Xu hướng toàn cầu đầu tư vào công nghệ đào tạo

Tóm tắt Bài viết cập nhật tình hình đầu tư E-Learning ứng với doanh thu của các quốc gia đầu tư mạnh tay nhất cho phương pháp đào tạo tiên tiến này. Bài viết cũng tham khảo số liệu đầu tư E-Learning phục vụ cho đào tạo tách từ tổng mức đầu tư trong nhiều lĩnh vực liên quan đến đào tạo. Bằng những dự đoán cụ thể, bài viết đưa ra ước đoán về xu hướng phát triển đến năm 2021. Phần tiếp theo phân tích xu hướng đầu tư vào công nghệ đào tạo thông qua các hình thức cụ thể. Phần cuối bài viết tập trung vào các định hướng kêu gọi đầu tư E-Learning, phát triển start-up, các chiến lược nhỏ hơn để phổ biến, phát triển E-Learning trong các cấp phổ thông.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu hướng toàn cầu đầu tư vào công nghệ đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
85 XU HƯỚNG TOÀN CẦU ĐẦU TƯ VÀO CÔNG NGHỆ ĐÀO TẠO NCS.TS. Trương Thị Bích Loan IPA Quảng Ninh Việt Nam NCS.TS. Trương Tiến Bình Trường Đại học Quảng Tây, Trung Quốc Tóm tắt Bài viết cập nhật tình hình đầu tư E-Learning ứng với doanh thu của các quốc gia đầu tư mạnh tay nhất cho phương pháp đào tạo tiên tiến này. Bài viết cũng tham khảo số liệu đầu tư E-Learning phục vụ cho đào tạo tách từ tổng mức đầu tư trong nhiều lĩnh vực liên quan đến đào tạo. Bằng những dự đoán cụ thể, bài viết đưa ra ước đoán về xu hướng phát triển đến năm 2021. Phần tiếp theo phân tích xu hướng đầu tư vào công nghệ đào tạo thông qua các hình thức cụ thể. Phần cuối bài viết tập trung vào các định hướng kêu gọi đầu tư E-Learning, phát triển start-up, các chiến lược nhỏ hơn để phổ biến, phát triển E-Learning trong các cấp phổ thông. Từ khóa: E-Learning toàn cầu, đầu tư E-Learning, xu hướng E-Learning, chính sách cho E-Learning, tương lai E-Learning, E-Learning stratergy, E-Learning orientation Thị trường đào tạo E-Learning toàn cầu chỉ còn 32,5 tỷ USD vào năm 2025 [1]. Việt Nam với hệ thống phát triển nền tảng chậm hơn, các ứng dụng phát triển chậm hơn so với nhiều quốc gia phát triển. Liệu chúng ta có theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Liệu đây có là cơ hội để chúng ta tiết kiệm mọi nguồn lực, đạt mục tiêu hướng tới xã hội học tập, dùng tri thức để phát triển. Chúng ta cần nỗ lực để trở thành một phần trong chu kỳ phát triển đó, các nỗ lực đó luôn cần có quá trình đầu tư không nhỏ. Sử dụng mọi nguồn lực trong nước hoặc kêu gọi các nguồn đầu tư nước ngoài đang là những vấn đề không dễ cạnh tranh với nhiều quốc gia/khu vực khác trên thế giới. Bài viết này tập trung vào các xu hướng đầu tư toàn cầu về lĩnh vực E- Learning làm kinh nghiệm tham khảo, điều chỉnh các chính sách, ngành/lĩnh vực thu hút đầu tư phù hợp hơn với tình hình hiện nay. 1. Thực trạng đầu tư E-Learning toàn cầu Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo nên chuỗi sản phẩm công nghệ, công nghệ ứng dụng hiện đại, khiến quá trình kết nối con người với tri thức nhân loại bằng nhiều phương thức khác nhau, bạn có thể kết nối với thế giới mọi nơi mọi lúc bằng các sản phẩm công nghệ để phục vụ công việc cũng như học tập hàng ngày. Xem xét các con số thống kế sau để hiểu hơn về thị trường đào tạo E-Learning. Theo bảng dự báo lợi nhuận từ E-Learning chỉ riêng năm 2016 tổng doanh thu từ E-Learning toàn cầu đạt 46,6 tỷ USD giảm nhẹ so với năm 2015 là 46,9 tỷ USD, 86 nhưng đến năm 2021 có xu thế giảm còn 33,4 tỷ USDi. Tức là xu hướng doanh thu giảm so với những năm trước đây. Liệu con số dự báo giảm có chính xác!? ĐVT: triệu USD Vùng 2016 2017 2018 2019 2020 2021 +/- Bắc Mỹ 23.337,4 22.258,8 21.605,2 20.003,6 18.357,0 16.967,0 -6,2% Nam Mỹ 2.106,0 1.930,4 1.732,9 1.565,0 1.328,4 1.189,0 -10,8% Tây Âu 7.978,6 8.318,7 8.386,8 8.096,4 7.703,8 7.403,0 -1,5% Đông Âu 1.024,8 1.125,9 1.298,8 1.221,7 1.116,9 967,8 -1,1% Châu Á 10.936,5 10.757,6 9.280,8 8.245,4 6.848,2 5.847,8 -11,7% Trung Đông 683,7 708,3 729,4 700,1 586,3 460,4 -7,6% Châu Phi 607,7 716,0 806,3 833,2 754,6 636,3 0,9% Tổng cộng 46.674,7 45.815,7 43.840,2 40.665,4 36.695,2 33.498,2 -6,4% Thực tế chỉ ra cho thấy thị trường Đông Âu giảm doanh thu là 1,8%, tại Anh từng là nơi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Tây Âu cũng giảm mạnh 5,1% với mức doanh thu từ 973 triệu USD sẽ giảm còn 747,3 triệu vào năm 2021. Thị trường Bắc Mỹ cũng giảm mạnh tới 6,2% dự kiến còn 6,3 tỷ USD doanh thu vào năm 2021. Nhìn kỹ hơn vào thị trường nội dung cụ thể qua các năm theo bảng dưới đây cho thấy các khía cạnh từ đóng gói sản phẩm (Packaged Content) giảm dần ở mức 7,3%, xây dựng nền tảng dữ liệu (Platforms) giảm ở mức 14,6%, dịch vụ E-Learning (Services) có thể tăng ở mức 3,4% đạt 22,5 tỷ USD. Chỉ đơn cử việc giảm doanh thu tại Mỹ liên quan đến các chính sách đầu tư của Chính phủ, hay việc giảm doanh thu tại Trung Quốc liên quan đến việc giảm quá trình số hóa tài liệu đã đến mức bão hòa. ĐVT: triệu USD Nhóm sản phẩm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 +/- Đóng gói sp 33.062,80 32.065,14 30.444,82 28.130,00 25.189,35 22.598,11 -7,3% Dịch vụ 6.490,38 6.898,56 7.161,09 7.333,42 7.502,12 7.657,60 3,4% Nền dữ liệu 7.121,49 6.851,99 6.234,27 5.201,97 4.003,76 3.242,50 -14,6% Tổng cộng 46.674,67 45.815,69 43.840,18 40.665,39 36.695,23 33.498,21 - 6,4% Có 25 quốc gia đạt doanh thu E-Learning trên 300 triệu USD/năm, trong đó tỷ lệ tăng trưởng âm 19 quốc gia và ngang bằng ở 2 quốc gia. Ngoại trừ trong top 25 này có 4 quốc gia dự đoán số tăng trưởng dương là Indonesia, Ba Lan, Đức và Cộng hòa Czech. Điều đáng ngạc nhiên là Indonesia sẽ có tỷ lệ tăng trưởng tới 14,3% đứng vị trí 17 vào năm 2016 nhưng sẽ đứng số 8 trên thế giới vào năm 2021. Môi trường đầu tư vào Ba Lan, Đức, Cộng hòa Czech cũng rất hấp dẫn lần lượt ở mức 5,2%, 0,2% và 1,0%. 87 Trường hợp của Brazil trong vòng luẩn quẩn của suy thoái kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp cao, tăng thuế, giá trị đồng tiền giảm, lạm phát cao Năm 2015 đã cắt giảm ngân sách hàng năm cho giáo dục từ 6 tỷ USD còn 400 triệu USD khiến doanh thu từ E-Learning của nước này giảm mạnh từ 970,8 triệu USD năm 2016 còn 322,8 triệu USD năm 2021. Nếu so sánh lĩnh vực kinh doanh tại Mỹ thì doanh thu từ E-Learning giảm mạnh theo bảng số liệu sau đây: ĐVT: triệu USD Nhóm sản phẩm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 +/- Đóng gói sp 12.466,96 12.090,74 11.428,00 10.704,99 9.927,65 8.914,10 -6,5% Dịch vụ 5.650,68 5.673,97 5.919.53 5.764,00 5.751,76 5.730,92 0,3% Nền dữ liệu 2.732,35 2.568,00 2.380,54 2.096,33 1.666,93 1.217,87 -14,9% Tổng cộng 20.849,99 20.332,71 19.528,07 18.565,32 17.346,34 15.862,89 -5,3% Trung Quốc có dân số đông nhất do đó số lượng người theo học tính tính theo số lượng là đông nhất thế giới, có tới 520.000 trường cấp 1 – 2 – 3 và số lượng sinh viên tới 230 triệu người, 14 triệu giáo viên, số lượng sinh viên theo học online có thể nâng dần lên 15% đến năm 2021 nhưng các suy đoán tăng trưởng âm cho thấy tổng doanh thu ảnh hưởng không nhỏ đến bảng xếp hạng toàn cầu là Trung Quốc, theo đó phân theo nhóm dịch vụ cũng có. ĐVT: triệu USD Nhóm sản phẩm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 +/- Đóng gói sp 4.105,12 3.820,17 3.449,37 3.066,12 2.711,59 2.502,56 - 9,4% Dịch vụ 315,78 289,88 364,09 322,30 297,16 259,41 - 3,9% Nền dữ liệu 842,08 821,33 776,00 963,91 625,44 553,87 - 8,0% Tổng cộng 5.262,98 4.931,38 4.589,46 4.082,33 3.634,19 3.315,84 - 8,8% Các quốc gia có tốc độ phát triển đào tạo tự thân (Self-Paced E-Learning) mạnh mẽ như Slovakia, Myanmar, Mông Cổ, Lào, Campuchia, Ethiopia, Senegan đều xây dựng hệ thống tự phát triển với mức độ tăng trưởng khá nhanh. Các quốc gia phát triển đào tạo theo hướng tự chủ thiết chế thường tự xây dựng hệ thống cho riêng mình bao gồm cả nguồn học liệu, hệ thống mạng, hệ thống kết nối, khai thác nguồn học viên trong nước và đây chính là các thị trường được đánh giá là tiềm năng 88 nhất cho các nhà đầu tư nội trong những năm tới. Ví dụ Chính phủ Slovakia đã đầu tư xây dựng nền tảng hệ thống Edunet kết nối toàn bộ mạng lưới các trường trong hệ thống giáo dục đào tạo, số hóa 80% tài liệu đào tạo trong các trường, 20% còn lại là phát triển nội dung từ các tài liệu được số hóa. Quốc gia này cũng có số lượng ứng dụng các ngành học ICT cao nhất tại châu Âu. Kể cả các nhà xuất bản lớn vẫn hoạt động tại đây nhưng tuân thủ theo quy định về giáo trình điện tử của Slovakia. Một quốc gia khác như Lithuana đứng cuối trong bảng danh sách trên nhưng đạt doanh số 18,1 triệu USD năm 2016 và ước đạt 33,8 triệu USD vào năm 2021, kết quả đạt ngoài sự mong đợi đó là 90% người dân nói được 2 thứ tiếng, trong đó hơn 50% trong số đó học từ môi trường online, kết nối mạng đào tạo 1.300 trường trong cả nước, điểm khá đặc biệt là thị trường đào tạo văn học (Literature) online chiếm tới 60% mức độ sử dụng trong các môn học được liệt kê tại đây. Hệ thống giáo dục từ xa quốc gia này cũng áp dụng hoàn toàn E-Learning. Khá nhiều các quốc gia đang phát triển khác trong đó có Việt Nam khi thị trường E-Learning phát triển chưa sâu rộng vẫn còn cơ hội tiếp tục khai thác và phát triển thị trường. Các thị trường này chính là xu hướng mới mà các nhà đầu tư sẽ theo đuổi trong thời gian tới. Khi các quốc gia lớn đã bão hòa thì các giải pháp kêu gọi đầu tư, hấp dẫn đầu tư trong nước nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa nhóm ngành dịch vụ phục vụ E-Learning. Đồng thời, đây cũng là lĩnh vực công nghệ cao phù hợp với các quốc gia, khu vực và địa phương theo xu hướng tăng trưởng xanh. 2. Xu hướng đầu tư vào công nghệ đào tạo (1) Tập trung phát triển mạnh nội dung, các nội dung đào tạo ngôn ngữ (Anh, Nhật, Hàn, Trung, Nga, Pháp), văn hóa, kỹ năng sống vẫn là những xu thế thu hút học viên và vẫn chiếm tỷ lệ cao trong đào tạo không chỉ tại Việt Nam mà tại các quốc gia phát triển khác. Các hiểu biết về văn hóa địa phương, văn hóa vùng miền, nhân rộng phát triển các chuỗi giá trị văn hóa bản địa cũng là xu hướng được quan tâm trong những năm tiếp theo. 89 Các khóa học ngày càng xây dựng theo hướng tương tác cao với học viên, theo đó rẩt cần theo đuổi các nội dung tương tác cao như tài liệu trích dẫn, tài liệu audio, tài liệu video, các tài liệu tự đánh giá, tự tương tác, các nguồn tài liệu càng đa dạng phong phú càng hấp dẫn học viên tìm tòi khám phá. Chính việc biên tập tài liệu thay vì chỉ là bản scan lại các tài liệu sách giáo khoa đã biên soạn thì cần có sự tương tác tỷ mỉ với các đối tượng trên trang tài liệu. Hiện nay đã có khá nhiều các tài liệu giảng dạy hiện đại cho phép người dùng tự cài đặt trực tuyến để tải dần các dữ liệu cần thiết về máy tính hoặc truy cập các kho dữ liệu xem trực tuyến. Một số bài giảng có thể xem trực tiếp hoặc trao đổi với các học viên, giảng viên khác. Các bài giảng trực tuyến có nhiều cách tham khảo học liệu khuyến khích học viên tích cực hơn và sáng tạo hơn trong cách học, cách tiếp cận tri thức mới. Xu hướng các ấn bản sách điện tử kèm DVD có nội dung tương tác đã phổ biến từ năm 2010, và tiếp tục trở thành xu hướng xuất bản dữ liệu điện tử được thế giới chấp nhận. (2) Phát triển các ứng dụng đào tạo E-Learning trên điện thoại di động, có thể tích hợp sử dụng với kính VR, 3D mang lại hứng thú thực sự cho học viên. Tham gia lớp học sống động hơn, tương tác được nhiều hơn. Ví dụ các khóa học về máy móc, thết kế thiết bị có thể sử dụng Smart Helmet, theo đó, nhìn rõ được các góc cạnh của cấu kiện linh kiện máy móc, vật kiến trúc. Hay các khóa học về tự nhiên, khoa học có nhiều video 3D tạo tính tương tác và hấp dẫn hơn cho học viên. Học viên hoàn toàn có được cảm quan và cảm xúc rõ rệt khi sử dụng kính VR hoặc mũ “thông minh” có thể tham gia vào nhiều chiều không gian dữ liệu. Việc học lúc này như một trò chơi cung cấp kiến thức, những bài thực hành cung cấp kiến thức và xử lý tình huống dựa trên “túi” kiến thức đã biết. Điện thoại di động và máy tính bảng thực sự trở thành sản phẩm gần gũi với bất kỳ đứa trẻ nào trưởng thành tại các quốc gia phát triển. Các nước phát triển đang dần cải thiện tương tác với thiết bị điện tử. Trẻ em ngày càng có nhu cầu sử dụng máy tính bảng là thiết bị chính phục vụ học tập. Các bài học ngoại ngữ có thể tương tác khá phổ biến và người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu sử dụng sản phẩm đẹp hơn, sinh động hơn. Điều này cũng cần các nhà đầu tư tìm kiếm tính sáng tạo và đổi mới trong suốt chuỗi chu kỳ phát triển. (3) Xu thế sử dụng mã nguồn mở phát triển các tài liệu, ứng dụng có tính tương tác cao hơn và được ưu tiên sử dụng nhiều hơn các sản phẩm có tính thương mại. Các dự án sử dụng mã nguồn mở cần được sự đầu tư hỗ trợ từ Chính phủ và các nhà 90 đầu tư lớn với mong muốn phát triển kiến thức phổ thông. Các quốc gia đều có sự hỗ trợ cấp chính phủ cho các dự án E-Learning đặc biệt như kho dữ liệu phổ biến kiến thức phổ thông, kiến thức y tế, mạng lưới giáo viên cùng xây dựng và khai thác chung bài giảng, mạng lưới trao đổi thông tin khoa học, mạng lưới kiến thức chuyên ngành ưu tiên các mạng lưới này chính là nền tảng kiến thức thúc đẩy học tập không chỉ đối với học viên đang học tập mà khuyến khích mỗi người trong xã hội đều tham gia học tập online. Đó thực sự là “bảo bối” cho quá trình “học tập trọn đời” Tháng 9/2015 Mỹ đã thông qua chính sách hỗ trợ cho tài liệu điện tử chất lượng cao được nhà nước mua bản quyền và cung cấp miễn phí cho học viên. Các tài liệu này đều cần có chất lượng cao và phải là mã nguồn mở. Chính phủ Anh tài trợ xây dựng hệ thống TES Global có văn phòng đặt tại Mỹ chuyên tìm kiếm và khai thác các nguồn dữ liệu số miễn phí cung cấp cho các lớp học điện tử hỗ trợ giao tiếp cho cả giảng viên online và học viên online đăng ký dựa trên số nhận diện, đến tháng 6/2016 đạt 7,3 triệu người dùng. Trung Quốc đã xây dựng liên kết: Đội ngũ hơn 14 triệu giảng viên, kho thư viện số quốc gia, kho đề thi thử quốc gia đều có mức độ truy cập có phí, phí trả tập thể, miễn phí với đủ các ngôn ngữ địa phương cho cùng một loại tài liệu. Các tài liệu được cung cấp với giá chỉ 1 tệ - 20 tệ tùy loại và thanh toán ngay sau một lần nhập mật khẩu (4) Cần thiết xây dựng kho dữ liệu về các bài thi thử điện tử cho các chuyên ngành từ cấp tiểu học đến đại học. Các bài thi thử này là những kiến thức chuẩn mực buộc phải biết đối với môn học đó. Học viên có thể “học gạo”, “học chay” để biết đủ kiến thức căn bản của môn học đó thi thử online để tự tin thi thật. Như vậy nhanh chóng cân bằng được kiến thức vùng, miền. Ở một số cấp học cho phép học viên lựa chọn thi bằng các ngôn ngữ khác, thi bằng các cấp độ từ khó đến dễ. Việc xây dựng được kho dữ liệu này cần đầu tư đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học trong mạng lưới giáo dục vô cùng quan trọng và cần thiết để chính thức số hóa ngành giáo dục. Các khóa học liên quan đến đào tạo ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, ngôn ngữ tiếng Việt, lịch sử - văn hóa địa phương, nếp sống và kỹ năng sống, khoa học công nghệ, sinh học, nông nghiệp trồng trọt, giao thông, kinh doanh nên được hỗ trợ bởi một cơ quan có thẩm quyền cả vốn và chất lượng. Bảo đảm các mức độ được tăng dần. Đây cũng là một kênh quan trọng phát triển văn hóa, tăng thêm tri thức hiểu biết trên mọi phương diện. 91 (5) Tập trung sâu vào chất lượng dịch vụ và cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán. Hệ thống thanh toán tiên tiến đều là “một quẹt”, “một chạm”, “một ngón tay” và thanh toán chỉ trong chớp mắt. Như vậy khiến các khóa học được chấp nhận mua và thanh toán nhanh hơn, tiện hơn, người học không thấy phiền hà khi phải làm thêm “công đoạn” thanh toán tiền. Chỉ thanh toán nhanh, người học nhiều mới có được những khóa học giá 1USD. Tại Việt Nam hiện ước khoảng 3000 giáo viên tham gia thường xuyên giảng dạy online qua các kênh đào tạo. Con số này thực sự chưa để lại ấn tượng nhiều khi cách xây dựng nội dung, cách trình bày nội dung còn rất nhiều hạn chế. Tính tương tác cao trong các tài liệu, trong bài giảng chưa có, video thực tế, 3D lại càng chưa thể có được đội ngũ nhân lực chưa phân đoạn thành các nhiệm vụ chuyên nghiệp dẫn đến tính chuyên nghiệp chưa cao. Nguồn kiến thức tham khảo bằng tiếng Việt rất hữu hạn, bằng các tiếng khác và giảng bằng tiếng khác lại càng khó hơn. Nhiều giảng viên còn chưa tin tưởng vào hệ thống kiểm đếm học viên và thanh toán cũng cản trở họ đến với môi trường rộng lớn. Rất mong mọi tri thức đều mở lòng bởi kiến thức có thể cho đi và chia sẻ với nhiều người cũng là cách bạn nhận được nhiều tri thức nhất. Chính phủ Mỹ hỗ trợ cho chương trình “Share My Lesson” cho tất cả đội ngũ giảng viên tham gia và chia sẻ xây dựng tài liệu chung, chỉ sau 18 tháng có hơn 900.000 giảng viên đăng ký tham gia là thành viên chính thức, hơn 3 triệu học viên cấp 1, 2, 3 đăng ký theo dõi chia sẻ dữ liệu. Mức độ chia sẻ dữ liệu cũng chia thành mức có phí, phí nhóm, phí đối tượng (một số đối tượng là Giáo sư, Tiến sĩ, nghiên cứu viên) được miễn phí cung cấp số liệu và bài giảng. Các học viên có thể xem và đánh giá trình độ giảng viên công khai. 3. Hướng tới kêu gọi đầu tư vào đào tạo E-Learning (1) Cần một hệ thống chiến lược cấp quốc gia và chính sách đầy đủ từ cấp quốc gia. Các mô hình quốc gia phát triển đã làm đều cần một lượng đầu tư ban đầu không nhỏ, nhưng bù lại phổ biến kiến thức nhanh và rộng khắp. Các chuyên gia chuyên ngành hoàn toàn là nơi tham khảo tốt để xây dựng các chiến lược và chính sách cụ thể này. Đòn bẩy và sức mạnh đều nằm ở các chính sách có khuyến khích đến đâu. Từ đăng ký kinh doanh, thuế doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và xuất khẩu phần mềm - ứng dụng, thuế thu nhập từ đào tạo E-Learning, hỗ trợ đào tạo, đăng ký bản quyền, phát triển sản phẩm, bảo vệ bản quyền tác giả, điều kiện thanh toán đều rất cần thống nhất và cụ thể của các cơ quan quản lý, tránh tình trạng cho rằng cái đó chưa có cơ chế và khi phát sinh hay rủi ro xảy ra doanh nghiệp kinh doanh hoàn toàn 92 gánh chịu. Các cơ chế này cần ổn định và bền vững, tránh tình trạng mỗi năm một lần điều chỉnh. Điều này thực sự không hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Các chính sách đổi hàng, trả hàng, đổi hàng, đánh giá chất lượng khóa học cũng cần cơ chế kiểm tra giám sát chặt chẽ theo một quy trình kiểm định rõ ràng, thanh toán cần nhanh chóng, thuận tiện để có thể tăng tính tương tác, tạo nên các giao dịch an toàn thay vì các giao dịch tự phát. Một số quốc gia cho rằng việc mở rộng đào tạo online, hỗ trợ chính sách tốt sẽ giảm sinh viên đến các trường học, không được học các giáo viên chính thức, doanh thu tái đầu tư lại dồn về cho các doanh nghiệp đầu tư trường đại học. Nhà nước đã đầu tư nhiều tiền vào trường đại học nhưng có thể không tạo nên doanh thu nếu nâng cao chất lượng của E-Learning. Đây phải chăng chính là điểm khiến nhiều quốc gia chậm tiến trong lĩnh vực này!? Liệu chúng ta có nên đi theo lối mòn của nhận định chủ quan đó? Đặc biệt các quốc gia đang phát triển nhu cầu về nguồn vốn rất lớn để phát triển cơ sở hạ tầng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các sản phẩm công nghệ mang tính dẫn dắt thị trường sẽ là cơ hội tốt để phát triển hệ thống cơ sở dư liệu tri thức bách khoa cấp quốc gia, một kênh cung cấp tri thức xã hội hiệu quả tiết kiệm, nhằm hướng tới xã hội học tập văn minh, cộng đồng học tập để phát triển [3]. (2) Điều chỉnh một số hệ thống giáo dục tăng cường hoạt động đào tạo online như hệ thống đào tạo từ xa (Distance Learning), hệ thống giáo dục thường xuyên, xây dựng mạng lưới liên kết chung số liệu đồng bộ, giáo viên, nguồn dữ liệu tham khảo đều cần có sự hỗ trợ nhất định cả về mặt chính sách, cả định hướng hoàn chỉnh. Các mạng lưới này để tìm kiếm chuyên gia, nâng cấp trình độ chuyên gia, giảng viên tham gia tư vấn và cùng thực hiện thống nhất, đồng bộ hóa, hỗ trợ xây dựng dữ liệu bài giảng, bài kiểm tra, bài thi ghi nhận quá trình học tập phấn đấu của học viên, đánh giá chất lượng học viên thông qua các bài test. Như vậy vừa giảm chi phí đầu tư, vừa thống nhất được lượng kiến thức theo các cấp độ phù hợp với học viên, vừa cho người học có thể tham khảo các nguồn tài liệu chính xác, vừa hỗ trợ số liệu và đường truyền cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đã kinh doanh lâu năm, và cũng là cách hấp dẫn đầu tư nước ngoài tham gia cùng hệ thống. (3) Nâng dần các điều kiện bắt buộc đối với các trường cấp 1, 2, 3 và đại học về nguồn tài liệu điện tử, sử dụng nguồn tài liệu chung cấp quốc gia và nguồn tài liệu riêng trong kho thư viện điện tử nhà trường. Nếu có kho dữ liệu quốc gia chúng ta giảm chi phí đầu tư các trường xây dựng các hệ thống lớn. Các trường chỉ cần hệ 93 thống nhỏ lưu trữ số lượng dữ liệu hạn chế nhưng có thể tham gia vào cổng lớn cổng tri thức quốc gia, đó thực sự là các liên kế
Tài liệu liên quan