TÓM TẮT
Ở nước ta, những thành tựu to lớn qua 30 năm đổi mới đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội. Đất nước đang bước vào một thời kỳ mới của sự tiến bộ, thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhằm từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Một trong những nguyên nhân làm nên những thành tựu đó là
Đảng ta đã chủ động xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên
cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta cũng làm nảy sinh những vấn đề bức xúc, đáng suy nghĩ xét từ bình diện của sự
tiến bộ xã hội. Để góp phần nhận thức đầy đủ về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
bài viết tập trung trình bày rõ những đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Từ đó, nêu ra những vấn đề cần lưu ý trong quá trình phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu tiến bộ xã hội ở nước ta.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vì sự tiến bộ xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
137
Xây dựng và phát triển...
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
VÌ SỰ TIẾN BỘ XÃ HỘI
Nguyễn Khánh Vân*
TÓM TẮT
Ở nước ta, những thành tựu to lớn qua 30 nĕm đổi mới đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội. Đất nước đang bước vào một thời kỳ mới của sự tiến bộ, thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhằm từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, vĕn minh. Một trong những nguyên nhân làm nên những thành tựu đó là
Đảng ta đã chủ động xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên
cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta cũng làm nảy sinh những vấn đề bức xúc, đáng suy nghĩ xét từ bình diện của sự
tiến bộ xã hội. Để góp phần nhận thức đầy đủ về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
bài viết tập trung trình bày rõ những đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Từ đó, nêu ra những vấn đề cần lưu ý trong quá trình phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu tiến bộ xã hội ở nước ta.
Từ khóa: Xây dựng, phát triển, kinh tế thị trường, tiến bộ xã hội
BUILDING AND DEVELOPING THE SOCIAL-ECONOMIC MARKET IN
SOCIAL ORIENTATION IN VIETNAM FOR SOCIAL PROCESS
ABSTRACT
In our country, great achievements over 30 years of renovation have brought the country out of
the socio-economic crisis. The country is entering a new era of progress, the period of stepping up
industrialization, modernization and international integration, in order to gradually realize the goal
of the rich, strong, democratic and fair people. civilized. One of the reasons for these achievements
is that our Party has actively built and developed a socialist-oriented market economy. In addition
to the achieved achievements, in the process of developing a socialist-oriented market economy in
our country also raises pressing issues, worth considering from the perspective of social progress.
. In order to contribute to a full awareness of the socialist-oriented market economy, the paper
focuses on clearly presenting the essential characteristics of a socialist-oriented market economy
in Vietnam. From there, raised issues to be noted in the process of developing a socialist-oriented
market economy in order to achieve social progress in our country.
Key word: Construction, development, market economy, social progress
* TS. GV. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
138
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. VỀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG BẢN CHẤT
CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI
Kinh tế thị trường không phải là sản phẩm
riêng có của chủ nghĩa tư bản mà nó là sản phẩm
của nền vĕn minh nhân loại. Sự ra đời và phát
triển của kinh tế thị trường trải qua nhiều giai
đoạn: từ nền kinh tế hàng hóa đến kinh tế thị
trường tự do cạnh tranh và ngày nay là nền kinh
tế thị trường hiện đại. Với tính cách là sản phẩm
của vĕn minh nhân loại, kinh tế thị trường rõ
ràng là khách quan và tất yếu đối với công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhưng nền
kinh tế thị trường mà chúng ta phát triển khác
về bản chất so với nền kinh tế thị trường ở nhiều
nước khác.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa mà Việt Nam đang thực hiện là một
nền kinh tế vừa tuân theo những quy luật của
kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các
quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu
tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đó là nền kinh tế vận động theo nguyên lý tĕng
trưởng kinh tế phải đi liền với công bằng xã hội,
gắn liền tĕng trưởng kinh tế với công bằng xã
hội trong từng bước đi, trong từng chính sách.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là một nền kinh tế vận hành theo quy luật
thị trường. Là một nền kinh tế thị trường hiện
đại, dựa trên sức mạnh của khoa học – công
nghệ. Là một nền kinh tế thị trường có nĕng
lực hội nhập cao. Là một nền kinh tế thị trường
được quản lý bằng pháp luật của nhà nước pháp
quền, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Là một nền
kinh tế thị trường hướng vào phục vụ người lao
động: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, vĕn minh”. Đảm bảo công bằng gắn với
bình đẳng và dân chủ, hướng đích tới mục tiêu
phát triển xã hội với sự hài hòa các lợi ích của
các chủ thể, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất
– kinh doanh mà cũng còn đảm bảo lợi ích cho
người lao động, tiêu dùng trong xã hội. Kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở
kinh tế cho chính trị và hệ thống chính trị ở nước
ta đi vào đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt
động, thúc đẩy lẫn nhau giữa kinh tế và chính
trị, với mục tiêu là vì con người, vì sự giải phóng
con người, giải phóng con người ở đây là giải
phóng mọi người, không phải chỉ một tầng lớp,
một giai cấp cục bộ nào.
Đúng như Đại hội XII của Đảng đã xác
định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam xây dựng là “ nền kinh
tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có
sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo, nhằm mục tiêu «dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, vĕn minh» ; “có quan hệ sản
xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một
động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể
thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác
và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng
vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có
hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực
chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn
lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường”.
{5;102-103}
Từ nhận định nêu trên có thể khẳng định
rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta là một kiểu tổ chức kinh tế vừa
dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh
139
Xây dựng và phát triển...
tế thị trường, vừa chịu sự chi phối của các yếu
tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự tác động của những yếu tố đó đối với nền
kinh tế thị trường tạo nên những đặc điểm của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta khác cĕn bản với nền kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa. Có thể khái quát
những đặc trưng bản chất, riêng có của kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta như sau:
Một là, kinh tế thị trường ở nước ta có
định hướng xã hội chủ nghĩa, có mục tiêu phát
triển khác cĕn bản so với mục tiêu của nền kinh
tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Mục tiêu phát
triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hướng tới là “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, vĕn minh”, giải
phóng sức sản suất, phát triển lực lượng sản xuất
xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao
nĕng suất lao động, tạo điều kiện để nâng cao
đời sống cho nhân dân. Khuyến khích tinh thần
nĕng động, sáng tạo của nhân dân; khuyến khích
làm giàu theo pháp luật, bằng lao động chính
đáng được khuyến khích ra sức xoá đói, giảm
nghèo, tĕng giàu, thực hiện tĕng trưởng nhanh,
phát triển bền vững và đảm bảo công bằng xã
hội. Đây là mục tiêu thể hiện tính nhân vĕn của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là vì con người, vì sự giải
phóng con người.
Hai là, chế độ sở hữu trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
bao gồm “ nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực
quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc
các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và
cạnh tranh theo pháp luật”{5;102-103}
Kinh tế thị trường của nước ta có cơ cấu
nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh
tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nhà nước
nhất thiết phải giữ vững vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế nhằm đảm bảo tính định hướng xã
hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Để kinh tế nhà
nước đảm bảo được vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta khẳng định,
kinh tế nhà nước phải nắm được những vị trí
then chốt của nên kinh tế quốc dân thông qua
trình độ khoa học, công nghệ, hiệu quả sản xuất
kinh doanh, chứ không dựa vào sự bao cấp, hay
độc quyền. Việc phát triển nền kinh tế nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế như
trên làm cho quan hệ sản xuất luôn phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, từ đó
giải phóng được mọi tiềm nĕng phát triển sản
xuất của xã hội, phát huy tối đa nội lực, tạo ra
sự phát triển nhanh của nền kinh tế. Nhờ vậy,
qua 30 nĕm thực hiện đổi mới, nền kinh tế nước
ta đã có bước chuyển biến rõ rệt, tĕng trưởng
kinh tế luôn đạt ở mức 7%/nĕm (trong 5 nĕm
2001 – 2005, tốc độ tĕng trưởng bình quân là
7,51%; giai đoạn 2006 – 2010 tĕng trưởng kinh
tế đạt 7%/nĕm). Nước ta đã ra khỏi tình trạng
kém phát triển, bước vào Nhóm các nước đang
phát triển có thu nhập trung bình và hoàn thành
nhiều mục tiêu Phát triểnThiên niên kỷ. {5;221}
Ba là, về nguyên tắc phân phối của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
“Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết
quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo
mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và
thông qua phúc lợi xã hội” {6; 140}
Trong nền kinh tế thị trường của nước ta,
140
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, tồn
tại nhiều thành phần kinh tế, nên nhất thiết phải
thực hiện chế độ phân phối theo lao động và
hiệu quả kinh tế là chủ yếu kết hợp với nhiều
hình thức phân phối khác như phân phối theo
vốn, tài sản, phân phối ngoài thù lao lao động
thông qua các quỹ phúc lợi xã hội nhằm thúc
đẩy tĕng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo công
bằng xã hội. Chế độ phân phối này gắn kết chặt
chẽ giữa lợi ích kinh tế với kết quả và chất lượng
lao động, thể hiện sự công bằng trong lĩnh vực
phân phối, kích thích tính tích cực của người lao
động, tạo được động lực của nền kinh tế.
Bốn là, kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta được định hướng phát
triển bởi vai trò lãnh đạo của Đảng và sức mạnh
quản lý của nhà nước pháp quyền cùng với sự
tham gia quản lý của các đoàn thể, tổ chức chính
trị – xã hội trong hệ thống chính trị. Vận hành
theo cơ chế: Phát huy quyền làm chủ xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý,
điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Mục tiêu phát triển của nền kinh tế thị
trường ở nước ta hướng đến là: dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, vĕn minh.
Nhân dân vừa là mục đích của sự phát triển kinh
tế, vừa là chủ thể của quá trình phát triển kinh
tế. Nhân dân làm chủ xã hội chủ yếu thông qua
nhà nước. Nhà nước của ta là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì
dân. Vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Đảng là sự thể hiện rõ rệt và sự đảm bảo chắc
chắn định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh
tế, đây cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nền
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với nền kinh
tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Nĕm là, nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng là nền kinh tế
mở cửa và hội nhập. Thực hiện chính sách kinh
tế đối ngoại, mở cửa, “ chủ động, tích cực hội
nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với khu vực và
thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với
các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại,
đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác”{3 ;204}
Đó là những đặc trưng bản chất của kinh tế
thị trường ở nước ta, những đặc trưng đó thể hiện
tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh
tế thị trường mà Đảng và nhân dân ta đang xây
dựng, nhằm mục tiêu tiến bộ xã hội ở nước ta.
2. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NHẰM MỤC
TIÊU TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Thực tiễn và kinh nghiệm qua 30 nĕm đổi
mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta cũng
đã từng bước thành công trong đổi mới hệ thống
chính trị, vừa giữ vững ổn định chính trị vừa đổi
mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ
thống chính trị theo hướng dân chủ hoá, củng
cố vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy hiệu lực
quản lý của Nhà nước, đảm bảo dân chủ và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua các
tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng.
Đảng ta với tư cách là một Đảng cộng sản
cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đã
chú trọng đặc biệt tới nhiệm vụ xây dựng Đảng
trong sạch vững mạnh, giải quyết đồng bộ các
nhiệm vụ to lớn có tầm chiến lược trong mối
quan hệ biện chứng, thống nhất và chỉnh thể. Đó
là: phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây
dựng Đảng là khâu then chốt và vĕn hoá là nền
tảng tinh thần của xã hội.
Toàn bộ những nỗ lực đó của Đảng và
nhân dân ta đều nhằm vào giữ vững định hướng
141
Xây dựng và phát triển...
xã hội chủ nghĩa của đổi mới, của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên
định mục tiêu và lý tưởng độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội. Tiến bộ xã hội ở Việt
Nam chắc chắn chỉ có thể là xây dựng chủ nghĩa
xã hội nhằm thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, vĕn minh. Kinh
nghiệm của thực tiễn qua 30 nĕm đổi mới, phát
triển kinh tế thị trường ở nước ta đã chỉ ra rằng,
do nền kinh tế thị trường ở nước ta chưa thực
sự trưởng thành nên chúng ta cần nhận thức rõ
những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc đối
xử với kinh tế thị trường nhằm làm cho kinh tế
thị trường sớm trở thành kinh tế thị trường đồng
bộ, vận động theo những quy luật khách quan
của nó, nhưng đồng thời vẫn tuân theo sự điều
tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa nhằm đạt tới tiến bộ xã hội. Cụ thể:
Thứ nhất, Kinh tế thị trường cần phải được
đối xử như là nhân tố bên trong của sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tất cả các nước muốn phát triển, trở nên
giàu mạnh, không thể không đi vào kinh tế thị
trường. Bởi vậy, chủ nghĩa xã hội chẳng những
không đối lập và gạt bỏ kinh tế thị trường, trái
lại phải áp dụng kinh tế thị trường, trong đó
chú trọng công cụ động lực của nó là cơ chế thị
trường. Khi kinh tế thị trường được sử dụng để
xây dựng chủ nghĩa xã hội, nó cần phải được
đối xử như là nhân tố bên trong, nội tại của sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Số phận của
nó gắn liền với sự thành công hay thất bại của
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sẽ là sai
lầm hoặc là có hại nếu chúng ta vẫn xem kinh tế
thị trường là của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa,
việc sử dụng nó là bất đắc dĩ. Mặc dù, kinh tế
thị trường phát triển tới trình độ cao dưới chủ
nghĩa tư bản, nhưng nó không phải chỉ tồn tại
trong chủ nghĩa tư bản mà còn tồn tại trong các
xã hội khác. Nó không phải là một mô hình có
sẵn mà là mô hình kinh tế được hình thành dần
trong quá trình con người hoạt động, nó thay đổi
tùy theo điều kiện đặc thù của mỗi nước. Do vậy
“vận dụng các hình thức kinh tế và phương pháp
quản lý nền kinh tế thị trường là để sử dụng mặt
tích cực của nó phục vụ mục đích xây dựng chủ
nghĩa xã hội chứ không đi theo con đường tư
bản chủ nghĩa” {1, 72}
Thứ hai, Trong bối cảnh mới của toàn cầu
hóa, mở cửa và hội nhập, phát triển kinh tế thị
trường hiện đại cũng có nghĩa là tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trước bối cảnh mới của toàn cầu hóa, phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộ
chủ nghĩa ở nước ta phải luôn luôn quán triệt và
vận động theo quan điểm thị trường là một thể
thống nhất trong cả nước, không tách rời với thị
trường khu vực và thế giới. Đảng ta đã xác định,
nhiệm vụ của chúng ta là đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Như vậy, có thể nói, phát triển kinh tế
thị trường hiện đại cũng có nghĩa tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho nên, đối với đất
nước ta, phát triển kinh tế thị trường và công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là hai phương diện của
một quá trình. Sự thành công hay thất bại của
quá trình công nghiệp hóa, hiện đai hóa gắn liền
với khả nĕng quản lý, điều tiết nền kinh tế thị
trường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay,
tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ thúc
đẩy phát triển quan hệ hàng hóa – tiền tệ, phát
triển đồng bộ các loại thị trường, tạo lập khuôn
khổ pháp lý cho kinh tế thị trường, tạo điều kiện
cho thị trường mở cửa và hội nhập với nền kinh
tế thế giới.
142
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Thứ ba, Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa không phải là mục đích mà là
phương tiện, biện pháp để đạt tới tiến bộ xã hội.
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, vĕn minh” là mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội ở nước ta, nhưng lại được thực hiện bằng
quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa; nên đó cũng được coi là mục
tiêu của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Do
vậy, việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
trong quá trình sử dụng kinh tế thị trường đòi
hỏi phải điều tiết thị trường sao cho quy luật vận
hành tất yếu của nó sẽ buộc phải dẫn nền kinh tế
đến thị trường vĕn minh, nhân đạo vì con người,
vì sự giải phóng con người. Sẽ không có nền
kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa nếu
chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa không được
chú trọng xây dựng và phát triển. Kinh tế thị
trường của nước ta có cơ cấu nhiều thành phần,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,
kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày
càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế quốc dân. Kinh tế nhà nước nhất thiết phải
giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhằm
đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của
nền kinh tế. Để kinh tế nhà nước đảm bảo được
vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước phải nắm được
những vị trí then chốt của nên kinh tế quốc dân
thông qua trình độ khoa học, công nghệ, hiệu
quả sản xuất kinh doanh, chứ không dựa vào sự
bao cấp, hay độc quyền.
Thứ tư, Phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đi đôi với bảo vệ môi
trường. Sử dụng kinh tế thị trường để giải quyết
tốt các vấn đề xã hội.
Mục tiêu của nền kinh tế thị trường ở nước
ta là hướng tới tiến bộ xã hội, là “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, vĕn minh”, nhưng
trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay cũng làm nảy sinh những vấn đề bức xúc,
đáng suy nghĩ xét từ bình diện của sự tiến bộ xã
hội như: tình trạng thất nghiệp, phân hóa giàu
nghèo, sự suy thoái về mặt đạo đức, sự phá hoại
môi trườngDo đó, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại là tất yếu. Nhưng không vì bất cứ lý
do kinh tế nào mà xâm hại đến môi trường.
Qúa trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước phải gắn với việc sử dụng hợp
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nên cần
phải điều tra hiện trạng môi trường, đánh giá
việc khai thác tài nguyên và khả nĕng những
công nghệ gây tổn hại cho môi trường để từ
đó đưa ra giải pháp khắc phục. Các dự án, quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư nước
ngoài, công trình xây dựng cơ bản cần được
xem xét đánh giá về mặt tác động đến môi
trường và đề ra biện pháp xử lý. Trong quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
cần ngĕn chặn có hiệu quả việc gây ô nhiễm
môi trường. Bảo đảm môi trường làm việc,
môi trường sống cho con người ở cả thành thị,
nông thôn, khu công ng