Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về quá trình ứng dụng công nghệ
thông tin và công nghệ sử dụng trong công tác số hóa tại Thư
viện Quốc gia Việt Nam; Một số bộ sưu tập số đang xây dựng,
phát triển và các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng bộ sưu
tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Qua đó, các tác giả đề ra
phương hướng, nhiệm vụ để tăng cường phát triển các bộ sưu
tập số, xây dựng thư viện số quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.
17 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và phát triển các bộ sưu tập số tại thư viện quốc gia Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ
TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
Kiều Thúy Nga* - Lê Thị Thanh Hà** - Nguyễn Lương Ninh***1
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về quá trình ứng dụng công nghệ
thông tin và công nghệ sử dụng trong công tác số hóa tại Thư
viện Quốc gia Việt Nam; Một số bộ sưu tập số đang xây dựng,
phát triển và các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng bộ sưu
tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Qua đó, các tác giả đề ra
phương hướng, nhiệm vụ để tăng cường phát triển các bộ sưu
tập số, xây dựng thư viện số quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.
Từ khóa: Công nghệ thông tin; Bộ sưu tập số; Thư viện Quốc gia,
Việt Nam.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin
(CNTT) thì vai trò quản lý và cung cấp thông tin của các thư viện ngày
càng đóng vai trò quan trọng, điều đó đòi hỏi các thư viện phải có
những chính sách trong việc xây dựng và phát triển các bộ sưu tập số,
cơ sở dữ liệu (CSDL) số. Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG) là Thư
viện trung tâm của cả nước, là nơi lưu trữ, bảo tồn di sản văn hóa thành
văn của dân tộc với số lượng tài liệu lớn, phong phú, đa dạng về dạng
thức. Song song với việc hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng
cao công tác chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ người sử dụng thì công
tác số hóa tài liệu, xây dựng và phát triển bộ sưu tập số là vấn đề đang
* Thạc sĩ, Thư viện Quốc gia Việt Nam.
** Thạc sĩ, Thư viện Quốc gia Việt Nam.
*** Thư viện Quốc gia Việt Nam.
669
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
được Thư viện đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao khả năng đáp ứng
nhu cầu tin ngày càng cao và đa dạng của người dùng tin trong thời
đại mới.
I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CÔNG NGHỆ SỐ
TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
1.1. Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin
Từ năm 1985, TVQG đã bắt đầu ứng dụng CNTT trong hoạt động
thư viện và cũng là một trong các thư viện đi đầu trong việc tiếp cận
và ứng dụng công nghệ, số hóa tài liệu trong hệ thống thư viện trên
toàn quốc. Năm 1986, phiếu mục lục và thư mục quốc gia được xử lý
từ máy tính.
Đến năm 2001, Thư viện đã xây dựng những dự án khả thi, phù
hợp với trình độ phát triển tin học ở từng thời kỳ tại TVQG, đồng thời đề
xuất với lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch) nhân rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin tới các thư
viện tỉnh, thành phố trong cả nước và phù hợp với yêu cầu của thư viện
cấp tỉnh để trang bị hạ tầng thông tin, đào tạo viên chức tin học cho các
thư viện tỉnh, thành phố. Qua đó, gắn việc tin học hoá ngay tại TVQG
với toàn hệ thống thư viện công cộng, nhằm thống nhất về nghiệp vụ và
tận dụng các kết quả của nhau. Các dự án về CNTT đã được triển khai
mạnh mẽ tại TVQG như: “Xây dựng hệ thống thông tin thư viện điện tử/ thư
viện số tại TVQG” năm 2001; “Nâng cao hệ thống thông tin thư viện điện tử/
thư viện số tại TVQG và Thư viện 61 tỉnh thành phố” năm 2003; “Nâng cao
năng lực ứng dụng công nghệ thông tin thư viện điện tử, thư viện số tại TVQG
và hệ thống Thư viện công cộng” năm 2005; “Mở rộng và nâng cấp hệ thống thư
viện điện tử/ thư viện số tại TVQG và hệ thống TVCC” năm 2006; và “Tăng
cường năng lực tự động hóa tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” năm 2007; Dự
án “Tăng cường năng lực thư viện số và bảo quản số tại TVQG” năm 2012.
Đặc biệt từ năm 2015-2020, nhiều Dự án bổ sung thiết bị số hóa,
thiết bị bảo mật, an toàn thông tin và vận hành khai thác thư viện số,
phần mềm hỗ trợ khai thác tài nguyên thông tin dạng số... được Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư để đảm bảo công tác bảo tồn và
670
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
tổ chức phục vụ khai thác các tư liệu lịch sử, văn hóa, khoa học của
dân tộc, tạo thêm rất nhiều cơ hội cho người sử dụng tiếp cận đến các
nguồn tài nguyên quý giá mà Thư viện đang lưu giữ.
1.2. CÔNG NGHỆ SỐ TRONG CÔNG TÁC SỐ HÓA
Số hoá là quá trình chuyển đổi thông tin dạng truyền thống sang
dạng điện tử. Do đó số hoá được coi là một phương thức tạo lập nguồn
tài nguyên thông tin điện tử cung cấp những giá trị cao hơn cho nghiên
cứu, học tập, đào tạo, quản lý, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng
cao khả năng truy cập, đặc biệt đối với các tài liệu quý, tài liệu cổ, tài
liệu lưu trữ cần phải bảo vệ. Vì vậy, việc lựa chọn các công nghệ trong
công tác số hóa đóng một vai trò rất quan trọng nhằm tạo lập được
các nguồn tài nguyên thông tin điện tử đảm bảo chất lượng. Hiện nay,
TVQG đang sử dụng một số công nghệ sau để số hóa tài liệu:
1.2.1. Thiết bị số hóa tài liệu
Máy Scanner 4DigitalBooks DL3003
Đây là phiên bản mới nhất, hiện đại, tích hợp nhiều tính năng
thông minh, phù hợp với nhiều loại tài liệu, nhiều khổ cỡ (A2, A3, A4,
A5..), định dạng đầu ra hỗ trợ chuẩn tiff, jpeg... với chất lượng rất cao,
kể cả những chi tiết và chữ rất nhỏ. Tính năng hoạt động của máy scan
robot này đã thay thế cho hàng loạt những công đoạn thủ công trong
số hóa tài liệu mà từ trước đến nay đều cần có sự hỗ trợ rất lớn của con
người và có một số tính năng vượt trội như: Tốc độ quét cao, quét tài
liệu ở nhiều khổ cỡ khác nhau, quét những tài liệu khó quét nhất, xử lý
cuốn sách một cách nhẹ nhàng nhờ không khí đệm, nhận dạng quang
học (mã hóa văn bản) ở nhiều mức độ khác nhau và dễ dàng sử dụng.
Với công nghệ này, tất cả các hình ảnh, các trang văn bản sẽ được
chụp lại với chất lượng tốt nhất, không có trang nào bị bỏ quên trong quá
trình làm việc. Nó sẽ tự động quét các trang sách. Điều quan trọng nhất
là quét ở độ an toàn và chính xác nhất. Một giờ nó có thể quét được 3.000
trang đối với những cuốn sách dễ, còn đối với các cuốn sách khó hơn thì
khoảng 1.000trang/ giờ. Toàn bộ quá trình số hóa được thiết kế cho việc sử
671
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
dụng công nghiệp, thường sử dụng cho các dự án số hóa trên 3 triệu trang
(tức là số hóa nhiều, làm theo các đơn đặt hàng). DL 3003 có thể làm việc
24/24h, 7 ngày/tuần với sự kết hợp của nhiều máy tính song song. Thời
gian bảo trì cần thiết để đạt được hiệu suất cao nhất là 12 tháng.
DL 3003 có tính năng đảm bảo quét được những tài liệu khó mà
những máy quét thông thường không thể thực hiện được (Tài liệu bìa
cứng hoặc mềm như báo, tạp chí; Tài liệu có các trang lượn sóng, bản
thảo). Thiết bị này được cấp bằng sáng chế luồng không khí trong quá
trình chuyển trang và có đệm cuốn sách. No đảm bảo cho quá trình
xử lý cuốn sách nhẹ nhàng mà không gây binen. (Chiếc máy xử lý các
cuốn sách một cách nhịp nhàng nhờ luồng không khí có trong máy);
có thể lựa chọn độ quang học khác nhau lên đến 600 dpi với các tiêu
chuẩn như: trang tài liệu không bị chói, không cong vênh, không bị
kéo dài, không bị gợn sóng, không có hình ảnh của ngón tay hay của
kẹp mà mình không mong muốn; Tích hợp nhiều tính năng khác nữa
như: MARC hay Dublin core hoặc thông tin thư mục khác từ nhiều
nguồn khác nhau (Fedora, cá nhân...).
Tại TVQG, với máy scan robot 4DigitalBooks DL 3003 đã giúp cho
quá trình số hóa tài liệu được rút ngắn, nhanh gọn và đạt được hiệu suất
cao. Toàn bộ file ảnh sau khi scan sẽ được lưu dưới dạng file tiff, jpeg...,
tất cả các công đoạn như kiểm soát số trang, kiểm soát chất lượng, lưu
giữ tệp ảnh gốc (master file) và lưu trên ổ chứa storage đều được máy
hỗ trợ mà không cần đến bàn tay của con người. Đặc biệt, những công
đoạn như convert các file ảnh đã được scan sang dạng khác để xử lý
tiếp: jpg, gif... Xử lý ảnh dạng thô, cân bằng độ sáng tối, cân chỉnh tương
phản, tăng độ sắc nét; xoay để làm thẳng ảnh (reskew), cắt (crop), loại
bỏ những viền thừa trong quá trình scan hoặc chụp bằng các phần mềm
hỗ trợ như Lightroom 4.1 (Arobe), phần mềm Microsoft Office Picture
Manager. Tất cả những công đoạn đó đều thực hiện chỉ trong DL 3003.
Máy Scanner Supra Scan Quartz
Thế hệ máy scan này tại TVQG được cho là thế hệ máy tiên tiến
nhất chuyên dùng để scan dạng tài liệu có khổ cỡ lớn như bản đồ, báo
672
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
khổ lớn. Ngoài ra, SupraScan Quartz có thể hỗ trợ chất lượng ảnh đầu
ra đến 1000dpi trên khổ nhỏ.
Ở TVQG, Scanner Supra Scan Quarts được sử dụng để chụp lại
những tài liệu cổ như báo Đông Dương, bản đồ. Quá trình này giúp chất
lượng ảnh chụp số hóa có chất lượng cao do khả năng hỗ trợ phân giải
DPI lên rất cao. Ngoài ra, máy cũng hỗ trợ tạo các dạng file, điển hình là
tiff và jpeg. Các loại file này được dùng với nhiều mục đích khác nhau
như lưu trữ file master, hoặc được đưa trực tiếp vào phần số hóa để xử lý.
Số hóa tài liệu bằng máy Scanner Supra Scan Quartz
Máy Scanner film
Máy Scanner film ScanPro 2000 cung cấp các tính năng chuyển
dạng tài liệu được lưu trữ dưới dạng phim âm bản sang dạng số. Với
thiết bị này các thông tin được lưu dưới dạng âm bản sẽ được trích xuất
và lưu dưới dạng số, giúp người sử dụng dễ dàng tiếp cận nội dung tài
liệu thông qua các loại máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính
bảng, điện thoại thông minh, khắc phục việc người sử dụng chỉ có thể
đọc tài liệu lưu dưới dạng vi phim (microfilm), vi phích (microfiche)
trên máy đọc chuyên dụng dạng phóng to hình ảnh như trước đây.
673
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
1.2.2. Ứng dụng xử lý số hóa
DocWorks:
DocWorks là ứng dụng xử lý tài liệu số, được phát triển bởi Công
ty CCS, Đức. Đây là phần mềm chuyên dụng, xử lý tài liệu số hóa dạng
sách, báo, tạp chí... tích hợp công nghệ nhận dạng tiếng Việt (OCR) của
ABBYY. Toàn bộ siêu dữ liệu sau khi xử lý sẽ được quản lý theo chuẩn
METS và ALTO, sản phẩm này sẽ được trích xuất cho phần mềm quản
lý hiển thị trên giao diện người sử dụng - phần mềm Veridian Digital
Library hoặc bất kỳ phần mềm quản trị thư viện số nào khác có hỗ trợ
các chuẩn siêu dữ liệu (metadata).
Veridian Digital Library
Veridian Digital Library là ứng dụng chuyên biệt để hiển thị/trình
diễn báo và các bộ sưu tập dựa trên văn bản khác như: ảnh, video, và
các loại tập tin khác trên nền tảng Website. Với giao diện hiển thị đơn
giản, dễ sử dụng, tìm kiếm và hiển thị rất nhanh. Ngoài ra Veridian còn
hỗ trợ hiển thị trên các thiết bị di động.
Giao diện hiển thị Báo - Tạp chí bằng phần mềm Veridian
Phần mềm ResourceSpace
ResourceSpace là phần mềm mã quản trị tài liệu số mã nguồn mở
được TVQG ứng dụng và phát triển để tổ chức phục vụ người sử dụng
truy cập nguồn tài liệu CD/DVD trong mạng nội bộ tại các phòng máy
tính chuyên dụng.
674
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Phần mềm EzProxy
Cung cấp quá trình truy cập ổn định vào nguồn tài liệu số, tài liệu
điện tử của thư viện, xác thực người dùng tin của thư viện khi người
dùng tin truy cập vào tài nguyên thông tin của thư viện từ máy tính
bên ngoài thư viện, hỗ trợ khai thác tài nguyên thông tin dạng số của
thư viện từ xa.
II. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA
VIỆT NAM
2.1. Yếu tố tác động đến quá trình xây dựng bộ sưu tập số
• Bản quyền tài liệu được số hóa
Trong quá trình xây dựng bộ sưu tập số, Thư viện gặp phải những
khó khăn nhất định về vấn đề bản quyền tài liệu trong việc lựa chọn
tài liệu số hóa. Bản quyền đối với tài liệu trong Thư viện số chia làm
2 loại: các tài liệu còn luật bản quyền và các tài liệu hết luật bản quyền.
- Các tài liệu còn luật bản quyền: Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019,
Điều 25, Khoản 1, Mục a,đ [4]: Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã
công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhậu bút, thù lao cụ
thể: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng
dạy cá nhân; Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích
nghiên cứu.
- Các tài liệu hết luật bản quyền: Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019,
Điều 27, Khoản 2, Mục b [4]: Tác phẩm không thuộc loại hình quy định
tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt đời tác giả và năm mươi
năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả
thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng
tác giả cuối cùng chết.
Qua việc đối chiếu với các văn bản trên cho thấy, việc số hóa tài
liệu tại TVQG là đáp ứng được yêu cầu về mục đích (phục vụ nghiên
cứu, giảng dạy, học tập), song vẫn chưa giải quyết triệt để được vấn đề
về quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Vì vậy, cần phải có thời
gian và hành lang pháp lý hợp lý hơn để giải quyết vấn đề này.
675
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
• Chính sách xây dựng và phát triển bộ sưu tập số
Chính sách là hệ thống các biện pháp cụ thể dựa trên cơ sở
đường lối chính trị chung và tình hình thực tế, tác động lên một lĩnh
vực hoạt động nhất định và trong một phạm vi nhất định nhằm đạt
được mục đích nhất định. Chính sách có thể bao gồm cả kế hoạch
thực hiện cụ thể.
Ngày nay, các thư viện trên thế giới đang có xu hướng tự động
hóa nghiệp vụ hoặc chuyển sang các loại hình thư viện điện tử, thư
viện số nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tri thức và thông tin không
ngừng gia tăng nhanh chóng trong xã hội. Đưa ra những chính sách
phát triển hợp lý sẽ tạo bước đà vững chắc cho sự phát triển của thư
viện trong thời đại mới. Ngoài việc bổ sung thêm vốn tài liệu cho thư
viện, TVQG đã tiến hành xây dựng cho mình bộ sưu tập số đồ sộ nhằm
đáp ứng được nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin. Tài liệu
số ra đời đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thư viện nói chung và
TVQG nói riêng. Thành công trong việc xây dựng bộ sưu tập số là một
chứng minh cho những chính sách phát triển tài nguyên số của TVQG.
Đó là những chính sách mang tính toàn diện, có tính thuyết phục và
khả năng thực tế cao, chính sách là những ý tưởng đầu tư về sức người,
sức của để xây dựng phát triển lên một bộ sưu tập số hoàn thiện, đáp
ứng được nhu cầu thông tin ngày càng cao của người dùng tin.
• Ngân sách đầu tư xây dựng bộ sưu tập số
Xuất phát điểm thành công trong hoạt động thư viện - thông tin
đối với mỗi cơ quan thông tin - thư viện đó là số lượt người dùng tin đến
sử dụng khai thác vốn tài liệu trong thư viện. Trong thời đại kỷ nguyên
thông tin, một thư viện có vốn tài liệu đa dạng, phong phú chưa phải là
điều kiện đủ để thu hút được bạn đọc đến với thư viện. Vì vậy, để đáp
ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc trong thời đại xã hội thông tin, hầu
hết các cơ quan thông tin - thư viện phải tự trang bị cho mình những
kho tài liệu số cần thiết và được đầu tư đúng mức về ngân sách để có
được một kho tài liệu điện tử có giá trị. Tuy nhiên, không phải cơ quan
thông tin - thư viện nào cũng có đủ tiềm lực để đầu tư phát triển nguồn
676
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
tài nguyên số một cách nhanh mạnh vì ngân sách đầu tư cho xây dựng
nguồn tài nguyên số là rất lớn, đó là những đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở
hạ tầng, trang thiết bị số hóa, đầu tư dành cho cán bộ số hóa để họ có đủ
chuyên môn nghiệp vụ thực hiện công việc của mình; Cập nhật những
công nghệ mới nhất để số hóa tài liệu được dễ dàng hơn, hạn chế sự hỗ
trợ bằng sức người trong quá trình số hóa. Chính vì vậy, nguồn ngân
sách đầu tư cho xây dựng bộ sưu tập số là hết sức quan trọng.
• Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
Tiến hành xây dựng một bộ sưu tập số thành công cho thư viện
không chỉ đầu tư trí lực, tài lực, tin lực mà một yếu tố vô cùng quan trọng
quyết định nhiều vấn đề cho phát triển bộ sưu tập số đó là vật lực. Trên
thực tế không phải cơ quan thông tin nào cũng có đủ tiềm lực về vật lực
làm nền tảng xây dựng bộ sưu tập số. Như vậy muốn xây dựng được bộ
sưu tập số thư viện cần có cơ sở hạ tầng trang thiết bị đáp ứng những
yêu cầu sau: đảm bảo đầy đủ và hiện đại để đảm bảo dự án số hóa của
thư viện (thời gian, chất lượng bộ sưu tập); Thực hiện khai thác bộ sưu
tập số cho NDT một cách thuận lợi với trang thiết bị máy móc hiện đại;
Hỗ trợ cho người làm thư viện số một cách đắc lực trong quá trình thực
hiện xây dựng bộ sưu tập số, cũng như phát triển và đưa ra phục vụ
người dùng tin; Hiện đại hóa các yêu cầu chuẩn nghiệp vụ thư viện; Tạo
điều kiện dễ dàng chia sẻ nguồn lực thông tin, trao đổi dữ liệu với các
chuẩn khác, có công cụ sao lưu an toàn và xuất, nhập dữ liệu.
Đáp ứng những yêu cầu trên, để xây dựng bộ sưu tập số TVQG
không ngừng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin qua các dự án nâng
cao năng lực hoạt động thư viện và trang bị các phần cứng và phần mềm
hiện đại để đáp ứng tốt nhất việc xây dựng và phát triển bộ sưu tập số.
• Nguồn nhân lực
Hiện nay, TVQG có tổng số 163 công chức, viên chức và người lao
động. Họ là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại
ngữ, tin học có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển thư viện số trong
thời kỳ đổi mới, không ngừng được trau dồi kinh nghiệm và kiến thức
để tiếp cận ngày một gần hơn với thế giới số, nâng tầm vị thế TVQG
ngang tầm với các thư viện hiện đại trên thế giới.
677
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
Người làm thư viện số là người có thể quản lý một khối lượng lớn
dữ liệu, bảo quản những bộ sưu tập quý hiếm độc bản, cung cấp truy
cập siêu tốc tới thông tin, giải quyết các vấn đề liên quan tới truy cập,
sử dụng dữ liệu số từ nhiều địa điểm. Đối với họ, bên cạnh kiến thức
chuyên ngành, họ cần có khả năng giải quyết tình huống, trong hầu
hết trường hợp luôn sẵn sàng câu trả lời bất kỳ câu hỏi nào của người
dùng tin liên quan đến bộ sưu tập số của Thư viện, đóng vai trò là
trung gian giữa nhiệm vụ số hóa thông tin, tích lũy, phổ biến, quản lý
cơ sở dữ liệu và làm cho chúng luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ tới
yêu cầu tin cuối cùng của người dùng tin. Vì vậy, TVQG luôn chú trọng
tới việc đầu tư đào tạo bồi dưỡng người làm thư viện số, để họ luôn
thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình.
• Hợp tác chia sẻ để xây dựng bộ sưu tập số
Là thư viện trung tâm của cả nước, TVQG luôn đi đầu trong công
tác tự động hóa và ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin
vào hoạt động của mình, ngoài việc đầu tư ngân sách, thực hiện những
chính sách tích cực để xây dựng và phát triển bộ sưu tập số, hoàn thiện
cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cán bộ thư viện số chất
lượng cao thì công tác hợp tác chia sẻ cũng là một nhân tố giữ vai trò
quan trọng được thư viện đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và
phát triển nguồn tài nguyên số của Thư viện. Hiện nay, TVQG có quan
hệ hợp tác và trao đổi với 55 thư viện, tổ chức, cơ quan thông tin của các
quốc gia trên thế trên các phương diện: trao đổi tài liệu, trao đổi và đào
tạo cán bộ, tổ chức sự kiện, triển khai và thực hiện thành công nhiều dự
án hợp tác liên quốc gia, dự án số hóa tài liệu...
2.2. CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ ĐƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Số hóa tài liệu và xây dựng, phát triển các bộ sưu tập số là xu
hướng tất yếu của các thư viện, nó đóng vai trò quan trọng trong việc
chia sẻ dữ liệu và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người
sử dụng. Do đó, đây là một nhiệm vụ chiến lược trong quá trình hiện
đại hóa thư viện, đó cũng là nền tảng để phát triển đa dạng kho tài
nguyên thông tin mà TVQG đang hướng tới.
678
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Qua quá trình phát triển, TVQG đã xây dựng được nguồn tài
nguyên số khá lớn, bao gồm các cơ sở dữ liệu (CSDL) và các bộ sưu tập
quan trọng như:
CSDL thư mục lớn với gần 900.000 biểu ghi bao gồm các loại hình:
sách, báo - tạp chí, luận án tiến sĩ, bản đồ, tài liệu nghiệp vụ thư viện,
ấn phẩm âm nhạc,... gồm nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban
Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc,... đây là những tài liệu do các nhà xuất
bản, nhà sách nộp lưu chiều theo Luật Xuất bản và các tài liệu qua các
nguồn mua, trao đổi, biếu tặng...; CSDL bài trích Báo - Tạp chí với hơn
73.000 biểu ghi.
Các