Việc xây dựng trạm xử lý nước thải khu công nghiệp là một việc làm cần thiết, phù hợp với nhu cầu đầu tư và hợp tác của các doanh nghiệp, đồng thời làm giảm chi phí xử lý nước thải cho từng xí nghiệp và cũng tạo điều kiện quản lý dễ dàng cho nhà nước. Việc lựa chọn quy trình công nghệ xử lý nước thải phù hợp với năng suất xử lý nước thải của khu công nghiệp và đảm bảo đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải loại A là việc hết sức cần thiết.
7 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng trạm xử lý nước thải khu công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
Việc xây dựng trạm xử lý nước thải khu công nghiệp là một việc làm cần thiết, phù hợp với nhu cầu đầu tư và hợp tác của các doanh nghiệp, đồng thời làm giảm chi phí xử lý nước thải cho từng xí nghiệp và cũng tạo điều kiện quản lý dễ dàng cho nhà nước. Việc lựa chọn quy trình công nghệ xử lý nước thải phù hợp với năng suất xử lý nước thải của khu công nghiệp và đảm bảo đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải loại A là việc hết sức cần thiết.
Xây dựng trạm xử lý nước thải khu công nghiệp có rất nhiều công tác nhỏ thuộc các lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận thiết kế và thi công trạm xử lý nước thải, cũng như giữa các ngành xây dựng, cơ khí, công nghệ. Việc tổ chức thi công trạm xử lý nước thải khu công nghiệp phải khoa học, kế hoạch rõ ràng để tránh tăng chi phí phát sinh gây tổn thất kinh tế.
Đây là công trình sinh học trong hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp, do đó để duy trì hoạt động xử lý nước thải có hiệu quả đòi hỏi phải có sự quản lý và vận hành khoa học, tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động phân hủy chất ô nhiễm, đồng thời phát hiện các sự cố trong vận hành và xử lý kịp thời để tránh những tổn thất kinh tế và môi trường.
1.1. Cơ sở lựa chọn
Việc đề xuất công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố:
– Lưu lượng, thành phần và tính chất nước thải của
– Tiêu chuẩn đầu ra của nước thải sau khi xử lý nước thải
– Điều kiện tự nhiên, xã hội tại khu vực đặt công trình xử lý nước thải
– Tính khả thi của công trình khi xây dựng cũng như khi hoạt động trạm xử lý nước thải khhu công nghiệp
Thông số nước thải đầu vào
Bảng 4.1: Thông số nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải KCN Phú Bài – Thừa Thiên Huế
THÔNG SỐ Ô NHIỄM
ĐƠN VỊ
GIÁ TRỊ
QCVN 24:2009/BTNMT
cột A
pH
–
6 – 9
6 – 9
BOD5
Mg/L
500
30
COD
Mg/L
1000
50
SS
Mg/L
300
50
Tổng Nitơ
Mg/L
60
15
Coliform
MPN/100ml
12000
3000
Các hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp mà công ty đã thực hiện
Để tham khảo nhiều hơn có thể truy cập: Hồ sơ năng lực Công Ty Sạch(SACO)
1.2. Các quy trình công nghệ
1.2.1. Phương án 1
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp phương án 1
Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ:
Nước thải tử các nhà máy, khu công nghiệp theo hệ thống cống dẫn nước thải về hầm bơm. Trước khi đi vào hầm bơm, nước thải chảy qua song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn. Sau đó, nước thải được bơm từ hầm bơm qua song chắn rác tinh để loại bỏ vật rắn có kích thước nhỏ hơn.
Nước thải khu công nghiệp sau khi qua song chắn rác tinh sẽ chảy vào bể điều hòa. Tại bể điều hoà, nước thải được điều hoà về lưu lượng, chất lượng nhờ sáo trộn chìm bằng sục khí và được điều chỉnh pH của nước thải cho thích hợp bằng dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH trước khi đi vào bể keo tụ – tạo bông.
Nước thải khu công nghiệp được bơm vào bể keo tụ – tạo bông. Tại bể keo tụ, nước thải sẽ được châm hóa chất keo tụ để bắt đầu quá trình keo tụ tạo bông. Sau quá trình keo tụ – tạo bông, nước thải sẽ chảy vào bể lắng 1 để loại bỏ các bông cặn
Nước thải khu công nghiệp từ bể lắng 1 sẽ tiếp tục đi vào bể Anoxic. Tại đây, nước thải được trộn với vi sinh vật (lượng nước và bùn tuần hoàn), trong môi trường thiếu khí, vi sinh vật sẽ loại bỏ các hợp chất nitơ, nước từ bể Anoxic sẽ chảy qua bể Aerotank. Tại bể Aerotank, hỗn hợp nước thải và bùn được cung cấp oxy, vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng chất hữu cơ cho quá trình tăng trưởng. Nước và bùn từ bể Aerotank chảy qua bể lắng 2, bùn hoạt tính được tuần hoàn về bể Anoxic để duy trì nồng độ bùn trong bể Aerotank, phần nước trong được đưa qua quá trình khử trùng bằng clo rồi được lọc áp lực.
Bùn từ bể lắng 1 và bùn dư từ bề lắng 2 được đưa vào bể chứa bùn, bùn từ bể chứa bùn sẽ được bơm vào bể nén bùn để giảm lượng nước trong bùn. Nước khu công nghiệp từ bể nén bùn sẽ chảy về bể điều hòa để tái xử lý, bùn từ bể chứa bùn sẽ được đưa vào máy ép bùn để ép thành bùn khô, dễ dàng cho vận chuyển và chôn lấp.
1.2.2. Phương án 2
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp phương án 2
Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ
Nước thải tử các nhà máy, khu công nghiệp theo hệ thống cống dẫn nước thải về hầm bơm. Trước khi đi vào hầm bơm, nước thải chảy qua song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn. Sau đó, nước thải được bơm từ hầm bơm qua song chắn rác tinh để loại bỏ vật rắn có kích thước nhỏ hơn.
Nước thải khu công nghiệp sau khi qua song chắn rác tinh sẽ chảy vào bể điều hòa. Tại bể điều hoà, nước thải được điều hoà về lưu lượng, chất lượng nhờ sáo trộn chìm bằng sục khí và được điều chỉnh pH của nước thải cho thích hợp bằng dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH trước khi đi vào bể keo tụ – tạo bông.
Nước thải khu công nghiệp được bơm vào bể keo tụ – tạo bông. Tại bể keo tụ, nước thải sẽ được châm hóa chất keo tụ để bắt đầu quá trình keo tụ tạo bông. Sau quá trình keo tụ – tạo bông, nước thải sẽ chảy vào bể lắng 1 để loại bỏ các bông cặn. Định kỳ bùn sẽ được bơm về bể chứa bùn, phần nước trong bên trên tự chảy vào bể sinh học SBR. Tại đây, khí được thổi liên tục trong một thời gian nhất định (thời gian quy định trong một mẻ) từ dưới lên theo một hệ thống sục khí khuếch tán và hòa tan oxy vào nước. Trong điều kiện sục khí liên tục, vi khuẩn hiếu khí sẽ oxy hóa hầu hết các hợp chất hữu cơ có trong nước thải.
Sau khi hết thời gian sục khí, ngừng quá trình sục khí và để lượng bùn có trong nước thải lắng xuống đáy bể. Một phần bùn này được bơm bùn tự động, bơm vể bể chứa bùn, phần nước phía trên bể SBR được đưa qua bể khử trùng bằng clo rồi lọc áp lực.
Bùn từ bể lắng 1 và bùn dư từ bể SBR được đưa vào bể chứa bùn, bùn từ bể chứa bùn sẽ được bơm vào bể nén bùn để giảm lượng nước trong bùn. Nước thải khu công nghiệp từ bể nén bùn sẽ chảy về bể điều hòa để tái xử lý, bùn từ bể chứa bùn sẽ được đưa vào máy ép bùn để ép thành bùn khô, dễ dàng cho vận chuyển và chôn lấp.
1.3. Lựa chọn phương án xử lý
1.3.1. Nhận xét
Phương án 1:
Ưu điểm: Công nghệ xử lý kết hợp xử lý hóa lý và xử lý sinh học thích hợp cho hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp với nước thải có tính chất và thành phần phức tạp. Công nghệ xử lý đơn giản và dễ vận hành
Nhược điểm: Chi phí xây dựng lớn
Phương án 2:
Ưu điểm: Sử dụng công nghệ SBR, khi được vận hành đúng các quy trình hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí thì hệ thống xử lý nước thải sẽ khử được các hợp chất chứa Nito và photpho.
Nhược điểm: SBR hoạt động từng mẻ nên đòi hỏi bể điều hòa phải lớn, chi phí vận hành cho bồn than hoạt tính khá lớn. Do hệ thống hoạt động theo mẻ nên cần phải có nhiều thiết bị hoạt động đồng thời cùng nhau. Người vận hành phải có kỹ thuật cao.
1.3.2. Kết luận
Dựa vào tính kinh tế và tính kỹ thuật của hai phương án trên, ta nhận thấy rằng phương án 1 tối ưu và phù hợp hơn so với phương án 2. Vì vậy, ta chọn phương án 1 làm cơ sở thiết kế cho hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp.
3. Các dự án đã thực hiện:
– Xử lý nước cấp sản xuất nước tinh khiết Công Ty nước Hoàng Minh, KCN Thái Hoà, Long An (2007), Thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cụm công nghiệp Liên Minh, Đức Hoà, Long An (2008).