- Ô nhiễm nguồn nước nặng nề cả ởnông thôn và thành thị; thu gom và xử lý rác thải
còn nhiều hạn chế; ô nhiễm do khói, bụi cao hơn mức cho phép và ngày càng tăng; Ý
thức của người dân còn kém; công tác quản lý nhà nước về môi trường vẫn còn nhiều bất
cập là bức tranh khá bi quan về tình trạng môi trường của Hà Nội hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý ô nhiễm môi trường Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xử lý ô nhiễm môi trường Hà Nội
- Ô nhiễm nguồn nước nặng nề cả ở nông thôn và thành thị; thu gom và xử lý rác thải
còn nhiều hạn chế; ô nhiễm do khói, bụi cao hơn mức cho phép và ngày càng tăng; Ý
thức của người dân còn kém; công tác quản lý nhà nước về môi trường vẫn còn nhiều bất
cập… là bức tranh khá bi quan về tình trạng môi trường của Hà Nội hiện nay.
Ô nhiễm nghiêm trọng trên sông Nhuệ - ảnh: Tuệ Khanh
Ô nhiễm… toàn diện!
Theo báo cáo của đoàn giám sát môi trường của HĐND thành phố Hà Nội trong buổi làm
việc với UBND TP ngày 8/4, tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở khắp các nơi
trên địa bàn Hà Nội cả ở nông thôn đến thành thị, cả ở cơ sở sản xuất công nghiệp riêng
rẽ, các sơ sở dịch vụ nhỏ lẻ cho đến các khu công nghiệp tập trung và các làng nghề, cả
trong sản xuất và sinh hoạt.
Cụ thể, 100% nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất tại
khu vực nông thôn, ở các làng nghề và gần 100% nước thải
sinh hoạt tại đô thị chưa qua xử lý đang xả thẳng ra sông, hồ,
ao, mương. Đa số các khu, cụm, điểm sản xuất công nghiệp
tập trung chưa có hoặc có các trạm xử lý nước thải tập trung
nhưng hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động.
Điều đặc biệt quan ngại là vấn đề chất thải lỏng của khu dân
cư và các bệnh viện (cụ thể là phân bùn bể phốt) đều chưa có
xử lý mà xả thẳng vào tự nhiên. Ngoài ra, theo báo cáo của
cảnh sát môi trường, không hiếm trường hợp các đơn vị dịch
vụ hút phân bùn bể phốt rồi lại xả thẳng ra tự nhiên hoặc bán
cho các cơ sở nuôi cá.
Quá trình giám sát về môi trường, đoàn cũng ghi nhận phần
lớn nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn - nơi không có các
trạm cấp nước tập trung - chưa được kiểm soát về chất lượng. Một số vùng làng nghề,
nồng độ các chất độc hại trong nước vượt mức cho phép nhiều lần.
Tình trạng trên dẫn đến một thực tế là hiện nay chất lượng nước 4 sông thoát nước chính
của thành phố, các kênh mương tiêu thoát, các cống ngầm… đang bị ô nhiễm nặng và
Theo báo cáo của Sở
TN&MT thì hiện mới
có 1/10 khu công nghiệp
vừa và nhỏ (Cầu Giấy,
Ngọc Hồi, Phùng Xá)
trên địa bàn Thành phố
có trạm xử lý nước thải
tập trung. Thành phố
cũng có tới 48 bệnh viện
và Trung tâm y tế
nhưng mới chỉ có 8 cơ
sở có trạm xử lý nước
thải. Đó là chưa kể số
bệnh viện và cơ sở y tế
thuộc Trung ương đóng
trên địa bàn Hà Nội).
đều chứa các chất hữu cơ, vô cơ, các hợp chất nitơ, vi sinh vật, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ.
Một số vị trí sau khi quan trắc đã phát hiện kim loại nặng vượt tiêu chuẩn cho phép, nước
có màu đen, mùi hôi thối, đặc biệt là vào mùa khô.
Ô nhiễm môi trường ở Hà Nội không thể không kể đến không khí. Hiện chất lượng không
khí ở Thành phố đã có biểu hiện suy thoái, đặc biệt là các khu vực nội thành. Nồng độ
các chất khí như Benzen, oxit nitơ, ô xít các bon, nồng độ bụi… đều vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 1-2 lần, cá biệt ở một số vị trí lên gấp 6-7 lần.
Xử lý: Còn nhiều bất cập
Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường đã đặc biệt thu
hút sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân và các cấp chính
quyền từ trung ương đến địa phương các tỉnh, thành phố,
trong đó có Hà Nội. Đặc biệt từ sau khi Luật Bảo vệ môi
trường ra đời, công tác này đã ngày càng được chú trọng. Hà
Nội cũng đã làm được nhiều việc, tuy nhiên, tình trạng ô
nhiễm môi trường vẫn ngày càng trầm trọng và việc xử lý vẫn
còn nhiều tồn tại bất cập.
“Chúng ta đã hành động chứ không chỉ dừng lại ở nhận thức.
Tuy nhiên, cho đến nay Hà Nội vẫn chưa có được một chiến
lược và quy hoạch tổng thể về môi trường. Mặc dù Thành phố
đã rất quan tâm đến việc đầu tư các dự án lớn cho xử lý môi
trường nhưng chưa có lộ trình rõ ràng, không cân đối và
không đồng bộ” – ông Hậu nhận xét. Theo ông Hậu, một điều
bất cập nhất hiện nay là việc xử lý môi trường không tập
trung một đầu mối. Sở TN&MT làm quản lý nhà nước về môi
Các hồ ở Hà Nội nói
chung đề bị ô nhiễm,
các chỉ tiêu ô nhiễm chủ
yếu là hàm lượng oxi
hoà tan, nhu cầu oxi
hoá sinh học, nhu cầu
oxihoá học, dầu mỡ, vi
sinh đều vượt tiêu
chuẩn cho phép nhiều
lần. Thậm chí, hàm
lượng coliform của một
số hồ gần khu vực dân
cư vượt tiêu chuẩn cho
phép tới 100-200 lần,
vào mùa khô vượt tới…
700 lần.
trường nhưng những hoạt động cụ thể lại nằm ở nhiều ngành khác. Ông Hậu lấy một ví
dụ: Khi phát hiện nước ô nhiễm ở một đoạn sông nào đó, không ai nghĩ đó là trách nhiệm
của mình. Phường tưởng quận, quận tưởng thành phố…
Chứng minh cho điều này, ông Nguyễn Văn Lưỡng, Chi cục trưởng chi cục Bảo vệ Môi
trường nói: “Mọi người, từ dân cho đến doanh nghiệp, cứ cái gì thấy liên quan đến môi
trường cũng gọi hoặc đến tận chi cục để thắc mắc, hỏi han. Ví dụ như vấn đề rác. Tuy
nhiên, trên thực tế rác lại do Sở Xây dựng quản lý”. Một phóng viên tham dự hội nghị
cũng tranh thủ “than” rằng, vụ việc về nước nhiễm Amôni vừa rồi, ngay lúc đầu tiên cô
nghĩ ngay đến Chi cục bảo vệ môi trường. Ở đây, cô được hướng dẫn sang phòng quản lý
tài nguyên nước của Sở. Phòng này lại “mách nước” cô nên đến gặp trực tiếp xí nghiệp
cung cấp nước sạch. Thế nhưng, thông tin cuối cùng lại được… Sở Y tế họp báo!
Cũng nhìn thấy bất cập này, PGS, tiến sĩ Bùi Thị An, cũng là một thành viên trong đoàn
giám sát môi trường của Thành phố cho rằng: Nhận thức về quản lý môi trường đã có
nhiều tiến bộ, tuy nhiên chưa đủ tầm. Vấn đề môi trường hiện cả xã hội đã vào cuộc, hệ
thống chính trị cũng đã vào cuộc, tuy nhiên, cần phải quy về một mối để dễ làm việc và
lúc cần thì có thể làm rõ trách nhiệm.
Một bất cập nữa mà báo chí cũng đã từng nêu nhân vụ xử lý vi phạm của Vedan cũng
được nhiều đại biểu nhắc đến, đó là việc xử lý hành chính. “Nếu xử lý hành chính như
hiện nay thì gần như không có nghĩa lý gì. Một công nghệ phải đầu tư hàng chục tỷ đồng,
nhưng nếu không đầu tư, họ cũng chỉ bị phạt đến vài chục triệu đồng” – ông Hậu nêu vấn
đề.
Nhận thức là quan trọng
Thời gian gần đây, trước những diễn biến phức tạp của môi
trường và hậu quả nặng nề mà nó mang lại, đặc biệt là trận
lụt lịch sử vừa qua, người dân Hà Nội đã nhận thức rõ hơn
về vấn đề môi trường. Tuy nhiên, mức độ của nhận thức
chưa thực sự sâu sắc.
“Người dân một vùng ngoại thành Hà Nội có thể đi ô tô ra
đồng để… đi vệ sinh, nhưng họ lại không bỏ tiền ra để đầu
tư xây một nhà vệ sinh phù hợp” – Phó Chủ tịch UBND
Vũ Hồng Khanh kể một câu chuyện vui nhưng rất có ý
nghĩa. Điều này minh chứng cho việc nhận thức về vấn đề
môi trường còn yếu kém trong một bộ phận người dân.
“Công tác xử lý môi trường của Hà Nội hiện đã trở nên rất đã rất cấp bách bởi Hà Nội
hiện chỉ được bằng những năm 70 của Hàn Quốc” – ông Vũ Văn Hậu, Giám đốc Sở
TN&MT Hà Nội nhấn mạnh. Theo ông Hậu, Việt Nam đã phát triển vượt bậc về kinh tế
và được thế giới ghi nhận, tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường thì lại đi sau các nước
quá dài. Hiện chúng ta đã và đang phải trả giá cho sự phát triển không cân đối này.
Đồng quan điểm với ông Hậu, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố, ông Lê Quang Nhuệ lý
giải: “Đã nhiều năm qua, chúng ta vì miếng cơm manh áo mà quên đi mất nguy cơ về
môi trường. Điều này sẽ khiến chúng ta, rồi con cháu chúng ta phải trả giá rất lâu”. Ông
Nhuệ phân tích: Chúng ta không thể “tham bát bỏ mâm”, không thể vì sản xuất đóng góp
một chút cho ngân sách, thu hút một ít lao động mà bỏ qua hành vi hủy hoại môi trường.
Bài học xương máu từ nhiều năm trước đề lại bắt buộc chúng ta hôm nay phải suy nghĩ
thật cẩn trước khi hành động. Trong khi chúng ta thu lại được 1 đồng từ việc khai thác tài
nguyên thì chúng ta sẽ phải bỏ ra gấp nhiều lần để khắc phục hậu quả”.
Ông Vũ Văn Hậu, Giám
đốc Sở TN&MT Hà Nội:
Công tác môi trường cảu
Hà Nội đã rất cấp bách
Hành động cần cấp bách
Nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao trách nhiệm của các lãnh đạo và nhà quản
lý – đó là điều hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Theo Phó chủ tịch
UBND TP Vũ Hồng Khanh, nhận thức từ lãnh đạo đến người dân về cơ bản đã có chuyển
biến và đi vào hành động. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch cho rằng, nhận thức cần nâng cao hơn
nữa, hành động cần quyết liệt hơn nữa.
Trước khi nhà nước có điều chỉnh về mức chế tài trong xử phạt hành chính, ông Khanh
cho rằng quan trọng nhất vẫn là biện pháp xử lý cán bộ nếu thực thi luật bảo vệ môi
trường không tốt. “Không dễ gì đóng cửa một nhà máy hay một bệnh viện, tuy nhiên,
những người quản lý nhà máy hay bệnh viện đó mà không tuân thủ các quy định của luật
pháp về bảo vệ môi trường thì có thể bị xử lý” – ông Khanh nhấn mạnh.
Về hướng xử lý trước mắt, phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, hiện thủ đô đang tập
trung quyết liệt vào hai vấn đề chính là nước sạch và rác thải. Hà Nội cũng đã ra quy chế
thử nghiệm xử lý làm sạch nước hồ, ao. “Hà Nội hiện có một hội đồng khoa học xác định
xem công nghệ nào có nhiều ưu thế nhất để đến tháng 10 năm nay sẽ tổng hợp và công
bố và áp dụng rộng rãi”.
Trước tình trạng các bãi chứa rác đã sắp đầy, ông Khanh cho hay, cuối 2009, Hà Nội sẽ
khởi công xây lò đốt công nghệ cao để phục vụ tiêu hủy rác trong nội thành và một số
huyện ven nội thành. Ở các huyện khác phải bố trí các hố chôn lấp hợp vệ sinh, tránh ùn
tắc rác thải về thành phố.
Thời gian tới, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ ra một nghị quyết về vấn đề môi
trường nhằm có thêm một văn bản pháp lý làm trong lành cuộc sống của người dân.
“Tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường được xác định rất rõ. Và
hành động hôm nay chính là để cứu chúng ta, cũng là để cứu con cháu chúng ta” – Phó
chủ tịch HĐND Lê Quang Nhuệ khẳng định.