270 Mẫu hợp đồng các loại năm 2011

1- Hợp đồng là gì? Trong xã hội loài người để thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của mình thì các cá nhân, tổ chức phải xác lập các mối quan hệ với nhau, các mối quan hệ được thể hiện thông qua sự trao đổi, thỏa thuận làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên – trong phạm vi các mối quan hệ về dân sự, kinh tế, lao động thì sự trao đổi, thỏa thuận được coi là “Giao dịch”. Dưới góc độ pháp lý thì giao dịch nói trên luôn được thể hiện bằng hình thức “Hợp đồng”. Hay nói một cách khác “Hợp đồng” là một hình thức pháp lý của “Giao dịch”. 2- Các loại hợp đồng. Nếu nhìn trên tổng thể các mối quan hệ trong xã hội, các giao dịch rất đa dạng, phụ thuộc vào mục đích, lợi ích mối quan hệ mà các chủ thể tham gia, giao dịch đó mong muốn. Từ đó để phân biệt các loại hợp đồng người ta phân ra ba nhóm (loại) hợp đồng cơ bản như sau: a) Hợp đồng dân sự; b) Hợp đồng kinh doanh – thương mại (hay là hợp đồng kinh tế); c) Hợp đồng lao động; Các loại hợp đồng này có những đặc trưng khác nhau, chủ yếu khác nhau về các đối tượng và chủ thể của loại hợp đồng đó. Trong mỗi loại hợp đồng (nhóm) lại có những hình thức hợp đồng khác nhau, chủ yếu khác nhau về đối tượng của hợp đồng đó.

doc622 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 5963 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 270 Mẫu hợp đồng các loại năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất KỸ THUẬT SOẠN THẢO, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MỤC I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ SOẠN THẢO, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG 1- Hợp đồng là gì? Trong xã hội loài người để thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của mình thì các cá nhân, tổ chức phải xác lập các mối quan hệ với nhau, các mối quan hệ được thể hiện thông qua sự trao đổi, thỏa thuận làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên – trong phạm vi các mối quan hệ về dân sự, kinh tế, lao động thì sự trao đổi, thỏa thuận được coi là “Giao dịch”. Dưới góc độ pháp lý thì giao dịch nói trên luôn được thể hiện bằng hình thức “Hợp đồng”. Hay nói một cách khác “Hợp đồng” là một hình thức pháp lý của “Giao dịch”. 2- Các loại hợp đồng. Nếu nhìn trên tổng thể các mối quan hệ trong xã hội, các giao dịch rất đa dạng, phụ thuộc vào mục đích, lợi ích mối quan hệ mà các chủ thể tham gia, giao dịch đó mong muốn. Từ đó để phân biệt các loại hợp đồng người ta phân ra ba nhóm (loại) hợp đồng cơ bản như sau: a) Hợp đồng dân sự; b) Hợp đồng kinh doanh – thương mại (hay là hợp đồng kinh tế); c) Hợp đồng lao động; Các loại hợp đồng này có những đặc trưng khác nhau, chủ yếu khác nhau về các đối tượng và chủ thể của loại hợp đồng đó. Trong mỗi loại hợp đồng (nhóm) lại có những hình thức hợp đồng khác nhau, chủ yếu khác nhau về đối tượng của hợp đồng đó. 3- Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh – thương mại: Khi chuẩn bị soạn thảo, ký kết hợp đồng làm thế nào để phân biệt hợp đồng nào là hợp đồng dân sự và hợp đồng nào là hợp đồng kinh doanh – thương mại. Đây là vấn đề không đơn giản và để phân biệt được 2 loại hợp đồng này cần chú ý 2 đặc điểm cơ bản sau: Chủ thể của hợp đồng: Việc các chủ thể xác lập quan hệ trong một hợp đồng có thể giúp phân biệt đâu là hợp đồng dân sự và đâu là hợp đồng kinh doanh thương mại. Mục đích lợi nhuận: Căn cứ vào mục đích của việc ký kết hợp đồng có hay không có lợi nhuận (hay mục đích lợi nhuận) có thể giúp phân biệt được hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh – thương mại. Như vậy có thể phân biệt 2 loại hợp đồng dân sự và kinh doanh – thương mại thông qua các đặc điểm của từng loại hợp đồng, cụ thể như sau: a) Hợp đồng dân sự là hợp đồng có đặc điểm: - Chủ thể: Mọi cá nhân, tổ chức. - Mục đích giao dịch: Không có mục đích lợi nhuận (Ví dụ: Cá nhân mua xe gắn máy để làm phương tiện đi lại). b) Hợp đồng kinh doanh thương mại: Là hợp đồng có đặc điểm: - Chủ thể: Cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh. - Mục đích giao dịch: Đều có mục đích lợi nhuận (Ví dụ: Công ty A mua nguyên liệu của cá nhân B kinh doanh nguyên liệu về để sản xuất và cả Công ty A, cá nhân B đều có mục đích lợi nhuận khi giao dịch). II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG Tùy theo từng loại hợp đồng mà pháp luật quy định loại hợp đồng đó có hình thức và nội dung chủ yếu đặc trưng và đồng thời trong mỗi hình thức của hợp đồng cụ thể lại có những nội dung chủ yếu phù hợp với đặc trưng của chủ thể, quan hệ và đối tượng của hợp đồng. a/ Hợp đồng dân sự Về hình thức hợp đồng dân sự có thể được giao kết (thỏa thuận) bằng lời nói (miệng), bằng văn bản hoặc bằng một hành vi cụ thể. - Hình thức được giao kết bằng lời nói: Được thực hiện chủ yếu qua sự tín nhiệm, giao dịch được thực hiện ngay hoặc những giao dịch đơn giản, có tính phổ thông, đối tượng giao dịch có giá trị thấp như: mua vé số, mua thực phẩm (rau, quả, thịt...) để tiêu dùng. Ở hình thức này nội dung hợp đồng thường được hiểu như đã thành thông lệ, tập quán có sẵn, việc trao đổi thỏa thuận chủ yếu là giá cả của đối tượng giao dịch (ví dụ 1kg thịt giá cả bao nhiêu – có sự trả giá thêm bớt). Hình thức hợp đồng này rất phổ biến và áp dụng rộng rãi trong nhân dân, chủ yếu là các giao dịch mua bán lẻ phục vụ đời sống và cho các nhu cầu cá nhân. - Hình thức giao kết (xác lập) hợp đồng bằng văn bản: được thực hiện chủ yếu ở những giao dịch phức tạp, đối tượng của hợp đồng có giá trị lớn hoặc do pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản như: mua bán nhà ở, xe gắn máy, vay tiền ở tổ chức tín dụng, bảo hiểm... (nhưng không có mục đích lợi nhuận). Đối với hình thức hợp đồng này tùy từng hợp đồng cụ thể pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng hoặc thị thực mới hợp lệ (như mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất...). Tuy nhiên nếu các bên không công chứng hoặc chứng thực thì theo qui định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2005 hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý và không bị coi là vô hiệu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra những Trường hợp pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng thì các bên vẫn có thể thỏa thuận công chứng hoặc có sự chứng kiến của người làm chứng nhằm làm cho hợp đồng có giá trị pháp lý cao. - Hình thức giao kết hợp đồng bằng hành vi cụ thể: Thông thường đây là một dạng quy ước đã hình thành trên cơ sở thông lệ mà các bên đã mặc nhiên chấp nhận (Ví dụ: Khi xe chở hàng đã vào bến dù không nói trước nhưng đội bốc xếp tự động xếp dỡ hàng mà không cần trao đổi với chủ hàng, sau đó chủ hàng tự động trả tiền công cho đội bốc xếp). Về nội dung chủ yếu của hợp đồng dân sự: Mọi hợp đồng dân sự dù dưới hình thức nào thì đều phải bảo đảm có những nội dung chủ yếu cơ bản (được Bộ luật Dân sự quy định tại Điều 402) mà nếu thiếu thì không thể giao kết được. Tuy nhiên tùy loại hợp đồng, có những loại hợp đồng nội dung chủ yếu của loại hợp đồng đó do văn bản pháp luật quy định cụ thể (có hoặc không kèm theo mẫu hợp đồng), nhưng cũng có những loại hợp đồng pháp luật không quy định cụ thể về nội dung chủ yếu của loại hợp đồng đó thì các bên thỏa thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng nhưng cần phải có các nội dung sau đây: + Đối tượng của hợp đồng (tài sản gì? Công việc gì?); + Số lượng, chất lượng; + Giá cả, phương thức thanh toán; + Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; + Quyền và nghĩa vụ của các bên; + Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. + Phạt vi phạm hợp đồng. Ngoài các nội dung cơ bản nêu trên thì các bên có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác (nhưng không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội). b/ Hợp đồng kinh doanh – thương mại (còn gọi là hợp đồng kinh tế) Về hình thức của hợp đồng kinh doanh – thương mại nói chung giống như của hợp đồng dân sự (trước đây Pháp lệnh hợp đồng kinh tế chỉ cho phép duy nhất một hình thức là hợp đồng bằng văn bản). Lưu ý: Các loại văn bản cũng được coi là hợp đồng nếu hai bên giao kết gián tiếp bằng các tài liệu giao dịch như: công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng và được sự đồng ý của bên kia với nội dung phản ảnh đầy đủ các nội dung chủ yếu cần có và không trái pháp luật thì được coi là hợp lệ. Về nội dung chủ yếu của hợp đồng kinh doanh – thương mại: Về cơ bản nội dung của hợp đồng kinh doanh – thương mại giống như hợp đồng dân sự. Tuy nhiên do đặc thù là hàng hóa dịch vụ có số lượng khối lượng lớn nên tính chất phức tạp hơn đòi hỏi ngoài các nội dung cơ bản thì cụ thể hóa chi tiết hóa các thỏa thuận thường sẽ do hai bên thỏa thuận và đưa vào nội dung của hợp đồng nhiều hơn, đòi hỏi chặt chẽ, chính xác hơn. Ví dụ: Hợp đồng kinh doanh – thương mại có thể rõ thêm các nội dung sau: + Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc; + Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng; + Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng. + Điều kiện nghiệm thu, giao nhận. Nhìn chung hiện nay giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh – thương mại có nhiều điểm chung giống nhau, có chăng sự khác nhau là các chủ thể ký kết hợp đồng và mục đích của hợp đồng có lợi nhuận hay không mà thôi. III. NHỮNG vấn đề CẦN BIẾT KHI ký kết hợp đồng KINH TẾ, HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 1- Đề nghị giao kết và trả lời. a) Khi các bên có sự mong muốn đi đến ký kết hợp đồng thì thông thường phải có sự trao đổi thỏa thuận trước, nghĩa là một hoặc cả hai bên đều đưa ra yêu cầu của mình thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng để bên kia xem có chấp nhận hay không. Đề nghị về việc giao kết hợp đồng có thể bằng lời nói nhưng cũng có thể bằng văn bản nêu rõ các yêu cầu của mình trong đó phản ảnh rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng mà mình dự định sẽ ký kết, như đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán... và chịu sự ràng buộc về đề nghị này. Lưu ý: Trong trường hợp đưa ra đề nghị và chưa hết thời hạn trả lời thì không được mời người thứ ba giao kết trong thời hạn trả lời đồng thời phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Nếu bên đề nghị lại giao kết với người thứ ba thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị nếu có thiệt hại phát sinh. b) Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó. Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết hạn chờ trả lời, thì lời chấp nhận này được coi là lời đề nghị mới của bên chậm trả lời. Tuy nhiên nếu bên đề nghị không ấn định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. 2- Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây: a) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. Lưu ý: Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới. 3- Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. 4- Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: a) Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; b) Hết thời hạn trả lời chấp nhận; c) Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; d) Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; đ) Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. 5- Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới. 6- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. 7- Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng a) Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. b) Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời. 8- Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị. 9- Trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự Trong trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị. 10- Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. 11- Một số vấn đề cần chú ý khi ký kết hợp đồng dân sự: a) Vấn đề hợp đồng mẫu do một bên đưa ra - Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận, thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra (như hợp đồng cung ứng điện, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ...). - Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng, thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó. b) Vấn đề phụ lục hợp đồng Trong nhiều trường hợp, khi ký kết hợp đồng thì các bên có lập thêm bản phụ lục hợp đồng nhằm chi tiết hóa một số điều khoản của hợp đồng, trong trường hợp này thì phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng và nội dung của phụ lục không được trái hoặc mâu thuẫn với nội dung của hợp đồng đã ký. c) Giải thích hợp đồng Trong nhiều trường hợp, vì sơ suất chưa trao đổi, tìm hiểu, cân nhắc kỹ các nội dung của hợp đồng nếu sau khi ký kết xảy ra việc các bên không thống nhất về nội dung đã ký, mỗi bên hiểu theo một cách khác nhau, trong trường hợp này cần thiết phải có sự giải thích hợp đồng cụ thể như sau: - Khi một hợp đồng có điều khoản không rõ ràng, thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó. - Khi một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa, thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên. - Khi một hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng. - Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu, thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng. - Khi hợp đồng thiếu một số khoản, thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng. - Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung của hợp đồng. - Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng. - Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế. d) Hiệu lực của hợp đồng Nhìn chung, sau khi ký kết hợp đồng thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực vào thời điểm mà hai bên giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Khi hợp đồng có hiệu lực thì phát sinh trách nhiệm pháp lý giữa các bên, nếu đó là hợp đồng được giao kết hợp pháp, đồng thời nó có tính bắt buộc đối với các bên trong việc tuân thủ và thực hiện hợp đồng. Nếu một bên không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bị coi là vi phạm hợp đồng và phải gánh chịu những hậu quả pháp lý kèm theo. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. IV- NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 1- Về hình thức của hợp đồng lao động Về hình thức, giống như hợp đồng dân sự. Hợp đồng lao động có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói (hợp đồng miệng). a) Hình thức giao kết (thỏa thuận) bằng miệng được thực hiện trong trường hợp thuê lao động đối với công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng và các công việc lao động giúp việc gia đình. Mặc dù giao kết hợp đồng bằng miệng nhưng hai bên cam kết vẫn phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật về lao động. b) Hình thức giao kết (ký kết) bằng văn bản, ngoài những trường hợp nêu trên thì hợp đồng lao động phải được ký kết bằng văn bản (theo mẫu của Bộ Lao động thương binh và xã hội qui định (Việc ký hợp đồng lao động bằng văn bản là qui định bắt buộc (Điều 28 Bộ luật Lao động)). 2- Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động khi thỏa thuận phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Về công việc phải làm: Phải nêu rõ những hạng mục công việc cụ thể, đặc điểm, tính chất công việc và những nhiệm vụ chủ yếu, khối lượng và chất lượng phải bảo đảm. b) Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Phải nêu rõ một số giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần theo giờ hành chính hay ca, kíp... ngày nghỉ hàng tuần, hàng năm, ngày nghỉ lễ, việc làm thêm giờ.... c) Về tiền lương: Phải nêu rõ mức lương, các loại phụ cấp, hình thức trả lương, các loại tiền thưởng, các loại trợ cấp, thời gian trả lương, các loại phúc lợi tập thể, điều kiện nâng bậc lương, việc giải quyết tiền lương và tiền tàu xe trong những ngày đi đường khi nghỉ hàng năm. Lưu ý: Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động qui định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, như thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung. d) Về địa điểm làm việc: Phải nêu rõ địa điểm chính thức, làm tại chỗ, đi làm lưu động xa hay gần, phương tiện đi lại, ăn, ở trong thời gian lưu động. đ) Về thời hạn hợp đồng: Phải nêu rõ loại hợp đồng, ngày bắt đầu, ngày kết thúc hợp đồng. e) Về điều kiện an toàn vệ sinh lao động: Phải nêu rõ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động, cụ thể trong công việc phải làm, các công việc phòng hộ lao động mà người lao động tuân thủ và người sử dụng lao động phải bảo đảm cung cấp, tạo điều kiện... g) Về bảo hiểm xã hội: Phải nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc đóng góp, thu nộp bảo hiểm xã hội, quyền, lợi ích của người lao động về bảo hiểm xã hội. 3- Phân loại hợp đồng lao động Bộ Luật Lao động phân hợp đồng lao động thành 3 loại như sau: a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Loại hợp đồng này được ký kết cho những công việc làm có tính chất thường xuyên, không ấn định trước thời hạn và thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng mà thường là những công việc có tính chất thường xuyên, ổn định từ một năm trở lên. b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn (từ 1 năm đến 3 năm): Loại hợp đồng này được ký kết cho những loại công việc đã được hai bên xác định trước thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong một khoảng thời gian từ đủ 12 đến 35 tháng. c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm: Loại hợp đồng này được ký kết trong trường hợp công việc có tính chất tạm thời, người sử dụng lao động xác định chỉ làm trong một vài ngày, một vài tháng đến dưới một năm là kết thúc. Loại hợp đồng này cũng áp dụng trong trường hợp chỉ tạm thời thay thế những người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật qui định, những người lao động nữ khi nghỉ thai sản, những người lao động bị tạm giữ, tạm giam và những người lao động khác được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động. Lưu ý: Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định mà thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác. 4- Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động được Bộ luật Lao động qui định khá chặt chẽ , cụ thể như sau: a) Các điều khoản của hợp đồng không được trái pháp luật và khi tập thể lao động đã ký thỏa ước lao động tập thể thì cũng không được trái với thỏa ước lao động tập thể, không được xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba, nhất là lợi ích của Nhà nước. b) Các bên giao kết hợp đồng phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi. Bộ luật Lao
Tài liệu liên quan