1. Phần giới thiệu
1.1. Tính cần thiết của đề tài
Các hạn chế của việc dạy Tập đọc được trình bày dưới đây chính là những nhân
tố tạo nên tính cấp thiết của vấn đề mà đề tài chúng tôi muốn góp phần giài quyết.
1.1.1. Thiếu đồ dùng trực quan để tổ chức hoạt động học Tập đọc, đáp ứng
nhận thức trực quan cụ thể của học sinh lứa tuổi tiểu học
Trẻ từ 6 - 11 tuổi có hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do
vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy trừu tượng. Sau
một năm rèn luyện ở lớp 1, các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập một
cách tự giác. Thế nhưng, đối với học sinh lớp 2, tri giác vẫn gắn với hành động trực
quan và tư duy cũng mang đậm màu sắc xúc cảm, chiếm ưu thế ở tư duy trực quan
hành động. Ở giai đoạn này, sự chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát,
điều khiển chú ý còn hạn chế. Trẻ chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có
đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn. Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính
bền vững, sự ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi
nhớ có ý nghĩa. Chính vì những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ tiểu học nói trên, việc gây
chú ý và hứng thú học tập cho học sinh bằng các phương tiện trực quan là điều vô cùng
cần thiết.
Trên thực tế giảng dạy, nhiều trường tiểu học trên cả nước vẫn rất thiếu thốn các
tư liệu và phương tiện dạy học nhằm giúp nâng cao chất lượng dạy học theo chương
trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Trên tạp chí Dạy và học ngày
nay của hội Khuyến học Việt Nam số 2/2007 có bài viết của ông Phạm Quang Huân về
“Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ
thông hiện nay”, trong đó ông đề cập đến sự thiếu thốn phương tiện dạy học như là một
nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập không tốt của học sinh, gây cho các em tâm
lí nhàm chán và thụ động học tập. Cuối năm 2010, Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ
GD&ĐT) đã tổ chức hội thảo “Chuẩn kiến thức kĩ năng và phương pháp đổi mới giáo
dục Tiểu học” trên toàn quốc. Hội thảo đã thu về nhiều ý kiến thiết thực của các đại
biểu từ Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố; trong đó có những ý kiến chia sẻ rất thẳng thắn
về thực tế hoạt động đổi mới phương pháp dạy và học tại các trường hiện nay, nhất là về vấn đề phương tiện dạy học và tính hợp lí khi sử dụng. Đại biểu đến từ Tuyên
Quang cho rằng tư liệu dạy học là một nguồn động lực lớn giúp giáo viên gắn bó hơn
với bài giảng của mình và truyền đạt tới học sinh một cách tích cực, sáng tạo.
Thực hiện khảo sát thực trạng sử dụng phương tiện dạy học phân môn Tập đọc
lớp 2 ở một số trường tiểu học ở quận Bình Tân (TP Hồ Chí Minh) và một số trường
tiểu học ở thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), chúng tôi cũng nhận được những kết quả
tương tự với ý kiến vừa nêu.
Những tư liệu và phương tiện giáo viên đang dùng để dạy – học phân môn Tập
đọc lớp 2 là: sách giáo khoa và sách giáo viên (100%), hình ảnh gồm có tranh và phim
ảnh (73,46%), thẻ từ (46.93%), phiếu học tập (44.89%). Nguồn cung cấp tư liệu cho
giáo viên sử dụng chủ yếu là từ Bộ GD&ĐT (83.67%), một số ít là do trường tiểu học
cung cấp cho giáo viên (30.61%), và do giáo viên tự tìm kiếm trên sách báo, internet,
(20.4%).
Khi được phỏng vấn, các giáo viên đã đưa ra khá nhiều ý kiến xung quanh việc
dạy và học phân môn Tập đọc nói chung và Tập đọc lớp 2 nói riêng. Nhìn chung, các ý
kiến được đưa ra đều nói về đồ dùng và tư liệu dạy học. Theo các giáo viên thì hiện
nay, mặc dù Bộ GD&ĐT và nhà trường có cung cấp đồ dùng và tư liệu dạy học nhưng
chủ yếu là tranh ảnh trong sách giáo khoa được phóng to nên khó có thể thu hút được
sự quan tâm của học sinh. Do đó, các giáo viên đều hết sức ủng hộ việc xây dựng một
bộ tư liệu hỗ trợ dạy học phân môn Tập đọc.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tư liệu trực quan để giải quyết một số hạn chế trong dạy học tập đọc lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2011 - 2012
171
XÂY DỰNG TƯ LIỆU TRỰC QUAN ĐỂ GIẢI QUYẾT
MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 2
Nguyễn Ngọc Bích Trâm,
Lê Thị Thảo,
Tạ Thị Lương,
Trần Bá Quyền
(SV năm 4, Khoa Giáo dục Tiểu học)
GVHD: Hoàng Thị Tuyết
1. Phần giới thiệu
1.1. Tính cần thiết của đề tài
Các hạn chế của việc dạy Tập đọc được trình bày dưới đây chính là những nhân
tố tạo nên tính cấp thiết của vấn đề mà đề tài chúng tôi muốn góp phần giài quyết.
1.1.1. Thiếu đồ dùng trực quan để tổ chức hoạt động học Tập đọc, đáp ứng
nhận thức trực quan cụ thể của học sinh lứa tuổi tiểu học
Trẻ từ 6 - 11 tuổi có hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do
vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy trừu tượng. Sau
một năm rèn luyện ở lớp 1, các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập một
cách tự giác. Thế nhưng, đối với học sinh lớp 2, tri giác vẫn gắn với hành động trực
quan và tư duy cũng mang đậm màu sắc xúc cảm, chiếm ưu thế ở tư duy trực quan
hành động. Ở giai đoạn này, sự chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát,
điều khiển chú ý còn hạn chế. Trẻ chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có
đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn. Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính
bền vững, sự ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi
nhớ có ý nghĩa. Chính vì những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ tiểu học nói trên, việc gây
chú ý và hứng thú học tập cho học sinh bằng các phương tiện trực quan là điều vô cùng
cần thiết.
Trên thực tế giảng dạy, nhiều trường tiểu học trên cả nước vẫn rất thiếu thốn các
tư liệu và phương tiện dạy học nhằm giúp nâng cao chất lượng dạy học theo chương
trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Trên tạp chí Dạy và học ngày
nay của hội Khuyến học Việt Nam số 2/2007 có bài viết của ông Phạm Quang Huân về
“Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ
thông hiện nay”, trong đó ông đề cập đến sự thiếu thốn phương tiện dạy học như là một
nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập không tốt của học sinh, gây cho các em tâm
lí nhàm chán và thụ động học tập. Cuối năm 2010, Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ
GD&ĐT) đã tổ chức hội thảo “Chuẩn kiến thức kĩ năng và phương pháp đổi mới giáo
dục Tiểu học” trên toàn quốc. Hội thảo đã thu về nhiều ý kiến thiết thực của các đại
biểu từ Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố; trong đó có những ý kiến chia sẻ rất thẳng thắn
về thực tế hoạt động đổi mới phương pháp dạy và học tại các trường hiện nay, nhất là
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
172
về vấn đề phương tiện dạy học và tính hợp lí khi sử dụng. Đại biểu đến từ Tuyên
Quang cho rằng tư liệu dạy học là một nguồn động lực lớn giúp giáo viên gắn bó hơn
với bài giảng của mình và truyền đạt tới học sinh một cách tích cực, sáng tạo.
Thực hiện khảo sát thực trạng sử dụng phương tiện dạy học phân môn Tập đọc
lớp 2 ở một số trường tiểu học ở quận Bình Tân (TP Hồ Chí Minh) và một số trường
tiểu học ở thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), chúng tôi cũng nhận được những kết quả
tương tự với ý kiến vừa nêu.
Những tư liệu và phương tiện giáo viên đang dùng để dạy – học phân môn Tập
đọc lớp 2 là: sách giáo khoa và sách giáo viên (100%), hình ảnh gồm có tranh và phim
ảnh (73,46%), thẻ từ (46.93%), phiếu học tập (44.89%). Nguồn cung cấp tư liệu cho
giáo viên sử dụng chủ yếu là từ Bộ GD&ĐT (83.67%), một số ít là do trường tiểu học
cung cấp cho giáo viên (30.61%), và do giáo viên tự tìm kiếm trên sách báo, internet,
(20.4%).
Khi được phỏng vấn, các giáo viên đã đưa ra khá nhiều ý kiến xung quanh việc
dạy và học phân môn Tập đọc nói chung và Tập đọc lớp 2 nói riêng. Nhìn chung, các ý
kiến được đưa ra đều nói về đồ dùng và tư liệu dạy học. Theo các giáo viên thì hiện
nay, mặc dù Bộ GD&ĐT và nhà trường có cung cấp đồ dùng và tư liệu dạy học nhưng
chủ yếu là tranh ảnh trong sách giáo khoa được phóng to nên khó có thể thu hút được
sự quan tâm của học sinh. Do đó, các giáo viên đều hết sức ủng hộ việc xây dựng một
bộ tư liệu hỗ trợ dạy học phân môn Tập đọc.
1.1.2. Thiếu thông tin cần thiết cho việc hiểu một từ ngữ hoặc chi tiết nội dung
văn bản đọc
Tìm hiểu Sách Giáo viên, nguồn tư liệu hướng dẫn giảng dạy chủ yếu cho giáo
viên hiện nay, chúng tôi thấy hầu như thiếu hẳn phần cung cấp thông tin cần thiết cho
việc hiểu một số phần khó của nội dung văn bản đọc, tạo cơ sở cho giáo viên giúp học
sinh hiểu văn bản đọc.
90% trong 49 giáo viên lớp 2 được khảo sát cho rằng các tư liệu và phương tiện
cần thiết để hỗ trợ việc hiểu các nội dung khó của văn bản đọc như từ ngữ, chi tiết, nhờ
đó giúp học sinh học tập hiệu quả , không những thế các em còn hứng thú và say mê
trong tập đọc. Từ đó, giáo viên nhấn mạnh đến việc cần cung cấp hình ảnh, thông tin
văn bản ngắn gọn, bộ câu hỏi mở rộng, phiếu học tập và trò chơi cho phần đọc hiểu
một số nội dung khó của văn bản đọc.
1.1.3. Học sinh đạt mức hiểu văn bản ở mức độ thấp so với chuẩn
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình
thành cho học sinh năng lực đọc. Học Tập đọc là học cách nói, cách viết khoa học,
chính xác, nghệ thuật và trong sáng góp phần phát triển tư duy, khả năng diễn đạt cho
học sinh. Dạy Tập đọc cho học sinh không những rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát
triển ở các em vốn từ ngữ tiếng Việt phong phú. Hình thành và phát triển năng lực đọc
cho học sinh không phải chỉ chú trọng vào đọc thành tiếng là đủ, trong khi đó, khả
Năm học 2011 - 2012
173
năng đọc hiểu của học sinh gần như không có, chỉ trả lời theo cách đọc nguyên văn mà
không hiểu gì về nội dung (Trần Cẩm Giang, 2006; Hoàng Tuyết, 2006). Nhận thức
được điều đó, hiện nay ở tất cả các trường tiểu học, phương pháp dạy Tiếng Việt nói
chung và phân môn Tập đọc nói riêng đã thay đổi, có chuyển biến nhưng vẫn chưa sâu
rộng và đồng bộ để có được một kết quả khả quan nhất cho học sinh. Vì vậy, nhiều học
sinh vẫn chưa đạt được yêu cầu về đọc hiểu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn Tập đọc ở lớp 2
Kĩ năng đọc Mức độ cần đạt
Đọc thông Đọc đúng, liền mạch các từ, cụm từ trong câu; đọc trơn đoạn,
bài đơn giản (khoảng 120 -150 chữ), tốc độ khoảng 50-60
chữ/phút; biết nghỉ hơi chỗ có dấu câu. Bước đầu biết đọc thầm.
Đọc – hiểu Hiểu nội dung của đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ và một
số văn bản thông thường đã học.
Ứng dụng kĩ
năng đọc
- Thuộc 6 đoạn thơ, đoạn văn, bài thơ (khoảng 40-50 chữ).
- Biết đọc mục lục sách giáo khoa, truyện thiếu nhi, thời khóa
biểu, thông báo, nội quy.
Tóm lại, qua việc tìm hiểu và khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay giáo
viên có nhu cầu rất lớn về nguồn tư liệu và phương tiện để hỗ trợ trong việc giảng dạy
phân môn Tập đọc lớp 2, giải quyết ba hạn chế cơ bản của việc dạy Tập đọc hiện tại.
Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu về “Xây dưng tư liệu trực quan
để giải quyết một số hạn chế trong dạy - học phân môn Tập đọc lớp 2”.
1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nhằm tạo ra nguồn tư liệu gồm: hình ảnh, sơ đồ tư duy, trò chơi học tập và
kĩ thuật giúp học sinh đưa ra câu trả lời phù hợp, nhằm hỗ trợ giáo viên giải quyết được
ba hạn chế lớn như đã nêu trên trong quá trình dạy Tập đọc ở trên lớp hiện nay.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
về những đồ dùng trực quan; lí luận dạy học ở tiểu học.
Khảo sát thực tế về các phương tiện hỗ trợ việc dạy - học phân môn Tập đọc
lớp 2 cho giáo viên.
Khái quát các bước cụ thể về quá trình xây dựng nguồn tư liệu tham khảo hỗ
trợ cho việc dạy - học phân môn Tập đọc lớp 2.
Xây dựng nguồn tư liệu tham khảo hỗ trợ cho việc dạy - học phân môn Tập đọc
lớp 2.
Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những nguồn tư
liệu tham khảo hỗ trợ cho việc dạy - học phân môn Tập đọc lớp 2.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
174
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành những phương pháp như: đọc và nghiên cứu những tài liệu
có liên quan gồm các sách về phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học và những báo
chí liên quan, sách về phát triển kĩ năng sống cho trẻ thông qua môn Tập đọc, các văn
bản hành chính về giáo dục, ; quan sát những giờ lên lớp ở tiết Tập đọc tại một số
trường; điều tra bằng phiếu câu hỏi để nắm khái quát thực trạng; xin ý kiến giáo viên
về vấn đề này; thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp các nguồn thông tin
đã có được để đưa ra kết quả nghiên cứu (hoặc sản phẩm) và đề xuất; thực nghiệm sư
phạm.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần tạo nên một nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho việc tổ chức
hoạt động dạy - học nhằm phát triển cho học sinh năng lực đọc hiểu. Từ bộ tư liệu này,
giáo viên có thể tìm ra những phương tiện trực quan phù hợp với mục đích dạy học và
trình độ học tập của học sinh, nhờ vậy làm cho các tiết học đọc có thể thực hiện được
quan điểm đổi mới dạy học ở tiểu học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm mà Bộ
GD&ĐT đã đề ra.
2. Nội dung
2.1. Giới thiệu tổng thể
2.1.1. Cấu trúc và cách sử dụng chung của bộ tư liệu
Bộ tư liệu trực quan bao gồm hình ảnh, sơ đồ tư duy, kĩ thuật giúp học sinh đưa
ra câu trả lời phù hợp và trò chơi. Các tư liệu được trải rộng ở các bài tập đọc trên 15
chủ đề. Đặc biệt tư liệu chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, và kết hợp
với các tư liệu trực quan khác nhau. Các hợp phần này của tư liệu sẽ được trình bày
dưới hình thức một website tĩnh có tên là: https://sites.google.com/site/tapdoclop2.
Trang web được chia làm ba phần:
Hướng dẫn sử dụng tư liệu: Các tư liệu được hướng dẫn rất kĩ bao gồm mô tả tư
liệu, mục đích, cách khai thác, một số điểm cần lưu ý khi sử dụng.
Tư liệu trực quan: được phân theo sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, bên trong
được chia nhỏ thành các chủ đề tương ứng, từng chủ đề lại chia nhỏ thành từng bài.
Trong các trang con của từng bài sẽ là các hình ảnh, bên cạnh là chú thích. Phía dưới
trang là tư liệu sơ đồ tư duy và trò chơi được lưu thành file, rất thuận tiện để tải về
máy. Đặc biệt, mỗi trang luôn có phần nhận xét phía dưới để các độc giả, đặc biệt là
giáo viên, sinh viên nhận xét, góp ý cho trang web được hoàn thiện.
Sơ đồ trang web: giới thiệu một cách ngắn gọn và tổng quan về trang web để
người sử dụng dễ dàng tìm đến thông tin mình cần tìm.
Người sử dụng có thể tìm tư liệu bằng hai cách:
Người sử dụng chỉ cần sao chép và đăng nhập với địa chỉ trên. Sau khi vào được
trang chủ, người sử dụng có thể tìm bài qua các mốc quan trọng như Tiếng Việt tập 1
Năm học 2011 - 2012
175
hay 2, chủ đề chứa nội dung bài cần tìm rồi chọn bài cần lấy tư liệu. Sau đó tìm tư liệu
cần dùng trong trang đó. Ở đây, người sử dụng có thể sao chép hay tải bài về máy dưới
dạng word, powerpoint, hình ảnh, nhạc, tùy thuộc vào người sử dụng.
Phía trên góc phải là tìm kiếm nhanh bằng cách đánh vào đó nội dung cần tìm
và chọn phím tìm thì lập tức máy tự động tìm kiếm. Sau đó nhấp chuột vào nội dung
cần tìm.
2.1.2. Nguyên tắc sử dụng
Bộ tư liệu này hướng đến việc hỗ trợ cho hoạt động học tập theo nhóm đạt hiệu
quả cao. Với nhiều loại bài tập, hình thức hoạt động khác nhau, bộ tư liệu sẽ giúp học
sinh không phải hoạt động nhóm với các hình thức đơn điệu, nhàm chán và lặp lại. Bên
cạnh đó, các hoạt động như thế còn giúp học sinh có được một môi trường học tập thân
thiện, hợp tác, để học sinh được tiếp cận với những thông tin cần thiết và hữu ích. Và
qua hoạt động học tập hợp tác hiệu quả, những kiến thức và thông tin ấy sẽ được học
sinh tiếp thu một cách tích cực và chuyển hóa thành hiểu biết của bản thân.
Điều quan trọng khác mà bộ tư liệu hướng đến đó là tạo ra một môi trường học
tập trong đó người học phải động não, suy nghĩ nhiều hơn để có thể thật sự nắm bắt
được nội dung bài học. Cụ thể, người học phải hoạt động trí não thật sự để đọc hiểu
được nội dung bài học, chứ không hoạt động theo cách đọc hiểu trả lời nguyên văn
hoặc nghe, ghi nhớ, lặp lại thụ động như ở nhiều tiết học đọc hiện nay.
2.2. Mô tả các hợp phần tư liệu
2.2.1. Tư liệu hình ảnh
Mô tả : Trong 15 chủ đề, tư liệu hình ảnh cho 14 chủ đề (trừ chủ đề “Bạn trong
nhà”, vì chúng đã quen thuộc với học sinh). Các hình ảnh là sự giải thích thoả đáng cho
học sinh về các sự vật, hiện tượng lạ trong bài Tập đọc, đồng thời giúp học sinh mở
rộng vốn hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Tư liệu hình ảnh gồm 138 tranh ảnh, 1
video clip, 1 đoạn nhạc mp3, 1 đoạn mwa .
Mục đích: Cung cấp cho giáo viên và học sinh những hình ảnh thực tế, cũng như
vui nhộn về các từ lạ trong sách Tiếng việt lớp 2, bên cạnh đó là những thông tin chi
tiết hơn về chúng, giúp người giáo viên nắm rõ những thông tin quan trọng liên quan
tới nội dung giảng dạy. Tất cả nhằm hướng tiết Tập đọc đến một giờ học tập thoải mái,
vui vẻ, dễ dàng để giúp học sinh đạt đủ các chuẩn kiến thức và kĩ năng mong muốn
trong tiết học, biết thêm được nhiều điều thú vị và bổ ích về thế giới xung quanh.
Cách khai thác sử dụng
Với những hình ảnh (tranh và video clip), giáo viên có thể sử dụng trong các hoạt
động:
Giới thiệu bài mới: Đưa ra những hình ảnh lạ mắt, gây tò mò cho học sinh để
dẫn dắt vào bài mới.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
176
Ví dụ: Ở bài “Gọi bạn” thuộc chủ đề Bạn bè, thay vì cách giới thiệu bài truyền
thống gây sự rập khuôn, thiếu hứng thú và ấn tượng, giáo viên có thể dùng cách sau:
Đưa đoạn nhạc mp3 tiếng dê kêu và đề nghị lớp xác định đó là tiếng của loài
vật nào?
Khẳng định đó là tiếng của loài dê và dẫn dắt vào bài bằng câu: “Vì sao dê lại
có tiếng kêu như thế, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay”.
Tìm hiểu bài: Khi trong văn bản xuất hiện các từ ngữ lạ, giáo viên có thể cung
cấp thêm cho học sinh những hình ảnh và thông tin về chúng. Điều này sẽ mang tính
thuyết phục cao, tăng sự hiểu biết của học sinh với thế giới xung quanh.
Củng cố và kiểm tra bài cũ: Dùng hình ảnh gợi lại kiến thức đã học cho học
sinh, để học sinh tự nói những điều chúng hiểu, nắm vững, khắc sâu kiến thức mà
không mang tính áp đặt và kiểu học thuộc lòng nhưng không hiểu.
Ví dụ: Ở bài “Bóp nát quả cam” thuộc chủ đề Nhân dân, việc đặt ra những câu
hỏi khô cứng để học sinh ôn lại kiến thức là rất nặng về mặt ngôn từ và tính lịch sử,
chưa kể đến những phút cuối tiết học, học sinh thường mất tập trung, như vậy xem như
việc củng cố không có tác dụng gì. Giáo viên có thể sử dụng tranh để học sinh cảm
thấy hứng thú đến phút cuối:
Nhìn vào bức tranh này, các em có nhận xét gì?
Tại sao Trần Quốc Toản lại tực giận và bóp nát quả cam như thế?
2.2.2. Tư liệu “sơ đồ tư duy”
Mô tả: Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, là phương pháp dễ
nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài não bộ. Nó
là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả. Bộ sơ đồ tư duy được xây
dựng theo ba kiểu: sơ đồ chuỗi, sơ đồ mạng và sơ đồ quan hệ. Các sơ đồ tư duy được
xây dựng trên chương trình Power Point 2003 nên giáo viên có thể dễ dàng sử dụng,
khai thác.
Các bài Tập đọc đã xây dựng sơ đồ sư duy:
Có công mài sắt có ngày nên kim (sơ đồ quan hệ),
Ngày hôm qua đâu rồi? (sơ đồ chuỗi),
Làm việc thật là vui (sơ đồ mạng),
Chuyện bốn mùa (sơ đồ chuỗi),
Cò và Cuốc (sơ đồ chuỗi),
Sư tử xuất quân (sơ đồ mạng),
Cây dừa (sơ đồ mạng).
Mục đích: Cho học sinh bước đầu làm quen với sơ đồ tư duy, dựa vào đó giáo
viên có thể giúp học sinh học thuộc lòng bài thơ, nhớ bài và tăng khả năng tư duy một
cách sinh động và hiệu quả hơn cách truyền thống mà hiện nay tại các trường tiểu học
vẫn dùng.
Năm học 2011 - 2012
177
Cách khai thác và sử dụng tư liệu:
Điền khuyết: Giáo viên bỏ trống thông tin cần điền, để học sinh nhớ lại phát
biểu cá nhân hoặc làm bài dưới dạng phiếu học tập. Cũng có thể làm ngược lại là đưa
thông tin và yêu cầu học sinh vẽ một hình tương ứng theo trí tưởng tượng của các em
hoặc vẽ thêm chi tiết theo ý thích hoặc sắp xếp thứ tự xuất hiện của các chi tiết, hình
ảnh, dạng này sẽ kích thích óc sáng tạo và sự hứng thú của học sinh.
Trò chơi: Trò chơi tổ chức theo hình thức nhóm, học sinh thảo luận để hoàn
thành một sơ đồ tư duy. Hay cũng có thể cho học sinh đính các thẻ từ có sẵn vào chỗ
phù hợp theo yêu cầu của giáo viên.
Trắc nghiệm: Học sinh dựa vào sơ đồ sư duy có sẵn để trả lời các câu hỏi trắc
nghiệm có liên quan.
Rút gọn: Giáo viên cho học sinh từ sơ đồ sư duy có sẵn để thoả sức sáng tạo sơ
đồ Tư duy của riêng cá nhân học sinh vào vở, hoặc yêu cầu học sinh rút gọn sơ đồ sư
duy chỉ toàn hình ảnh thành sơ đồ sư duy với chữ và các biểu tượng đặc trưng.
2.2.3. Trò chơi học tập
Mô tả: Trong 15 chủ đề, chúng tôi thực hiện được 5 trò chơi nằm ở một số chủ đề
quan trọng. Các trò chơi được thiết kế bao gồm: tên trò chơi, mục đích và cách tiến
hành, ngoài ra còn có phần lưu ý khi thực hiện trò chơi. Một số trò chơi dưới dạng có
ứng dụng cộng nghệ thông tin.
STT Chủ đề Bài Trò chơi
1 Em là học sinh Tự thuật Ai thế nhỉ?, Em là ai?
2 Chim chóc Vè chim Tiếng chim non
3 Muông thú Nội quy đảo khỉ Em tập là nhà quản lí
4 Sông biển Dự bào thời tiết Vui cùng thời tiết
Mục đích: Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kĩ năng mới hoặc
củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.
Cách khai thác và sử dụng tư liệu: Với những trò chơi, giáo viên có thể sử dụng
trong các hoạt động:
Giới thiệu bài mới: Dùng những trò chơi nhằm kích thích hứng thú, lôi cuốn sự
chú ý, tạo một không khí học tập thật vui khi bước vào tiết tập đọc.
Ví dụ: Trò chơi “Vui cùng thời tiết”: Giáo viên sẽ “hô” những sự vật có liên quan
đến thời tiết như gió, mưa, sấp chớp và quy định học sinh “hô” lớn tiếng với những từ
gợi tả âm thanh như rì rào, lộp độp, đùng đoàng kết hợp với những động tác. Từ đó,
giới thiệu bài mới.
Củng cố: Dùng trò chơi để khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên. Từ đó hình
thành, phát triển những kĩ năng ngôn ngữ, xử lí thông tin,
Ví dụ: Trò chơi “Ai thế nhỉ?”: Giáo viên phát phiếu “Ai thế nhỉ?” (ngày trước)
cho học sinh điền thông tin vào. Mẫu phiếu ghi nội dung cần biết để các bạn khác đoán
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
178
như ngày sinh, nam hay nữ, tổ, ở phía sau có tên bạn (được giữ bí mật). Giáo viên thực
hiện trò chơi kết hợp với các bài hát tập thể để lớp thêm sinh động. Những phiếu không
được đọc sẽ dán lên bảng thông tin để các em tìm hiểu trong giờ giải lao.
Kiểm tra bài cũ: Dùng những trò chơi nhằm giúp các em động não, hệ thống
lại những kiến thức đã học thông qua việc hiểu (tránh việc học thuộc lòng như trước).
Ví dụ: Trò chơi “Em tập làm nhà quản lí”: Các tình huống đưa ra dưới các hình
ảnh, yêu cầu học sinh đưa ra nội quy (hay một quy định) đã được học.
2.2.4. Kĩ thuật giúp học sinh đưa ra câu trả lời phù hợp
Muc đích: Kĩ thuật giúp học sinh đưa ra câu trả lời phù hợp nhằm giúp học sinh
trả lời tốt những câu hỏi khó trong phần tìm hiểu bài (những câu hỏi mang tính tổng
hợp, mở rộng, đòi hỏi khả năng chọn lọc chi tiết, tổng hợp và so sánh các chi tiết để tìm
ra mối liên hệ, tìm kiếm từ khóa), tránh tình trạng trả lời nguyên văn, góp phần nâng
cao kĩ năng trả lời câu hỏi cho học sinh.
Mô tả cấu trúc tư liệu: Trong 15 chủ đề, chúng tôi trình bày trong một số bài về
các cách thức tổ chức hướng dẫn, giúp học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Chủ đề Bạn bè: bài Trên chiếc bè.
Chủ đề Trường học: bài Mua kính.
Chủ đề Cha mẹ: bài Sự tích cây vú sữa.
Chủ đề Chim chóc: bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn; Cò và Cuốc.
Cách khai thác và sử dụng:
Các kĩ thuật giúp học sinh đưa ra câu trả lời phù hợp gồm:
- Hướng dẫn và rèn cho học sinh kĩ năng nhận dạng các loại câu hỏi (Ví dụ: Đây
là câu hỏi “Vì sao”, hay “Cái gì” hay “Như thế nào?”) và các từ quan trọng trong câu
hỏi để từ đó xác định y