Xu hướng tiếp cận quản trị tri thức hệ thống hành chính đô thị trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam

Tóm tắt: Tiếp cận quản trị tri thức hệ thống hành chính đô thị ở Việt Nam là sự cần thiết trong tình hình đô thị hóa mạnh mẽ, bối cảnh kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong quá trình phát triển, yếu tố tri thức không ngừng đan xen vào mọi lĩnh vực của đời sống và hệ thống hành chính đô thị cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sự phát triển của đô thị Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển bền vững chú trọng cả bề rộng và bề sâu đòi hỏi hệ thống hành chính đô thị phải thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức với công cụ hữu hiệu là quản trị tri thức. Bài viết tập trung phân tích vào bối cảnh cụ thể hệ thống hành chính đô thị ở Việt nam và đưa ra một số gợi ý cho cách tiếp cận này nhằm tăng tính thu hút và cạnh tranh của khu vực đô thị.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu hướng tiếp cận quản trị tri thức hệ thống hành chính đô thị trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43 XU HƯỚNG TIẾP CẬN QUẢN TRỊ TRI THỨC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM TS. Bùi Thị Hoàng Lan Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Tiếp cận quản trị tri thức hệ thống hành chính đô thị ở Việt Nam là sự cần thiết trong tình hình đô thị hóa mạnh mẽ, bối cảnh kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong quá trình phát triển, yếu tố tri thức không ngừng đan xen vào mọi lĩnh vực của đời sống và hệ thống hành chính đô thị cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sự phát triển của đô thị Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển bền vững chú trọng cả bề rộng và bề sâu đòi hỏi hệ thống hành chính đô thị phải thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức với công cụ hữu hiệu là quản trị tri thức. Bài viết tập trung phân tích vào bối cảnh cụ thể hệ thống hành chính đô thị ở Việt nam và đưa ra một số gợi ý cho cách tiếp cận này nhằm tăng tính thu hút và cạnh tranh của khu vực đô thị. Từ khóa: quản trị tri thức, hành chính đô thị, công nghệ thông tin, chính quyền đô thị, cách mạng 4.0 1. Giới thiệu Đô thị phát triển nhanh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nơi mà sự tương tác giữa đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu đã đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các đô thị. Sự phát triển của đô thị Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển bền vững chú trọng cả bề rộng và bề sâu, đô thị thông minh ra đời là một tất yếu khi công nghệ chín muồi, nhu cầu đủ lớn và điều kiện xã hội đáp ứng. Công nghệ và sự thay đổi xã hội tạo ra những đột phá về tổ chức đi lại, sử dụng năng lượng, hệ thống phân phối logistics, quản lý cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công theo hướng quản trị tri thức. Sự hội tụ của những thay đổi về công nghệ làm thay đổi nhận thức, thay đổi các thể chế và cách chúng ta tạo ra giá trị của thời đại mới và nền hành chính đô thị cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Theo quan điểm chủ đạo của “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” đòi hỏi nền hành chính đô thị phải thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức với công cụ hữu hiệu là quản trị tri thức để đạt được mục tiêu của các chủ thể tham gia nền hành chính đô thị trong nền kinh tế chuyển đổi. Do vậy, quan tâm đến xu hướng tiếp cận quản trị tri thức nền hành chính đô thị là nội dung của bài viết này. 44 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến quản trị tri thức nền hành chính đô thị Có nhiều nghiên cứu về quản trị tri thức được thực hiện trên thế giới. Một số nghiên cứu nhấn mạnh việc tập hợp tri thức cá nhân, tổ chức vào tri thức nền hành chính đô thị và chuyển đổi tri thức ngầm vào tri thức bộc lộ (hoặc ngược lại). Những chuyển đổi trong tri thức (giữa ngầm /bộc lộ và cá nhân/ tổ chức của nền hành chính đô thị) xảy ra thông qua sự tương tác xã hội trong đó các cá nhân, tổ chức giao tiếp, hoạt động chia sẻ và trao đổi tri thức. Các học giả khác (Ardichvili, 2006) nhận định tri thức đã trở thành một thành phần quan trọng để đạt được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, tri thức cho phép đưa ra các hành động kịp thời và hiệu quả. Quản trị tri thức là một hiện tượng phức tạp hơn và thường được xác định bao gồm bốn trụ cột: kinh doanh và công nghệ, môi trường thể chế, thông tin và truyền thông, nguồn nhân lực và hệ thống đổi mới quốc gia. Chandra (2009) thừa nhận rằng các đặc điểm của quản trị tri thức chủ yếu có giá trị bảo vệ lợi thế sẵn có, các quy trình nó sử dụng để tích lũy và tận dụng tri thức có ý nghĩa lớn hơn cho việc tạo ra các nguồn lợi thế mới của nền hành chính đô thị, tận dụng kiến thức là cần thiết cho sự phát triển, tích lũy kiến thức để đảm bảo sự hiệu quả của nền hành chính đô thị. Từ cách tiếp cận dựa trên năng lực cho thấy mối liên hệ giữa khả năng và quản trị tri thức bao gồm việc tạo ra, mua lại, nắm bắt, thu thập, chia sẻ, tích hợp và khai thác tri thức, quản trị tri thức có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của nền hành chính đô thị đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Các nền hành chính đô thị nên thiết lập một nền văn hóa phù hợp để khuyến khích mọi người tạo ra và chia sẻ tri thức thúc đẩy sự đóng góp của cá nhân, tổ chức ở nhiều cấp độ của nền hành chính đô thị. Rõ ràng văn hóa nền hành chính đô thị trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất cho thành công của quản trị tri thức. Quản trị tri thức dựa trên hai nguồn lực cốt lõi là tri thức và con người. Chúng ta cần con người ra quyết định có hệ thống dựa trên năng suất và chất lượng của tri thức. Trong thực tế, các vốn con người liên quan đến chuyển giao tri thức. Nền hành chính đô thị này sẽ tạo ra một cơ hội để chia sẻ những kinh nghiệm, sự hiểu biết, sự phát triển mục tiêu hiệu quả theo hướng tiếp cận quản trị tri thức. Chaminade, Cristina and Vang, Jan (2008) khẳng định chuyển giao kiến thức không diễn ra theo chiều dọc mà theo theo chiều ngang. Quản lý tri thức thúc đẩy nền hành chính đô thị thiết lập và phát triển các mối quan hệ lâu dài với các đối tác, chủ thể có liên quan. Liên kết này là hiệu quả bởi vì nó giúp loại bỏ các cạnh tranh không lành mạnh để cùng đạt hiệu quả quản trị. Kiến thức về nền hành chính đô thị và lợi thế cạnh tranh quản trị tri thức là cơ sở cho doanh nghiệp đáp ứng những thách thức trong trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Các nền hành chính đô thị cần kiến tạo và sử dụng tri thức một cách thông minh nhất để không bị tụt hậu. 45 Bên cạnh đó, từ góc độ thị trường và xã hội, sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư và cải thiện chất lượng sống là động lực để cả doanh nghiệp, chính quyền, và người dân phải thông minh hơn. Từ góc độ công nghệ, sự chín muồi của công nghệ đã thay đổi cách thức quản trị và cung cấp dịch vụ của nền hành chính đô thị. Trong bối cảnh đó, các thể chế và các nhà quản lý hành chính đô thị chấp nhận cái mới, chấp nhận sự tham gia và giám sát của người dân, chấp nhận thay đổi cuộc chơi để tăng sức cạnh tranh. 3. Sự cần thiết hệ thống hành chính đô thị hiệu quả trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền quản trị đô thị, buộc mỗi đô thị phải có những điều chỉnh trong chính sách của mình để đáp ứng yêu cầu xây dựng theo hướng tiếp cận quản trị tri thức nhằm phục vụ lợi ích của cư dân đô thị. Những năm qua, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra với tốc độ khá cao so với khu vực. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, quan trọng trong số đó là quản lý hành chính đô thị theo xu hướng tiếp cận quản trị tri thức trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng phát mạnh mẽ giúp đô thị Việt Nam bắt kịp với xu hướng phát triển đô thị bền vững trên thế giới và ứng phó được với những thách thức trong tương lai. Đô thị thông minh và phát triển bền vững dựa trên cả ba trụ cột là công nghệ, quản trị và cư dân. Hệ thống quản trị tri thức chính là cầu nối đảm bảo sự tương thích với sự thay đổi của công nghệ và trình độ của cư dân. Có thể nói, sự vượt trội của công nghệ có thể dẫn tới những xung đột mới và đòi hỏi hệ thống quản trị và thể chế phải thay đổi theo hướng thông minh hơn. Thể chế thông minh hơn và quản trị thông minh hơn sẽ giúp giảm bớt sự lạm dụng, tái phân bổ lợi ích và nguồn lực khi cần thiết, và mở rộng phạm vi tác động ưu việt của công nghệ tới các nhóm xã hội khác nhau. Vì vậy, hệ thống quản trị cần chuyển đổi từ quản lý đô thị với chính quyền làm trung tâm sang quản trị đô thị lấy liên minh với các chủ thể khác làm sức mạnh. Tiếp cận quản trị tri thức giúp thay đổi hệ thống hành chính đô thị cứng nhắc chỉ tập trung giải quyết những gì theo “đúng quy định” sang tiếp cận theo hướng “đáp ứng đòi hỏi xã hội” trên cơ sở khai thác sức sáng tạo và nguồn lực rộng mở. Nói cách khác, thay vì sử dụng nguồn lực của mình thực thi nhiệm vụ hành chính (Government), chính quyền dùng sức mạnh và ảnh hưởng của mình khi liên minh với các bên tham gia - để điều phối các nguồn lực xã hội hướng đến mục tiêu phát triển chung (Governance). Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Công nghệ truyền thông và tin học (ICT) phát triển đã giúp chính quyền tận dụng tốt và tạo điều kiện cho sự thăng hoa của sáng tạo và hệ thống tự động lựa chọn các giải pháp thích ứng - tối ưu - thông minh. Đô thị thông minh hơn không chỉ dựa 46 vào công nghệ kết nối và tính toán hay kiểm soát, mà còn cả hệ thống quản trị với sự tương tác của các bên tham gia với mục tiêu cao nhất là phục vụ con người. Trách nhiệm của hệ thống quản trị là xây dựng nền tảng cho sự sáng tạo và thông minh hơn. Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46, ngày 20/01/2016 Đặc trưng của Cách mạng 4.0 là các hệ thống sản xuất thực - ảo (Cyber- Physical Systems-CPS), lần đầu tiên được Dr.Jame Truchat, Giám đốc điều hành của National Instrument đưa ra vào năm 2006, trong đó thiết bị thông minh làm việc với nhau qua mạng không dây hoặc qua “đám mây”. Công nghệ điện toán đám mây và kết nối diện rộng sẽ giúp các bên tham gia hệ thống hành chính đô thị tối ưu hóa các lựa chọn cả ở phía sản xuất và tiêu thụ. Trong ‘thế giới nhanh’, thông tin càng chia sẻ càng có giá trị nên hệ thống quản trị cần tạo đột phá bằng việc kết nối các dữ liệu, từ không gian và môi trường cho tới chính sách đầu tư phát triển, dịch vụ hành chính và các thông tin xã hội giúp tìm kiếm cơ hội phát triển và điều chỉnh hành vi. Xu hướng tiếp cận năng lực quản trị tri thức để chuyển sang hệ thống quản trị có tính liên minh và tận dụng nguồn lực xã hội trong phát triển (Government). Đồng thời, chúng ta cần từng bước xây dựng và phát triển công nghệ “thông minh” từ cấp độ công trình và lĩnh vực lên phạm vi cấp thành phố. Điều này đòi hỏi sự chủ động của chính quyền trong kết nối theo khu vực (Area Based Development) thay vì dự án (project based). Điều này liên quan đến kết nối giữa các bên trong quan hệ chiều ngang và dọc cũng như với bên ngoài đô thị. Tất nhiên các nền tảng của công nghệ như chất lượng cảm biến - hệ thống đo lường và phản biện xã hội cũng phải xây dựng cũng như đầu tư xây dựng năng lực cho các trung tâm thu thập phân tích và xử lý dữ liệu lớn (Big Data) phục vụ hệ thống hành chính đô thị hiệu quả. Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã tạo một áp lực to lớn lên nền hành chính đô thị. Hiệu quả của nền hành chính giờ đây đã trở thành một yếu tố 47 sống còn của năng lực cạnh tranh đô thị và quốc gia, quyết định đến sự phát triển hay tụt hậu của đất nước. Bên cạnh đó là yêu cầu tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với các cơ quan hành chính đô thị. Mọi sự phiền hà, nhiêu khê của nền hành chính đều gián tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của người dân, đó có thể là thời gian, chi phí tiền bạc, hay những cơ hội sản xuất, kinh doanh mang lại nếu được hỗ trợ tốt từ nền hành chính. Vì vậy, cần phải hiện đại hóa nền hành chính nhà nước theo hướng phục vụ. Tuy nhiên, vấn đề then chốt ở đây là phải tạo dựng được một tư duy mới để thay đổi cung cách ứng xử của những chủ thể trong nền hành chính, giữa nền hành chính với phần còn lại của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và toàn cầu hóa. 4. Thách thức với hệ thống hành chính đô thị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam Đô thị phát triển nhanh với hơn 784 đô thị trên cả nước. Trong giai đoạn 2001-2010, quá trình đô thị hóa của Việt Nam diễn ra nhanh (tỷ lệ đô thị hóa hiện thời là khoảng 38%, tốc độ tăng trưởng 1,4% mỗi năm), đô thị đóng góp phần lớn trong tăng trưởng kinh tế cả nước (Quyết định số 445/QĐ-TTg). Bước vào giai đoạn 2011-2020, trong bối cảnh mà sự tương tác giữa đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu đã đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các đô thị, sự phát triển của đô thị Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển bền vững chú trọng cả bề rộng và bề sâu (Võ Kim Cương, 2004). Nhiều khuynh hướng của đô thị học đã đưa ra một số hình mẫu phát triển, như đô thị thông minh (Smart Cities), đô thị số hóa (Digital Cities), đô thị nén (Compact Cities), đô thị xanh (Green Cities), đô thị sinh thái (Eco-Cities) rồi đô thị ECO kép (Eco2 Cities=Eco-Cities as Economic Cities) và đô thị tri thức (knowledge- cities). Các hình mẫu đó có tên gọi khác nhau là để nhấn mạnh đến một số trong các khía cạnh nền hành chính đô thị: chất lượng cuộc sống, năng lực cạnh tranh, nền tài chính lành mạnh và năng lực nền hành chính đô thị tốt nằm trong Chiến lược Nền hành chính đô thị (CDS) mà Ngân hàng Thế giới khởi xướng và cùng với Liên minh đô thị khuyến khích các đô thị áp dụng (Nguyễn Đăng Sơn, 2006). CDS là phương pháp xây dựng chiến lược dựa trên việc xác định các giải pháp nhằm xây dựng các đô thị được quản lý tốt, bền vững, hiệu quả và toàn diện về mặt xã hội. Sự tham gia của các bên liên quan ở địa phương và cộng đồng đối với việc gắn kết tầm nhìn và đường hướng phát triển của đô thị trong quá trình hình thành Chiến lược Nền hành chính đô thị có vai trò hỗ trợ và đảm bảo tính sáng tạo, năng lực và tính sở hữu của các địa phương. Đối chiếu theo yêu cầu của hệ thống nền hành chính đô thị thì nhà phát triển (developer) cần được đảm bảo cung cấp công cụ tin cậy để đầu tư, người quản lý cần có đủ hướng dẫn để ra quyết định, và điều 48 chỉnh, và xử lý các nhu cầu và vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển. Rõ ràng tính chiến lược là yêu cầu bắt buộc - là đặc trưng cơ bản khi chủ thể phát triển hiện nay là xã hội chứ không chỉ là nhà nước. Các quản trị tri thức chiến lược chỉ có thể thực hiện được khi có quá trình ra quyết định có sự tham gia đầy đủ, bao gồm cả tri thức và thông tin đô thị đảm bảo các yêu cầu phát triển có tính chiến lược xác định ngay từ đầu. Với sự phát triển của Internet và kinh tế tri thức thì có thể xuất hiện thời kỳ “phản đô thị hóa” (Counter-Urbanization) và cần phải có sự thích ứng cao của nền hành chính đô thị theo hướng tiếp cận quản trị tri thức nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cho các đô thị. Trước hết, Quản trị tri thức trong đô thị nhằm giảm tác động môi trường, tiêu thụ năng lượng thông minh, tiết kiệm hơn thông qua các quyết định hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị. Việc sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý hơn, tiết kiệm chi phí đi lại, chi phí đầu tư và quản lý hạ tầng thông qua tri thức của các chủ thể có liên quan. Quản trị tri thức hướng tới một xã hội đô thị, cộng đồng đô thị, văn hóa đô thị chia sẻ tri thức, gắn kết thông tin, thuận lợi cho việc truyền lan kiến thức, phát huy tư duy sáng tạo và đổi mới. Với cách tiếp cận quản trị tri thức lồng ghép trong nền hành chính đô thị để kết nối tận dụng, chia sẻ tri thức chính quyền đô thị, tri thức các cộng đồng đô thị thành tri thức của đô thị nhằm xác định tầm nhìn dài hạn, phát triển năng lực cộng đồng, nâng cao nhận thức chính quyền và các cộng đồng đô thị, đưa ra những thông tin và cảnh báo đô thị sớm đảm bảo sự đồng thuận, công khai và minh bạch cho đô thị tri thức đáp ứng nhu cầu nền hành chính đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu. Dựa vào tri thức, tính sáng tạo và giáo dục để xây dựng nền văn hóa về sự an toàn và tính thích ứng tại mọi cấp. Thực tiễn cải cách hành chính nói chung và đô thị nói riêng trong thời gian qua đã đủ chứng minh vai trò quan trọng của việc xác định đúng và khơi dậy trúng những động lực của cải cách và hiện đại hóa nền hành chính. Khi chưa xác định rõ chủ thể của động lực và “kết cấu” của động lực, dường như chúng ta vẫn chưa thoát được vòng tròn luẩn quẩn của quá trình cải cách hành chính, chưa xác định được mắt xích then chốt cần tác động để làm thay đổi một hệ thống vốn có sức ì quá lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra những thách thức với hệ thống hành chính đô thị, đòi hỏi mỗi đô thị cần phải có những chuyển mình trong xu thế mới, vận hội mới. Một là, khi công nghệ kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, người dân ngày càng có nhiều cơ hội tham gia ý kiến với chính quyền đô thị, nói lên mong muốn nguyện vọng của mình, thậm chí còn là sự tăng cường giám sát và phản biện đối với hệ thống hành chính đô thị bằng nhiều kênh giám sát khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp. Hai là, khả năng thích ứng của hệ thống hành chính đô thị sẽ quyết định sự phát triển của mỗi đô thị trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua khả năng thích ứng với sự thay đổi, xây dựng được bộ máy hoạt động minh bạch và hiệu quả. 49 Ba là, hệ thống hành chính đô thị cần phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, doanh nghiệp và công dân trong mọi hoạt động quản lý, để xây dựng một nền quản trị vì cư dân đô thị. 5. Xu hướng tiếp cận quản trị tri thức hệ thống hành chính đô thị ở Việt Nam Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân. Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100m2/người. Nếu đạt tỷ lệ 100m2/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000ha đất đô thị, nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000ha, bằng 1/4 so với yêu cầu. Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hoá. Trong quá trình hành chính đô thị, các cấp chính quyền ở đô thị phải luôn đương đầu giải quyết những khó khăn như tình trạng xây dựng hỗn loạn không tuân thủ quy hoạch, vấn đề cấp thoát nước, thiếu cây xanh, thiếu nhà ở (khiến phát sinh những khu nhà ổ chuột). Cạnh đó là nạn ùn tắc giao thông, đường sá xuống cấp, thiếu công ăn việc làm, thất nghiệp, nghèo đói, tệ nạn xã hội, gia tăng dân số, trật
Tài liệu liên quan