V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Do chưa có một tiêu chuẩn/
khuyến cáo nào chính thống
và đủ tin cậy nên việc đánh
giá chất lượng môi trường
không khí trong nhà tại các tòa
nhà cao ốc, văn phòng vẫn
đang làm thách thức với các
nhà quản lý và khoa học. Do
vậy, cần nhanh chóng nghiên
cứu, biên soạn tiêu
chuẩn/khuyến cáo về nồng độ
chất ô nhiễm cho phép trong
không khí trong cao ốc, văn
phòng, để có thể sử dụng
đánh giá chất lượng không khí
trong văn phòng làm việc.
Bên cạnh đó, việc quản lý
tòa nhà cũng là yếu tố quan
trọng có thể ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường không
khí tại các tòa nhà cao ốc, văn
phòng. Do vậy, ban quản lý
các tòa nhà cao ốc, văn
phòng phải có kế hoạch vệ
sinh hệ thống thông gió, điều
hòa và giữ vệ sinh trong
khuôn viên của tòa nhà.
Việc tuân thủ các qui định,
tiêu chuẩn về thiết kế nhà cao
tầng cũng như qui định/ tiêu
chuẩn về diện tích làm việc
cũng là những yếu tố có ảnh
hưởng đến chất lượng không
khí trong nhà. Đặc biệt, trong
thời điểm hiện tại khi các
công ty thuê văn phòng
không muốn tăng diện tích sử
dụng nhưng nhu cầu về lao
động tại các công ty này lại
tăng, dẫn đến việc quá nhiều
người trong một diện tích.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ðánh giá thực trạng chất lượng không khí và sức khỏe nhân viên tại các cao ốc, văn phòng trên địa bàn Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo một nghiên cứu của
Cục Bảo vệ môi trường Mỹ
(Environmental Proctect
Agency), ngày nay con người
dùng khoảng 80-90% thời
gian sống trong nhà. Bên
cạnh đó, cùng với xu hướng
xây dựng nhằm tiết kiệm
năng lượng, tránh những ảnh
hưởng bất lợi về thời tiết, con
người thường có xu hướng tự
nhốt mình trong những chung
cư, cao ốc, văn phòng kín với
rất nhiều những thiết bị văn
phòng, đồ nội thất có thể gây
ra ô nhiễm như máy in, máy
tính, các loại vật liệu xây
dựng...
Theo báo cáo của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm
không khí trong nhà là
nguyên nhân của 50% số
ÐáNH GIá THỰC TRẠNG
CHẤT LƯỢNG KHƠNG KHÍ VÀ
SỨC KHỎE NHÂN VIÊN
TẠI CÁC CAO ỐC, VĂN PHỊNG
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Ngô Quốc Khánh, Phạm Công Thuyên, Trần Huy Toàn
Trung tâm KH Môi trường và Phát triển bền vững
Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động
Ảnh minh họa, Nguồn: Internet
Kt qu nghiên cu KHCN
91Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1,2&3-2013
bệnh lý của con người; ảnh
hưởng của nó cao từ 2-8 lần
so với các bệnh có nguyên
nhân là ô nhiễm bên ngoài;
Việc xây dựng và sống trong
các ngôi nhà mới chiếm 30%
trong các nguyên nhân gây
nên các bệnh nhà kín.
Hiện nay, Việt Nam đang
trong giai đoạn hiện đại hóa
và đô thị hóa, nhu cầu về các
tòa nhà cao ốc, văn phòng
cho thuê đang tăng lên. Rất
nhiều các tòa nhà đã được
xây mới trong thời gian gần
đây, đặc biệt là ở các thành
phố lớn. Tại đây tập trung rất
nhiều người lao động, cán bộ,
nhân viên có trình độ và chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ những
yếu tố ô nhiễm tồn tại trong
không khí. Do vậy, việc đo
đạc, đánh giá chất lượng môi
trường không khí trong nhà tại
các cao ốc, văn phòng này là
việc làm cần thiết nhằm bảo
vệ sức khỏe người lao động.
II. THỰC TRẠNG CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ
TẠI MỘT SỐ VĂN PHÒNG,
CAO ỐC
Theo nghiên cứu của WHO
thì các chất ô nhiễm thông
thường có thể tìm thấy trong
các văn phòng có thể kể tên
bao gồm khói thuốc, Bezene,
Formaldehyde, Naphthalene;
Nitrogen dioxide; Polycylic aro-
matic hydrocarbones; Rado;
Tricloroethelene; amiang;
ozone; toluene; vi sinh vật Do
vậy, các chất ô nhiễm tiềm
năng có thể làm ảnh hưởng
Bảng 1. Các chất ô nhiễm và nguồn phát sinh trong cao ốc,
văn phòng
Bảng 2. Các chỉ tiêu đo đạc nhằm đánh giá CLMT không khí
trong cao ốc, văn phòng
STT Chất ô nhiễm Nguồn phát sinh
1 Carbon dioxite (CO2) Do hô hấp
2 Radon (Ra) Phát sinh từ vật liệu xây
dựng...
3 Bụi Vật liệu xây dựng, nguồn
từ bên ngoài vào
4 Nấm mốc, Vi khuẩn, virus, vi
sinh vật
Do môi trường
5 Ozone Máy photocopy, máy in
6 Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
(Formaldehyte, Benzen, toluene,
axetone...)
Thiết bị văn phòng (máy
photocopy, máy in), đồ gỗ,
sơn, chất tẩy rửa...
7 Khói thuốc (CO, Nicotine,
NOx...)
Thuốc lá
8 Các yếu tố vật lý: ồn, rung, điện
từ trường...
Do các yếu tố bên ngoài
tác động vào
9 Các yếu tố vi khí hậu (Nhiệt độ,
độ ẩm, vận tốc gió) và ánh sáng
STT Chỉ tiêu
1 Bụi tổng, Bụi hô hấp
2 Hơi khí độc (Formaldehyte, VOCs, Ozon, CO2
3 Chỉ tiêu vi sinh vật (Tổng nấm, Tổng CKTM, Tổng VKHK)
4 Vi khí hậu (Nhiệt độ, vận tốc gió, độ ẩm) và Ánh sáng
5 Các yếu tố vật lý (Radon, Tiếng ồn, điện trường, từ trường)
đến chất lượng không khí trong
nhà bao gồm các chất được
trình bày trong bảng 1.
Nhằm đánh giá được chất
lượng môi trường không khí
trong cao ốc, văn phòng,
nhóm thực hiện đã liên hệ
khảo sát, đo đạc một số chỉ
tiêu môi trường (Xem bảng 2)
tại 06 văn phòng trong 04 tòa
nhà trong nội thành Hà Nội,
các tòa nhà cao ốc, văn
phòng này đều có kết cấu kín,
được xây dựng sau năm
2008, có sử dụng hệ thống
thông gió điều hòa trung tâm.
Kt qu nghiên cu KHCN
Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1,2&3-201392
Nhóm thực hiện đã tiến
hành đo đạc lấy mẫu chất lượng
không khí trong cao ốc, văn
phòng theo Tiêu chuẩn Việt
Nam hiện hành, tùy theo diện
tích và số lượng người lao động
trong văn phòng, cao ốc được
lựa chọn khảo sát sẽ quyết định
lượng mẫu và vị trí đặt mẫu. Kết
quả đo đạc, khảo sát chất lượng
không khí trong nhà được trình
bày trong bảng 3.
Nhằm đánh giá chất lượng
môi trường không khí trong
cao ốc, văn phòng, nhóm thực
hiện đã tiến hành hồi cứu và
so sánh với các Tiêu chuẩn
hiện có tại Việt Nam và một
số nước trên thế giới. Tuy vậy,
tiêu chuẩn cho không khí
trong nhà tại Việt Nam hiện
chưa có và tại một số nước
cũng chỉ tồn tại ở dạng
khuyến cáo, hướng dẫn, do
vậy chưa thực sự có cơ sở để
đánh giá chất lượng không khí
trong cao ốc, văn phòng mà
chỉ là một cơ sở để so sánh và
đối chiếu.
III. THỰC TRẠNG SỨC
KHỎE NHÂN VIÊN VĂN
PHÒNG TẠI MỘT SỐ VĂN
PHÒNG, CAO ỐC
Nhằm đánh giá thực trạng
tình hình sức khỏe của nhân
viên văn phòng, nhóm thực
hiện đã tiến hành điều tra về
các vấn đề liên quan đến sức
khỏe và thói quen sinh hoạt
của khoảng 200 nhân viên
văn phòng. Kết quả điều tra
cho thấy, tỷ lệ nhân viên văn
phòng không hút thuốc tương
đối cao, hơn 90% số người
được hỏi. Ngoài ra, tỷ lệ nhân
viên văn phòng sử dụng các
chất kích thích như cafe, rượu,
chè là hơn 50%. Bên cạnh
đó, do đặc trưng của công
việc là làm việc liên tục
8h/ngày tại văn phòng và thời
gian nghỉ trưa tương đối ngắn
nên hầu hết nhân viên văn
phòng đều có bữa ăn tại công
ty. Đây là những thói quen
sinh hoạt có thể ảnh hưởng
đến sức khỏe của họ.
Nhóm thực hiện cũng tiến
hành điều tra các triệu trứng
bệnh lý thường gặp của nhân
viên văn phòng. Kết quả điều
tra các triệu chứng này được
trình bày trong bảng 4.
Từ bảng kết quả điều tra
cho thấy, tỷ lệ nhân viên văn
phòng có những triệu chứng
bệnh lý về mũi, họng. Đặc
biệt, các triệu chứng về đau
lưng, đau đầu thường xuyên
Bảng 3. Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí
trong cao ốc, văn phòng
Giá trị TT Chỉ tiêu Đơn
vị
Tổng số
mẫu Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
1 Nhiệt độ oC 60 22,8 26,8 25,2
2 Độ ẩm % 60 56,9 63,5 61,3
3 Vận tốc gió m/s 40 - 0,9 0,3
4 Ánh sáng Lux 60 100 860 465
5 Bụi tổng mg/m3 30 0,086 1,175 0,333
6 Bụi hô hấp mg/m3 30 0,067 0,506 0,208
7 Carbon dioxide (CO2) ppm 20 548 940 860
8 Tổng các hợp chất
hữu cơ dễ bay hơi
(VOCs)
ppm 24 3,97 10,53 6,33
9 Formaldehyde
(H2CO)
ppm 24 0,008
5
0,046 0,023
10 Ozon (O3) ppm 15 0,01 0,091 0,067
11 Tổng VKHK SL/m3
kk
30 307 2463 1094
12 Tổng CKTM SL/m3
kk
30 0 307 68
13 Tổng nấm SL/m3
kk
30 154 4207 1285
14 Tiếng ồn dBA 30 44,5 56,7 53,6
15 Radon Bq/m3 6 50 63 56,3
16 Điện trường V/m 60 12,95 142,6 66,5
17 Từ trường Gi/m 60 0,1 1 0,206
Kt qu nghiên cu KHCN
93Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1,2&3-2013
xuất hiện do đặc điểm công
việc của nhân viên văn phòng
là ngồi một chỗ và chịu áp lực
cao trong quá trình làm việc.
Tuy nhiên, các triệu chứng
này xuất hiện chủ yếu vào
mùa hè và đông.
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO
LUẬN
Căn cứ vào kết quả khảo
sát, đo đạc chất lượng môi
trường không khí trong nhà ta
thấy, nếu so sánh với tiêu
chuẩn TCVS 3733: 2002 của
Bộ Y tế thì hầu hết các chỉ
tiêu đều thấp hơn Tiêu chuẩn
cho phép, trừ nồng độ CO2 tại
một số điểm đo là vượt Tiêu
chuẩn. Tuy nhiên, Tiêu chuẩn
này được áp dụng cho các cơ
sở sản xuất có thể có kết cấu
hở và có sự trao đổi không khí
tự nhiên, không tuần hoàn
không khí. Do vậy, việc đánh
giá chất lượng môi trường
không khí trong cao ốc, văn
phòng dựa theo tiêu chuẩn
này cũng chỉ mang tính chất
tham khảo mà khó có thể đưa
ra được kết luận.
Bên cạnh đó, trên thế giới,
do đặc điểm của từng khu
vực, mà mỗi nước lại có
những giá trị tiêu
chuẩn/hướng dẫn tham khảo
rất khác nhau. Tuy vậy, đây
cũng là một cơ sở đáng tin
cậy để đánh giá chất lượng
không khí trong nhà tại các
cao ốc, văn phòng. So sánh
với các tiêu chuẩn/hướng dẫn
tham khảo khác trên thế giới
thì hầu hết các chỉ tiêu đều
không thể đáp ứng được tất
cả các tiêu chuẩn/hướng dẫn
Bảng 4. Kết quả điều tra về các triệu chứng thường gặp của
nhân viên văn phòng
Tòa nhà
1
Tòa nhà
2
Tòa nhà
3
Tòa nhà
4 Cơ
quan
Triệu chứng
n (%) n (%) n (%) n (%)
Khô mắt 11 31 19 47 12 - 18 35
Ngứa mắt 5 13 26 64 - - 11 21
Mắt
Chảy nước
mắt
6 15 4 11 - - 9 17
Khô mũi 9 23 21 53 - - 9 17
Ngạt mũi 4 12 25 62 - - 6 12
Chảy nước
mũi
27 73 32 80 - - 4 7 Mũi
Chảy máu
cam
0 0 0 0 - - 0 0
Khô họng 0 0 1 3 - - 3 5
Ngứa họng 30 80 32 80 6 50 43 86
Họng
Khàn giọng,
mất giọng
12 32 17 42 - - 18 35
Ho 15 40 20 50 - - 23 46 Hô
hấp Tức ngực 15 40 12 30 - - 6 12
Da
Nổi quầng đỏ,
phát ban trên
da
0 0 0 0 - - 0 0
Mệt mỏi khó
tập trung
28 75 28 70 - - 43 85
Buồn ngủ 3 7 2 5 - - 21 41
Đau đầu 37 100 40 100 12 100 50 100
Chóng mặt 9 23 8 20 - - 18 35
Mất ngủ 4 10 20 50 - - 28 56
Buồn nôn 4 10 16 40 - - 6 12
Thần
kinh
Choáng váng 11 30 20 50 - - 2 3
Cơ
xương
khớp
Đau lưng 37 100 40 100 12 100 50 100
Kt qu nghiên cu KHCN
Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1,2&3-201394
tham khảo. Ví dụ, nồng độ
formaldehyde thấp hơn giá trị
của các tiêu chuẩn/hướng
dẫn của WHO, OSHA nhưng
lại vượt quá nồng độ trong qui
định của NIOSH. Đặc biệt,
nồng độ bụi hô hấp đều vượt
giá trị của các tiêu
chuẩn/hướng dẫn tham khảo
có qui định là NAAQS/EPA
(2000) và Hongkong (2003).
Các chỉ tiêu vi sinh vật đều
vượt xa giá trị khuyến cáo rất
nhiều lần, chứng tỏ môi trường
không khí trong nhà tại các tòa
nhà cao ốc, văn phòng được
khảo sát đều bị ô nhiễm về vi
sinh vật. Nguyên nhân do việc
sử dụng tuần hoàn không khí
của các hệ thống điều hòa,
thông gió tại các văn phòng,
tòa nhà này. Bên cạnh đó,
việc không vệ sinh hoặc ít khi
vệ sinh hệ thống thông gió và
điều hòa không khí cũng là
nguyên nhân dẫn đến việc số
lượng vi sinh vật trong không
khí vượt nhiều lần tiêu chuẩn
cho phép.
Mặc dù với kết quả khảo
sát, đo đạc các chỉ tiêu môi
trường trong nhà tại các cao
ốc, văn phòng chưa thể đánh
giá chính xác được chất lượng
môi trường không khí nhưng
đã phần nào cung cấp những
thông tin sơ bộ về chất lượng
không khí trong nhà tại các
cao ốc, văn phòng.
Do kết cấu công trình của
các tòa nhà cao ốc, văn
phòng đều kín nhằm tiết kiệm
năng lượng nên việc ảnh
hưởng của các nguồn ô
nhiễm bên ngoài như giao
thông, xây dựng gần như rất
hạn chế.
Nhân viên văn phòng có
những triệu chứng bệnh lý về
mũi, họng, cơ xương khớp và
thần kinh.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Do chưa có một tiêu chuẩn/
khuyến cáo nào chính thống
và đủ tin cậy nên việc đánh
giá chất lượng môi trường
không khí trong nhà tại các tòa
nhà cao ốc, văn phòng vẫn
đang làm thách thức với các
nhà quản lý và khoa học. Do
vậy, cần nhanh chóng nghiên
cứu, biên soạn tiêu
chuẩn/khuyến cáo về nồng độ
chất ô nhiễm cho phép trong
không khí trong cao ốc, văn
phòng, để có thể sử dụng
đánh giá chất lượng không khí
trong văn phòng làm việc.
Bên cạnh đó, việc quản lý
tòa nhà cũng là yếu tố quan
trọng có thể ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường không
khí tại các tòa nhà cao ốc, văn
phòng. Do vậy, ban quản lý
các tòa nhà cao ốc, văn
phòng phải có kế hoạch vệ
sinh hệ thống thông gió, điều
hòa và giữ vệ sinh trong
khuôn viên của tòa nhà.
Việc tuân thủ các qui định,
tiêu chuẩn về thiết kế nhà cao
tầng cũng như qui định/ tiêu
chuẩn về diện tích làm việc
cũng là những yếu tố có ảnh
hưởng đến chất lượng không
khí trong nhà. Đặc biệt, trong
thời điểm hiện tại khi các
công ty thuê văn phòng
không muốn tăng diện tích sử
dụng nhưng nhu cầu về lao
động tại các công ty này lại
tăng, dẫn đến việc quá nhiều
người trong một diện tích.
Nên có những nghiên cứu
để đưa ra khuyến cáo về thời
gian sử dụng các thiết bị văn
phòng như máy tính, máy in,
máy fax trong ngày để tránh
hiện tượng sử dụng quá lâu
gây căng thăng, mệt mỏi cho
người lao động. Các văn
phòng nên có khu vực riêng
hoặc có khoảng cách cách ly
hợp lý dành cho một số loại
thiết bị văn phòng không sử
dụng thường xuyên như máy
in, máy photocopy
Nên tổ chức quan trắc, đo
đạc và đánh giá chất lượng
không khí trong nhà định kỳ
tại các tòa nhà cao ốc, văn
phòng nhằm tránh những ảnh
hưởng đáng tiếc của chúng
đến sức khỏe người lao động.
Tổ chức khám sức khỏe
định kỳ cho nhân viên văn
phòng theo đúng qui định của
pháp luật.
Ảnh: Internet
Kt qu nghiên cu KHCN
95Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1,2&3-2013