Hệ thống lọc bụi kiểu Cyclone: Là thiết bị lọc bụi được sử dụng tương đối phổ biến. Nguyên lý làm việc của thiết bị lọc bụi kiểu Cyclone là lợi dụng lực ly tâm khi dòng không khí chuyển động để tách bụi ra khỏi không khí.
Ưu điểm của Cyclone:
- Trở lực ổn định cho một lưu lượng khí;
- Xử lý hiệu quả với bụi có nồng độ cao;
- Chịu được hỗn hợp khí có nhiệt độ cao;
- Không có bộ phận chuyển động, không có lõi lọc nên không cần thay thế;
- Chi phí vận hành thấp;
- Làm việc liên tục và hiệu quả đối với hạt bụi thô
5 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý bụi bằng cyclone, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XỬ LÝ BỤI BẰNG CYCLONE
Hệ thống lọc bụi kiểu Cyclone: Là thiết bị lọc bụi được sử dụng tương đối phổ biến. Nguyên lý làm việc của thiết bị lọc bụi kiểu Cyclone là lợi dụng lực ly tâm khi dòng không khí chuyển động để tách bụi ra khỏi không khí.
Ưu điểm của Cyclone:
- Trở lực ổn định cho một lưu lượng khí;
- Xử lý hiệu quả với bụi có nồng độ cao;
- Chịu được hỗn hợp khí có nhiệt độ cao;
- Không có bộ phận chuyển động, không có lõi lọc nên không cần thay thế;
- Chi phí vận hành thấp;
- Làm việc liên tục và hiệu quả đối với hạt bụi thô
Xử lý khí thải - hệ thống cyclon
Công nghệ xử lý khí ô nhiễm bằng phương áp Xyclon (Cyclone)là phương pháp tách bụi có trọng lượng lớn ra khỏi hỗn hợp khí bằng lực ly tâm khi dòng khí chuyển động tròn theo thành Cyclone. Dòng khí sạch được cuốn ra ngoài ở ống trung tâm, hạt bụi va đập và thành rớt xuống đáy.
Sơ đồ công nghệ của thiết bị Cyclone
Công nghệ Cyclone gồm 02 phương pháp
Cyclone ướt (wet Cyclone): Tách hạt bụi kích thước mm ra khỏi hỗn hợp khí ô nhiễm;
Cyclone khô (dry Cyclone): Tách hạt bụi kích thước mm ra khỏi hỗn hợp khí ô nhiễm;
Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương xin giới thiệu bài viết xử lý khí thải - hệ thống xiclon.
Thiết bị Cyclone được sử dụng với các loại khí thải có bụi dạng hạt rắn. Đối với khí thải có khí độc hại lẫn hạt rắn thì sau khi khí thải đi qua Cyclon sẽ tiếp tục được đi qua tháp hấp thụ trước khi được thải ra môi trường.
2. Ưu điểm của Cyclone:
- Trở lực ổn định cho một lưu lượng khí;
- Xử lý hiệu quả với bụi có nồng độ cao;
- Chịu được hỗn hợp khí có nhiệt độ cao;
- Không có bộ phận chuyển động, không có lõi lọc nên không cần thay thế;
- Chi phí vận hành thấp;
- Làm việc liên tục và hiệu quả đối với hạt bụi thô
Các biện pháp kỹ thuật xử lí chất thải rắn
Giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn trên thế giới thường áp dụng. Các biện pháp kỹ thuật xử lí chất thải rắn tại Việt Nam gồm: tái chế chất thải, đốt chất thải, chôn lấp chất thải rắn, chế biến thành phân hữu cơ.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày một tăng cao kéo theo đó là sự gia tăng về chất thải đặc biệt là ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất... Trong đó nổi lên là sự ảnh hưởng của chất thải rắn. Chất thải rắn không những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người mà nó còn gây mất vẻ mỹ quan, ảnh hưởng gián tiếp tới môi trường văn hoá – xã hội – kinh tế. Chính vì vậy, công tác quản lý, xử lý chất thải rắn luôn được quan tâm hàng đầu.
Một số biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn trên thế giới thường áp dụng:
- Phương pháp chôn lấp chất thải hợp vệ sinh: Phương pháp này chi phí rẻ nhất, bình quân ở các khu vực Đông Nam Á là 1-2 USD/tấn. phương pháp này thường phù hợp với các nước đang phát triển
- Phương pháp chế biến chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thành phân ủ hữu cơ (compost): Phương pháp này chi phí thông thường từ 8-10 USD/tấn. Thành phẩm thu được dùng để phục vụ cho nông nghiệp, vừa có tác dụng cải tạo đất vừa thu được sản phẩm không bị nhiễm hoá chất dư tồn trong quá trình sinh trưởng. Thành phần này được đánh giá cao ở các nước phát triển.
Nhược điểm của phương pháp này là: Quá trình xử lý kéo dài, bình thường là từ 2-3 tháng, tốn diện tích. Một nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ chất thải rắn công xuất xử lý 100.000 tấn chất thải/năm cần có diện tích là 6ha.
- Phương pháp thiêu đốt: Phương pháp này chi phí cao, thông thường từ 20-30 USD/tấn nhưng chu trình xử lý ngắn, chỉ từ 2-3 ngày, diện tích sử dụng chỉ bằng 1/6 diện tích làm phân hữu cơ có cùng công suất.
Chi phí cao nên chỉ có các nước phát triển áp dụng, ở các nước đang phát triển nên áp dụng phương pháp này ở quy mô nhỏ để xử lý chất độc hại như: Chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp...
- Các kỹ thuật khác: Ép ở áp lực cao các thành phần vô cơ, chất dẻo... để tạo ra các sản phẩm như tấm tường, trần nhà, tủ, bàn ghế,...
Xu thế chung của thế giới hiện nay là hạn chế chôn lấp vì yêu cầu diện tích lớn, khó quy hoạch địa điểm, chi phí đầu tư và quản lý cao, phải xử lí ô nhiễm về khí thải, nước rỉ rác trong thời gian dài. Ưu tiên các giải pháp xử lý theo tiêu chí “3R-Reduce, Reuse, Recycle - giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế” giảm thiểu rác tại nguồn bằng việc khuyến khích tái sử dụng, tái chế, trong đó việc giảm thiểu và tái sử dụng thuộc lĩnh vực quản lý rác thải. Việc xử lí rác thải đang có khuynh hướng phát triển phân loại tại nguồn để thu hồi các vật chất có giá trị đưa vào tái chế, táii tạo tài nguyên từ rác.
Các biện pháp kỹ thuật xử lí chất thải rắn tại Việt Nam
Cùng với xu thế chung của thế giới, ở nước ta trong những năm gần đây chính phủ rất coi trọng việc bảo vệ môi trường và các biện pháp để quản lí chất thải rắn. Các phương pháp xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại ViệtNam hiện nay tập chung vào:
- Tái chế chất thải: Việc tái chế chất thải chỉ mang tính tự phát, tập trung ở những thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh... Các loại phế thải có giá trị như: Thuỷ tinh, Đồng, Nhôm, sắt, giấy... được đội ngũ đồng nát thu mua ngay tại nguồn, chỉ còn một lượng nhỏ tới bãi rác và tiếp tục thu nhặt tại đó. Tất cả phế liệu thu gom được chuyển đến các làng nghề. Tại đây quá trình tái chế được thực hiện. Việc thu hồi sử dụng chất thải rắn góp phần đáng kể cho việc giảm khối lượng chất thải đưa đến bãi chôn lấp, tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất, tạo công ăn việc làm cho một số lao động.
- Đốt chất thải: Được áp dụng để xử lí chất thải nguy hại như chất thải bệnh viện, các bệnh viện lao, viện 198 mới xây lò đốt chất thải. Tại Hà Nội có lò đốt chất thải bệnh viện công suất 3,2tấn/ngày đặt tại Tây Mô. Tại TP. Hồ Chí Minh có lò đốt chất thải bệnh viện công suất 7,5 tấn/ngày. Phương pháp đốt chất thải còn được dùng để xử lí chất thải công nghiệp như lò đốt chất thải giầy da ở Hải Phòng, lò đốt cao su công suất 2,5tấn/ ngày ở Đồng Nai.
- Chôn lấp chất thải rắn:
Chôn lấp đơn thuần không qua xử lí, đây là phương pháp phổ biến nhất theo thống kê, nước ta có khoảng 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh,trong đó 21 bãi rác thuộc cấp tỉnh - thành phố, 128 bãi rác cấp huyện – thi trấn. Được sự giúp đỡ của nước ngoài đã xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
- Chế biến thành phân hữu cơ: Phương pháp làm phân hữu cơ có ưu điểm làm giảm lượng rác thải hữu cơ cần chôn lấp, cung cấp phân bón phục vụ nông nghiệp. Phương pháp này rất phù hợp cho việc xử lí chất thải rắn sinh hoạt, phương pháp này được áp dụng rất có hiệu quả như ở Cầu Diễn, Hà Nội (công nghệ ủ hiếu khí(compostry) – công nghệ Tây Ban Nha với công suất 50.000 tấn rác/năm – SP 13200 tấn/năm, công nghệ Pháp – TBN ủ sinh học chất thải hữu cơ áp dụng tại Nam Định với công suất thiết kế 78.000 tấn rác/năm ). Ở thành phố Việt Trì với công suất thiết kế 30.000 tấn rác/năm...
Với các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn này tuỳ vào điều kiện của mỗi quốc gia có thể áp dụng những công nghệ khác nhau cho phù hợp. Chi phí cho các loại hình công nghệ xử lí ở các quốc gia khác nhau được thể hiện:
Công nghệ xử lí
Chi phí xử lí
Quốc gia
thu nhập thấp
370USD/Người/năm
Quốc gia thu nhập tb 2400USD
/Người/năm
Quốc gia
thu nhập cao
22000USD/Người/năm
Chôn lấp hở
0,5 – 2,0 USD/tấn
1,0 - 3,0 USD/tấn
5,0 - 10 USD/tấn
Chôn lấp có kiểm soát
3,0 - 10 USD/tấn
8,0 - 15 USD/tấn
20 – 50 USD/tấn
Ủ sinh học
5 -20 USD/tấn
10 - 40 USD/tấn
20 - 60 USD/tấn
Đốt
40 - 60 USD/tấn
30 - 80 USD/tấn
20 - 100 USD/tấn