Xây dựng cơ sở học liệu cho việc dạy và học phần Thiên văn và quang học trong môn Tự nhiên và xã hội ở bậc tiểu học

TÓM TẮT Kiến thức về quang học và thiên văn học là những tri thức không thể thiếu trong quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên của trẻ tiểu học. Tuy nhiên, với những kiến thức quang học và thiên văn trừu tượng, việc ôn tập kiến thức để chuẩn bị giảng dạy cũng như thiết kế bài giảng điện tử sao cho phù hợp với học sinh tiểu học là một trong những băn khoăn trăn trở của người giáo viên. Một cơ sở dữ liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học kiến thức thiên văn và quang học trong môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học thật sự cần thiết. Cơ sở dữ liệu trong đề tài này được xây dựng bao gồm một hệ thống thư viện điện tử trong đó tổng hợp các kiến thức cần thiết về thiên văn và quang học trong công tác giảng dạy ở tiểu học, cùng với một số bài giảng mẫu bằng trình chiếu powerpoint, các tranh ảnh động và tĩnh, mô hình thực tế và thí nghiệm ảo làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để chọn lọc và áp dụng vào bài giảng của mình để tăng tính sinh động và hiệu quả giảng dạy.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng cơ sở học liệu cho việc dạy và học phần Thiên văn và quang học trong môn Tự nhiên và xã hội ở bậc tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 192 XÂY DỰNG CƠ SỞ HỌC LIỆU CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC PHẦN THIÊN VĂN VÀ QUANG HỌC TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở BẬC TIỂU HỌC Phạm Ngọc Quế Anh, (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Tiểu học) Tạ Hoàng Anh Khoa, Nguyễn Thanh Huy (Sinh viên năm 3, Khoa Vật lí) GVHD: ThS Nguyễn Thị Hảo TÓM TẮT Kiến thức về quang học và thiên văn học là những tri thức không thể thiếu trong quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên của trẻ tiểu học. Tuy nhiên, với những kiến thức quang học và thiên văn trừu tượng, việc ôn tập kiến thức để chuẩn bị giảng dạy cũng như thiết kế bài giảng điện tử sao cho phù hợp với học sinh tiểu học là một trong những băn khoăn trăn trở của người giáo viên. Một cơ sở dữ liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học kiến thức thiên văn và quang học trong môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học thật sự cần thiết. Cơ sở dữ liệu trong đề tài này được xây dựng bao gồm một hệ thống thư viện điện tử trong đó tổng hợp các kiến thức cần thiết về thiên văn và quang học trong công tác giảng dạy ở tiểu học, cùng với một số bài giảng mẫu bằng trình chiếu powerpoint, các tranh ảnh động và tĩnh, mô hình thực tế và thí nghiệm ảo làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để chọn lọc và áp dụng vào bài giảng của mình để tăng tính sinh động và hiệu quả giảng dạy. Từ khóa: cơ sở học liệu, thiên văn và quang học, Tự nhiên và Xã hội, tiểu học. 1. Giới thiệu Trong bộ môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học, những kiến thức về quang học và thiên văn học là những tri thức không thể thiếu trong quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên của trẻ tiểu học. Tuy nhiên vẫn chưa có những tài liệu nào thống nhất về nội dung của phần Thiên văn và Quang học trong môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học, hoặc nếu có là những tài liệu nước ngoài chưa phổ biến ở Việt Nam. Song song đó, với việc phát triển tâm lí của lứa tuổi tiểu học, các em tiếp nhận kiến thức bằng tư duy trực quan nên đòi hỏi hình ảnh dạy học phải trực quan, sinh động. Tuy nhiên sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học vẫn còn các hình ảnh lạc hậu, chưa thật sự bắt mắt và sinh động. Các giáo viên chủ yếu tương tác với học sinh qua sách giáo khoa mà chưa có sử dụng các mô hình, dụng cụ thí nghiệm. Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ là công cụ đắc lực cho giáo viên, nhưng vẫn còn khá nhiều giáo viên khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Năm học 2016 - 2017 193 Để giải quyết các vấn đề tồn tại nêu trên thì đề tài “Xây dựng cơ sở học liệu cho việc dạy và học phần Thiên văn và Quang học trong môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học” sẽ tạo nguồn dữ liệu điện tử, mô hình dạy học để các giáo viên tiểu học, giảng viên, sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở các trường sư phạm tham khảo, sử dụng. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cơ sở dữ liệu bao gồm các mô hình, dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh, poster, dữ liệu điện tử thuộc phần Thiên văn và Quang học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Kiến thức vật lí phần Thiên văn và Quang học môn Tự nhiên và Xã hội khối lớp 1, 2, 3 và môn Khoa học khối lớp 4, 5, tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học, phương tiện dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở vật lí dùng trong môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học Các kiến thức sử dụng cho chương trình bậc tiểu học, phần Thiên văn: tổng quan Thiên hà; Hệ Mặt Trời; Mặt Trời; Mặt Trăng; Sao và Trái Đất với chuyển động của nó. [1], [3], [5], [10], [11]. Trong phần Quang học, các kiến thức sử dụng cho bậc tiểu học: các định luật về ánh sáng: truyền thẳng, phản xạ; bản chất của ánh sáng; mắt; nguồn sáng – vật sáng; bóng tối. [9], [12], [13]. 2.2. Đặc điểm tâm lí của trẻ tiểu học [2], [4], [7], [8] Sự phát triển tâm lí của trẻ tiểu học và các đặc điểm tâm lí của lứa tuổi này đặc trưng bởi những đặc điểm của hoạt động nhận thức và đặc điểm về xã hội và nhân cách. Nghiên cứu những đặc điểm ấy để rút ra những điều cần lưu ý khi thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với thực tế phát triển tâm lí của trẻ tiểu học, phát huy tối đa năng lực và sự sáng tạo của trẻ. 2.3. Phương tiện dạy học kiến thức Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học [7] Trong phần này sẽ nghiên cứu về: khái niệm phương tiện dạy học kiến thức khoa học tự nhiên, vai trò của các phương tiện dạy học ấy đối với học sinh và đối với giáo viên. Đồng thời nắm vững các nguyên tắc sử dụng và đưa ra kết luận về các phương tiện dạy học trực quan. Các phương tiện dạy học sẽ tiến hành thực hiện trong đề tài: tranh ảnh; poster; mô hình; dụng cụ thí nghiệm; dữ liệu điện tử. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Các sản phẩm điện tử Các sản phẩm điện tử bao gồm: các video phụ đề tiếng Việt và tiếng Anh, bài hướng dẫn gợi ý soạn bài giảng điện tử, trang blog chứa các sản phẩm của đề tài. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 194 Sản phẩm video phụ đề tiếng Việt và tiếng Anh: được thực hiện bằng phần mềm Aegisub 3.2.2 với đặc điểm nhẹ nhàng, dễ cài đặt và sử dụng. Đồng thời, khi tạo phụ đề tiếng việt bằng Aegisub 3.2.2, có thể tạo bản phụ đề với độ canh chỉnh chuẩn xác (phụ đề đoạn văn và phụ đề từng từ) giúp cho video khi thêm phụ đề vào không bị lệch thời gian và đảm bảo tính trung thực của video. Các video được lấy từ nguồn mở Youtube với nội dung phù hợp với các bài học trong chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 và Khoa học lớp 4 thuộc phần Thiên văn và Quang học. Đồng thời, các phụ đề tiếng Anh còn được tích hợp vào nhằm hướng đến hỗ trợ các giáo viên dạy ở các trường tiểu học có tăng cường ngoại ngữ tiếng Anh cho trẻ trong quá trình học tập. Hình 1. Các sản phẩm video phụ đề Tiếng Việt. a) Video Plannet song; b) Video Seasons song; c) Video Why can’t we see in the dark? Các bài hướng dẫn gợi ý soạn bài giảng điện tử: Phần mềm Microsoft Powerpoint được chọn để thực hiện vì đa phần các dòng máy tính hiện nay đều sử dụng phần mềm này. Trong lĩnh vực giáo dục, phần mềm này được dùng nhiều để tạo các bài giảng điện tử rất nhiều. Đây không phải là bài giảng điện tử mẫu mà sản phẩm được thiết kế với mục đích cung cấp các tư liệu: hình ảnh, video, nhạc, kiến thức vật lí để giáo viên soạn thành công một bài giảng điện tử dựa trên định hướng phát triển tư duy của học sinh và tính sáng tạo của giáo viên. Năm học 2016 - 2017 195 Hình 2. Các sản phẩm bài hướng dẫn soạn bài giảng điện tử. a) Bài 61 lớp 3: Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời; b) Bài 33 lớp 2: Mặt Trăng và các vì sao; c) Bài 49 lớp 4: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt; d) Bài 30 lớp 1: Trời nắng – trời mưa; e) Bài 31 lớp 1: Thực hành quan sát bầu trời. Sản phẩm trang blog: các giảng viên, sinh viên các ngành Giáo dục Tiểu học ở các trường sư phạm và các giáo viên dạy tiểu học có thể truy cập và tải các sản phẩm về sử dụng được ngay mà không cần phải đăng kí hoặc chờ đợi xác nhận email. Tất cả đều có hướng dẫn rất cụ thể, chi tiết về cách thức sử dụng, bảo quản và cả cách thực hiện đối với sản phẩm là mô hình, thí nghiệm thật. Địa chỉ Hình 3. Trang blog Cơ sở dữ liệu. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 196 3.2. Cơ sở dữ liệu mô hình, tranh ảnh và poster Nội dung truyền tải trong sản phẩm là những kiến thức quang học và thiên văn học của chương trình tiểu học được dạy trong sách giáo khoa tiểu học, được Bộ Giáo Dục và Đào tạo Việt Nam ban hành và cấp phép sử dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam cho bậc tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 5. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu mô hình, tranh ảnh và poster bắt đầu bằng quá trình tìm hiểu nhu cầu thực tế của giáo viên tiệu học và sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở các trường sư phạm, những khó khăn trong quá trình giảng dạy, sau đó lên phác đồ thực hiện cho từng sản phẩm, khi có được phác đồ sẽ tiến hành thiết kế mô hình thực tế dựa trên cơ sở lí luận đã đề ra đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ và đạt chất lượng trong quá trình giảng dạy của mô hình. Với mỗi mô hình đều có trình bày trong trang blog các nội dung chi tiết về: lí thuyết của mô hình, công dụng, quy trình thiết kế và hướng dẫn sử dụng (gợi ý sử dụng trong bài học), những điểm lưu ý khi sử dụng và bảo quản. Các mô hình thực hiện cụ thể bao gồm: mô hình Hộp tia sáng, mô hình Hộp bóng tối, mô hình Ống Mặt Trăng, mô hình Hộp quan sát Mặt Trăng, mô hình Mặt Trăng. 3.2.1. Mô hình Hộp tia sáng Hoạt động dựa trên hiện tượng Tyndall và nhằm mục đích kiểm chứng trực quan, thuyết phục học sinh về định luật truyền thẳng của ánh sáng. Phạm vi sử dụng: Bài 45: Ánh sáng (Khoa học lớp 4). Nội dung sử dụng: Kiểm chứng trực quan đường đi của tia sáng, từ đó rút ra nhận xét về tính chất truyền thẳng của ánh sáng trong môi trường trong suốt và đồng tính. Hình 4. Mô hình Hộp tia sáng 3.2.2. Mô hình Hộp bóng tối Phạm vi sử dụng: Bài 46: Bóng tối (Khoa học lớp 4). Nội dung sử dụng: Giúp trẻ nhận biết về bóng tối; mối quan hệ giữa vật chắn ánh sáng, nguồn sáng và bóng tối. Năm học 2016 - 2017 197 Hình 5. Mô hình Hộp bóng tối 3.2.3. Mô hình Ống Mặt trăng Mô hình “Ống quan sát Mặt Trăng” cho phép quan sát hình ảnh 8 pha của Mặt Trăng khi chuyển động quanh Trái Đất, nhiều hơn kiến thức cung cấp trong sách giáo khoa là 4 pha cơ bản, sẽ giúp trẻ hình dung tốt hơn, chi tiết và chính xác hơn về chu kì của Mặt Trăng. Phạm vi sử dụng: Bài 33: Mặt Trăng và các vì sao (Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Nội dung sử dụng: Quan sát các hình dạng thay đổi của Mặt Trăng theo thời gian. Hình 6. Mô hình Ống Mặt trăng 3.2.4. Mô hình Hộp quan sát Mặt Trăng Phạm vi sử dụng: Bài 33: Mặt Trăng và các vì sao (Tự nhiên và Xã hội lớp 2) với nội dung nhận biết Mặt Trăng là thiên thể không phát sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời và bài 62: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất (Tự nhiên và Xã hội lớp 3) với nội dung quan sát các hình dạng thay đổi của Mặt Trăng theo các vị trí khác nhau trên Trái Đất ở cùng thời điểm. Hình 7. Mô hình Hộp Mặt Trăng Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 198 Mô hình còn là sự kết hợp trong việc dạy kiến thức thiên văn và quang học qua việc có thể dùng được trong cả bài 45: Ánh sáng (Khoa học lớp 4) để giúp trẻ nhận biết khi nào ta nhìn thấy một vật. 3.2.5. Mô hình Mặt Trăng Phạm vi sử dụng: bài 33: Mặt Trăng và các vì sao (Tự nhiên và Xã hội 2 )với nội dung giúp trẻ nhận biết về hình dạng thật sự của bề mặt Mặt Trăng và bài 62: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất (Tự nhiên và Xã hội lớp 3) với nội dung nhận biết về chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. Khi dùng trong bài này cần phối hợp thêm Quả Địa Cầu. Hình 8. Mô hình Mặt Trăng 3.2.6. Sản phẩm poster Các sản phẩm poster mang tính tuyên truyền, thích hợp trang trí lớp, làm mẫu để tổ chức cho trẻ các cuộc thi thiết kế tranh ảnh và thích hợp ứng dụng cho dạy học dự án. Đồng thời, nội dung mang tính giáo dục hành vi, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Các poster được thực hiện đó là poster Bảo vệ Trái Đất; Bé làm Phi hành gia; Các dạng năng lượng; Bảo vệ Trái Đất. Hình 9. Các sản phẩm poster: a ) Bảo vệ Trái Đất; b) Bé làm Phi hành gia; c) Các dạng năng lượng; d) Bảo vệ Trái Đất Năm học 2016 - 2017 199 3.3. Các phương pháp đánh giá khảo sát, thử nghiệm Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: xin ý kiến giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh thẩm định chất lượng cơ sở học liệu, mô hình, tranh ảnh, poster đã thực hiện. Đánh giá mức độ hoàn thiện của sản phẩm và khả năng áp dụng sản phẩm cho thực tế giảng dạy tại các trường tiểu học. Đồng thời xin ý kiến giảng viên Khoa Vật lí Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh để đánh giá về mặt khoa học của các sản phẩm, kiểm tra tính trung thực và đáng tin cậy của tài liệu chuyên môn được đưa vào cơ sở học liệu. Đồng thời kiểm tra tính logic, khoa học trong quá trình vận hành các mô hình đã được thiết kế theo kiến thức vật lí. Phương pháp khảo sát, lấy số liệu thống kê: tiến hành thử nghiệm tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình, Quận 12, TP Hồ Chí Minh. Cụ thể là 05 giáo viên và thực nghiệm tại lớp 4/7 với 50 học sinh được học bài “Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt” (Sách giáo khoa Khoa học lớp 4) do giáo viên Lê Ngọc Quyền giảng dạy. Các phiếu khảo sát sản phẩm theo tiêu chí đối với giáo viên và học sinh được thực hiện trên hệ thống các câu hỏi theo các mức độ đánh giá: “Tốt”, “Đạt”, “Không phù hợp” đã được tham khảo ý kiến từ các giảng viên Khoa Giáo dục học và Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh để đảm bảo tính chân thật và giá trị của bảng khảo sát.. Thu nhập các ý kiến nhận xét: thu nhập các ý kiến nhận xét về ưu khuyết điểm các sản phẩm từ các giảng viên, giáo viên, sinh viên trên trang blog 3.4. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm Các sản phẩm được đánh giá theo nhiều tiêu chí phân ra theo mục nội dung, hình thức và mức độ hài lòng khác nhau với phiếu khảo sát của giáo viên và học sinh. Dưới đây là bảng trình bày một số tiêu chí đánh giá về mặt sản phẩm video phụ đề tiếng Việt, các bài hướng dẫn soạn bài giảng điện tử và mô hình, thí nghiệm thật đối với giáo viên đánh giá. Bảng 1. Một số tiêu chí đánh giá sản phẩm video phụ đề, bài hướng dẫn soạn bài giảng điện tử và mô hình, thí nghiệm thật đối với giáo viên Phần đánh giá Tiêu chí Sản phẩm đánh giá Nội dung Nội dung bài gợi ý Powerpoint dễ hiểu, đúng với mục tiêu và nội dung bài học. Các hình ảnh, video trong gói chương trình có nội dung phù hợp với nội dung bài học. Bài gợi ý soạn bài giảng điện tử Bài gợi ý Powerpoint có cấu trúc phù hợp với phương pháp giảng dạy cho trẻ tiểu học. Cấu trúc bài hướng dẫn soạn giáo án điện tử rõ ràng, mạch lạc, phù hợp chương trình giáo dục tiểu học hiện hành. Gợi ý soạn thảo mang tính mở, phát huy sự sáng tạo của Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 200 giáo viên. Nội dung phụ đề tiếng Việt đúng, đầy đủ, giúp học sinh hiểu rõ nội dung của video. Video phụ đề Nội dung của video góp phần củng cố bài học, mang tính giáo dục cao. Các thí nghiệm, mô hình dạy học diễn tả đúng kiến thức bài học, đảm bảo nguyên lí cấu tạo mang tính khoa học Mô hình, thí nghiệm thật. Sử dụng dạy được nhiều kiến thức, nhiều bài. Học sinh có thể tự làm tại nhà Hình thức Có đầy đủ đa phương tiện hỗ trợ giảng dạy. Các bài giảng điện tử hướng dẫn có đầy đủ dữ liệu (hình ảnh, video) hỗ trợ việc soạn giáo án. Bài gợi ý soạn bài giảng điện tử Bố cục sắp xếp hợp lí. Hình nền gợi ý sinh động, bắt mắt. Hình nền, cách phối màu tạo hứng thú cho học sinh, phù hợp tâm sinh lí của học sinh. Có gợi ý chi tiết cho từng mục hoạt động. Video có màu sắc tươi sáng, hình ảnh sinh động. Video phụ đề Tiếng Việt Chữ của phụ đề to, rõ, dễ nhìn. Ngôn ngữ sử dụng trong video phù hợp lứa tuổi trẻ tiểu học. Các mô hình trang trí đẹp, bắt mắt, sinh động. Mô hình, thí nghiệm thật Các mô hình đơn giản khi lắp ráp, vận hành Cách thiết kế mô hình, trang trí phù hợp với kiến thức, nội dung dạy học. Mức độ hài lòng Những gợi ý trình chiếu giúp giáo viên tiết kiệm thời gian hơn trong công tác soạn bài. (Gói hướng dẫn soạn bài giảng dễ hiểu, dễ thực hiện) Bài gợi ý soạn bài giảng điện tử Những gợi ý phù hợp điều kiện thực tế lớp học. Cung cấp kiến thức và hướng dẫn dựa trên việc chèn comment hỗ trợ việc soạn giáo án tốt hơn. Video giúp tiết học sinh động và hiệu quả hơn Video phụ đề Phụ đề video đúng, dễ hiểu, chữ to, hay, hấp dẫn học sinh. Video giúp quá trình tiếp thu kiến thức hoàn thiện hơn Mô hình thí nghiệm dễ dàng quan sát được các hiện tượng, kích thước vừa phải, dễ vận chuyển. Mô hình, thí nghiệm thật Đảm bảo tính khoa học, bền chắc, an toàn khi sử dụng. Dễ thực hiện với những vật liệu thân thiện môi trường, chi phí thực hiện thấp. Khảo sát mức độ yêu thích trên đối tượng học sinh với các tiêu chí được trình bày bên dưới. Năm học 2016 - 2017 201 Bảng 2. Một số tiêu chí khảo sát mức độ yêu thích của học sinh với video phụ đề; mô hình, thí nghiệm thật và hình ảnh học tập mới Nội dung khảo sát Tiêu chí Video phụ đề Em rất ấn tượng với hình ảnh các nhân vật trong phim. Em có thể diễn tả lại được nội dung của đoạn phim vừa xem trên lớp. Em đọc và hiểu kịp nội dung của các dòng chữ tiếng Việt được dịch trong đoạn phim. Qua việc xem phim, em có thể nhớ được hôm nay học gì ở trường. Các bài hát rất vui, dễ thuộc. Mô hình, thí nghiệm thật Học bằng mô hình, thí nghiệm rất vui, em rất thích. Em hiểu bài nhanh hơn qua các mô hình, thí nghiệm. Qua thí nghiệm được làm trên lớp, em có thể giải thích được hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Em muốn làm một mô hình giống của cô ở nhà. Hình ảnh học tập mới Những hình ảnh rất đẹp, sinh động, vui mắt. Em sẽ làm theo những điều được ghi trên hình. Những điều ghi trên hình rất dễ nhớ. Chữ viết trên hình ảnh giúp em học bài tốt hơn. 3.5. Kết quả thử nghiệm Sản phẩm trang blog có hơn 900 lượt truy cập với các hoạt động là tải các sản phẩm và đưa ra nhận xét các sản phẩm, các nhận xét rất tích cực cho thấy sự quan tâm của các giảng viên, sinh viên đối với các sản phẩm của đề tài này. Đồng thời đề tài cũng nhận được đánh giá, nhận xét từ ThS Phạm Phương Anh – giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh cho thấy ưu, khuyết điểm của các sản phẩm. Nhận thấy các sản phẩm đã đi đúng định hướng ban đầu đề ra. Sản phẩm được đánh giá tốt. Song song đó là tiến hành xử lí số liệu đánh giá từ các giáo viên và học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình, Quận 12, TP Hồ Chí Minh nhận thấy rằng các sản phẩm được đánh giá ở mức độ “Tốt” trên 70% và mức độ “Đạt” là 100%, với mức độ hài lòng là trên 70% đối với tất cả các sản phẩm. 4. Kết luận và hướng phát triển Đề tài đã xây dựng được một bộ cơ sở dữ liệu theo đúng với định hướng ban đầu đặt ra là lấy học sinh làm trung tâm, phát triển toàn diện năng lực, kĩ năng của học sinh, giảm tải áp lực cho giáo viên và nâng cao khả năng sáng tạo ở giáo viên, sinh viên. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc dạy và học phần Thiên văn và Quang học là rất cần thiết theo xu hướng phát triển của tâm lí học lứa tuổi tiểu học và định hướng đổi mới giáo dục toàn diện ngày nay. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 202 Các sản phẩm được đánh giá cao về mặt hình thức và nội dung: bám sát với chương trình tiểu học và cung cấp thêm các kiến thức vật lí cho giáo viên về hiện tượng bài học nhắc đến, các kiến thức mở rộng để các em hiểu trọn vẹn hơn vấn đề bài học nhắc đến. Mức độ hài lòng về sản phẩm được đánh giá tích cực. Mô hình giúp cho các em có sự trải nghiệm sáng tạo thực tế khi sử dụng, giáo viên có thể áp dụng phương pháp thử sai, qua phương pháp đó giáo viên có thể định hướng cho học sinh và phát triển tư duy sáng tạo, các kĩ năng cá nhân; đồng thời góp phần làm phong phú thêm kho cơ sở học liệu cho ngành Giáo dục Tiểu học. Tuy nhiên, cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho sản phẩm bài gợi ý soạn thảo bài giảng điện tử, điều chỉnh theo hướng phát huy sự sáng tạo cho giáo viên khi soạn thảo bài giảng điện tử (chỉ cung cấp thêm tài liệu, kiến thức vật lí, hình ảnh; còn về vấn đề bố cục soạn thảo, định hướng giảng dạy chỉ gợi ý mở cho giáo viên). Đồng thời với sản phẩm mô hình thật cần quan tâm hơn về vấn đề thiết kế theo hướng nhỏ gọn, tinh chỉnh một mô hình có thể sử dụng giảng dạy nhiều kiến thức ở nhiều bài khác nhau, phát triển mô hình thêm cho một số các vật liệu mở khác nhưng vẫn đảm bảo bản chất vật lí của hiện tượng. Mô hình có khả năng phát triển thêm với phần Cơ học và Nhiệt học trong chương trình Khoa học Tự nhiên ở bậc tiểu học. Vẫn định hướng bộ dữ liệu cơ sở (bài hướng dẫn soạn bài giảng điện tử, video phụ đề tiếng Việt, poster, mô hình, thí nghiệm thực tế) nhưng về nền tảng cơ sở vật lí và các thiết kế sẽ hướng đến các bài học có nội dung t
Tài liệu liên quan