Tóm tắt. Năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên của học sinh là một trong những năng lực
cốt lõi, quan trọng được nhiều nhà giáo dục của các nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu
tìm kiếm con đường để hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học ở phổ thông
nhất là ở bậc giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo
dục. Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã đưa ra khung năng lực chuyên môn
cho học sinh trong đó có năng lực tìm hiểu tự nhiên - xã hội. Trên cơ sở kinh nghiệm của
các nước theo định hướng phát triển năng lực chuyên môn trong đó có năng lực tìm hiểu tự
nhiên - xã hội của chương trình giáo dục phổ thông mới, bài viết đề cập đến việc phát triển
năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên cho học sinh THCS thông qua xây dựng bài tập có nội
dung thực tiễn. Từ đó có thể đề xuất thang đánh giá năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên
cho học sinh THCS trong dạy học các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn phát triển năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0053
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 277-285
This paper is available online at
XÂY DỰNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TÌM HIỂU KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Hà Thị Lan Hương
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt. Năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên của học sinh là một trong những năng lực
cốt lõi, quan trọng được nhiều nhà giáo dục của các nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu
tìm kiếm con đường để hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học ở phổ thông
nhất là ở bậc giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo
dục. Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã đưa ra khung năng lực chuyên môn
cho học sinh trong đó có năng lực tìm hiểu tự nhiên - xã hội. Trên cơ sở kinh nghiệm của
các nước theo định hướng phát triển năng lực chuyên môn trong đó có năng lực tìm hiểu tự
nhiên - xã hội của chương trình giáo dục phổ thông mới, bài viết đề cập đến việc phát triển
năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên cho học sinh THCS thông qua xây dựng bài tập có nội
dung thực tiễn. Từ đó có thể đề xuất thang đánh giá năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên
cho học sinh THCS trong dạy học các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Từ khóa: Bài tập có nội dung thực tiễn, năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên, phát triển
năng lực, lĩnh vực khoa học tự nhiên, học sinh THCS.
1. Mở đầu
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình tổng
thể” [1], chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo phát triển phẩm chất, năng lực chung và chuyên
môn cho người học; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và
đời sống; phát triển chương trình và tổ chức dạy học theo quan điểm tích hợp được quán triệt ở cấp
tiểu học và trung học cơ sở (THCS). Trong chương trình tổng thể đã nêu rõ năng lực tìm hiểu tự
nhiên - xã hội là năng lực chuyên môn của học sinh bậc trung học cơ sở; việc hình thành và phát
triển năng lực này có thể thông qua cách thức xây dựng và tổ chức dạy học tạo tình huống có vấn
đề khuyến khích học sinh tìm tòi nghiên cứu.
Năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên của học sinh phổ thông là sự vận dụng kiến thức, kĩ
năng tiến trình để nghiên cứu các vấn đề xảy ra trong tự nhiên ở một bối cảnh/tình huống nhất
định qua đó đạt được mục đích nghiên cứu là nhận thức tự nhiên, rèn luyện kĩ năng, tổng hợp và
trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu. Việc phát triển năng lực này của học sinh có thể thông qua
tổ chức dạy học các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên: Vật lý, Hoá học, Sinh học hoặc
thông qua tổ chức dạy học tích hợp các môn học thuộc lĩnh vực này. Vì vậy, việc nghiên cứu cách
Ngày nhận bài: 2/2/2018. Ngày sửa bài: 7/3/2018. Ngày nhận đăng: 15/3/2018.
Liên hệ: Hà Thị Lan Hương, e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn
277
Hà Thị Lan Hương
thức để phát triển năng lực này cho học sinh là việc làm có ý nghĩa và cần thiết đặc biệt trong bối
cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực. Bản chất của tiếp cận đó là
dạy học không chỉ nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng cho học sinh mà phải dạy cho học sinh ứng
dụng những kiến thức, kĩ năng đó giải quyết những vần đề thực tiễn qua đó năng lực chung, năng
lực chuyên môn của học sinh sẽ được phát triển. Singapore là quốc gia Đông Nam Á đã thành
công trong cuộc thi PISA quốc tế trong đó họ đã vận dụng có hiệu quả các lý thuyết khác nhau
trong việc xây dựng bài toán nhận thức [10-14]. Một số nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng giao cho
học sinh ít bài tập chứa đựng những thông tin khái quát của bài học có tác dụng nhiều hơn là giao
nhiều bài nhỏ chỉ liên quan đến kiến thức hẹp, riêng biệt. Theo Pretty [3] bài tập lớn tạo cho học
sinh có dịp sử dụng (tức là thực hành và ứng dụng) những kiến thức và kĩ năng của mình; trong
các bài tập lớn học sinh có cơ hội sử dụng những kĩ năng trí tuệ bậc cao như tính sáng tạo, giải
quyết vấn đề, đánh giá, tổng hợp và phân tích (những tính chất này sẽ là đặc trưng để phân biệt bài
tập lớn với các bài tập khác). Bài tập có nội dung thực tiễn phát triển năng lực tìm hiểu khoa học
tự nhiên là một bài tập lớn thuộc dạng bài tập thực hành, nghiên cứu, vận dụng gắn với các chủ đề
của môn học hay lĩnh vực học tập xuất phát từ thực tiễn mà khi thực hiện học sinh phải tác động
vào đối tượng tự nhiên (trực tiếp hoặc gián tiếp); qua đó giải quyết được một số vấn đề thực tiễn
và phát triển được năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên cho học sinh [4, 5, 8]. Căn cứ vào những
phân tích trên, bài báo đã đưa ra khung năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên; nguyên tắc và quy
trình xây dừng bài tập có nội dung thực tiễn để dựa vào đó chúng ta có thể xây dựng các dạng bài
tập này nhằm phát triển năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên cho học sinh THCS.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khung năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên của học sinh trung học cơ sở
* Khái niệm: Năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên của học sinh phổ thông là sự vận dụng
kiến thức, kĩ năng tiến trình để nghiên cứu các vấn đề khoa học tự nhiên [1] trong một bối cảnh/tình
huống nhất định qua đó đạt được mục đích nghiên cứu là nhận thức thế giới tự nhiên, rèn luyện kĩ
năng, tổng hợp, trình bày và báo cáo chia sẻ kết quả nghiên cứu đạt được.
* Khung năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên
Tiêu chí Chỉ báo
Tìm hiểu khám phá
vấn đề, đưa ra câu hỏi
nghiên cứu.
- Phân tích bối cảnh.
- Phát hiện và xác định chủ đề nghiên cứu.
- Đề xuất câu hỏi nghiên cứu.
Đề xuất giả thuyết
nghiên cứu.
- Đề xuất giả thuyết nghiên cứu.
- Dự đoán kết quả dựa trên những hiểu biết khoa học.
Lập kế hoạch và thực
hiện kế hoạch nghiên
cứu.
- Lựa chọn các dữ kiện đã cho với kiến thức đã học có liên
quan.
- Xác định các dữ kiện của chủ đề nghiên cứu.
- Đề xuất phương án, quy trình nghiên cứu.
- Thực hiện quá trình nghiên cứu.
278
Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn phát triển năng lực tìm hiểu khoa học...
Xử lí, phân tích dữ
liệu, đưa ra kết luận và
viết báo cáo kết quả
nghiên cứu.
- Xử lí số liệu đã thu thập
- Phân tích dữ liệu.
- Lập luận đưa ra kết luận khoa học.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
Đánh giá.
- Định hình lại toàn bộ kế hoạch nghiên cứu.
- Điều chỉnh hành động cá nhân/nhóm trong quá trình thực
hiện nghiên cứu.
- Lập luận phê phán quá trình tư duy bản thân.
- Đề xuất vận dụng vào tình huống nghiên cứu mới.
Truyền thông và công
bố kết quả nghiên cứu.
- Công bố kết quả nghiên cứu.
- Đề xuất khuyến nghị trong tổ chức thực hiện nghiên cứu.
2.2. Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn định hướng phát triển năng lực tìm
hiểu khoa học tự nhiên ở trung học cơ sở
2.2.1. Bài tập hoá học có nội dung thực tiễn phát triển năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên
Trong dạy học, bài tập là một nhiệm vụ học tập mà sau khi thực hiện học sinh thu được
kiến thức mới hoặc củng cố được kiến thức, rèn được cho học sinh các kĩ năng, đóng góp vào hình
thành cho học sinh thái độ học tập môn học [4, 5]. Giá trị sư phạm của bài tập được đánh giá bằng
khả năng kích thích làm xuất hiện hoạt động tìm tòi, tích cực, sáng tạo của học sinh. Nói cách
khác, khi nói đến bài tập là nói đến một hoạt động của người học với các mức độ nhận thức khác
nhau theo các thang đo (ví dụ có thể theo thang Bloom).
Bài tập có nội dung thực tiễn là dạng bài tập chứa đựng vấn đề thực tiễn yêu cầu người học
vận dụng tích hợp các kiến thức, kĩ năng khác nhau để giải thích hiện tượng thực tiễn hoặc giải
quyết một tình huống có ý nghĩa gắn với thực tiễn, đời sống con người.
Bài tập có nội dung thực tiễn định hướng phát triển năng lực khoa học tự nhiên là bài tập
chứa đựng một tình huống thực tiễn yêu cầu người học giải quyết theo quy trình một đề tài/dự án
nghiên cứu khoa học mà kết quả là nhận thức được kiến thức khoa học mới, rèn luyện được kĩ năng
nghiên cứu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Điều này nhấn mạnh, thứ nhất, đến tính hành động - tiến hành một số hành động, thao tác
trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các chủ đề gắn với thực tiễn cuộc sống. Thứ hai, bài tập được
thiết kế để gắn với một chủ đề nào đó của môn học/lĩnh vực học tập. Điều này có nghĩa là có thể
có nhiều bài tập/câu hỏi trong cùng một chủ đề. Thứ ba, bài tập được xây dựng theo cách tiếp cận
hướng vào người học và nhấn mạnh cách học tìm tòi, nghiên cứu, lí giải và giải quyết vấn đề. Bài
tập xây dựng có một số dấu hiệu sau [2]:
- Bài tập là một nhiệm vụ học tập thực hành nghiên cứu, tìm hiểu dựa vào những kiến thức
và kinh nghiệm đã có của học sinh và giáo viên - là người giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh
thực hiện khi cần thiết. Như vậy, thực hiện một bài tập có nghĩa là giải quyết nhiệm vụ học tập là
quá trình hoạt động theo mô hình nghiên cứu khoa học. Điều cần nhấn mạnh là kết quả của việc
thực hiện nhiệm vụ học tập là sự biến đổi bản thân chủ thể hành động thông qua hoạt động làm
biến đổi trực tiếp hay trong tư duy các đối tượng mà chủ thể tác động vào.
- Bài tập gắn với những chủ đề, vấn đề trong cuộc sống gần gũi với các em. Bài tập đặt học
sinh trước đòi hỏi tìm hiểu những khía cạnh mới của vấn đề và phát hiện ra những điều mới mà
279
Hà Thị Lan Hương
các em cần phải thể hiện, bày tỏ ý kiến, nhận định và cảm xúc cá nhân, đưa ra nhận xét có tính
phê phán, biện luận, quyết định và có những giải pháp, hành động để giải. Thông qua thực hiện
bài tập, học sinh sẽ được đưa vào những tình huống phải kết nối kiến thức, kĩ năng, giá trị để giải
quyết vấn đề nhận thức, thực tiễn và qua đó phát triển kĩ năng nghiên cứu và hành động, kĩ năng
làm việc nhóm, kĩ năng hợp và có thái độ tích cực trong cuộc sống.
- Bài tập phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, giúp cho họ hiểu biết về hệ tự nhiên
và hoạt động của nó có tác động với cuộc sống con người. Ở giai đoạn này, động cơ học tập của
các em là tìm hiểu một cách hệ thống tri thức khoa học và áp dụng chúng vào giải quyết nhiệm vụ
thực tiễn; từ đó hình thành thái độ mới đối với hệ thống tri thức khoa học. Lứa tuổi này học sinh
chuyển cách nhìn sự vật từ cảm tính sang cách nhìn có tính chất lí luận. Cũng ở lứa tuổi này, học
sinh dần xuất hiện những động cơ học tập mới, có liên quan đến hướng nghề nghiệp và tự ý thức.
Chính vì vậy các bài tập này giúp học sinh THCS ý thức được giá trị của hiểu biết tự nhiên đối với
bản thân trong cuộc sống.
2.2.2. Nguyên tắc xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn định hướng phát triển năng lực
tìm hiểu khoa học tự nhiên cho học sinh THCS
Những phân tích về dấu hiệu của bài tập có nội dung thực tiễn đã nhấn mạnh tác động của
nó đến thuộc tính cơ bản của người học và những yêu cầu của một quá trình học tập mang tính
nghiên cứu khoa học. Qua đó học sinh vừa lĩnh hội sâu sắc kiến thức, vừa phát triển các kĩ năng
tiến trình đặc biệt kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo được hứng thú, rèn luyện được
phẩm chất nghiêm túc trong thu thập, phân tích số liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu. Để đạt được
mục tiêu đó, bài tập được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chính sau đây:
Thứ nhất, bài tập tích được xây dựng dựa trên việc lựa chọn các đơn vị kiến thức của môn
học chính và kiến thức của các môn học khác có liên quan đặc biệt các môn học thuộc lĩnh vực
khoa học tự nhiên. Bài tập phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức được xuất hiện bởi nhu cầu giải
thích làm sáng tỏ những hiện tượng xảy ra trong thực tiễn và khi giải quyết mâu thuẫn đó phải vận
dụng tích hợp kiến thức, kĩ năng từ nhiều môn học.
Thứ hai, bài tập góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng đã học trong môn học chính cũng như
các môn học khác. Đảm bảo tính chính xác của nội dung kiến thức và hướng vào hình thành năng
lực tìm hiểu khoa học tự nhiên thông qua hành động gắn với thực tiễn. Thực chất là bài tập được
thực hiện dưới dạng một dự án.
Thứ ba, bài tập phải đảm bảo tính vừa sức, linh hoạt, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS.
Thứ tư, bài tập được xây dựng phải đảm bảo mục tiêu chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ
năng của môn học.
Thứ năm, bài tập được xây dựng để duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong quá trình
thực hiện các nhiệm vụ học tập và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập với đa dạng
hoạt động và hình thức khác nhau, với nhiều hình thức đa dạng: làm việc cá nhân, theo cặp, theo
nhóm hay cả lớp; thực hiện trong lớp, thực hiện hoạt động trải nghiệm bên ngoài nhà trường. . .
2.2.3. Quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn định hướng phát triển năng lực
tìm hiểu khoa học tự nhiên cho học sinh THCS
- Bước 1. Xác định vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết liên quan đến nội dung bài học để
xây dựng bài tập.
- Bước 2. Xác định mục tiêu để xây dựng bài tập sao cho kết quả việc thực hiện bài tập
280
Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn phát triển năng lực tìm hiểu khoa học...
chính là đầu ra của bài học.
- Bước 3: Xác định tri thức mà học sinh đã biết và tri thức mới cần hình thành trong bài tập
cần xây dựng.
- Bước 4. Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn, đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh
THCS thông qua đó phát triển năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên cho học sinh THCS; tạo được
hứng thú học tập, rèn luyện tác phong khoa học, phẩm chất trung thực, sáng tạo.
- Bước 5. Kiểm tra lại tính chính xác, khoa học của bài tập xây dựng.
2.2.4. Ví dụ minh hoạ về xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn định hướng phát triển
năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên cho học sinh THCS
Bài tập: Khảo sát dư lượng nitrat trong rau, củ và quả, thịt cá trên thị trường bằng máy đo
hàm lượng nitrat soeks.
- Bước 1. Xác định vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết trong bài học để xây dựng bài tập.
Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong nhóm những nước có tỉ lệ ung thư cao
nhất thế giới. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do vệ sinh an toàn thực phẩm
không được đảm bảo. Nhiều vụ việc được báo chí phản ánh về tình trạng rau, củ, quả nhiễm hóa
chất, hay là thịt thối được dùng để làm pate, xúc xích, dư lượng kháng sinh trong thịt gia súc, gia
cầm quá cao đã trở thành nỗi bức xúc trong cộng đồng và trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe
của người tiêu dùng. Theo Hiệp hội kĩ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, một trong những nguyên
nhân gây ra tình trạng trên là do lượng nitrat tồn dư trong thực phẩm rau củ do sử dụng quá nhiều
phân bón hoá học và thường được sử dụng bón gần thời điểm thu hoạch hoặc trong các hoá chất
bảo quản thực phẩm dùng để ép chín hoặc giữ tươi lâu hoa quả. Bản thân nitrat không phải là chất
gây ung thư nhưng nghi phạm gián tiếp gây ra ung thư khi nó biến thành nitrit, chất này kết hợp
với gốc amin tự do thành thành tiền chất gây ung thư.
Để xác định hàm lượng nitrat có trong các mẫu sản phẩm người ta có thể sử dụng phương
pháp truyền thống tại các phòng thí nghiệm tuy nhiên điều đó lại không phù hợp với yêu cầu kiểm
tra nhanh của những người tiêu dùng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy để xác định hàm
lượng nitrat tồn dư nhưng có một loại thiết bị rất nhỏ gọn để xác định được chính xác hàm lượng
nitrat trong thực phẩm - đó là máy kiểm tra hàm lượng nitrat Soeks của Liên bang Nga được nhiều
bà nội trợ Việt Nam tin dùng.
- Bước 2. Xác định mục tiêu để xây dựng bài tập.
Mục tiêu xây dựng bài tập: Ngoài việc giáo viên đã cung cấp cho học sinh kiến thức về
phân bón hoá học và những nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây trồng; công dụng của
phân bón với cây trồng thì giáo viên phải xây dựng bài tập để học sinh tìm tòi, nghiên cứu, khám
phá tác hại của việc sử dụng quá nhiều phân bón hoặc hoá chất bảo quản thực phẩm đối với sức
khoẻ con người.
- Bước 3. Xác định tri thức mà học sinh đã biết và tri thức mới cần hình thành trong bài tập
cần xây dựng.
+ Kiến thức học sinh đã biết: một số phân đạm thường dùng: ure (CO(NH2)2), amoni nitrat
(NH4NO3); hàm lượng nitơ trong phân.
+ Kiến thức mới cần hình thành cho học sinh: nitrat là gì; tồn tại của nitrat trong môi trường;
tác hại của nitrat; ngưỡng nồng độ nitrat có thể gây ra nguy hiểm; có thể sử dụng máy đo hàm lượng
nitrat để xác định xem hàm lượng này có vượt quá tiêu chuẩn cho phép hay không?
281
Hà Thị Lan Hương
- Bước 4. Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn, đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh
THCS thông qua đó phát triển năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên cho học sinh THCS.
Hãy khảo sát dư lượng nitrat trong rau, củ và quả, thịt cá trên thị trường (địa phương nơi em
đang sống) bằng máy đo hàm lượng nitrat soeks. Đưa ra luận giải kết quả và khuyến cáo cho người
sử dụng.
- Bước 5. Kiểm tra lại tính chính xác, khoa học bài tập xây dựng.
2.2.5. Phân tích các biểu hiện của năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên thông qua bài tập
tích hợp đã xây dựng
Từ cấu trúc của năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên, dưới đây chúng tôi sẽ phân tích các
biểu hiện của năng lực này thông qua bài tập có nội dung thực tiễn [6, 9].
Thành tố Phân tích các biểu hiện
1) Tìm hiểu khám phá vấn đề, đưa ra câu hỏi nghiên cứu
Phân tích bối cảnh.
Đưa ra được bối cảnh của Việt Nam về tình hình sức khoẻ con
người đang báo động về tỉ lệ bệnh ung thư. Nguyên nhân chính
là do sử dụng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong phân bón
hoặc trong chất bảo quản thực phẩm.
Phát hiện và xác định
chủ đề nghiên cứu.
Xác định được chủ đề nghiên cứu: Khảo sát dư lượng nitrat
trong rau củ và quả, thịt, cá trên trên thị trường (địa phương
nơi em đang sinh sống) bằng máy đo hàm lượng nitrat soeks.
Đề xuất câu hỏi nghiên
cứu.
Đưa ra câu hỏi nghiên cứu: Có dư thừa hàm lượng nitrat trong
các mẫu thực phẩm trên thị trường rau, củ, quả, thịt, cá (địa
bàn nơi em sinh sống) so với tiêu chuẩn đặt ra hay không?
2) Đề xuất giả thuyết nghiên cứu
Đề xuất giả thuyết
nghiên cứu.
Đưa ra giả thuyết nghiên cứu: Nếu sử dụng máy đo hàm lượng
nitrat soeks để khảo sát dư lượng nitrat trong rau củ và quả,
thịt, cá trên trên thị trường có thể đưa ra kết luận khoa học về
những mẫu thực phẩm đang sử dụng và đưa ra khuyến cáo cho
người tiêu dùng trên địa bàn học sinh đang sinh sống.
Dự đoán kết quả dựa
trên những hiểu biết
khoa học.
Học sinh dự đoán được những mẫu thực phẩm trên thị trường
đang sử dụng có thể dư hàm lượng nitrat gây ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người.
3) Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nghiên cứu.
Lựa chọn các dữ kiện
đã cho với kiến thức đã
học có liên quan.
Lựa chọn được các dữ kiện liên quan đến kiến thức đã học:
nitrat là gì; những dạng tồn tại của nitrat trong môi trường
(nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc nhân tạo, trong thực phẩm);
tác hại của nitrat.
Xác định các dữ kiện
của chủ đề nghiên cứu.
Xác định được:
- Nguyên lí hoạt động của máy đo nitrat soeks; độ chính xác
của máy đo.
- Tiêu chuẩn cho phép của lượng tồn dư nitrat trong các loại
thực phẩm.
282
Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn phát triển năng lực tìm hiểu khoa học...
Đề xuất phương án,
quy trình nghiên cứu.
Xác định phương án và quy trình nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Khảo sát thực nghiệm.
+ Chuẩn bị mẫu.
+ Tiến hành đo đạc (tối thiểu 3 lần).
+ Ghi kết quả và xử lý.
Thực hiện quá trình
nghiên cứu.
- Thực hiện quá trình nghiên cứu trên các mẫu rau, quả, củ thịt
lợn, thịt gà trên địa bàn tại các chợ dân cư, chợ đầu mối, siêu
thị.
- Mỗi mẫu đo tối thiểu 3 lần ghi vào bảng theo dõi.
4) Xử lý, phân tích dữ liệu, đưa ra kết luận và viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
Xử lý số liệu đã thu
thập.
- Xử lý lấy giá trị trung bình của 3 lần đo.
- Ghi kết quả vào bảng.
Phân tích dữ liệu Phân tích được dữ liệu đã xử lí.
Lập luận đưa ra kết
luận khoa học. Đối chiếu với bảng tiêu chuẩn và đưa ra kết luận.
Viết báo cáo kết quả
nghiên cứu. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
5) Đánh giá
Định hình lại toàn bộ
kế hoạch nghiên cứu. Đánh giá lại toàn bộ quá trình tiến hành nghiên cứu.
Điều chỉnh hành động
cá nhân/nhóm trong
quá trình thực hiện
nghiên cứu.
Điều chỉnh cách chọn mẫu và phương án đo đạc, ghi chép và
xử lí kết quả.
Lập luận, phê phán
quá trình tư duy bản
thân.
- Đưa ra những sai lầm có thể mắc phải trong quá trình nghiên
cứu.
- Thảo luận nhóm để đư