a. Ưu điểm:
Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước
thải;
Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện
hành;
Diện tích đất sử dụng tối thiểu.
Công trình thiết kế dạng modul, dễ mở rộng, nâng công suất xử lý.
b. Nhược điểm:
Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn;
Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong
những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các
yêu cầu kỹ thuật;
Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ.
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xử lý nước thải sản xuất
dầu ăn
1. ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI DẦU THỰC VẬT
Nước thải dầu thực vật chủ yếu phát sinh từ công đoạn rửa dầu, một phần từ
khâu giải nhiệt dầu, chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ, dầu mỡ và SS. Các
chất hữu cơ này làm giảm, ức chế đến sự phát triển của các loài thuỷ sinh, sự
phát triển của cây trồng, vật nuôi.
Hiện diện trong các nguồn nước, chúng bị phân hủy vi sinh giải phóng ra các
chất khí CO2, CH4, H2S gây mùi hôi thối trong môi trường. Chất rắn lơ
lửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thuỷ sinh,
đồng thời gây tác hại vể mặt cảm quan (tăng độ đục của nguồn nước) và gây
bồi lắng dòng chảy. Các chất dinh dưỡng (N,P) với nồng độ cao gây ra hiện
tượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm chất lượng
nguồn nước. Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của nước thải dầu thực vật thể hiện
cụ thể ở bảng sau.
Bảng chất lượng nước thải sản xuất dầu thực vật
2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Nước thải từ các khu vực sản xuất theo mạng lưới thoát nước riêng chảy vào
hố thu trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công
nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp
chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên
bể tách dầu. Tại đây dựa trên cơ sở lý thuyết tỷ trọng của dầu nhẹ hơn tỷ
trọng của nước, dầu được giữ lại trên bề mặt của ngăn đầu tiên, dòng nước
sau tách dầu theo lỗ thông giữa hai ngăn ở dưới đáy của bể tách dầu, và chảy
tràn qua bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên
toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu,
đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào.
Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể tuyển nổi. Tại đây, pH được
điều chỉnh thích hợp và sục khí với áp suất và lưu lượng thích hợp tạo điều
kiện tối ưu tuyển nổi. Các chất lơ lững và dầu mỡ sẽ được nổi lên trên bề
mặt nước thải dưới tác dụng nâng của bọt khí (thường là không khí) vào pha
lỏng, các bọt khí đó đủ lớn sẽ kéo theo các hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó
chúng tập hợp với nhau thành lớp bọt chứa hàm lượng cao hơn trong chất
lỏng ban đầu. Chất nổi được vớt bằng hệ thống gạt bùn và đưa về bể gom
bùn. Nước từ bể tuyển nổi chảy sang bể UASB. Tại bể UASB, các vi sinh
vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô
cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng
sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí → CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới +
…
Sau bể UASB nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic và aerotank. Bể anoxic
kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử
NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt
tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận
dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng
cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi
nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.
Nước sau cụm bể anoxic – aerotank tự chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại ở
đáy bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể anoxic, một phần được đưa đến
bể chứa bùn. Tiếp theo, nước trong chảy qua bể trung gian được bơm lên bể
lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để
loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó
hoặc không phân giải sinh học. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua
bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn lại, đồng thời khử trùng nước
thải. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp
nhận theo quy định hiện hành của pháp luật. Bùn ở bể chứa bùn được bơm
qua máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được
cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể chứa bùn, không khí
được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất
hữu cơ.
3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
4. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ
a. Ưu điểm:
Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước
thải;
Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện
hành;
Diện tích đất sử dụng tối thiểu.
Công trình thiết kế dạng modul, dễ mở rộng, nâng công suất xử lý.
b. Nhược điểm:
Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn;
Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong
những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các
yêu cầu kỹ thuật;
Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ.