ta đã sai ? Có hai trường hợp xảy ra : kiến thức của cá nhân còn ít nên không giải thích được hiện tượng, và kiến thức của nhân loại bất lực trước hiện tượng. 2.2.1. Vấn đề sai (false problem) Kiến thức của cá nhân còn hạn chế nên không giải thích được hiện tượng, đó là chuyện rất bình thường đối với mọi người, kể cả đối với nhà khoa học giàu thành tích nhất. Trong trường hợp này, cá nhân phải tự tìm tòi và sưu tầm tài liệu đề cập đến các giải thích có thể về hiện tượng để bổ sung kiến thức của mình ngày càng nhiều hơn. Đây chính là giai đoạn tự học mà bất cứ nhà khoa học nào cũng phải trải qua: trước khi làm nhà nghiên cứu, mỗi cá nhân phải làm người tự học! Việc tự học này không giới hạn trong phạm vi kiến thức được viết bằng tiếng mẹ đẻ, mà phải mở rộng ra cả những tài liệu bằng tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh. Việc tự học này nhằm nâng cao mặt bằng kiến thức của người nghiên cứu lên ngang với mặt bằng kiến thức của nhân loại. Đây chính là điều kiện tiên quyết của việc khám phá ra kiến thức mới. Nếu không nâng tầm kiến thức của cá nhân mà đã vội vã xác định vấn đề để nghiên cứu thì sẽ chỉ có được vấn đề sai mà thôi. 2.2.2. Vấn đề có tính xác đáng khoa học Trong tự nhiên hay trong xã hội, luôn luôn xuất hiện những sự vật và hiện tượng hoàn toàn mới lạ. Vì mới lạ nên con người chưa có chút kiến thức nào về nó, khiến khoa học bất lực, không giải thích được. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều sự việc và hiện tượng mà loài người chỉ biết chút ít; thậm chí có nhiều việc người ta biết chưa chính xác. Đó chính là nguồn cung cấp vấn đề cần nghiên cứu, để nhà khoa học tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới. Khi phát hiện ra sự hụt hẫng hoặc sự thiếu chính xác đó, nhà khoa học sẽ tiến hành thiết kế nghiên cứu để làm cho kiến thức ngày càng hoàn thiện hơn. Nói cách khác, khi phát hiện ra kiến thức của cộng đồng khoa học bất lực trước một hiện tượng hay sự vật nào đó thì nhà khoa học mới nghiên cứu. Bằng cách xác định như thế, vấn đề nghiên cứu mới được xem là có tính xác đáng khoa học. Vì thế, một vấn đề được mọi người XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHO CÔNG TRÌNH KHÓA HỌC NHƯ THẾ NÀO? 12 quan tâm chưa chắc đã là vấn đề cần làm nghiên cứu khoa học. Đối với dư luận xã hội, người ta quan tâm đến mọi chuyện có hại, gây hậu quả xấu. Đó là sự quan tâm ở góc độ thực d
Tài liệu liên quan