Xây dựng và quản lí hiệu quả chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao

1. Mở đầu Bên cạnh các chương trình đào tạo cử nhân theo chuẩn thì đào tạo cử nhân chất lượng cao (CLC) là một phương thức đào tạo đặc biệt nhằm tiếp cận ngay chuẩn mực chất lượng khu vực, quốc tế đối với một bộ phận sinh viên (SV) giỏi trong một số ngành đào tạo mũi nhọn ở một số trường đại học. Đây là chủ trương của Bộ GD-ĐT, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT (2014) ban hành quy định về đào tạo CLC trình độ đại học, trong đó xác định chương trình đào tạo CLC có các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn chương trình đào tạo đại trà tương ứng. Về cơ bản, đào tạo cử nhân CLC dựa theo chương trình chuẩn nhưng được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao, được tăng cường kĩ năng thực hành, kiến thức thực tế, năng lực sáng tạo, khả năng sử dụng thành thạo/tin học, ngoại ngữ (Nguyễn Văn Tuấn và Trần Thị Thơm, 2014). Bài viết trình bày phương thức quản lí chương trình nói chung và quản lí chương trình đào tạo cử nhân CLC nói riêng một cách hiệu quả, hợp lí, khoa học để đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và quản lí hiệu quả chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 22-26 ISSN: 2354-0753 22 XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÍ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN CHẤT LƯỢNG CAO Vũ Thị Nhân Trường Đại học Thủ Dầu Một Email: nhanvt@tdmu.edu.vn Article History Received: 20/4/2020 Accepted: 10/5/2020 Published: 25/5/2020 Keywords training program, bachelor, high quality, management, university. ABSTRACT In addition to the standard bachelor training programs, high quality bachelor training is a special training method to approach regional and international quality standards for excellent students in some majors to create spearhead at university. The paper presents how to build and manage a high quality bachelor's degree program, proposing ways to effectively manage the goals, output standards, content, how to implement the program, and figures out how to build a reference for each quality accreditation standard to implement it effectively. In the era of Technology Revolution 4.0 with the rapid development of science and technology and fierce competition in the globalized environment, the development and application of high quality programs in bachelor's training are essential for the university in the current period. 1. Mở đầu Bên cạnh các chương trình đào tạo cử nhân theo chuẩn thì đào tạo cử nhân chất lượng cao (CLC) là một phương thức đào tạo đặc biệt nhằm tiếp cận ngay chuẩn mực chất lượng khu vực, quốc tế đối với một bộ phận sinh viên (SV) giỏi trong một số ngành đào tạo mũi nhọn ở một số trường đại học. Đây là chủ trương của Bộ GD-ĐT, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT (2014) ban hành quy định về đào tạo CLC trình độ đại học, trong đó xác định chương trình đào tạo CLC có các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn chương trình đào tạo đại trà tương ứng. Về cơ bản, đào tạo cử nhân CLC dựa theo chương trình chuẩn nhưng được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao, được tăng cường kĩ năng thực hành, kiến thức thực tế, năng lực sáng tạo, khả năng sử dụng thành thạo/tin học, ngoại ngữ (Nguyễn Văn Tuấn và Trần Thị Thơm, 2014). Bài viết trình bày phương thức quản lí chương trình nói chung và quản lí chương trình đào tạo cử nhân CLC nói riêng một cách hiệu quả, hợp lí, khoa học để đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao Về mục tiêu, chuẩn đầu ra: Khác với chương trình cử nhân đại trà, chương trình đào tạo cử nhân CLC nhằm phát hiện và đào tạo những SV giỏi, đạt chuẩn chất lượng của các đại học tiên tiến trong khu vực hoặc quốc tế. Vì vậy, mục tiêu của chương trình CLC phải đưa ra các tiêu chuẩn về kiến thức, kĩ năng, thái độ cấu thành năng lực mà người học đạt được tương đương với chuẩn mực của các trường trong khu vực và trên thế giới; bên cạnh đó cần bám sát yêu cầu của các cơ sở tuyển dụng trong nước và cơ sở có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Đối với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cử nhân CLC, các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cũng phải được xây dựng chi tiết, đảm bảo mục tiêu SV đạt chuẩn chất lượng của các đại học tiên tiến trong khu vực hoặc quốc tế. Để đạt được yêu cầu của chuẩn đầu ra nói trên, một trong những giải pháp hiệu quả là thiết lập chuẩn đầu ra theo cách tiếp cận CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate). Cách xây dựng chuẩn đầu ra này cho chương trình đào tạo kĩ sư được chi tiết hóa đến 4 bậc. Bậc 1 gồm 4 lĩnh vực: 1) Kiến thức, kĩ năng và tư duy kĩ thuật công nghệ; 2) Các kĩ năng nghề nghiệp và phẩm chất cá nhân; 3) Các năng lực cốt lõi của người kĩ sư là CDIO (C= Ý tưởng/ Đề xuất/Phát hiện; D= Thiết kế /Lên phương án; I = Thi hành /Thực hiện; O = Vận hành/Điều khiển); Bậc 2: Chi tiết hóa các lĩnh vực thành các khối kiến thức, kĩ năng; Bậc 3: Chi tiết hóa các khối kiến thức, kĩ năng thành các hoạt động; Bậc 4: Chi tiết hóa các hoạt động thành các hành vi cụ thể mà người học cần đạt sau quá trình đào tạo. Giá trị của cách tiếp cận theo CDIO được thể hiện ở chỗ chuẩn đầu ra của nó có thể áp dụng cho nhiều chương trình đào tạo khác nhau. Mỗi chương trình đào tạo sẽ dựa vào danh sách chuẩn đầu ra để lựa chọn những kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với bản thân của chương trình, từ đó xây dựng nên kết quả học tập cụ thể phù hợp cho riêng nó. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 22-26 ISSN: 2354-0753 23 Chuẩn đầu ra là điểm nhấn và là chìa khóa thành công của đề xướng CDIO, giúp hoạt động đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và người sử dụng nguồn nhân lực. Đồng thời, với những kiến thức và kĩ năng được trang bị theo đề xướng CDIO, SV ra trường sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc hiện đại và luôn thay đổi. Như vậy, cách tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phát triển, đánh dấu một bước phát triển mới của khoa học phát triển chương trình, gắn phát triển chương trình với phương pháp đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học: Về phương pháp dạy học: giảng viên và SV phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, lấy “người học làm trung tâm”; tăng cường tự học, học theo nhóm, tổ chức seminar chuyên môn; tăng cường phương pháp học tập theo kiểu nghiên cứu nhằm phát triển khả năng tư duy độc lập, sáng tạo; tăng cường các giờ học thực hành, thực tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, kết hợp học tập với nghiên cứu khoa học để nâng cao hiệu quả tiếp thu môn học Về hình thức kiểm tra, thi: bên cạnh hình thức thi viết truyền thống, chương trình đào tạo cử nhân CLC tăng cường các hình thức thi vấn đáp và thi trắc nghiệm khách quan, có thể sử dụng những phần mềm chuyên dùng để SV tự kiểm tra, đánh giá. Đối với một số môn học thích hợp, có thể đánh giá kết quả học tập qua hoạt động seminar, tự học ở nhà, thực tập thực tế, thực tiễn và viết tiểu luận (Trường Đại học Thủ Dầu Một, 2015). Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo. Vì các chương trình đào tạo cử nhân CLC hướng đến mục tiêu đạt chất lượng quốc tế nên việc kiểm tra, đánh giá có thể tham khảo các tiêu chuẩn, tiêu chí của các tổ chức kiểm định quốc tế; tham khảo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của AUN. Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo chương trình đào tạo cử nhân CLC cần đưa ra các tiêu chí cụ thể, rõ ràng và công khai, bằng nhiều phương pháp khác nhau nhằm đảm bảo mục tiêu môn học và chuẩn đầu ra (Trịnh Ngọc Thạch, 2008). 2.2. Quản lí chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao Quản lí chương trình là quản lí các yếu tố chủ đạo như đã nêu, gồm: mục tiêu - chuẩn đầu ra; nội dung đào tạo; phương thức tổ chức đào tạo; kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo. Trong quá trình thực thi và quản lí chương trình, các yếu tố trên luôn vận động, tương tác với nhau (Nguyễn Đức Chính, 2003). 2.2.1. Quản lí mục tiêu, chuẩn đầu ra Bao gồm hai bộ phận: - Quản lí việc xây dựng mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra nói chung; mục tiêu dạy học và giáo dục, mục tiêu từng môn học cụ thể nói riêng; - Quản lí việc thực hiện mục tiêu, chuẩn đầu ra được tiến hành trong suốt quá trình đào tạo thông qua việc quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của SV sao cho kế hoạch đào tạo được thực hiện một cách đầy đủ, đúng về nội dung và tiến độ thời gian nhằm đạt được các yêu cầu của mục tiêu đào tạo đề ra... Công tác quản lí phải tiến hành bằng nhiều biện pháp để đạt được mục tiêu đào tạo là người học nắm vững kiến thức chuyên môn, có kĩ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, giải quyết được những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo, thích nghi với thế giới việc làm luôn biến động, không chỉ có khả năng làm công ăn lương mà còn có năng lực khởi nghiệp, tạo được việc làm cho mình và cho người khác. 2.2.2. Quản lí nội dung đào tạo Quản lí nội dung đào tạo là quản lí các môn học với phạm vi và mức độ đáp ứng với chuẩn đầu ra. Muốn vậy, hoạt động phải được thực hiện theo một quy trình ngay từ khâu thiết kế khung chương trình, lựa chọn, biên soạn giáo trình và các tài liệu liên quan, xây dựng đề cương môn học... cho đến khâu điều chỉnh khung chương trình theo nhu cầu và phản hồi của các bên liên quan... Nếu công tác quản lí nội dung đào tạo tốt thì ngay từ khi thiết kế, khung chương trình, chương trình từng môn học đã phải có sự tham khảo ý kiến và đáp ứng được nhu cầu của các bên liên quan. 2.2.3. Quản lí phương pháp đào tạo Phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng bảo đảm hiện thực hóa chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Quản lí phương pháp dạy học là quản lí việc vận dụng các phương pháp dạy học đáp ứng mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình đào tạo nói chung, chương trình môn học nói riêng. Để phương pháp dạy học đáp ứng được vai trò đó, cần tổ chức thiết kế ma trận quan hệ Chuẩn đầu ra chương trình môn học - Nội dung môn học - Kiểm tra, đánh giá - Phương pháp dạy học. Từ ma trận đó, tổ chức cho giảng viên môn học soạn bài học/giáo án với phương pháp được xác định trong ma trận đã thiết kế. Mỗi phương pháp được triển khai bằng các hoạt động học tập của SV, vì vậy cần tổ chức cho giảng viên thiết kế các hoạt động để tổ chức bài học hiệu quả. Xác định, lựa chọn sử dụng phương pháp dạy học cần linh hoạt, phối hợp các phương pháp phù hợp đặc điểm nội dung, đặc điểm người học và thiết bị /phương tiện dạy học. Khi chương trình được phát triển theo tiếp cận CDIO thì cần tổ chức tập huấn cho đội ngũ giảng viên kĩ năng sử dụng các phương pháp dạy học phát triển năng lực. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 22-26 ISSN: 2354-0753 24 2.2.4. Quản lí hoạt động dạy và học Quản lí hoạt động dạy và hoạt động học là quản lí các phương pháp dạy - học, kế hoạch học tập; quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của SV; quản lí nền nếp dạy - học... Chẳng hạn, nội dung quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên gồm: Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy của toàn thể đội ngũ giảng viên và của từng giảng viên; Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá được kết quả thực hiện việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên và của từng giảng viên; Nắm được các ưu, nhược điểm, đánh giá được sự tiến bộ về các mặt chính trị - tư tưởng, phẩm chất đạo đức của từng giảng viên. Quản lí hoạt động học của SV là quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của người học trong quá trình đào tạo. Nội dung quản lí hoạt động học tập của người học gồm: Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như những biến đổi nhân cách của người học nói chung và của từng người học nói riêng; Theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích người học phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập, rèn luyện ngày càng cao. Quản lí nền nếp dạy và học là quản lí việc chấp hành các quy định (điều lệ, nội quy...) về hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của SV bảo đảm cho các hoạt động đó được tiến hành có nền nếp, ổn định, nghiêm túc, tự giác, có hiệu suất và CLC. Nội dung quản lí nề nếp dạy và học gồm: Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy và học tập theo thời khoá biểu và các quy định hiện hành về giảng dạy và học tập; Theo dõi, chỉ đạo việc hoàn thiện hồ sơ, sổ sách, giấy tờ chuyên môn, nghiệp vụ; Nội dung quản lí nền nếp dạy và học được chia thành hai nhóm: Quản lí có tính chất chu kì, định kì theo học kì, năm học hay khoá học, công tác giảng dạy như chuẩn bị bài giảng, dự lớp... các yêu cầu phải thực hiện trước khi lên lớp, trong khi học tập ở trên lớp, ở nơi thực tập, ở phòng thí nghiệm theo các nội dung đã ban hành; Quản lí mang tính chất đột xuất, tình huống (Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Hữu Châu, 2012). 2.2.5. Quản lí việc đánh giá kết quả đào tạo Quản lí việc đánh giá kết quả đào tạo là tổ chức, quản lí việc xác định các hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá phù hợp để đánh giá SV, đo đạc, xác định xem mục tiêu dạy học đã đạt chưa và đạt ở mức độ nào. Việc kiểm tra, đánh giá phải dựa vào chất lượng và hiệu quả đạt được so với mục tiêu chuẩn đầu ra đặt ra. Cần đánh giá cả về tri thức, kĩ năng và thái độ; cả lí thuyết và thực hành; phải kết hợp đánh giá cả định tính lẫn định lượng; kết hợp đánh giá thành tích học tập của từng học viên cũng như của cả lớp để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời trong quá trình đào tạo. Phải đánh giá một cách kịp thời, khách quan, chính xác và khích lệ SV tự kiểm tra, tự đánh giá. Bên cạnh đó, cần sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau; cần xây dựng các chuẩn và các phương tiện kiểm tra, đánh giá; công bố nội dung và kế hoạch kiểm tra, đánh giá từ đầu năm học hoặc đầu môn học để học viên có thể chủ động vạch kế hoạch học tập tự học và tự kiểm tra bản thân (Nguyễn Đức Chính, 2003). 2.3. Quản lí chất lượng chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao Mục tiêu của chương trình cử nhân CLC là đào tạo các cử nhân có chất lượng đạt chuẩn chất lượng ngang tầm của các nước trong khu vực. Vì vậy, chương trình đào tạo cử nhân CLC sau khi được thực hiện kiểm định chất lượng theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT, mỗi trường đại học cần tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn kiểm định chương trình của khu vực, đặc biệt là Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình giáo dục của AUN. Việc quản lí chất lượng chương trình theo chuẩn phải qua các bước sau: 2.3.1. Xây dựng hệ tham chiếu cho từng tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng Căn cứ Bộ tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, cần cụ thể hóa các tiêu chuẩn, tiêu chí thành các nhiệm vụ cụ thể để đo lường, đánh giá được. Thực chất đó chính là hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí. Từ hệ tham chiếu các tiêu chuẩn, người thực hiện công việc sẽ tự đánh giá theo các mức và biết công việc đó đạt ở mức nào, khuyết điểm ở khâu nào, từ đó đưa ra kế hoạch khắc phục và kể hoạch cải tiến một cách cụ thể ở các khâu. Từ đó, việc thực hiện tự đánh giá trở nên đơn giản và mất rất ít thời gian, khâu đánh giá mức độ đạt được của các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, rõ ràng, chính xác. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục của AUN gồm 15 tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn 1. Kết quả học tập mong muốn; Tiêu chuẩn 2. Bản mô tả chương trình; Tiêu chuẩn 3. Nội dung và cấu trúc chương trình; Tiêu chuẩn 4. Chiến lược dạy và học; Tiêu chuẩn 5. Đánh giá SV; VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 22-26 ISSN: 2354-0753 25 Tiêu chuẩn 6. Chất lượng đội ngũ giảng viên; Tiêu chuẩn 7. Chất lượng của nhân viên hỗ trợ; Tiêu chuẩn 8. Chất lượng SV; Tiêu chuẩn 9. Tư vấn và hỗ trợ SV; Tiêu chuẩn 10. Trang thiết bị và cơ sở vật chất; Tiêu chuẩn 11. Quy trình đảm bảo chất lượng dạy và học; Tiêu chuẩn 12. Các hoạt động phát triển đội ngũ; Tiêu chuẩn 13. Phản hồi của các bên liên quan; Tiêu chuẩn 14. Kết quả đầu ra; Tiêu chuẩn 15. Sự hài lòng của các bên liên quan (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2011). Ví dụ đề xuất mẫu hệ tham chiếu của Tiêu chuẩn 5: Đánh giá SV STT Tiêu chí Công việc cần làm Sản phẩm Yêu cầu Đơn vị thực hiện 1 Tiêu chỉ 5.1. Đánh giá SV qua các bài thi đầu vào, các bài kiểm tra trong tiến trình học tập, các bài thi tốt nghiệp; 5.1.1 Xây dựng quy định công tác đánh giá chương trình CLC Quy định Quy định cụ thể công tác đánh giá SV Trường Đại học 2 Tiêu chí 5.2. Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện dựa theo các tiêu chí 5.2.1. Xây dựng quy định về tiêu chí tuyển sinh, chuyển đổi, khen thưởng - kỉ luật, kiểm tra giữa kì và thi hết học phần, cấp học bổng, tốt nghiệp. Quy định Đưa ra các tiêu chí cụ thể và phù hợp. Phòng Đào tạo 3 Tiêu chỉ 5.3. Việc kiểm tra, đánh giá SV sử dụng nhiều phương pháp; 5.3.1. Xây dựng các đề cương môn học 5.3.2. Tham chiếu 5.1.1 5.3.3 Xây dựng quy chế đào tạo chi tiết cho chương trình cử nhân CLC. Đề cương môn học Quy chế đào tạo Đưa ra nhiều phương pháp đánh giá trong từng môn học Quy định cụ thể về các phương pháp đánh giá SV Phòng Đào tạo Phòng Đào tạo 4 Tiêu chí 5.4. Việc kiểm tra, đánh giá phản ánh các kết quả học tập mong muốn và nội dung chương trình; 5.4.1. Xây dựng quy trình xây dựng để thi, ngân hàng để thi 5.4.2. Xây dựng quy trình chấm thi, tính điểm và nộp điểm đổi với giảng viên. 5.4.3. Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của SV về công tác kiểm tra, đánh giá. 5.4.4. Quy định về giải quyết khiếu nại của SV Quy trình Quy trình Quy trình, kết quả khảo sát Quy định Quy trình chặt chẽ Quy trình chặt chẽ Quy trình khảo sát chặt chẽ. Kết quả khảo sát khách quan. Quy định cụ thể, chặt chẽ Phòng Đào tạo Trung tâm Bảo đảm chất lượng Phòng Đào tạo Phòng Đào tạo 5 Tiêu chí 5.5. Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá rõ ràng và công khai với SV 5.5.1 Công khai các tiêu chí tuyển sinh, chuyển đổi, khen thưởng - kỉ luật, kiểm tra giữa kì và thi hết học phần, cấp học bổng, tốt nghiệp. 5.5.2 Cung cấp đề cương môn học cho SV trước khi học từng môn. 5.5.3. Quy định giảng viên phải công bố về hình thức thi/kiểm Văn bản, bảng tính, website công khai tiêu chí Kết quả khảo sát SV Quy định, Công khai đầy đủ; kịp thời thông tin Cung cấp đầy đủ, kịp thời Quy định được ban hành thông nhất, được thực Khoa thực hiện chương trình đào tạo cử nhân CLC Khoa thực hiện chương trình đào tạo cử nhân VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 22-26 ISSN: 2354-0753 26 tra, thời gian thi/kiểm tra, tiêu chuẩn chấm điểm để SV có kế hoạch học tập ngay từ đầu môn học. Kết quả khảo sát SV hiện nghiêm túc. Kết quả khảo sát khách quan. CLC Phòng Đào tạo Như vậy, bản tham chiếu đã “lượng hóa” được những công việc cần làm và làm như thế nào để đạt từng tiêu chí, tiêu chuẩn; Xác định được ai làm công việc gì và làm như thế nào, từ đó các đơn vị xây dựng kế hoạch phân công thực hiện các công việc đã quy định tại bộ tham chiếu. Điều đáng chú ý là việc xây dựng hệ tham chiếu này cần có sự tham gia của các bên liên quan, các đơn vị thực hiện để hệ tham chiếu đạt được sự phù hợp cũng như sự quan tâm, thấu hiểu từ những cá nhân và các nhóm tham gia thực hiện (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2011). 2.3.2. Thực hiện các công việc theo hệ tham chiếu để đạt chuẩn Từ hệ tham chiếu có thể triển khai thành kế hoạch chi tiết để thực hiện các công việc để đạt chuẩn. Ở cấp độ từng trường hoặc từng khoa, bộ môn có thể tự thiết lập các kế hoạch chi tiết cho nhiệm vụ công việc của mình, dựa trên hệ tham chiếu, bổ sung các mốc thời gian chính xác phải hoàn thành, các sản phẩm cụ thể và định lượng hơn. Đối với các công việc đơn giản và đã chi tiết, cụ thể, cũng có thể dùng hệ tham chiếu như một kế hoạch nếu bổ sung thời hạn hoàn thành. Để thực hiện hệ tham chiếu một cách đồng bộ và thống nhất, các đơn vị cần phổ biến và quán triệt ngay trong các cuộc họp đảm bảo chất lượng, ban hành thành văn bản chính thức và phổ biến rộng rãi. Thực hiện hệ tham chiếu này, các đơn vị sẽ có thể nhận thấy rõ ràng rằng chương trình đã đạt được tiêu chí nào, cấp độ nào; và hơn nữa nhìn thấy rõ những nguyên nhân, tồn tại ở khâu nào để có biện pháp khắc phục, cải tiến một cách cụ thể và chính xác. Từ đó, việc nâng cao chất lượng và hướng đến các “chuẩn” cao hơn sẽ không còn mơ hồ, lúng túng nữa mà khi đối chiếu với hệ tham chiếu, mỗi cá nhân cũng như từng nhóm sẽ tự nhận ra rằng cần phải làm gì tiếp theo. Một điều đáng lưu ý là hệ tham chiếu là một bảng kiểm chung cho từng tiêu chuẩn, phù hợp với đơn vị kiểm định trong một thời gian nhất định và vẫn cần được tiếp tục cập nhật, bổ sung trong quá trình thực h
Tài liệu liên quan