Luật kinh tế - Chương 7: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

MỤC TIÊU Tìm hiểu các qui định của pháp luật về việc đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư ở Việt Nam ra nước ngoài4/21/2014 3 NỘI DUNG  I.Khái niệm  II.Nguyên tắc chung  III.Lĩnh vực khuyến khích và cấm đầu tư  IV.Nhà đầu tư ra nước ngoài  V.Điều kiện đầu tư ra nước ngoài  VI.Thẫm quyền cấp GCNĐT ra nước ngoài  VII.Qui trình cấp GCNĐT ra nước ngoài  VIII.Chấm dứt hiệu lực của GCNĐT ra n.ng  IX.Quyền và nghĩa vụ của NĐT ra nước ngoài  X.Quản lý Nhà nước về Đầu tư ra nước ngoài

pdf80 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật kinh tế - Chương 7: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4/21/2014 1 CHƯƠNG 7 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 4/21/2014 2 MỤC TIÊU Tìm hiểu các qui định của pháp luật về việc đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư ở Việt Nam ra nước ngoài 4/21/2014 3 NỘI DUNG  I.Khái niệm  II.Nguyên tắc chung  III.Lĩnh vực khuyến khích và cấm đầu tư  IV.Nhà đầu tư ra nước ngoài  V.Điều kiện đầu tư ra nước ngoài  VI.Thẫm quyền cấp GCNĐT ra nước ngoài  VII.Qui trình cấp GCNĐT ra nước ngoài  VIII.Chấm dứt hiệu lực của GCNĐT ra n.ng  IX.Quyền và nghĩa vụ của NĐT ra nước ngoài  X.Quản lý Nhà nước về Đầu tư ra nước ngoài 4/21/2014 4 I. KHÁI NIỆM 1.Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài 4/21/2014 5 I. KHÁI NIỆM (tt) 2.Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gồm:  a) Ngoại tệ  b) Máy móc, hiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu,hàng hóa thành phẩm và bán thành phẩm  c) Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ  d) Các tài sản hợp pháp khác 4/21/2014 6 II.NGUYÊN TẮC CHUNG  1.NĐT được đầu tư ra nước ngoài  2.Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của NĐT  3.Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho NĐT tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trên cơ sở bình đẳng giữa các thành phần KT; bảo đảm vay vốn đối với dự án khuyến khích đầu tư 4/21/2014 7 III. Lĩnh vực khuyến khích và cấm đầu tư 4/21/2014 8 A.LĨNH VỰC KHUYẾN KHÍCH ĐT  1.Xuất khẩu nhiều lao động  2.Phát huy các ngành , nghề truyền thống  3.Mở rộng thị trường  4.Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư  5.Tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ 4/21/2014 9 B.LĨNH VỰC CẤM ĐẦU TƯ Nhà nước Việt nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến :  1.Bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng  2.Lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam 4/21/2014 10  Điều 5. Lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tư ra nước ngoài Căn cứ các quy định tại Điều 75 của Luật Đầu tư và tình hình kinh tế ­ xã hội trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 4/21/2014 11 IV.NĐT RA NƯỚC NGOÀI  1.Doanh nghiệp thành lập theo LDN  2.Doanh nghiệp nhà nước thành lập theo LDN Nhà nước chưa đăng ký lại theo LDN  3.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo LDN và LĐTư  4.Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính tri, tổ chức chính trị xã hội chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp (LDN) 4/21/2014 12 IV.NĐT RA NƯỚC NGOÀI 5.Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã 6.Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi 7.Hộ kinh doanh, cá nhân Việt nam 4/21/2014 13 V.ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI  1. Có dự án đầu tư  2.Thực hiện đầu đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam  3.Tuân thủ qui định về vốn nhà nước đối với trường hợp sử dụng vốn nhà nước  4.Được Bộ Kế hoạch và ĐT cấp Giấy Chứng nhận Đầu Tư 4/21/2014 14 VI.THẪM QUYỀN CẤP GCNĐT 1. Thủ Tướng Chính Phủ 2. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư 4/21/2014 15 1.THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ a)Dự án thuộc các lĩnh vực ngân hàng, Kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, Báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ ĐVN trở lên, hoặc vốn của các thànhphần Kinh tế khác từ 300 tỷ ĐVN trở lên 4/21/2014 16 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ(tt) b) Dự án không thuộc các lĩnh vực trên có sử dụng vốn nhà nước từ 300 tỷ ĐVN trở lên, hoặc vốn của các thành phần kinh tết khác từ 600 tỷ ĐVN trở lên 4/21/2014 17 2.BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ a) Các dự án thuộc thẫm quyền của Thủ tướng sau khi được Thủ tướng chấp thuận b) Các dự án khác không thuộc thẫm quyền của Thủ tướng 4/21/2014 18 VII. QUI TRÌNH CẤP GCNĐT 1.Qui trình đăng ký đối với dự án có qui mô dưới 15 tỷ ĐVN 2.Qui trình thẫm tra đối với dự án có qui mô từ 15 tỷ ĐVN trở lên 3.Điều chỉnh GCNĐT 4/21/2014 19 1.Đăng ký DỰ ÁN CÓ VỐN DƯỚI 15 TỶ  a)Thành phần hồ sơ:  1.Văn bản đăng ký  2.Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý  của NĐT là tổ chức hay cá nhân  3.Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận  nếu có đối tác tham gia dự án  4.Văn bản đồng ý của Hội Đồng Quản trị  hay bộ phận có quyền tương đương 4/21/2014 20 DỰ ÁN VỐN DƯỚI 15 TỶ  b)Thủ tục:  1.NĐT nộp hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và ĐT  2.Bộ Kế hoạch kiểm tra hồsơ và cóthể yêu cầu NĐT giải trình , trong thời hạn 5 ngày  3.Bộ Kế hoạch cấp GCNĐT trong thời hạn 15 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ  4.Bộ KH sao gởi GCNĐT đến các Bộ Ngoại giao,Tàichính,T. mại, N.hàng NN,UBND tỉnh nơi NĐT đặt trụ sở chính 4/21/2014 21 Thẫm tra DỰ ÁN TỪ 15 TỶ TRỞ LÊN a).Thành phần hồ sơ:  1.Văn bản đề nghị thẫm tra  2.Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của NĐT là tổ chức hoặc cá nhân  3.Văn bản giải trình Dự án  4.Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác nếu có đối tác tham gia dự án 5. Văn bản đồng ý của HĐQTrị, hoặc 4/21/2014 22 DỰ ÁN TỪ 15 TỶ TRỞ LÊN b)Thủ tục: 1.NĐT nôp hồ sơ lên Bộ Kế hoạch 2.Bộ Kế hoạch kiểm tra hồ sơ 3.Trong vòng 3 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ,Bộ Kế hoạch gởi hồ sơ đến các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh xin ý kiến 4.Các Bộ ngành và UBND có ý kiến trong vòng 15 ngày 4/21/2014 23 DỰ ÁN 15 TỶ TRỞ LÊN  b)Thủ tục (tt)  5.Quá thời hạn trên, cơ quan được hỏi không trả lời thì xem như chấp thuận  6.Đối với dự án thuộc thẫm quyền chấp thuận của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch trình xin ý kiến chấp thuận của Thủ tướng trong thời hạn 25 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (hồ sơ trình có kèm theo ý kiến các c.q) 4/21/2014 24 DỰ ÁN 15 TỶ TRỞ LÊN b)Thủ tục (tt) 7.Trong thời hạn 5 ngày từ ngày có ý kiến chấpthuận của Thủ tướng,Bộ K.H cấp GCN 8.Đối với các dự án khác, Bộ K.H cấp GCNĐT trong vòng 30 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ 9.GCNĐT được gởi BộNgoạigiao,T.chính T.mại.,bộ quản lý ngành,N.hàng NN,UBND 4/21/2014 25 3.ĐIỀU CHỈNH GCNĐT Điều 15, 16, 17,18,19 Nghị ­ định 78/2006 4/21/2014 26  Điều 15. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư Khi có nhu cầu điều chỉnh dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư liên quan đến mục tiêu đầu tư, quy mô dự án đầu tư, vốn đầu tư, chủ đầu tư, nước tiếp nhận dự án đầu tư, thời hạn thực hiện dự án đầu tư thì nhà đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy trình sau: 4/21/2014 27  1. Quy trình đăng ký, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với các trường hợp sau: a) Nội dung điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư không liên quan đến quy mô vốn đầu tư và lĩnh vực đầu tư. b) Nội dung điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư không liên quan đến lĩnh vực đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này và tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm không lớn hơn 15 tỷ đồng Việt Nam. 2. Quy trình thẩm tra, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với các trường hợp không quy định tại khoản 1 Điều này. 4/21/2014 28  Điều 16. Quy trình đăng ký, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư 1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm: a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. b) Hợp đồng chuyển nhượng vốn đầu tư và hồ sơ pháp lý của đối tác mới tham gia dự án đầu tư (nếu có chuyển nhượng vốn đầu tư). c) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đầu tư. 4/21/2014 29  d) Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã. đ) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho đến thời điểm nhà đầu tư có văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. 4/21/2014 30  2. Nhà đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư 03 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc. 3. Trường hợp có nội dung liên quan đến hồ sơ dự án đầu tư cần phải được làm rõ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải được làm rõ. 4/21/2014 31  4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, đồng thời sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế ­ kỹ thuật, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính. Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư. 4/21/2014 32  Điều 17. Quy trình thẩm tra, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư 1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm: a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. b) Văn bản giải trình về đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. c) Hợp đồng chuyển nhượng vốn đầu tư và hồ sơ pháp lý của đối tác mới tham gia dự án đầu tư (nếu có chuyển nhượng vốn đầu tư). d) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đầu tư. 4/21/2014 33  đ) Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư ra nước ngoài đối với trường hợp nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã. e) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho đến thời điểm nhà đầu tư có văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. 4/21/2014 34  2. Nhà đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư 06 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ dự án đầu tư gửi các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính. 4/21/2014 35  Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được hỏi ý kiến tiến hành thẩm tra hồ sơ dự án đầu tư và có ý kiến bằng văn bản về các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công; quá thời hạn nêu trên mà cơ quan được hỏi không có ý kiến bằng văn bản thì được coi là đã chấp thuận hồ sơ dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công. 4/21/2014 36  4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong các trường hợp sau: a) Điều chỉnh dự án đầu tư về lĩnh vực đầu tư hoặc quy mô vốn đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định này. b) Điều chỉnh về lĩnh vực đầu tư hoặc quy mô vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư không quy định tại Điều 9 Nghị định này mà sau khi điều chỉnh, dự án đầu tư đó đủ điều kiện thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 9 Nghị định này. 4/21/2014 37  5. Đối với các dự án đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định này, trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh. 4/21/2014 38  6. Đối với các dự án đầu tư không quy định tại Điều 9 Nghị định này, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh. 7. Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh được sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế ­ kỹ thuật, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính. 4/21/2014 39  8. Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư. 4/21/2014 40  Điều 18. Dùng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài 1. Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư vào chính dự án đầu tư đó thì phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Nghị định này. 4/21/2014 41  2. Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để đầu tư vào dự án khác ở nước ngoài thì phải được Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án khác đó theo quy định của Nghị định này. 4/21/2014 42  Điều 19. Đăng ký lại dự án đầu tư 1. Nhà đầu tư không phải đăng ký lại đối với dự án đầu tư đã có Giấy phép đầu tư hoặc văn bản cho phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trước ngày Nghị định này có hiệu lực. 4/21/2014 43  2. Trường hợp có nhu cầu đăng ký lại, nhà đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư 03 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc. Hồ sơ dự án đầu tư gồm: a) Văn bản đề nghị đăng ký lại dự án đầu tư. b) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho đến thời điểm nhà đầu tư có văn bản đề nghị đăng ký lại dự án đầu tư. c) Bản sao có công chứng Giấy phép đầu tư hoặc văn bản cho phép đầu tư ra nước ngoài. 4/21/2014 44  2. Khi làm thủ tục đăng ký lại theo đề nghị của nhà đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi vào Giấy chứng nhận đầu tư các quyền lợi và ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng theo quy định của pháp luật. 3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư thay thế Giấy phép đầu tư hoặc văn bản cho phép đầu tư đã được cấp trước đó. 4/21/2014 45 VIII.CHẤM DỨT HIỆU LỰC CỦA GCNĐT  1.Hết thời hạn qui định ghi tại GCNĐT hoặc hết thời hạn đầu tư tại nước ngoài  2.Quá thời hạn 12 tháng từ ngày được cấp GCNĐT mà không được nước ngoài chấp n hận, hoặc quá 6 tháng từ ngày được nước ngoài chấp nhận mà không triển khai d.án  3.Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị phá sản hoặc giải thể 4/21/2014 46  5. Đối với các dự án đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định này, trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh. 4/21/2014 47 VIII.CHẤM DỨT HIỆU LỰC CỦA GCNĐT(tt)  4.NĐT bị phá sản hoặc giải thể, dẫn tới việc phải giải thể tổ chức kinh tế ở nước ngoài, hoặc phải chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho người khác  5.NĐT không gởi báo cáo tình hình hoạt động đến các cơ quan trong nước trong thời hạn được qui định.  6.NĐT vi phạm pháp luật trong nước hoặc nước ngoài, dẫn tới việc chấm dứt GCNĐT  7.NĐT đề nghị chấm dứt 4/21/2014 48 IX.QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 4/21/2014 49 A.QUYỀN CỦA NĐT RA NƯỚC NGOÀI  1.Chuyển vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài  2.Được hưởng ưu đãi đầu tư heo qui định  3.Tuyển lao động Việt nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do NĐT thành lập ở nước ngoài 4/21/2014 50 B.NGHĨA VỤ CỦA NĐT RA NƯỚC NGOÀI  1.Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận  2.Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư về nước  3. Báo cáo định kỳ  4.Thực hiện đầy đủ nghĩa vũ tài chính với Nhà nước Việt Nam  5.Chuyển toàn bộ vốn, tàisản về nước.Nếu chưa chuyển, phải được Nhà nước đồng ý 4/21/2014 51 X.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Chương IV Nghị dịnh 78/2006 4/21/2014 52  Điều 30. Trách nhiệm quản lý nhà nước 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong phạm vi cả nước. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực được phân công. 4/21/2014 53  Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng chiến lược, định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo từng thời kỳ. 2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 3. Tổ chức, thực hiện việc đăng ký, thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư. 4/21/2014 54  4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đồng thời giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 5. Phối hợp với các cơ quan nhà nước Việt Nam ở trong nước và nước ngoài để hỗ trợ các nhà đầu tư theo thẩm quyền. 6. Kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 4/21/2014 55  7. Định kỳ 06 tháng và hàng năm, làm việc với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Th­ương mại, Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành kinh tế ­ kỹ thuật, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để xử lý kịp thời các kiến nghị của nhà đầu tư, ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 4/21/2014 56  8. Hàng năm, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động và hiệu quả kinh tế ­ xã hội của các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đồng thời gửi Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành kinh tế ­ kỹ thuật, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan và Tổng cục Thống kê. 4/21/2014 57  Điều 32. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ khác có liên quan trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách về tín dụng, quản lý ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 2. Tham gia ý kiến về các vấn đề liên quan đến nguồn vốn và quản lý ngoại hối của các dự án đầu tư khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 4/21/2014 58  3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền đối với hoạt động chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 4. Định kỳ 06 tháng và hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản đánh giá tình hình chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành kinh tế ­ kỹ thuật, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan và Tổng cục Thống kê. 4/21/2014 59  Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Tài chính 1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách về tài chính liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 2. Tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khi có yêu cầu của Thủ