Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong áp dụng tại học viện quản lí giáo dục

Tóm tắt. Chất lượng là cái gốc tạo nên sự phát triển bền vững cho các cơ sở đào tạo. Tất cả các hoạt động diễn ra trong các cơ sở đào tạo đại học đều không nằm ngoài mục đích là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo mà sản phẩm cuối cùng không ai khác chính là người học được xã hội chấp nhận và nhà tuyển dụng quan tâm. Đảm bảo chất lượng là hoạt động thường xuyên, liên tục được các nhà quản lí và tất cả các thành viên trong cơ sở đào tạo quan tâm. Trong những năm gầm đây, Học viện quản lí giáo dục rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng thông qua các hoạt động, trong đó đặc biệt phải kể tới hoạt động giảng dạy, thi cử, công tác kiểm tra đánh giá và các điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 65 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong áp dụng tại học viện quản lí giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 143-148 XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG ÁP DỤNG TẠI HỌC VIỆN QUẢN LÍ GIÁO DỤC Đỗ Thị Thúy Hằng Phòng Đảm bảo chất lượng, Học viện Quản lí Giáo dục Tóm tắt. Chất lượng là cái gốc tạo nên sự phát triển bền vững cho các cơ sở đào tạo. Tất cả các hoạt động diễn ra trong các cơ sở đào tạo đại học đều không nằm ngoài mục đích là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo mà sản phẩm cuối cùng không ai khác chính là người học được xã hội chấp nhận và nhà tuyển dụng quan tâm. Đảm bảo chất lượng là hoạt động thường xuyên, liên tục được các nhà quản lí và tất cả các thành viên trong cơ sở đào tạo quan tâm. Trong những năm gầm đây, Học viện quản lí giáo dục rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng thông qua các hoạt động, trong đó đặc biệt phải kể tới hoạt động giảng dạy, thi cử, công tác kiểm tra đánh giá và các điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Từ khóa: Chất lượng, chất lượng bên trong, đảm bảo chất lượng bên trong, giá trị, công cụ đánh giá 1. Mở đầu Trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam đang có nhiều chuyển biến quan trọng, đặc biệt là sự quan tâm của các lực lượng xã hội đến chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học, sự cạnh tranh về ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng [1]. Chính vì vậy, mỗi trường đại học không còn cách nào khác là phải tự xây dựng cho mình những phương thức đảm bảo chất lượng hiệu quả nhằm thu hút lực lượng người học đồng thời khẳng định vị thế của nhà trường trong xã hội. Một trong những công việc cần thiết mà mỗi trường cần làm ngay đó là xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong thật sự hiệu quả làm tiền đề để triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng tiếp theo [2]. Ngày nhận bài: 12/3/2014. Ngày nhận đăng: 19/6/2014. Tác giả liên lạc: Đỗ Thị Thúy Hằng, e-mail: hangdo12@gmail.com 143 Đỗ Thị Thúy Hằng 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đảm bảo chất lượng bên trong là gì? Đảm bảo chất lượng bên trong là hệ thống các chính sách, cơ chế để một trường đại học hoặc một chương trình giáo dục vận hành nhằm đảm bảo rằng trường đại học hoặc chương trình giáo dục đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, chuẩn mực được áp dụng cho trường đại học hoặc chương trình đó. Đảm bảo chất lượng bên trong được coi là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng thực của một trường đại học, cụ thể nhà trường khẳng định chất lượng thông qua sản phẩm đào tạo cùng quá trình quản lí, xây dựng mục tiêu chiến lược, phối hợp các nguồn lực, sử dụng thông tin thu thập được để có căn cứ trong việc điều chỉnh, đổi mới và cải tiến mục tiêu, kế hoạch, quy trình và các tiêu chuẩn có liên quan đến nâng cao chất lượng. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong, với các hoạt động mang tính hệ thống đó là thu thập hệ thống thông tin phản hồi, đề xuất xây dựng quy trình quản lí, cải tiến đổi mới phương pháp giảng dạy, điều chỉnh bổ sung chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tế,...[4]. 2.2. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong và những giá trị Xu thế toàn cấu hóa và hội nhập quốc tế đang đòi hỏi giáo dục đại học Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới cách quản lí để đảm bảo và ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học và kế hoạch kiểm định chất lượng với tổ chức độc lập là vấn đề cần thiết được Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm. Việc thành lập cơ quan kiểm định chất lượng có thể nói là một sự thay đổi mang tính cách mạng trong cơ cấu tổ chức và quản lí của ngành giáo dục Việt Nam. Muốn có kết quả thực về chất lượng không thể phủ nhận hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các cơ sở giáo dục. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của trưởng đại học đóng vai trò nòng cốt quyết định chất lượng các hoạt động. Đó là sự tổng hợp của nhiều hệ thống con, nguồn tài nguyên và thông tin nhằm kiến tạo đảm bảo và cải thiện chất lượng dạy học, nghiên cứu khoa học cũng như phục vụ xã hội. Theo hướng dẫn của AUN, Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong được xây dựng dựa trên mô hình trình bày ở Sơ đồ 1, gồm 4 thành tố cơ bản: hệ thống các công cụ giám sát, hệ thống các công cụ đánh giá, hệ thống các quy trình đảm bảo chất lượng chuyên biệt và hệ thống các công cụ đảm bảo chất lượng chuyên biệt. (1) Hệ thống các công cụ giám sát gồm những công cụ ghi nhận các chỉ báo về các hoạt động cốt lõi (KPI: key performance indicator) của đơn vị. Tùy thuộc vào mối quan tâm của nhà trường mà một hệ thống KPI được xây dựng và định kì thu thập giá trị. AUN đã hướng dẫn một số chỉ số quan trọng phục vụ hoạt động đảm bảo chất lượng như quá trình học tập của sinh viên, tỉ lệ sinh viên ra trường đúng thời gian dự kiến, tỉ lệ sinh viên bỏ học qua từng năm,. . . Cũng thuộc các công cụ giám sát là hệ thống theo dõi các phản hồi từ thị trường lao động và cựu sinh viên và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa 144 Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong áp dụng tại học viện Quản lí Giáo dục học của nhà trường. Theo định kì, các chỉ báo này giúp nhà trường ước định khả năng đáp ứng của sự vận hành các hoạt động trong trường, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để đạt được mục tiêu mong đợi. Sơ đồ 1: Mô hình hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong theo AUN Đảm bảo chất lượng bên trong ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ Công cụ giám sát −→ Tiến trình học của sinh viên Tỉ lệ tốt nghiệp, bỏ học Phản hồi từ nhà tuyển dụng và cựu sinh viên Hiệu suất nghiên cứu Công cụ đánh giá −→ Đánh giá do sinh viên thực hiện Đánh giá môn học, chương trình Đánh giá kết quả nghiên cứu Đánh giá các dịch vụ phục vụ người học Quy trình đảm bảo chất lượng chuyên biệt −→ ĐBCL trong đánh giá sinh viên ĐBCL trong công tác nhân sự ĐBCL trong QL CSVC, TBDH ĐBCL trong hỗ trợ người học Công cụ ĐBCL Chuyên biệt −→ Tự đánh giá Kiểm toán nội bộ Hệ thống thông tin Sổ tay chất lượng ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ Rà soát (2) Hệ thống các công cụ đánh giá cho biết các chỉ báo, nhận xét định tính từ sinh viên, giảng viên và các bên liên quan về các học phần, chương trình giáo dục, quá trình triển khai hoạt động dạy và học, hiệu quả nghiên cứu khoa học, dịch vụ sinh viên,... Nhà trường phải có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan khác một cách phù hợp, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để làm hài lòng “khách hàng” của mình. (3) Hệ thống các quy trình đảm bảo chất lượng chuyên biệt (special QA processes) gồm những quy định, quy trình liên quan đến các hoạt động bên trong đơn vị nhằm duy trì đều đặn, thường xuyên công tác đảm bảo chất lượng. AUN hướng dẫn các trường xây dựng nhiều quy trình đảm bảo chất lượng, không chỉ cho việc đánh giá sinh viên, mà còn cho đội ngũ giảng viên, đội ngũ hỗ trợ, cơ sở vật chất, hỗ trợ sinh viên,. . . (4) Hệ thống các công cụ đảm bảo chất lượng chuyên biệt (specific QA instruments) như cách phân tích SWOT, được tiến hành sau một chu kì hoạt động của nhà trường nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đơn vị; từ đó có những 145 Đỗ Thị Thúy Hằng điều chỉnh chiến lược cho các chu kì kế tiếp. Để tiếp cận cách phân tích này, nhà trường cần tiến hành quá trình tự đánh giá nhằm kiểm soát sự phát triển đúng hướng và đúng cách của trường và tầm soát các mục tiêu đã đạt được. Trong 4 thành tố của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong, thì 2 thành tố đầu tiên là các công cụ nhằm thu thập thông tin và thực hiện đánh giá thường xuyên (do các bộ phận quản lí tự thực hiện cho đơn vị mình) và hai thành tố sau là các quy trình công việc có tích hợp yếu tố đảm bảo chất lượng và các công cụ đảm bảo chất lượng đặc biệt. Về nguyên tắc, để đạt được hiệu quả cao nhất, các trường cần quan tâm đến cả 4 yếu tố cấu thành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế và khả năng của đơn vị, nhà trường ưu tiên xây dựng các thành tố có ý nghĩa nhất; các thành tố khác sẽ tiếp tục được bổ sung để hoàn chỉnh dần hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong [3]. Trong hoạt động đảm bảo chất lượng bên trong của các cơ sở đào tạo đại học thì đảm bảo quá trình giảng dạy và học tập là vấn đề cốt lõi. Muốn vậy, cần quan tâm đến các nội dung sau: - Chương trình đào tạo phải được thiết kế dựa trên mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu và được lấy ý kiến từ các chuyên gia bên ngoài, các tổ chức nghề nghiệp và được thông qua hội đồng khoa học trước khi triển khi thực hiện. - Chương trình đào tạo được thẩm định và đánh giá tính hiệu quả định kì, được điều chỉnh sau khi đã được sử dụng trong một thời gian nhất định. - Điều kiện cơ bản giúp nhà trường cải tiến hoạt động giảng dạy và học tập là phải thực hiện một quy trình đánh giá thường xuyên và có kế hoạch. Về phương diện này, các giảng viên cần tạo ra một môi trường khuyến khích sinh viên tham gia vào việc đánh giá hoạt động giảng dạy cũng như kết quả học tập. 2.3. Đảm bảo chất lượng bên trong tại Học viện Quản lí giáo dục Học viện Quản lí giáo dục (HV QLGD) được thành lập từ năm 2007, năm 2009 lần đầu tiên HV QLGD đã triển khai tự đánh giá dựa trên 10 tiêu chuẩn với 61 tiêu chí. Từ đó đến nay, Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc, hàng năm đều triển khai các kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng các hoạt động hướng tới chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Trong các hoạt động cải tiến phải kể đến cải tiến hoạt động kiểm tra đánh giá, đã thành lập phòng đảm bảo chất lượng từ năm 2011, đã triển khai kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi phục vụ cho thi học phần và từng bước cải tiến chất lượng các hoạt động kiểm tra, thi cử, chú trọng các hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy, từ việc triển khai kế hoạch biên soạn chương trình, giáo trình phục vụ các hoạt động đào tạo dến việc triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát các hoạt động giảng dạy, từng bước tiến đến lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy và các điều kiện hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong những năm gần đây, HV QLGD rất quan tâm đến công tác đảm bảo chất 146 Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong áp dụng tại học viện Quản lí Giáo dục lượng, được thể hiện qua các hoạt động như: - Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng: Năm 2010 HVQLGD đã triển khai kế hoạch xây dựng văn hóa chất lượng, giao cho bộ phận đảm bảo chất lượng chịu trách nhiệm thực hiện thông qua các hoạt động đào tạo, quản lí sinh viên và nghiên cứu khoa học. Với các kết quả thu được từ các đại diện các bộ phận với các báo cáo được Hội đồng khoa học đánh giá cao. - Tổ chức các hoạt động đảm bảo chất lượng như: Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với các mục tiêu của nhà trường. Đã trang bị 100% thiết bị máy chiếu phục vụ các phòng học. Có phòng in sao đề độc lập bên cạnh các thiết bị chiếu sáng tương đối tốt đảm bảo các điều kiện học tập và nghiên cứu cho sinh viên và học viên; - Phát triển hệ thống (bộ máy, chính sách, quy trình) quản lí chất lượng bên trong, giao cho bộ phận đảm bảo chất lượng làm đầu mối thực hiện ba công khai, kiểm tra việc thực hiện giảng dạy các chương trình trong học viện; - Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình và phương pháp dạy học thông qua việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên. Kết quả của bộ tiêu chuấn đánh giá chương trình và phương pháp dạy học đã được đưa vào áp dụng lấy ý kiến từ sinh viên và có căn cứ cho việc điều chỉnh chương trình trong năm 2013; - Đề xuất các hoạt động liên quan đến điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng; - Hàng năm triển khai hoạt động tự đánh giá bên trong và đề xuất các kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động dựa trên bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng. Đã triển khai hội thảo có ý kiến của các chuyên gia đánh giá bên ngoài giúp Học viện hoàn thiện báo cáo tự đánh giá và đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng; - Xây dựng kế hoạch hành động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện; - Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên, chú trọng đến đội ngũ giảng viên trẻ. Hàng năm số lượng các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở giao cho đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ tăng lên. Mặc dù chất lượng đạt được chưa cao nhưng đã tạo động lực cho lớp trẻ chủ động tham gia nghiên cứu khoa học; - Luôn cập nhật và công khai các thông tin cần thiết về nhà trường và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. 3. Kết luận Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các trường đại học nói chung và Học viện QLGD nói riêng là nhu cầu tất yếu cần được thực hiện thường xuyên và liên tục. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh 147 Đỗ Thị Thúy Hằng giá chất lượng giáo dục, đào tạo. Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học. Tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá và các hoạt động thi cử nâng cao chất lượng đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Tăng cường các hoạt động đảm bảo chất lượng bắt đầu từ các bộ phận trong Học viện. Sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược phát triển của Học viện QLGD cũng như các thông tin về nội dung và chuẩn nghề nghiệp của chương trình đào tạo được công bố công khai trên Website của Học viện (Kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ của sinh viên) “Các ngành đào tạo” và các khung chương trình đào tạo chi tiết các ngành đào tạo. Muốn vậy, đòi hỏi sự quyết tâm không chỉ của lãnh đạo Học viện mà còn của tất cả các giảng viên, nhân viên nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu mong đợi ngày càng cao của xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW). [2] Đỗ Thị Thúy Hằng, 2012. Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. NXB khoa học kĩ thuật. [3] ĐHQG-HCM, 2008. Sổ tay áp dụng Bộ tiêu chuẩn chất lượng AUN trong tự đánh giá chương trình đào tạo. Nxb ĐHQG-HCM. [4] Vũ Thị Phương Anh, 2006.Một vài đề xuất kiện toàn cơ chế đảm bảo chất lượng tại ĐHQG-HCM. Kỉ yếu hội thảo Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học, ĐHQG-HCM. ABSTRACT Building a system of inside education quality assurance for national institute of education management A susbtainable development of training institutions must be rooted in quality im- provement. All activities should aim to improve training quality, the final outcome being graduates who meet the requirements of society and employers. Quality assurance, which is a continuous process, has become an area of focus of most educational managers and employees. In recent years, the National Institute of Education Management has paid spe- cial attention to training improvement focusing on teaching, testing and evaluation, in- frastructure and teaching equipment, in order to improve training and foster scientific re- search. 148
Tài liệu liên quan