TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TỈNH BO KẸO
Vị trí địa lý và lịch sử hình thành của tỉnh Bo Kẹo
Bo Kẹo là một tỉnh nằm phía Tây Bắc của CHDCND Lào, phía Bắc và
Đông Bắc có biên giới giáp với tỉnh Luông Nặm Thà dài 100km, phía Đông
Nam giáp với tỉnh U Đôm Xay dài 110km, phía Nam giáp với tỉnh Xay Nha
Bu Ly dài 35km, phía Tây giáp với Vương quốc Thái Lan dài 145 km (trong
đó có biên giới đất liền 48km và có sông Mê Kông làm biên giới dài 97km),
phía Tây Bắc giáp với Miên Ma dài 98 km có sông Mê Kông ở giữa.
Tỉnh Bo Kẹo có tổng diện tích là 6.169 km
11 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý tình huống điểm nóng xã hội ,điểm nóng chính trị - Xã hội ở tỉnh Bo Kẹo – Diễn biến, xử lý và tính chất chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xử lý tình huống điểm nóng xã hội ,điểm nóng chính
trị - xã hội ở tỉnh Bo Kẹo – diễn biến ,xử lý và tính
chất chủ
1. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TỈNH BO KẸO
Vị trí địa lý và lịch sử hình thành của tỉnh Bo Kẹo
Bo Kẹo là một tỉnh nằm phía Tây Bắc của CHDCND Lào, phía Bắc và
Đông Bắc có biên giới giáp với tỉnh Luông Nặm Thà dài 100km, phía Đông
Nam giáp với tỉnh U Đôm Xay dài 110km, phía Nam giáp với tỉnh Xay Nha
Bu Ly dài 35km, phía Tây giáp với Vương quốc Thái Lan dài 145 km (trong
đó có biên giới đất liền 48km và có sông Mê Kông làm biên giới dài 97km),
phía Tây Bắc giáp với Miên Ma dài 98 km có sông Mê Kông ở giữa.
Tỉnh Bo Kẹo có tổng diện tích là 6.169 km
2
, chiếm 4,51% của tổng
diện tích cả nước (2006), là một tỉnh miền núi chiếm 82% diện tích của cả
tỉnh. Về cơ cấu gồm có 5 huyện là: Huyện Mương Mơng, huyện Tổn Phợng,
huyện Huội Sài, huyện Pác Thà và huyện Pha U Đôm. Cả 5 huyện có 354
bản, có 25.623 ngôi nhà, có dân số 145.919 người, trong đó nữ là 73.606
người (2006), mật độ dân số là 23 người/km
Trước năm 1975, Bo Kẹo có tên gọi là tỉnh Hua Khỏng. Tỉnh Hua
Khỏng là căn cứ chỉ huy quân sự của Mỹ đối với lính đánh thuê cả người Lào
và người Thái Lan nhất là trong thời kỳ chiến tranh đặc biệt ở Đông Dương
nói chung và ở Lào nói riêng và phục vụ cho chiến tranh ở vùng Xăm Thong -
Long Chảnh của tỉnh Xiêng Khoảng trong những năm đầu của thập niên 70,
thế kỷ XX.
Sau năm 1975, Bo Kẹo là một địa phận thuộc tỉnh Luông Nặm Thà, có
thị xã Huội Sài là trung tâm của huyện. Đến ngày 26-3-1983 trên cơ sở của
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 và trên cơ sở
nhu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của Đảng, Bộ Chính trị mới ra Quyết
định số 06/BCT, ngày 26-3-1983 chia tỉnh Luông Nặm Thà ra thành hai tỉnh
là tỉnh Luông Nặm Thà và tỉnh Bo Kẹo, trong đó tỉnh Luông Nặm Thà gồm
có 5 huyện và tỉnh Bo Kẹo gồm có 3 huyện (huyện Mường Mơng, huyện Tổn
Phợng và huyện Huội Sài). Đến năm 1992 Bộ Chính trị Trung ương Đảng
NDCM Lào ra Quyết định số 121/BCT, ngày 5-7-1992 đưa hai huyện thuộc
tỉnh U Đôm Xay là: Huyện Pác Thà và huyện Pha U Đôm cho tỉnh Bo Kẹo
thêm thành 5 huyện cho đến ngày nay.
Một số thành tựu đạt được trong thời gian gần đây
Sau khi được phép thành lập một tỉnh riêng, cho đến nay Bo Kẹo đã trải
qua 3 lần Đại hội, Đại hội lần thứ nhất vào ngày 29-31/1/1994, Đại hội lần II
vào ngày 28-30/3/1999 và Đại hội lần thứ III vào ngày 8-10/6/2005.
Trong mỗi nhiệm kỳ của Đại hội, Ban Chấp hành Đảng uỷ của tỉnh đã
phán đấu lập những thành tích ngày một lớn hơn theo thế mạnh sẵn có của
tỉnh và được biểu hiện ở một số vấn đề trong bản báo cáo chính trị Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Bo Kẹo trong Đại hội lần thứ III là:
Quá trình thực hiện mục tiêu vĩ mô: Nói chung, với sự cố gắng của
Đảng bộ và chính quyền các cấp trong nhiệm kỳ của Đại hội lần thứ II của
tỉnh (1999 - 2005) đã làm cho cơ sở kinh tế của tỉnh tiếp tục từng bước phát
triển với tỷ lệ tăng trưởng là 6,3%. Trong đó, tổng sản phẩm nông nghiệp tăng
lên 1,04% trên một năm và chiếm 55,33%, tổng sản phẩm công nghiệp - nghề
thủ công tăng lên 1,09% trên một năm và chiếm 10,19%, tổng sản phẩm dịch
vụ tăng lên 1,07% trên một năm và chiếm 33,38%.
Thu nhập đầu người trong năm 2005 - 2006 là 363,97 đô la Mỹ (USD),
nếu so với kế hoạch 5 năm (2000 - 2005) mà Đại hội lần thứ II đề ra là 600
USD/1 người thì vẫn chưa đạt được yêu cầu.
Việc tổ chức thực hiện xoá đói giảm nghèo mà Đại hội lần thứ II đề ra
vẫn chưa đạt yêu cầu. Theo chỉ tiêu phấn đấu của Đại hội thì đến năm 2001 là
phải xoá cho được một nửa trong tổng số là 182 bản và 22.870 gia đình còn
nghèo đói. Trên thực tế, đến năm 2005 vẫn còn 111 bản và 5.147 gia đình
nghèo đói.
Những thành tựu giành được trong các lĩnh vực của đời sống xã hội:
Về lĩnh vực quốc phòng - an ninh:
Theo Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Ban Chấp hành Tỉnh uỷ đã quy
định: "Tích cực phấn đấu làm cho tỉnh Bo Kẹo có trật tự an ninh về chính trị,
chú ý giải quyết vấn đề mất trật tù - an ninh biên giới. Chống và giải quyết
vấn đề mua bán, vận chuyển ma túy và những hiện tượng tiêu cực khác trong
xã hội" [18, tr.16], với đặc điểm và vị trí của tỉnh là một cửa ra - vào của một
số nước ASEAN và châu Á, tỉnh Bo Kẹo đã lãnh đạo thực hiện đường lối
quốc phòng - an ninh toàn dân, tập trung giải quyết những vùng Èn dấu của
nhóm những người không tốt (bọn phỉ) gây mất trật tự, an ninh, an toàn xã
hội, nhất là ở các vùng biên giới với Thái Lan.
Đảng uỷ, ban chỉ huy các cấp, các đơn vị phải chú ý hơn nữa việc củng
cố, xây dựng lực lượng của mình và tạo mọi điều kiện cho lực lượng của
mình trở thành lực lượng vũ trang cách mạng vững mạnh.
Về lực lượng an ninh cũng đã tăng cường vai trò quản lý xã hội, chú ý
giải quyết những vấn đề tiêu cực trong xã hội, xây dựng lực lượng an ninh trở
thành lực lượng nòng cốt giữ vững trật tự an ninh ở cơ sở bản - làng.
Về lĩnh vực kinh tế:
Nhìn chung việc thực hiện các chỉ tiêu trong lĩnh vực kinh tế cũng đã
có nhiều vấn đề đạt được đáng mừng, làm cho con số tổng thu nhập tính theo
đầu người (GDP) có xu hướng tăng lên, tình hình khó khăn trong đời sống xã
hội của người dân từng bước được giải quyết. Để đảm bảo đời sống của dân,
Tỉnh uỷ tỉnh Bo Kẹo đã huy động thành lập vốn phát triển bản và cụm bản.
Cho đến nay đã có 78 bản và chiếm 23,03% của tổng số bản của tỉnh, có tổng
số vốn là 2.067.705.720 kíp (tiền Lào). Số vốn đó đã góp phần làm cho các
bản và những gia đình còn khó khăn ngày một giảm xuống trong mỗi năm.
Cụthể được biểu hiện trong một số lĩnh vực sau:
Về nông nghiệp và lâm nghiệp: Tỉnh uỷ tỉnh Bo Kẹo đã lãnh đạo và
thực hiện đường lối chính sách của Trung ương Đảng trong lĩnh vực này
thành những kế hoạch, những công trình cụ thể xuống huyện - bản nhằm mục
đích cơ bản là: Thúc đẩy, khuyến khích các gia đình nông dân các dân téc sản
xuất lương thực thực phẩm, giảm và đi đến chấm dứt quá trình chặt rừng làm
nương, làm rẫy sang khuyến khích việc trồng trọt và sản xuất thành hàng hoá
tạo nguồn thu nhập cho nhân dân, đồng thời là chìa khóa để giải quyết xoá đói
giảm nghèo cho dân. Chẳng hạn, từ Đại hội lần thứ II Ban Chấp hành Tỉnh uỷ
cho đến nay đã thấy rằng: Việc khuyến khích sản xuất lương thực thực phẩm
trong cả tỉnh đã được đảm bảo bền vững, nhất là việc sản xuất lúa, từ tình
hình thiếu gạo ăn, hiện nay đã đủ ăn và có phần dư thừa, phần bán thành hàng
hoá. Cụ thể là "trong năm 2005 sản xuất lúa đạt tới 56.711 tấn, nếu so với
năm 2000 tăng lên 7.326 tấn, bằng 15% (tính trung bình đầu người là 391 kg
thóc/1 người). Nếu so với quá trình sử dụng thì sẽ có gạo thừa ăn 7.111 tấn và
có khả năng xuất khẩu không dưới 3.000 tấn/1 năm" [1, tr.15].
Cùng với việc sản xuất lúa tỉnh Bo Kẹo còn động viên khuyến khích
nhân dân chăn nuôi các loại, đến nay đã có 20.812 con trâu, 24.123 con bò,
369.489 các loại gia súc khác (2006). Tỉnh uỷ còn tích cực lãnh đạo việc thực
hiện kế hoạch chấm dứt quá trình chặt rừng làm nương rẫy kiểu di chuyển từ
3.304 ha xuống còn 738 ha. Trong khi đó diện tích ruộng tăng lên 13.138 ha.
Trước Đại hội lần thứ III của tỉnh uỷ, Bo Kẹo có 3 nhà máy cưa gỗ nhưng do
tình hình chặt gỗ bừa bãi cho nên Bộ Chính trị đã ra quyết định số 311/BCT,
ngày 18/10/2004 chấm dứt việc chặt phá rừng và đóng cửa nhà máy cưa gỗ
trong cả nước, từ đó nhà máy cưa gỗ của tỉnh Bo Kẹo cũng ngừng hoạt động.
Để đảm bảo cho việc sản xuất nông nghiệp, tỉnh Bo Kẹo cũng đã tích
cực xây dựng và phát triển mạng lưới thủy lợi, cho đến nay cả tỉnh đã có hệ
thống thuỷ lợi kể cả cỡ lớn, cỡ nhỏ và thuỷ lợi theo truyền thống tới 1.352
chỗ, có khả năng tưới cho diện tích là 10.475 ha. Trong đó thủy lợi cố định có
48 chỗ có khả năng tưới cho 7.497 ha, tạo điều kiện cho việc trồng trọt và sản
xuất được nhiều vụ.
Về thương nghiệp: cả tỉnh có tổng số bản là 354 bản trong khi đó những
bản có cửa hàng chiếm tới 81,12% (kể cả các chợ phiên và các chợ cố định
làm vai trò trao đổi, mua bán hàng hoá). Hiện nay việc sản xuất thành hàng
hoá của các gia đình và các nhóm bản phát triển ở các huyện trong cả tỉnh đã
có xu hướng ngày một tăng lên.
Ngoài ra cơ quan thương nghiệp của tỉnh còn làm vai trò động viên,
khuyến khích cho nhân dân sản xuất thành hàng hoá đồng thời thúc đẩy các
công ty (cả nhà nước và tư nhân) đầu tư vào sản xuất thành hàng hoá bằng
nhiều hình thức như: Tổ chức nhóm sản xuất, nhóm thu mua và nhà nước có
thể đầu tư cho vay với lãi suất thấp tạo cơ sở cho việc sản xuất thành hàng
hoá chủ yếu của tỉnh như: các loại rau, các loại đậu, hoa quả các loại nhất là
cam làm cho giá trị xuất khẩu đạt tới 10.918.000 USD (2006).
Về công nghiệp - nghề thủ công: Chóng ta đều biết rằng, công nghiệp -
nghề thủ công là một trong cơ cấu kinh tế chủ chốt của nhà nước, do đó việc
này ở tỉnh Bo Kẹo cũng đã được khuyến khích, nhưng phần lớn vẫn là sản
xuất trong cỡ nhá - gia đình mà chủ yếu là tập trung vào chế biến gỗ, sản
phẩm nông nghiệp cung cấp cho việc sử dụng trong nước và một phần xuất
khẩu như: bánh mì, sợi phở, rượu kông sa đên, nước uống, gạch, sản phẩm bê
tông Trong đó có một số sản phẩm đã hạn chế được việc nhập khẩu hoàn
toàn. Ngoài ra Tỉnh uỷ còn động viên khuyến khích cho tư nhân xây dựng
một nhà máy bật lửa ga, một nhà máy lắp ráp xe máy (Trung Quốc), mét nhà
máy may tói da, một nhà máy thức ăn gia súc tạo điều kiện cho việc giải
quyết công ăn việc làm cho thanh thiếu niên và nhân dân trong tỉnh. Đồng
thời nghề thủ công nghiệp cũng đã được phát huy khuyến khích theo thế
mạnh và truyền thống của tỉnh như là: dệt vải, thêu đan, thợ rèn, thợ kim
hoàn Cả tỉnh đã có mạng lưới điện đến tất cả các huyện, nhưng các bản
làng ở xa xôi hẻo lánh vẫn chưa được dùng điện.
Về giao thông vận tải, bưu điện và xây dùng: Với vai trò là một ngành
mòi nhọn góp phần quan trọng vào việc xoá đói giảm nghèo cho dân, Tỉnh uỷ
tỉnh Bo Kẹo cũng đã cố gắng cao trong việc xây dựng và nâng cấp các tuyến
đường giữa tỉnh với tỉnh, từ tỉnh đến các huyện, từ huyện đến các bản và nơi
tập trung. Cả tỉnh có các tuyến đường dài 264 km (đường rải nhựa và chưa rải
nhựa nhưng đi được cả hai mùa) chạy qua 177 bản. Ngoài ra còn có đường
xuyên quốc gia từ Thái Lan qua Lào vào Trung Quốc dài 84km thuộc tỉnh.
Ngoài đường xá ra Bo Kẹo còn chú ý phát triển mạng lưới viễn thông trong cả
tỉnh. Hiện nay cả tỉnh đã lắp đặt 1.049 con số điện thoại đặt bản, 5.045 số điện
thoại di động và xây dựng hệ thống nước máy, bệnh viện ở huyện Tổn Phợng
trị giá 1,1 triệu đô la Mỹ.
Về du lịch và dịch vụ: Với tư thế là một trong ba thế mạnh của tỉnh,
việc du lịch và dịch vụ cũng đã được củng cố và từng bước nâng cấp phù hợp
với sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh uỷ đã tập trung đẩy mạnh
hoạt động của các công trình dịch vụ như: khách sạn, nhà nghỉ, các cửa hàng
ăn - uống... cho đạt tiêu chuẩn và có chất lượng cao nhằm thu hót được nhiều
khách du lịch trong và ngoài nước, thể hiện "trong 5 năm qua (2001 - 2006)
đã có khách du lịch vào tỉnh Bo Kẹo tới 38.160 lượt người, góp phần thu ngân
sách nhà nước được 190.287.020 kíp, tính trung bình mỗi năm tăng lên
166,12%" [1, tr.17].
Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội:
Về giáo dục: Sở Giáo dục của tỉnh cũng đã cốgắng tập trung trong mọi
hình thức để đổi mới và phát triển mạng lưới giáo dục nhằm một mặt là tạo
điều kiện để cho thanh - thiếu niên và trẻ em đến tuổi có thời cơ được vào
học, mặt khác cũng nhằm củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục sao cho
phù hợp với thời đại mới, thời đại hội nhập với quốc tế và khu vực với hình
thức là: Đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quá trình quản lý và điều
hành sao cho có chất lượng cao, quyết tâm xây dựng trường dạy nghề để tạo
công ăn việc làm cho thanh niên và xã hội. Quá trình đổi mới và phát triển hệ
thống giáo dục ở tỉnh Bo Kẹo trong những năm qua đã được Sở Giáo dục và
tỉnh khẳng định trong bản tổng kết năm 2006 là:
Cả tỉnh có 41 trường mẫu giáo, nếu so với năm 2001 là tăng
lên 21 trường, có học sinh mẫu giáo 1.228 cháu, so với năm 2001
tăng lên 126,18%. Có 261 trường tiểu học (líp 1, 2, 3, 4, 5), so với
năm 2001 tăng lên 27,94%, có 23.883 học sinh tiểu học, so với năm
2001 tăng lên 11,41%. Có 27 trường trung học (từ líp 6-11), so với
năm 2001 tăng 42,10%, có 9234 học sinh trung học, so với năm
2001 tăng lên 83,50%. Tỷ lệ trẻ em đến tuổi học từ 6-10 tuổi đã
được vào học từ 75,56% trong năm 2001 thành 86,40% trong năm
2006. Cán bộ viên chức trong Sở Giáo dục cả tỉnh từ 850 người
(2001) thành 1.208 người (2006) [2, tr.19].
Về y tế: Sở y tế của tỉnh đã tích cực phát triển mạng lưới dịch vụ y tế vào
vùng nông thôn, dân téc, vùng sâu, vùng xa nhất là xây dựng bệnh viện, trạm xá
và tói thuốc trong từng bản, cả tỉnh có 7 bệnh viện, có 27 trạm xá, cho đến nay
mạng lưới dịch vụ y tế của tỉnh đã chiếm 92% tổng số bản trong cả tỉnh.
Về văn hoá: Các cơ quan liên quan cũng đã chú ý phục hồi, bảo giữ và
khuyến khích những văn hoá có giá trị truyền thống của dân téc, tổ chức tập
luyện, hoạt động văn hoá văn nghệ, tổ chức các công trình văn hoá địa
phương như là cuộc thi thời trang của các dân téc. Ngoài ra còn vận động thi
đua gia đình văn hoá mới trong cả tỉnh.
Về lĩnh vực quan hệ và hợp tác quốc tế: Đảng NDCM Lào có quan điểm
rằng: "Muốn phát triển đất nước cho thoát khỏi những khó khăn, lạc hậu thì
trước hết chúng ta phải mở rộng quan hệ và hợp tác với quốc tế, lấy kinh tế
trong nước gắn bó với kinh tế thế giới để phát triển lực lượng sản xuất, làm cho
kinh tế hàng hoá phát triển với nhịp độ nhanh" [11, tr. 6]. Trên cơ sở đó để bớt
thù, thêm bạn và tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng tổ
quốc, tỉnh Bo Kẹo cũng coi trọng việc củng cố và tăng cường hợp tác với các
nước trong khu vực và thế giới nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn biên giới,
trong đó:
Đối với Thái Lan và Miên Ma: Tỉnh Bo Kẹo đã có quan hệ hợp tác
song phương giữa hai bên chủ yếu là nhằm để giải quyết những vấn đề có thể
xảy ra ở biên giới giữa hai bên đồng thời là nhằm giữ gìn trật tự, an ninh, an
toàn biên giới trên cơ sở sự hiểu biết và là nước láng giềng.
Đối với Trung Quốc: Đối với Trung Quốc thì phần lớn là hợp tác về
sản xuất kinh doanh và nông nghiệp chẳng hạn như là: nhà máy lắp ráp xe
máy, nhà máy may tói da, trồng cao su, chuối, đu đủ...
Đối với Việt Nam: Trên cơ sở tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn
diện, tỉnh Bo Kẹo còng đã hợp tác với tỉnh kết nghĩa Sơn La, hai bên đã ký
nhiều biên bản hợp tác hoá vào chiều sâu và toàn diện ngày một nhiều hơn.
Trong những năm vừa qua tỉnh Sơn La cũng đã giúp tỉnh Bo Kẹo xây dựng
bệnh viện ở huyện Tổn Phợng trị giá 10 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2004 Tổng bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức