Xung đột sử dụng nước tại hồ thủy điện Đăk Mi 4 trên sông Vũ Gia thuộc lưu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn

Nước là tài nguyên quý giá đối với sự sống của con người và hoạt động sản xuất. Hiện nay việc quản lý và khai thác tài nguyên nước trên các lưu vực sông của Việt Nam nói chung, lưu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn nói riêng còn nhiều bất cập. Mâu thuẫn giữa cấp nước và phát điện thường xuất hiện trong quản lý các hồ chứa đa mục tiêu. Tuy nhiên, mâu thuẫn này đối với hồ chứa Đắc Mi4 trên sông Vũ Gia lại cực kỳ phức tạp vì nhà máy thủy điện này sau khi phát điện lại trả nước sang sông Thu Bồn, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân ở hạ lưu sông Vu Gia thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng . Đây là vấn đề cần phải được giải quyết càng sớm càng tốt.

pdf26 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xung đột sử dụng nước tại hồ thủy điện Đăk Mi 4 trên sông Vũ Gia thuộc lưu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH ----------------------- LỚP BỒI DƢỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CHƢƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH Tổ chức tại Đà Nẵng. Năm 2013 TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC Tên tình huống: Xung đột sử dụng nƣớc tại hồ thủy điện Đăk Mi 4 trên sông Vũ Gia thuộc lƣu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn Họ và tên: Quách Thị Xuân Chức vụ: Phó trƣởng phòng Nghiên cứu Đô thị Đơn vị công tác: Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng Đà Nẵng, tháng 7 năm 2013 2 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH ----------------------- LỚP BỒI DƢỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CHƢƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH Tổ chức tại Đà Nẵng. Năm 2013 Từ ngày 18 tháng 5 năm 2013 đến ngày 10 tháng 8 năm2013 TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC Tên tình huống: Xung đột sử dụng nƣớc tại hồ thủy điện Đăk Mi 4 trên sông Vũ Gia thuộc lƣu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn Họ và tên: Quách Thị Xuân Chức vụ: Phó trƣởng phòng Nghiên cứu Đô thị Đơn vị công tác: Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng Ngƣời hƣớng dẫn : PGS. TS. Hoàng Văn Chức Đà Nẵng, tháng 7 năm 2013 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................................... 4 I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG .................................................................................................................................... 4 1.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI ................................................................................................................................................ 4 1.2. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG ............................................................................................................................................... 6 II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG .............................................................................................................................. 10 2.1. MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ..................................................................................................................... 10 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................................................................... 10 2.3. PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÌNH HUỐNG ..................................................................................................................... 16 2.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH HUỐNG ................................................................................................................. 17 2.5. HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG .................................................................................................................................. 18 III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ...................................................................................................................................... 21 3.1. MỤC TIÊU XỬ LÝ ................................................................................................................................................... 21 3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............................................................................................................................................. 21 3.3. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ........................................................................................................................................... 23 III. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................................................... 23 4.1. KIẾN NGHỊ VỚI ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC .................................................................................................................. 23 4.2. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG .......................................................................................................... 24 III. KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................ 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................................ 25 PHỤ LỤC ................................................................................................................................................................. 25 4 Mở đầu Nước là tài nguyên quý giá đối với sự sống của con người và hoạt động sản xuất. Hiện nay việc quản lý và khai thác tài nguyên nước trên các lưu vực sông của Việt Nam nói chung, lưu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn nói riêng còn nhiều bất cập. Mâu thuẫn giữa cấp nước và phát điện thường xuất hiện trong quản lý các hồ chứa đa mục tiêu. Tuy nhiên, mâu thuẫn này đối với hồ chứa Đắc Mi4 trên sông Vũ Gia lại cực kỳ phức tạp vì nhà máy thủy điện này sau khi phát điện lại trả nước sang sông Thu Bồn, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân ở hạ lưu sông Vu Gia thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng. Đây là vấn đề cần phải được giải quyết càng sớm càng tốt. I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1.1. Hoàn cảnh ra đời Ngày 21/4/2007, tại xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn -Quảng Nam, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam (Bộ Xây dựng) đã khởi công xây dựng thuỷ điện Đăk Mi 4. Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đến dự lễ phát lệnh khởi công. Thủy điện Đăk Mi 4 là một trong những dự án thủy điện quan trọng nằm trong quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam), có công suất thiết kế 190 MW, với tổng vốn đầu tư 4.547 tỉ đồng, cung cấp điện lượng trung bình hằng năm gẩn 1 tỉ KWh. Tổng công ty IDICO vừa là chủ đầu tư vừa đảm nhiệm vai trò tổng thầu thi công xây lắp công trình. Sau hơn 5 năm triển khai, dự án có các mốc thời gian quan trọng như sau: ngày 25/01/2008, ngăn sông phục vụ công tác đào hố móng đập chính Nhà máy thủy điện Đak Mi 4A, ngày 29/10/2010 thông hầm dẫn nước với tổng chiều dài 3,3km chính thức, ngày 24/8/2011 hoàn thành toàn bộ công tác đào hố móng, gia 5 cố mái, đổ bê tông các hạng mục đập chính - đập tràn, cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước; thu dọn vệ sinh lòng hồ và tích nước hồ chứa. Ngày 10/01/2012 hoàn thành đóng điện đường dây 220 KV Đak Mi 4 - Thạnh Mỹ dài 44,471km và nhận điện từ hệ thống điện Quốc gia phục vụ công tác thử nghiệm nhà máy. Ngày 17/01/2012, tổ máy đầu tiên H2, công suất 74 MW chính thức hòa lưới điện Quốc gia. Sau đó lần lượt các tổ máy H3, H4 hòa lưới điện Quốc gia vào ngày 21/02/2012 và 24/02/2012. Và ngày 10/4/2012, tổ máy cuối cùng H1 cũng đã chính thức hòa lưới điện Quốc gia. Hình 1. Bản đồ vị trí các trạm thủy điện trên lưu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn Kể từ khi đi vào vận hành công trình này đã gây ra một số khó khăn cho việc cấp nước của thành phố Đà Nẵng và việc cấp nước tưới cho các huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam. Mùa khô năm 2013, “cuộc chiến” đòi nước giữa UBND TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam với thủy điện Đắk Mi 4 (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) 6 đã trải qua giai đoạn căng thẳng nhất mà nguyên nhân là do nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 không tuân thủ quy trình vận hành, không xả về hạ du lưu lượng 25 m3/giây như thiết kế. 1.2. Mô tả tình huống Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Công văn số 2840 ngày 29-4-2010 của Văn phòng Chính phủ với nội dung yêu cầu Đắk Mi 4 xả nước về lại cho sông Vu Gia với lưu lượng 25 m3/giây. Tuy nhiên, Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 đã không làm như vậy, và mâu thuẫn giữa Đà Nẵng, Quảng Nam và nhà máy đã lên tới đỉnh điểm. Quan điểm của thành phố Đà Nẵng Theo lãnh đạo Đà Nẵng thì việc đảm bảo lợi ích kinh tế của nhà máy là rất quan trọng nhưng ưu tiên số một bây giờ là nước sinh hoạt cho người dân. Nếu cần thiết Thành phố sẽ dùng đến pháp luật để buộc thủy điện Đắk Mi 4 trả nước cho sông Vu Gia. Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng nói: “Các anh lấy của Vu Gia thì phải trả lại cho Vu Gia. Nếu không trả, Thành Phố sẽ gửi công văn đến Thủ tướng và các bộ, ngành để buộc thủy điện Đắk Mi 4 trả lại dòng chảy cơ bản vốn có của Vu Gia. Cần thiết phải hy sinh ĐắK Mi 4 để phục vụ nước sinh hoạt, tưới tiêu cho nhân dân. Chúng tôi kiên quyết đòi thủy điện phải xả 25 m3/giây và ngừng phát điện để tích nước. Vì mực nước tự nhiên chảy về Đắk Mi 4 vẫn tương đối cao từ 25 m3/giây đến 40 m3/giây. Lượng nước này đủ cứu hạn cho Đà Nẵng” - ông Thắng nhấn mạnh. Theo ông Thắng, Thành Phố đang phải cật lực chống hạn cho hơn 3.000 ha lúa. Nguồn nước sinh hoạt phải lấy tại đập An Trạch cách nhà máy Cầu Đỏ 10 km. Đến thời điểm này, hạn hán đã ở mức độ báo động khẩn cấp. Nước tại sông Ái Nghĩa đang thấp nhất trong vòng gần 40 năm qua. Khoảng 10.000 ha lúa các huyện bắc Quảng 7 Nam và Đà Nẵng đang có nguy cơ mất trắng, hơn 1 triệu dân đang thiếu nước sinh hoạt. “Trước đây, nước từ hệ thống sông Vu Gia đổ về Thu Bồn thông qua sông Quảng Huế chỉ 20% nhưng sau khi có thủy điện Đắk Mi 4 lượng nước này đã tăng lên 60%. Vì vậy, nước từ sông Ái Nghĩa đổ về hạ du Vu Gia từ 80% đã giảm xuống còn 40%. Bây giờ thì hoàn toàn cạn kiệt. Sông không có nước làm độ mặn ở mức kỷ lục”. Quan điểm của tỉnh Quảng Nam Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đã tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Tổng cục Thủy lợi, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các nhà máy thủy điện trên địa bàn nhằm đề xuất kế hoạch điều tiết xả nước các hồ thủy điện trên hệ thống sông Vu gia – Thu Bồn phục vụ làm đất, gieo, sạ lúa hè thu. Theo đó, các nhà máy thủy điện A Vương, Đăk Mi 4, Sông Tranh 2, Sông Côn, Sông Bung 5 và Sông Bung 6 ngừng hoàn toàn hoạt động xả nước phát điện về hạ du kể từ ngày 12/4/2013 đến ngày 14/5/2013 để tích nước chuẩn bị cho sản xuất vụ hè thu; Kể từ ngày 15/5/2013 đến ngày 31/5/2013, các thủy điện sẽ thực hiện xả nước liên tục để phục vụ đổ ải và gieo sạ vụ hè thu 2013. Kế hoạch tích nước và xả nước này cũng đã được các bên liên quan thống nhất tại cuộc họp do Cục Điều tiết điện lực chủ trì tổ chức ngày 5/4/2013. “Những tưởng mọi sự cam kết được thực hiện nghiêm túc, nhưng không ngờ qua thực tế, vẫn có thủy điện coi thường sự quản lý của Nhà nước, không thực hiện đúng lịch tích nước và xả nước như trên. Cụ thể, ngày 26/4 vừa qua, chúng tôi đã cử đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 vẫn đang vận hành phát điện bình thường. Phía đại diện Ban quản lý dự án Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 cho rằng, Nhà máy được huy động vận hành theo sự điều độ của Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia, phụ thuộc vào an ninh hệ thống điện và 8 theo quy trình vận hành máy phát điện phải chạy sấy máy để đảm bảo độ cách điện.”- ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam nói. Ngay lúc đó, đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản yêu cầu Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 dừng phát điện. Đồng thời ngày 2/5/2013, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam đã ban hành công văn gửi Cục Điều tiết Điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan chỉ đạo Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 dừng xả nước phát điện để tích nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, liên tiếp những ngày sau, Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 vẫn tiếp tục vận hành, bất chấp yêu cầu của Đoàn kiểm tra của Sở NN&PTNT Quảng Nam. Qua số liệu theo dõi hoạt động của Nhà máy Thủy điện Đăk Mi 4, từ ngày 12/4/2013 đến ngày 4/5/2013, nhà máy đã xả nước phát điện 15 ngày với tổng số 167 giờ và hiện nay vẫn đang tiếp tục vận hành. Phía Sở NN&PTNT Quảng Nam đã gọi điện trực tiếp đề nghị cho dừng xả nước phát điện, nhưng lãnh đạo Nhà máy cho biết việc vận hành Nhà máy phải chấp hành theo điều động của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Quan điểm của Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 và ngành điện. Ngày 26/4, Sở NN-PTNT Quảng Nam đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Nhà máy Thủy điện Đắk Mi 4 về việc thủy điện này tự ý phá vỡ cam kết để xả nước phát điện. Nhưng tại cuộc họp này, ông Võ Tấn Dũng, Phó Ban Quản lý Nhà máy Thủy điện Đắk Mi 4 cho rằng, Nhà máy được huy động vận hành theo sự điều độ của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia. Ban QL TĐ Đăk Mi 4 cho rằng, khi mực nước hồ đã đạt cao trình 254,5m, trên mực nước chết 14,5m, và theo ghi nhận, dự báo thì thời tiết có mưa nên vẫn có nguồn nước về hồ, nếu không xả nước phát điện thì nước về hồ sẽ đến mực nước dâng bình thường và chảy tự do qua tràn. 9 Phó Tổng Giám đốc thủy điện Đắk Mi 4, ông Đào Minh Tiến, giải trình: “Hiện lưu lượng nước về hồ Đắk Mi 4 chỉ đạt khoảng 15 m3/giây, dung tích hữu ích của hồ hiện nay chỉ khoảng 85 triệu m3/158 triệu m3, tương ứng với cao trình cao hơn mực nước chết khoảng 10 m. Hiện nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng theo yêu cầu sử dụng nước tại hạ du của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam. Trong tháng 3, thủy điện đã xả 14 lần, mỗi lần 18-20 giờ, lượng xả 50 m3/giây để phục vụ sản xuất. Những điều này đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất điện (chỉ đạt 50% kế hoạch), gây khó khăn về nguồn tiền trả nợ ngân hàng cho thủy điện”. “Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với hai địa phương nhưng các anh phải cân nhắc điều tiết nước cho Quảng Nam bao nhiêu, Đà Nẵng bao nhiêu. Phải làm sao có hiệu quả nhất về tài nguyên nước và giảm thiệt hại cho nhà máy. Khi có số liệu rõ ràng chúng tôi sẽ chấp hành” - ông Tiến nói. Trung tâm điều độ quốc gia Ông Vũ Xuân Khu, Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thông tin: “Trong quý IV-2012, lượng nước về các hồ thủy điện thiếu hụt 15,2 tỉ m3 nước, trong đó miền Trung thiếu 11,5 tỉ m3. Vì vậy, thủy điện A Vương, Đắk Mi 4 phải sáu ngày nghỉ, sáu ngày vận hành. Hiện EVN khó can thiệp buộc các thủy điện phải xả nước vì hầu hết các thủy điện đều hoạt động theo cơ chế thị trường và không phụ thuộc vào EVN”. Cũng theo ông Khu, thủy điện Đắk Mi 4 có tuổi đời 30 năm. Vì vậy, người ta đã thiết kế để trong vòng đời đó có thể thu hồi được vốn. Còn nếu xả theo yêu cầu của TP Đà Nẵng thì nhà đầu tư không thể thu hồi lại vốn. “Nếu các thủy điện xả cứu hạn trong vòng 15 ngày thì nhà đầu tư đã lỗ 50 tỉ đồng” - ông Khu nói. 10 II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1. Mục tiêu phân tích tình huống Căn cứ vào các văn bản qui phạm pháp luật và các qui định hiện hành của Trung ương và Địa phương trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về tài nguyên nước để làm rõ hành vi tùy ý xả nước của Ban quản lý hồ thủy điện Đắc Mi 4; đồng thời chỉ ra được những yếu kém trong công tác quản lý tài nguyên nước; Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý hợp tình, hợp lý và những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực sông nhằm đáp ứng hài hòa các mục tiêu. 2.2. Cơ sở lý luận Việc phân tích và giải quyết tình huống dựa vào các luật, nghị định và quy định sau: 1. Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 2. Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. 3. Căn cứ Luật Điện lực ngày 14 tháng 12 năm 2004; 4. Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001; 5. Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập; 6. Căn cứ Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi; 7. Thông tư số 34/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 7/10/2010. Điều 64 Luật Tài nguyên Môi trƣờng quy định về bảo vệ môi trƣờng hồ chứa nƣớc phục vụ mục đích thuỷ lợi, thủy điện 11 1. Việc xây dựng, quản lý và vận hành hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện phải gắn với bảo vệ môi trường. 2. Không được lấn chiếm diện tích hồ; đổ chất thải rắn, đất, đá, nước thải chưa qua xử lý vào lòng hồ. 3. Môi trường nước trong hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện phải được quan trắc định kỳ nhằm dự báo diễn biến chất lượng nước, chế độ thuỷ văn để điều hoà nguồn nước và bảo vệ môi trường. 4. Cơ quan quản lý hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện có trách nhiệm thực hiện quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Để việc phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo có hiệu quả thì hồ chứa phải có quy trình vận hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước. Hồ chứa lớn, quan trọng trên lưu vực sông phải vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa đã được phê duyệt. Quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa phải bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước cho hạ du và bố trí dung tích để thực hiện các nhiệm vụ của hồ chứa, bao gồm cả dung tích để phòng, chống lũ, an toàn cấp nước trong điều kiện thời tiết bình thường và bất thường. Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt quy trình vận hành liên hồ chứa do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập danh mục, xây dựng và trình. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa sẽ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy trình vận hành hồ chứa. Tất cả những điều này được quy định trong Luật Tài nguyên nước, chương V, điều 60, 61. Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo, Luật Tài nguyên nƣớc: 1. Hồ chứa phải có quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước. 2. Hồ chứa lớn, quan trọng trên lưu vực sông phải vận hành theo quy trình vận 12 hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3. Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa phải bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước cho hạ du và bố trí dung tích để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của hồ chứa, bao gồm cả dung tích để phòng, chống lũ, an toàn cấp nước trong điều kiện thời tiết bình thường và điều kiện thời tiết bất thường, biến động về chất lượng nước có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu. 4. Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông phải được lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tổ chức lưu vực sông, tổ chức liên quan khác trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 5. Trách nhiệm xây dựng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa được quy định như sau: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập danh mục các hồ chứa phải vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy trình vận hành hồ chứa. 6. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa phải xây dựng phương án để đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân. Điều 61. Phòng, chống xâm nhập mặn, Luật Tài nguyên nƣớc. 1. Việc quản lý, vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt và các hồ chứa nước, công trình điều tiết dòng chảy phải tuân theo quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn. 2. Việc thăm dò, khai thác nước dưới đất ở vùng đồng bằng, ven biển phải bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước dưới đất. 3. Việc khai thác nước lợ, nước mặn để sử dụng cho sản xuất không được gây xâm nhập mặn các nguồn nước và làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. 4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp phải có biện pháp phòng, chống chua, mặn, xói mòn đất và bảo đảm
Tài liệu liên quan