Xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh

Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải của các nhà máy chế biến nông, lâm, hải sản đang diễn ra ở nhiều địa phương. Mới đây, một kỹ sư ở tỉnh Quảng Bình đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp xử lý chất thải bằng vi sinh rất thành công, hiệu quả cao với giá thật rẻ. Qua thực tế ở nhiều nhà máy, có thể khẳng định đây là giải pháp hữu hiệu. Kỹ sư Hồ Xuân Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật của Nhà máy tinh bột sắn Sê Pôn thuộc Công ty Thương mại Quảng Trị cho biết, nước thải ở đây được xử lý bằng phương pháp "truyền thống" là dùng hồ chứa để chất thải thẩm thấu và bay hơi tự nhiên. Hậu quả là nguồn nước và không khí của vùng chung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống dân cư.

pdf6 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI SINH Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải của các nhà máy chế biến nông, lâm, hải sản đang diễn ra ở nhiều địa phương. Mới đây, một kỹ sư ở tỉnh Quảng Bình đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp xử lý chất thải bằng vi sinh rất thành công, hiệu quả cao với giá thật rẻ. Qua thực tế ở nhiều nhà máy, có thể khẳng định đây là giải pháp hữu hiệu. Kỹ sư Hồ Xuân Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật của Nhà máy tinh bột sắn Sê Pôn thuộc Công ty Thương mại Quảng Trị cho biết, nước thải ở đây được xử lý bằng phương pháp "truyền thống" là dùng hồ chứa để chất thải thẩm thấu và bay hơi tự nhiên. Hậu quả là nguồn nước và không khí của vùng chung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống dân cư. Trước nguy cơ phải đóng cửa, nhà máy quyết định đầu tư một dây chuyền xử lý hiện đại đang được áp dụng ở Trung Quốc và Thái Lan. Dây chuyền này vận hành theo quy trình: Cho hóa chất xuống nguồn nước thải rồi đưa qua thiết bị kỵ khí ngược (UASB) để tạo ra hai sản phẩm, gồm khí CH4 và nước thải loại B. Tuy nhiên đầu tư ban đầu phải mất 5,3 tỷ đồng, chiếm đến 25% giá trị đầu tư toàn bộ nhà máy (đã có nhà máy lớn hơn phải đầu tư đến 21 tỷ đồng cho dây chuyền này). Chưa hết, quá trình sản xuất còn phải chi thêm cho mỗi tấn thành phẩm khoảng 10 nghìn đồng gồm nhân công, hóa chất, điện... Đang loay hoay tìm nguồn vốn mua dây chuyền xử lý chất thải thì kỹ sư Nguyễn Tỷ giới thiệu phương pháp mới. Nhìn ông Tỷ vốc từng nắm bột trắng rải xuống bể nước thải đã đóng màng cứng dày 30 cm, nồng nặc xú khí mà chẳng ai tin sẽ có kết quả tốt đẹp. Mẫu thử nghiệm nước thải khi chưa xử lý của nhà máy do Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (TC-ĐL-CL) Quảng Trị thực hiện cho thấy các chỉ tiêu BOD5, COD và TSS đều ở mức rất cao, đến 2560.80, 8250.00 và 1694.00. Vậy mà chỉ một tuần sau khi xử lý, tất cả tan ra thành nước, mùi hôi biến mất đến 80%. Kiểm tra lại các chỉ tiêu BOD5, COD và TSS ở hồ chứa cuối cùng đã giảm mạnh, chỉ còn 240.16, 781.20 và 280.50. Một tháng sau tuy chưa có kết quả thử nghiệm mẫu nước thải nhưng nước trở nên trong và bèo Nhật Bản bắt đầu phát triển. Giờ đây, Nhà máy Sê Pôn có công suất 90 tấn sản phẩm mỗi ngày đã không còn mùi hôi. Chúng tôi cũng đến tận Nhà máy chế biến tinh bột sắn Sông Dinh của Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Bình Lợi ở Quảng Bình, nơi áp dụng phương pháp xử lý này từ hơn một năm nay. Khác với nhiều nơi chỉ đi ngang qua nhà máy là mùi hôi nồng nặc, ở đây môi trường đã được cải thiện đến mức các chuyên gia lâu năm trong nghề chế biến sắn đến tham quan cũng nghĩ rằng ở đây đã ngừng sản xuất hàng năm rồi! Ông Hoàng Văn Thuyến, Giám đốc Công ty cho chúng tôi xem kết quả xét nghiệm mẫu nước thải do Chi cục TC-ĐL- CL tỉnh Quảng Bình thực hiện. Trước khi áp dụng phương pháp xử lý của ông Nguyễn Tỷ, các chỉ tiêu BOD5, COD và TSS lên đến hàng nghìn mg/l. Nhưng sau một tháng, các chỉ tiêu ở hồ chứa thải cuối cùng chỉ còn 60, 90 và 42. Còn mẫu nước ở vùng cửa cống thông ra sông Dinh chỉ còn là 12, 32 và 14... Không chỉ với nhà máy chế biến tinh bột sắn, tại Quảng Bình có hai nhà máy chế biến mủ cao-su của Công ty cao- su Việt Trung và Công ty Lệ Ninh từng bị ô nhiễm nghiêm trọng, có nguy cơ phải đóng cửa nhưng nhờ phương pháp xử lý đơn giản của ông Nguyễn Tỷ mà đã giải quyết được dễ dàng. Ông Lê Thanh Toán, Giám đốc Nhà máy chế biến mủ cao- su Lệ Ninh, nhớ lại: "Trước đây chỉ đứng cách nhà máy vài cây số đã phải bịt mũi, nhăn mặt. Nhà máy lại nằm cạnh khu dân cư của thị trấn Lệ Ninh nên ảnh hưởng rất nặng, đã có lúc phải tính đến chuyện đóng cửa, dời đi chỗ khác. Nhưng ba năm nay, mỗi ngày chỉ có sáu lạng men rải xuống đầu nguồn nước thải là đủ để sản xuất an toàn hai tấn mủ khô, không khí không còn ô nhiễm như trước nữa". Chúng tôi vào tận nhà máy có công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm này trong lúc vận hành và cũng như tại các nhà máy tinh bột sắn, mùi hôi tại chỗ không đáng kể, còn môi trường chung quanh được cải thiện đến lý tưởng. Điều rất lạ, ban đầu tất cả giám đốc của các nhà máy đều có suy nghĩ giống nhau là không tin ông Nguyễn Tỷ có thể thành công. Bởi nạn ô nhiễm đang làm đau đầu không chỉ các chủ doanh nghiệp mà cả giới nghiên cứu khoa học trên thế giới, trong khi đó quy trình của ông kỹ sư "tay ngang" này lại hết sức đơn giản và rẻ tiền. Từ không tin đến bất ngờ vì hiệu quả thực tế, họ thông tin cho nhau và thương hiệu men vi sinh của kỹ sư Nguyễn Tỷ ngày càng được giới chế biến nông sản tìm đến. Nhiều nhà máy ô nhiễm bị "thổi còi", bị đóng cửa, sau khi dùng phương pháp xử lý của ông đều đã trở lại sản xuất bình thường. Đến nay hàng chục nhà máy bị ô nhiễm ở Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Kon Tum... đã được xử lý an toàn. "Thương hiệu" Nguyễn Tỷ cũng đã qua tận đất Thái Lan, Trung Quốc... Chính ông Đài Kiến Quân, Tổng Giám đốc Nhà máy tinh bột sắn Maple Leaf có công suất 1.000 tấn tinh bột/ngày ở huyện Vũ Minh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) cho chúng tôi hay rằng ông đã rất bất ngờ vì hiệu quả của phương pháp xử lý chất thải của ông Nguyễn Tỷ. Với một huyện có hơn nửa triệu ha sắn của Quảng Tây (Trung Quốc) và 38 nhà máy chế biến tinh bột sắn thì đây sẽ là giải pháp tối ưu cho vấn nạn ô nhiễm môi trường. Theo ông Nguyễn Tỷ, phương pháp này có thể áp dụng được cho tất cả các cơ sở chế biến nông, lâm, hải sản. Riêng với các cơ sở chế biến hải sản thì quy trình xử lý đơn giản hơn nhiều... Vậy "công nghệ" xử lý chất thải bằng men vi sinh của ông Nguyễn Tỷ là gì? Sau nhiều năm tìm tòi, ông Nguyễn Tỷ, người từng được báo chí tôn vinh là người Việt Nam đầu tiên thành công với chế phẩm men xử lý hầm cầu, đã tạo ra được loại men BIOLOGICAL. Đây là chế phẩm sinh học bao gồm các vi sinh vật có lợi như Protaza, Lipasa, Xenluloza, Amylaza... giúp phân giải các chất hữu cơ có chứa đạm, đường, xenlulo, khử hết mùi hôi của nước thải. Men BIOLOGICAL không độc hại về mặt sinh học, không ăn mòn các công trình xây dựng. Tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn và cao-su vừa được xử lý thành công theo phương pháp này đều qua hai bước. Bước một, vì các nhà máy đã sản xuất lâu ngày, lượng chất thải dồn lại khối lượng khá lớn nên phải dùng lượng lớn men BIOLOGICAL rải đều trên diện tích hồ chứa. Quá trình vi sinh hóa chất thải sẽ diễn ra trong vòng 30 ngày. Khi chất thải tồn đọng đã được xử lý xong thì chuyển sang bước hai. Với giai đoạn này thì đơn giản hơn nhiều, chỉ cần cho xuống đầu nguồn nước thải đầu ca vận hành một lượng men theo tỷ lệ một kg men trên 20 tấn sản phẩm tinh bột. Ông Hồ Xuân Hiếu, Phó Giám đốc Nhà máy Sê Pôn (Quảng Trị) hạch toán: Chỉ cần 2.500 đồng là đủ để xử lý cho mỗi tấn sản phẩm tinh bột. Và Nhà máy Sê Pôn không phải đầu tư 5,3 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền xử lý chất thải nhập từ nước ngoài nữa và chi phí xử lý bằng men vi sinh cũng chỉ bằng một phần tư số tiền cho mỗi tấn sản phẩm nếu như vận hành dây chuyền hiện đại đó. Ông Lê Thanh Toán, Giám đốc Nhà máy chế biến mủ cao-su Lệ Ninh (Quảng Bình) cũng khẳng định chỉ cần 15 nghìn đồng để sản xuất ra một tấn mủ khô, một tỷ lệ không đáng kể trong giá thành sản phẩm mủ cao-su xuất khẩu... Hiệu quả của phương pháp xử lý chất thải bằng men vi sinh BIOLOGICAL của ông Nguyễn Tỷ đã được kiểm chứng qua thực tế ở nhiều nhà máy chế biến nông, lâm, hải sản và có thể khẳng định đây là một giải pháp rất hữu hiệu, đơn giản và giá rẻ, phù hợp khả năng nguồn vốn của nhiều cơ sở chế biến. Xử lý chất thải bằng men vi sinh có lợi thế vượt trội hơn các phương pháp dùng hóa chất hay cơ học. Bởi không để di chứng tác hại môi trường, men vi sinh liên tục phát triển theo hướng ngăn chặn ô nhiễm môi trường và giá rẻ. Với những tính năng hữu hiệu đó, phương pháp xử lý chất thải ô nhiễm môi trường bằng men vi sinh của ông Nguyễn Tỷ cần được các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Bình và Bộ Tài nguyên - Môi trường đánh giá chính xác, đồng thời chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho phương pháp này phổ biến rộng rãi. Bởi trong xu thế phát triển, ngày càng có nhiều nhà máy, cơ sở chế biến nông, lâm, hải sản đủ quy mô ra đời và mặt trái về tác hại môi trường cũng đã và đang "nóng" lên ở nhiều địa phương. Sớm phổ biến rộng rãi phương pháp này cũng chính là đưa ra một giải pháp tích cực cho công tác bảo vệ môi trường.
Tài liệu liên quan