1. Ejector hoặc tháp cao tải (nếu công suất lọc lớn)
2. Bể phản ứng: Bồn nhựa PVC, bồn Inox, hoặc xây bằng gạch
3. Bơm áp lực hoặc giáđỡ bộ lọc trọng lực
4. Bình lọc áp lực hoặc trọng lực có chứa Sỏi đỡ, cát lọc, than hoạt tính
5. Tủ điện điều khiển các bơm của hệ thống lọc.
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý nước giếng khoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xử lý nước giếng khoan
Do ở sâu dưới lòng đất nên Nước giếng khoan thường có nhiều muối vô cơ
nhiều nhất là Sắt, Mangan, Canxi, Magie, … có màu và mùi tanh đặc trưng,
rất ít tạp chất hữu cơ , hầu như không ngậm oxy và thường khá trong. Giếng
nông hoặc ở nơi bị ô nhiễm có thể nhiễm các độc chất như Asen, Chì, thuốc
bảo vệ thực vật, chất hữu cơ, độc khí và độc khuẩn … loại nước này đôi khi
có màu và thường đục hơn.
Thông thường Nước giếng khoan khi hút lên sẽ xử lý qua các công đoạn:
Oxy hóa (tự nhiên hoặc cưỡng bức) bằng không khí - Lắng -Lọc cát - trao
đổi ion, làm mềm nước - Hấp phụ mùi, tảy màu (bằng Than hoạt tính) - Lọc
tinh - Sát khuẩn (bằng Clo hay đèn tia cực tím )… Với loại nước đục sẽ tạo
bông làm kết tủa và vi lọc, nếu nhiễm độc kim loại nặng hay độc khí thì sẽ
tăng cường thêm bộ lọc-khử độc chuyên dụng, đôi khi còn điều chỉnh độ pH
(thường là nâng tới 7 – 7,8) … Phương pháp “Xử lý từng thành phần theo
từng bước” này tuy rất phổ biến nhưng khá rối rắm, thiết bị cồng kềnh, năng
suất thấp, đầu tư nhiều, vận hành tốn kém, phiền phức (nhất là khâu rửa
ngược các bộ lọc, hoàn nguyên hạt trao đổi ion, thay cát và vật liệu lọc,
chăm sóc điều chỉnh…) tuổi thọ thiết bị thấp … làm cho giá thành Nước
thành phẩm cao mà chất lượng cũng khó ổn định
Với yêu cầu Nước sạch dùng cho sinh hoạt có thể ứng dụng Công nghệ -
Thiết bị phổ quát đa năng WM để xử lý nhanh Nước giếng khoan bình
thường, đồng thời có thể kết hợp thêm một vài bộ kiện để xử lý (để tận thu
các nguồn nước) cho: Nước máy chất lượng chưa đạt, Nước mặt (sông hồ),
Nước mưa, Nước thải (đã thỏa mãn TCVN 5945 – 2005 loại A), …
Chúng tôi xin giới thiệu vài nét về WM 1.1 (1TPH - tấn/giờ hay m3/giờ) -
Phiên bản đơn giản nhất, gọn, nhẹ, bền, rẻ, hiệu quả cao - lắp đặt trong Hộ
gia đình hay tập thể nhỏ độc lập như sau:
1) Sơ đồ lưu trình cơ bản
2) Sơ đồ thiết bị
3) Thiết bị xử lý với Bể lắng – dùng cho Nhà độc lập
Trong đó :
* Tổ kiện A.Ozone AO-10 (Ozone 10 g/h khi nạp bằng không khí, 25 g/h
dùng oxy)
* Bộ trộn kiểu mới 2 trong 1: Turbo Injector và Dynamic Injector
* Muối xúc tác (dung dịch 10%)
* Bộ lọc nhanh 5-1 Micron (1 TPH)
* Hỗn hợp Apatit loại 1, loại 2 (Apatit-Dolomit), loại 3 (Apatit-Thạch anh-
Dolomit)
Hệ thống xử lý nước giếng khoan
Nguyên lý làm việc:
Nước giếng khoan được bơm qua Ejector thu khí (hoặc tháp cao tải) vào
thùng (bể) phản ứng oxi hoá trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo
thành phần của nước nguồn.
Nước sau khi đã được oxi hoá được dẫn bằng bơm áp lực (hoặc bằng trọng
lực) tới bể lọc. Bể lọc có thể là bể lọc áp lực hoặc bể lọc trọng lực tuỳ theo
quy mô và năng suất lọc của hệ thống.
Vật liệu lọc thường sử dụng là cát thạch anh, than hoạt tính, cát mangan, cát
ODM ... tuỳ theo chất lượng nước đầu vào và yêu cầu về chất lượng nước
sau lọc để lựa chọn vật liệu lọc cho phù hợp.
Ngoài ra hệ thống còn có thể được trang bị thêm bộ phận điều chỉnh pH nếu
độ pH nước đầu vào nằm ngoài tiêu chuẩn cho phép của bộ tiêu chuẩn
1329/2002/BYT.
Thành phần cấu tạo:
1. Ejector hoặc tháp cao tải (nếu công suất lọc lớn)
2. Bể phản ứng: Bồn nhựa PVC, bồn Inox, hoặc xây bằng gạch
3. Bơm áp lực hoặc giá đỡ bộ lọc trọng lực
4. Bình lọc áp lực hoặc trọng lực có chứa Sỏi đỡ, cát lọc, than hoạt tính
5. Tủ điện điều khiển các bơm của hệ thống lọc.