Tóm tắt
Trong quá trình hội nhập phát triển đất nước, việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là hết sức quan
trọng làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia
đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người.
Hải Dương là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng nằm ở giữa trục Quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội -
Hải Phòng, hệ thống giao thông thuận tiện, có mật độ dân số đông, an ninh chính trị ổn định, kinh tế tăng
trưởng nhanh. Nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân ngày càng cao. Công tác xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở bước đầu đi vào nề nếp, có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển đời sống văn hóa
vật chất - tinh thần của người dân. Bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế trong quá trình xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở. Vậy quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở hiện nay ở tỉnh Hải Dương
chịu sự ảnh hưởng từ những yếu tố nào? Bài báo đi vào nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở ở tỉnh Hải Dương hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở tỉnh Hải Dương hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
121Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019
Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng đời sống
vĕn hóa cơ sở ở tỉnh Hải Dương hiện nay
Actors affecting the process of building living culture basis
in Hai Duong province today
Nguyễn Thị Hải Hà, Phùng Thị Lý
Email: nguyenhadhsd@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 15/8/2019
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 11/12/2019
Ngày chấp nhận đĕng: 31/12/2019
Tóm tắt
Trong quá trình hội nhập phát triển đất nước, việc xây dựng đời sống vĕn hóa ở cơ sở là hết sức quan
trọng làm cho vĕn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia
đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người.
Hải Dương là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng nằm ở giữa trục Quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội -
Hải Phòng, hệ thống giao thông thuận tiện, có mật độ dân số đông, an ninh chính trị ổn định, kinh tế tĕng
trưởng nhanh. Nhu cầu hưởng thụ vĕn hóa của người dân ngày càng cao. Công tác xây dựng đời sống
vĕn hóa cơ sở bước đầu đi vào nề nếp, có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển đời sống vĕn hóa
vật chất - tinh thần của người dân. Bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế trong quá trình xây dựng
đời sống vĕn hóa cơ sở. Vậy quá trình xây dựng đời sống vĕn hóa cơ sở hiện nay ở tỉnh Hải Dương
chịu sự ảnh hưởng từ những yếu tố nào? Bài báo đi vào nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến xây
dựng đời sống vĕn hóa cơ sở ở tỉnh Hải Dương hiện nay.
Từ khóa: Yếu tố; tác động; vĕn hóa cơ sở; Hải Dương.
Abstract
In the process of integration and development of our country, building the cultural life at the grassroots
level is very important, so that the culture permeates the entire life and social activities, each person,
each family. collectives and communities, each residential area in all areas of activities and human
relations. Hai Duong is a province in the Red River Delta located in the middle of National Highway 5 and
Ha Noi - Hai Phong railway, convenient transportation system, high population density, stable political
security, fast economy growth. Demand for cultural enjoyment of people is increasing. The construction
of local cultural life has initially been organized and has important implications for the development
of material and spiritual cultural life of the people. Besides, there are still limitations in the process of
building a local cultural life. So, what factors are influenced by the process of building a local cultural life
in Hai Duong province? The paper investigates a number of factors affecting the construction of cultural
life in Hai Duong province today.
Keywords: Element; impact; grassroots culture; Hai Duong.
Người phản biện: 1. PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải
2. TS. Trần Phạm Vĕn Dự
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII nĕm 1998 khẳng định: “Vĕn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước” [4]. Trong nhiều nĕm qua,
vĕn hóa có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho việc xây
dựng con người mới, góp phần nâng cao dân trí,
bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao.
Hải Dương cách Thủ đô Hà Nội 60 km về phía
Tây, cách Hải Phòng 45 km về phía Đông, phía
Bắc giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, phía
Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh
Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. Có
nhiều cơ hội được giao lưu, tiếp thu nhiều nét vĕn
hóa tiêu biểu của các vùng miền, tạo ra sắc thái
vĕn hóa riêng biệt. Trước những yêu cầu của
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
122 Tạp chí Nghiên cứu khoa học,Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019
thời kỳ mới quá trình xây dựng đời sống vĕn hóa
ở cơ sở đạt được những thành tựu nhất định; Đời
sống vật chất và tinh thần được nâng cao; vĕn hóa
truyền thống được khôi phục và phát triển; Xây
dựng được nếp sống vĕn minh, đẩy lùi các tệ nạn
xã hội, tạo dựng sự ổn định về chính trị, từng bước
phát triển về kinh tế - xã hội. Đến nay, toàn tỉnh
có 85,3% gia đình vĕn hóa, 1.248/1.469 (84,9%)
làng, khu dân cư vĕn hóa, 85% cơ quan, đơn vị
vĕn hóa ; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống vĕn hóa” tiếp tục phát triển gắn kết với
phong trào "Xây dựng nông thôn mới"; Phong trào
thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì và phát
triển thu hút ngày càng nhiều người tham gia tập
luyện các môn thể thao [7].
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,
quá trình xây dựng đời sống vĕn hóa cơ sở ở
tỉnh còn nhiều hạn chế bất cập như: Đời sống tinh
thần của nhân dân chưa được nâng lên một cách
tương xứng với sự phát triển kinh tế; Chưa có
sự thống nhất giữa các ban ngành trong việc xây
dựng đời sống vĕn hóa cơ sở, công tác lãnh đạo,
chỉ đạo các phong trào mang tính chung chung;
Nhiều tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; Việc
quản lý thiết chế vĕn hóa còn hạn chế; Các phong
trào, các cuộc vận động chưa thu hút được đông
đảo người dân tham gia; Hoạt động thể thao, vĕn
nghệ chưa phong phú, đa dạng; phong trào toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống vĕn hóa ở một
số làng, khu phố chưa thực đi vào chiều sâu mà
vẫn còn mang tính hình thức; Nhận thức về xây
dựng đời sống vĕn hóa cơ sở của một số cán bộ
làm công tác vĕn hóa ở cơ sở còn hạn chế, chưa
đầy đủ...
Những kết quả và hạn chế trên trong quá trình xây
dựng đời sống vĕn hóa cơ sở của tỉnh chịu sự
tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng: điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử truyền thống,
đường lối, các chủ trương chính sách của Đảng,
Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Hải Dương,... trên cả hai
phương diện tích cực và hạn chế. Vì vậy, bài báo
tập trung nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình xây dựng đời sống vĕn hóa
cơ sở ở tỉnh Hải Dương, góp phần đánh giá đúng
hơn nguồn động lực cũng như rào cản, điểm tắc
nghẽn trong quá trình tổ chức, xây dựng đời sống
vĕn hóa cơ sở của tỉnh nhà hiện nay.
2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY
DỰNG ĐỜI SỐNG VĔN HÓA CƠ SỞ Ở TỈNH
HẢI DƯƠNG
2.1. Vị trí, vai trò của việc xây dựng đời sống
vĕn hóa cơ sở
Xây dựng đời sống vĕn hóa cơ sở có vị trí vai trò
quan trọng trong giai đoạn hiện nay, bởi:
Thứ nhất: Nói đến vĕn hóa là nói đến con người,
xã hội và trình độ phát triển của họ. Vì vậy, nhiệm
vụ hàng đầu của công tác vĕn hóa là nhằm bồi
dưỡng, đào tạo, xây dựng con người Việt Nam
trong giai đoạn cách mạng mới. Nhiệm vụ này thể
hiện quan điểm nhất quán của Đảng ta coi trọng
con người là nguồn lực cơ bản, quyết định sự phát
triển của xã hội, đồng thời là mục tiêu nhằm đạt tới
của các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Thứ hai: Môi trường vĕn hóa chứa đựng những
giá trị vĕn hóa, nơi con người và cộng đồng thực
hiện các hoạt động sáng tạo, bảo tồn, giao lưu và
hưởng thụ vĕn hóa. Môi trường vĕn hóa do con
người sáng tạo ra qua nhiều giai đoạn phát triển.
Đây là một trong những điều kiện sống của con
người và cộng đồng. Xây dựng môi trường vĕn
hóa bao gồm: xây dựng gia đình vĕn hóa, làm cho
mọi gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã
hội, là tổ ấm của mỗi người; xây dựng làng, bản,
thôn, ấp, xã, phường vĕn hóa nhằm góp phần phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống, thực hiện xóa đói
giảm nghèo, giúp nhau làm giàu chính đáng; giữ
vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nhân
dân có đời sống chính trị lành mạnh, đạo đức lối
sống vĕn minh, lịch sự; tôn trọng kỷ cương phép
nước, quy ước của cộng đồng, sống và làm việc
theo Hiến pháp, pháp luật; Phát triển và nâng cao
chất lượng các thiết chế vĕn hóa bao gồm các cơ
sở vật chất dành cho hoạt động vĕn hóa như nhà
vĕn hóa, câu lạc bộ, thư viện, nhà truyền thống,
bưu điện vĕn hóa xã, sân thể thao, các đội vĕn
nghệ quần chúng, hệ thống truyền thanh, các tổ,
đội tuyên truyền lưu động, các thiết bị cho tuyên
truyền, cổ động,... thu hút được đông đảo nhân
dân tham gia.
2.2 . Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hải
Dương tác động đến xây dựng đời sống vĕn
hóa cơ sở
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
■ Vị trí địa lý: Hải Dương là một trong bảy tỉnh,
thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Diện tích toàn tỉnh 1.662 km2 tiếp giáp với sáu tỉnh:
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Hưng Yên, Thái Bình. Trên địa bàn tỉnh có trục
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
123Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019
giao thông Quốc gia quan trọng chạy qua. Trung
tâm kinh tế chính trị, vĕn hóa của tỉnh thuộc thành
phố Hải Dương, cách Thủ đô Hà Nội 57 km về
phía Tây, cách Hải Phòng 45 km về phía Đông.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường giao thông
quan trọng của quốc gia, như Quốc lộ 5, 10, 18,
37, 38. Hệ thống đường thủy bao gồm hệ thống
sông Thái Bình, sông Luộc, các trục sông Bắc
Hưng Hải và An Kim Hải. Vị trí địa lý thuận lợi
cùng hệ thống giao thông đường bộ, thủy, sắt khá
hoàn chỉnh, Hải Dương có nhiều lợi thế trong giao
lưu, trao đổi thương mại với các đỉnh tam giác
kinh tế trọng điểm phía Bắc (Thủ đô Hà Nội, thành
phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh) cũng như các
tỉnh lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế, thương mại, dịch vụ, vĕn hóa, du lịch
tỉnh Hải Dương. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc giao lưu vĕn hóa, phát triển kinh tế, góp
phần tạo nên sự phong phú về đời sống vĕn hóa
và trong phát triển kinh tế của địa phương. Tuy
nhiên, đây cũng là một trong những yếu tố tác
động tiêu cực đến quá trình xây dựng đời sống
vĕn hóa trên địa bàn tỉnh: Các tệ nạn xã hội dễ
thâm nhập vào bởi có sự tiếp xúc và ảnh hưởng
từ bên ngoài mạnh mẽ hơn so với các tỉnh trong
cùng khu vực, sự giao thoa vĕn hóa diễn ra nhiều
hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến xây dựng đời sống
vĕn hóa ở địa phương.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
■ Điều kiện kinh tế: Kinh tế phát triển hay đi xuống
đều ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng đời sống
vĕn hóa cơ sở. Điều kiện phát triển kinh tế của
một tỉnh ảnh hưởng, tác động tích cực và tiêu
cực đến việc hình thành, xây dựng các giá trị vĕn
hóa, trong đó có vĕn hóa ở cơ sở. Trong nhiều
nĕm trở lại đây, cơ cấu kinh tế Hải Dương có sự
chuyển biến, từ một nền kinh tế truyền thống là
sản xuất nông nghiệp chuyển sang nền kinh tế
công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, nĕm 2018, tổng
sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước tĕng 9,1% (kế
hoạch nĕm tĕng 8% trở lên), là nĕm tĕng trưởng
cao nhất trong nhiều nĕm trở lại đây. Giá trị sản
xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 18.348
tỷ đồng, vượt 1,5% kế hoạch nĕm, tĕng 6% so với
nĕm 2017. Sản xuất công nghiệp (SXCN) tiếp tục
duy trì mức tĕng trưởng khá. Giá trị SXCN - xây
dựng ước đạt 203.332 tỷ đồng. Trong đó, giá trị
SXCN ước đạt 186.294 tỷ đồng (tĕng 0,5% kế
hoạch, tĕng 12,75% so với nĕm 2017). Chỉ số
SXCN ước tĕng 10,3%, trong đó một số ngành có
mức tĕng khá như công nghiệp chế biến, chế tạo
tĕng 11,1%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải
tĕng 20,4%... Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước
đạt 36.270 tỷ đồng, tĕng 7,6% so với nĕm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
nĕm 2018 ước đạt 52.773 tỷ đồng (đạt 103,0% kế
hoạch nĕm, tĕng 11,5%). Chỉ số giá tiêu dùng bình
quân nĕm 2018 tĕng 3,15% so với 2017 [2].
Như vậy, Hải Dương đang trong giai đoạn đẩy
mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tác động tích cực
và tiêu cực đến quá trình xây dựng đời sống vĕn
hóa cơ sở của tỉnh.
- Tác động tích cực: Kinh tế phát triển, đời sống
vật chất nhân dân nâng cao tạo điều kiện thuận
lợi trong việc giúp nhau xóa đói giảm nghèo; các
khu di tích lịch sử được bảo tồn và phát triển;
đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất phục vụ
nhu cầu hưởng thụ vĕn hóa của nhân dân (sân
vận động, nhà vĕn hóa; hoạt động vĕn hóa vĕn
nghệ; lễ hội,...) được quan tâm; Nhân dân tích
cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động, các
phong trào vĕn hóa do các tổ chức chính trị xã
hội, đoàn thể chính quyền các cấp phát động.
Bên cạnh đó, kinh tế phát triển, còn đưa ra những
yêu cầu mới đối với việc xây dựng vĕn hóa nơi
công sở như: Các cơ quan thực hiện nếp sống
vĕn hóa lành mạnh nơi công sở, cải tiến lề lối làm
việc, đội ngũ công chức, viên chức phải có nĕng
lực, trình độ, có trách nhiệm với công việc, tận tụy
và phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân.
- Tác động tiêu cực: Sự phát triển kinh tế đó là
điều kiện, môi trường làm nảy sinh những biểu
hiện tiêu cực, phi vĕn hóa trong nhân dân, đội ngũ
công chức, viên chức như: kèn cựa, tham nhũng,
bè phái gây mất đoàn kết; Các tệ nạn xã hội như
rượu chè, cơ bạc, mại dâm gia tĕng; Sự suy thoái
về đạo đức, lối sống chạy theo đồng tiền, đề cao
tự do cá nhân, Đó cũng là nỗi bất an, mối đe
dọa, lo lắng thường xuyên của người dân, ảnh
hưởng rất lớn đến việc xây dựng đời sống vĕn
hóa cơ sở.
■ Điều kiện xã hội: Cùng với sự phát triển kinh tế,
xã hội cũng có những bước phát triển toàn diện từ
dân số, mật độ dân số, tôn giáo, trình độ dân cư.
- Về dân số: Theo kết quả điều tra dân số thời
điểm ngày 1/4/2019, dân số toàn tỉnh là 1.892,254
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
124 Tạp chí Nghiên cứu khoa học,Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019
người, đứng thứ 9 trên toàn quốc. Tốc độ tĕng
bình quân từ nĕm 1999 đến 2019 là 0,53% [2].
Mật độ dân số tỉnh Hải Dương 1.488 người/km2.
Tốc độ đô thị hóa sau 5 nĕm tĕng nhanh, mỗi nĕm
bình quân dân số thành thị tĕng 7%; dân số nữ là
51,1%. Tuy vậy, mấy nĕm gần đây tỷ lệ sinh giới
tính thì bé trai chiếm 120/100.
- Về trình độ dân cư: Được nâng lên rõ rệt về cả
số lượng và chất lượng. Hải Dương đã có nhiều
Nghị quyết về xây dựng đời sống vĕn hóa cơ sở,
nhằm nâng cao trình độ dân trí, đẩy mạnh ứng
dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, nâng
cao nĕng suất lao động, tạo việc làm và tĕng thu
nhập cho người lao động. Cho nên đời sống nhân
dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện và nâng
cao rõ rệt trong những nĕm gần đây.
- Tôn giáo: Hải Dương còn được biết đến là trung
tâm đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam với các công
trình nghệ thuật mang đậm dấu ấn của đạo Phật
nhiều thế kỷ, lại có nhiều di tích lịch sử vĕn hóa
đặc sắc từ thời Lý, Trần, Lê Mạc, Nguyễn, nổi bật
có quần thể di tích quốc gia Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Như vậy, tín ngưỡng, tôn giáo Hải Dương gắn liền
với lịch sử của sự kiện xã hội, chính trị lớn trên
vùng đất này. Trong đó, tín ngưỡng tôn giáo bản
địa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, gắn liền với cuộc sống
cộng đồng, truyền thống vĕn hóa lâu đời của vùng
Đông Bắc Tổ quốc.
Với điều kiện xã hội như trên có ảnh hưởng tích
cực đến xây dựng đời sống vĕn hóa cơ sở như
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
vĕn hoá” phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu;
dân số đông bổ sung lực lượng lớn tham gia các
phong trào vĕn hóa; trình độ dân trí dân cư cao
thuận lợi cho việc tiếp thu và thực hiện mọi chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của
tỉnh về các hoạt động vĕn hóa dễ dàng hơn, tạo
điều kiện thuận lợi xây dựng môi trường vĕn hóa
lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, quan hệ tình
làng, nghĩa xóm được củng cố và phát triển.
Ảnh hưởng tiêu cực: Tuy nhiên, dân số đông, dân
di cư về phát sinh ra nhiều tệ nạn xã hội với những
diễn biến và tình tiết phức tạp; tình hình an ninh,
trật tự bị xáo trộn, ảnh hưởng nhiều đến quá trình
xây dựng đời sống vĕn hóa cơ sở, nhất là ở các
khu công nghiệp
2.3. Truyền thống lịch sử
Với điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú nên sự
phát triển lịch sử Hải Dương có nét riêng.
Tên gọi Hải Dương chính thức có từ nĕm 1469.
Hải là biển, Dương là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải
Dương nằm ở phía Đông Kinh thành Thĕng Long.
Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc.
Trong thời kỳ Bắc thuộc và phong kiến, Hải Dương
in đậm dấu ấn các sự kiện lịch sử trọng đại của
đất nước và chứng kiến bao thĕng trầm trong lịch
sử đấu tranh bảo về chủ quyền đất nước. Trong
cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, địa bàn Hải Dương
từ khu vực Đông Triều, Kinh Môn đến thành phố
Hải Phòng là địa bàn hoạt động của nữ tướng
Lê Chân thuộc Trang An Biên, nay là xã An Biên,
huyện Đông Triều. Thời nào Hải Dương cũng xuất
hiện những tấm gương yêu nước sáng ngời được
lưu danh muôn thủa như: Đoàn Thượng, Trần
Hưng Đạo, Nguyễn Chế Nghĩa, Phạm Sư Mệnh,
Yết Kiêu, Mạc Đĩnh Chi.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược, nhân dân Hải Dương anh dũng bất
khuất đứng lên chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê
hương, đất nước, như nữ du kích Mạc Thị Bưởi
anh dũng hiên ngang trước sự tra tấn của kẻ thù,
những trận đánh mìn như "tiếng sấm đường 5"...
Trong kháng chiến chống Mỹ "thóc không thiếu một
cân, quân không thiếu một người", lớp lớp thanh
niên Hải Dương lên đường vào Nam diệt giặc và
điều đó được thể hiện qua câu ca dao ca ngợi về
mảnh đất, con người Hải Dương:
"Hải Dương anh dũng tuyệt vời
Đánh Tây, Tây đổ, chống trời, trời thua"
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ đã có 16.317 trận chiến đấu, tiêu
diệt 38.733 tên địch, bắt sống và gọi hàng 27.805
tên địch, tháo gỡ và phá bom đạn 2.005 quả, bắn
rơi 83 máy bay, thu súng và pháo các loại 8.011
khẩu. Số người tham gia chống Pháp và chống
Mỹ, thanh niên xung phong là 232.560 người,
39.296 người là liệt sĩ, 16.082 thương binh, có 60
tập thể, 30 cá nhân được phong tặng anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân, 1.630 bà mẹ Việt
Nam anh hùng và 12/12 huyện, thị xã, thành phố
được Nhà nước tuyên dương anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân. Những con người, những địa
danh đó trường tồn cùng với non song đất nước.
Trong suốt chiều dài lịch sử, tỉnh Hải Dương luôn
có vị trí trọng yếu và là nơi ghi nhận nhiều sự kiện
lịch sử trọng đại của đất nước. Là nơi đã viết nên
những trang sử vàng trong lịch sử chống xâm lĕng
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
125Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019
của dân tộc, là quê hương trung dũng kiên cường.
Trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp,
đế quốc Mỹ xâm lược.
Với truyền thống lịch sử, nhân dân Hải Dương
kế thừa, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền
thống tốt đẹp đó, góp phần lớn vào công cuộc xây
dựng đời sống vĕn hóa cơ sở của tỉnh, là tiềm
nĕng to lớn đối với sự phát triển vĕn hóa du lịch.
Những yếu tố về điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh
tế, vĕn hóa, xã hội, dân cư tác động đến xây dựng
đời sống vĕn hóa theo hai chiều cạnh, mặt tích cực
tạo ra những điều kiện thuận lợi, làm sản sinh nội
lực, nguồn sức mạnh từ bên trong giúp cho tỉnh Hải
Dương thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng đời
sống vĕn hóa, mặt hạn chế trong mỗi yếu tố tạo ra
“rào cản” đối với Hải Dương trong việc xây dựng
đời sống vĕn hoá cũng như thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế, vĕn hóa, xã hội của tỉnh.
2.4. Chủ trương chính, sách vĕn hóa của Đảng,
Nhà nước
Trong quá trình đổi mới đất nước, thực hiện nền
kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng và Nhà nước
có nhiều chính sách để lãnh đạo thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền vĕn hoá
Việt Nam theo đúng Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Một trong những giải pháp lớn để phát triển vĕn
hóa là dành sự ưu tiên cho xây dựng đời sống vĕn
hóa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ nĕm Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa VIII (1998) về “xây
dựng và phát triển nền vĕn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”. Đảng chủ trương: Phát
động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống vĕn hóa”, Phong trào đó bao gồm các
phong trào hiện có như: Người tốt việc tốt; Uống
nước nhớ nguồn; Đền ơn đáp nghĩa; X