Bài 1: Giới thiệu về thống kê học

 Thống kê học là gì và đối tượng nghiên cứu của thống kê học.  Một sốkhái niệm thường dùng trong thống kê.  Các loại thang đo thống kê.

pdf14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 1: Giới thiệu về thống kê học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Giới thiệu về thống kê học v1.0 1 0 Nội dung Mục tiêu  Thống kê học là gì và đối tượng nghiên cứu của thống kê học.  Một số khái niệm thường dùng trong thống kê.  Các loại thang đo thống kê.  Giúp học viên hiểu được thống kê học là gì và vai trò của thống kê trong đời sống xã hội.  Làm rõ đối tượng nghiên cứu của thống kê học.  Hiểu một số khái niệm và các loại thang đo được dùng nhiều trong thống kê. Thời lượng học Hướng dẫn học  4 tiết  Đọc tài liệu và thảo luận với giảng viên và các học viên khác về các vấn đề chưa nắm rõ.  Lấy ví dụ nhằm làm rõ các khái niệm.  Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ HỌC Bài 1: Giới thiệu về thống kê học 2 v1.0 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tên tình huống: Sử dụng thông tin thu thập để ra quyết định đầu tư Bạn được thừa hưởng một khoản thừa kế là 500 triệu đồng. Bạn quyết định sẽ làm cho khoản tiền đó sinh lời bằng cách đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhưng đầu tư vào cổ phiếu nào đây? Để đảm bảo cho việc đầu tư của mình là đúng đắn và mang lại thành công, bạn sẽ làm gì? Phải chăng đó là việc thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến cổ phiếu đó. Giá cả của nó là bao nhiêu, nó đã tăng bao nhiêu lần so với mệnh giá. Quan trọng hơn, tình hình tài chính của công ty niêm yết hiện nay ra sao? Câu hỏi Để đi đến quyết định của mình, bạn đã tìm kiếm các báo cáo tài chính, bản cáo bạch, báo cáo phân tích của công ty,... để nghiên cứu. Bao nhiêu phần trăm trong số thông tin mà bạn thu thập được thể hiện dưới dạng các con số thống kê và các con số đó phản ánh điều gì? Bài học này sẽ giúp bạn hiểu các con số thống kê thường phản ánh điều gì và vai trò của thông tin thống kê trong xã hội hiện nay. Bài 1: Giới thiệu về thống kê học v1.0 3 1.1. Một số vấn đề chung về thống kê học 1.1.1. Thống kê học và vai trò của thông tin thống kê trong đời sống xã hội Thống kê đã ra đời từ rất lâu và phát triển theo yêu cầu của xã hội. Ngày nay, thống kê len lỏi trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống và thông tin thống kê trở thành một trong những nguồn lực vô giá để đánh giá bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng. Thông tin thống kê cũng gợi mở cho người sử dụng các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất tốt hơn hay dự kiến khả năng đạt được trong thời gian tới. Chính vì vậy, Lê-nin đã cho rằng: Thống kê là một công cụ mạnh mẽ nhất để nhận thức xã hội. Tuỳ theo mục đích khác nhau mà thống kê học phục vụ theo những khía cạnh khác nhau. Các con số thống kê có thể được sử dụng nhiều lần với nhiều mục tiêu khác nhau. Chính vì tính chất khách quan, dễ gây ảnh hưởng và lan rộng của nó mà thống kê là một trong những công cụ quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin phục vụ quản lý ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, khoa học thống kê càng hoàn thiện hơn về lý luận và phương pháp, thông tin. Thống kê đa dạng, phong phú được sử dụng rộng rãi và ngày càng đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. “Thống kê kinh tế – xã hội là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để nhận thức xã hội” – V.I. Lê-nin, toàn tập, tập 19, trang 432, bản tiếng Việt, NXB Tiến bộ, Motskva, 1980. 1.1.1.1. Định nghĩa thống kê học Không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của thông tin thống kê, vậy thống kê học là gì? Các nhà thống kê học nổi tiếng trên thế giới đều thống nhất đưa ra định nghĩa sau về thống kê học: Thống kê học là môn khoa học xã hội nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể.  Trước hết, ta phải khẳng định: Thống kê học là một môn khoa học xã hội: Thực tế, thống kê học là sự giao thoa giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội vì nó vận dụng phương pháp toán và sử dụng phương pháp lý luận xã hội để phân tích các hiện tượng hay các quá trình kinh tế – xã hội. Nhưng vì không chỉ dừng lại ở các con số mà ta phải đọc được ý nghĩa của nó và đưa ra kết luận về các hiện tượng nên người ta xếp thống kê học vào khoa học xã hội.  Thống kê học là một môn khoa học xã hội nghiên cứu không chỉ một phương pháp mà là một hệ thống các phương pháp: thu thập – xử lý – phân tích, trong phân tích thì có phân tích và dự đoán. Trên cơ sở phân tích con số thống kê, người ta rút ra được bản chất và tính quy luật của hiện tượng. Chính vì vậy, thống kê còn là một môn khoa học định lượng. Bài 1: Giới thiệu về thống kê học 4 v1.0 Ví dụ: Chúng ta đều biết đến mối liên hệ giữa doanh thu (DT) với giá bán (p) và lượng hàng hoá tiêu thụ (q): DT = p  q Thống kê học nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của p và q tới DT. Chẳng hạn 09 08 DT 120% DT  , tức là năm 2009, doanh thu đã tăng 20% so với năm 2008. Trong 20% tăng doanh thu này, người ta muốn biết phần biến động của giá làm doanh thu tăng bao nhiêu và phần biến động của lượng làm doanh thu tăng bao nhiêu? Mặt khác, việc tăng doanh thu này có thực sự là tốt hay không? Thống kê sẽ trả lời được những câu hỏi đó trên cơ sở phân tích số liệu thực tế. 1.1.1.2. Phạm vi nghiên cứu của thống kê học Các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội mà thống kê thường nghiên cứu, đó là:  Các hiện tượng về quá trình tái sản xuất mở rộng như: cung cấp nguyên liệu, quy trình công nghệ, chế biến sản phẩm...  Các hiện tượng về phân phối, trao đổi, tiêu dùng sản phẩm như: giá cả, lượng hàng tiêu thụ, xuất nhập khẩu hàng hoá, nguyên liệu...  Các hiện tượng về dân số, lao động như: tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, sự phân bố dân cư, lao động...  Các hiện tượng về văn hoá, y tế, giáo dục như số trường lớp, số bệnh viện, giường bệnh, số người mắc bệnh, số thư viện...  Các hiện tượng về đời sống chính trị, xã hội, bầu cử, luật pháp...  Ngoài ra, thống kê còn nghiên cứu ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên đến sự phát triển của các hiện tượng kinh tế xã hội, như ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, ảnh hưởng của các biện pháp khoa học kỹ thuật tới quá trình sản xuất, kết quả sản xuất và đời sống nhân dân... 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Từ khái niệm trên, có một số vấn đề cần làm rõ như sau:  Thứ nhất, thế nào là mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất? Trước hết, ta phải hiểu mặt lượng là gì, mặt chất là gì? Xuất phát từ lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều có hai mặt chất và lượng. Theo đó, mặt chất của hiện tượng là bản chất trừu tượng giúp ta phân biệt hiện tượng, sự vật đó với những hiện tượng, sự vật khác. Ví dụ: Sau khi phân tích các thông tin về công ty A, bạn đánh giá là công ty A có tình hình tài chính tốt. Ở đây, tốt là một biểu hiện về mặt chất, nó rất trừu tượng và chỉ được biểu hiện cụ thể qua các thông số như: doanh số, lợi nhuận, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn... chính là mặt lượng. Như vậy, mặt lượng là những biểu hiện bằng con số, nó cho biết bản chất cụ thể của sự vật, hiện tượng thông qua quy mô, khối lượng, trình độ phát triển và mối liên hệ giữa các bộ phận. Giữa hai mặt của hiện tượng bao giờ cũng tồn tại mối liên hệ mật thiết với nhau. Bất kỳ chất nào cũng được biểu hiện bằng một lượng cụ thể, lượng nào cũng là lượng của một chất xác định. Chất của hiện tượng có tính ổn định tương đối còn Bài 1: Giới thiệu về thống kê học v1.0 5 lượng lại thường xuyên biến động. Khi lượng thay đổi đến một mức nào đó thì chất sẽ thay đổi. Chính vì vậy, thống kê chúng ta nghiên cứu mặt lượng nhưng không tách rời mặt chất mà trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất. Mặt lượng, mặt chất ở đây không phải của một vài hiện tượng đơn lẻ mà phải là của hiện tượng số lớn.  Thứ hai, thế nào là các hiện tượng số lớn? Theo quy luật số lớn, khi nghiên cứu một số đủ lớn các hiện tượng cá biệt thì các nhân tố ngẫu nhiên sẽ bị triệt tiêu làm bộc lộ nhân tố cơ bản, bản chất của hiện tượng. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của thống kê học là các hiện tượng kinh tế – xã hội số lớn, trong đó bao gồm nhiều đơn vị hoặc hiện tượng cá biệt tạo thành. Thông qua nghiên cứu một số đủ lớn các đơn vị cá biệt này, chúng ta sẽ rút ra được kết luận về bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Kết luận này có thể sẽ không đúng với từng hiện tượng cá biệt, nhưng nó phản ánh đúng với hiện tượng số lớn. Ví dụ: Theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở lúc 0 giờ ngày 1/4/2009, trong tổng thể dân số nước ta hiện nay, tỷ lệ nam/nữ là 98,1/100. Tỷ lệ này có thể không đúng đối với từng gia đình nhưng đúng với số đông các gia đình ở Việt Nam hiện nay. Nhưng con số nào là đủ lớn thì còn tuỳ vào đặc điểm của hiện tượng. Ví dụ: Tập hợp 100 trên 120 nhân viên của công ty X có tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán là một số đủ lớn, nhưng tập hợp 100 người trong tổng dân số Việt Nam thì không được coi là đủ lớn. Thống kê chỉ nghiên cứu các hiện tượng số lớn? Câu trả lời là không. Thống kê chủ yếu nghiên cứu hiện tượng số lớn và có kết hợp nghiên cứu cả đơn vị, hiện tượng cá biệt, thường là những hiện tượng có tính chất điển hình tiên tiến hoặc điển hình lạc hậu. Ví dụ: Trong một nhà máy A, tổ sản xuất B liên tục có năng suất lao động cao nhất nhà máy trong nhiều năm liền; khi đó, nghiên cứu riêng tổ sản xuất B để rút ra kết luận, tại sao tổ này có năng suất lao động cao, do tuổi nghề, do bậc thợ, do trình độ khéo léo, tăng ca... từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý nhằm nâng cao NSLĐ toàn nhà máy.  Thứ ba, tại sao phải nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể? Chúng ta đều biết, mặt lượng của các hiện tượng kinh tế – xã hội thường xuyên biến động qua thời gian và qua không gian. Khi điều kiện thời gian và không gian thay đổi, bản chất của sự vật, hiện tượng có thể cũng thay đổi theo. Vì vậy, khi nghiên cứu phải xác định rõ hiện tượng đó xảy ra tại thời điểm nào và ở đâu. Ví dụ: Giá vàng tại các thời gian, không gian khác nhau là khác nhau. Thậm chí tại cùng thời gian nhưng ở các địa phương khác nhau, các cửa hàng khác nhau, giá vàng cũng khác nhau. Mục đích của việc nghiên cứu thống kê là nhằm tìm ra bản chất, tính quy luật của hiện tượng. Từ đó, chúng ta có nhận thức đúng đắn về hiện tượng được nghiên cứu để làm căn cứ cho các quyết định trong quản lý, đồng thời đề xuất được những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hiện tượng phát triển theo đúng quy luật. Bài 1: Giới thiệu về thống kê học 6 v1.0 Ví dụ: Với khoản tiền thừa kế 500 triệu đồng, sau khi nghiên cứu thông tin về các loại cổ phiếu và tình hình tài chính của các công ty niêm yết, bạn đã xác định được có một số loại cổ phiếu tốt và quyết định đầu tư vào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao và bền vững. Sau khi đã làm rõ đối tượng nghiên cứu của thống kê học, chúng ta sẽ tìm hiểu một số thuật ngữ riêng thường dùng trong thống kê trước khi đi vào chi tiết các quá trình nghiên cứu thống kê. 1.2. Các khái niệm thường dùng trong thống kê 1.2.1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể 1.2.1.1. Khái niệm Tổng thể thống kê là hiện tượng kinh tế – xã hội số lớn mà trong đó bao gồm nhiều đơn vị hoặc hiện tượng cá biệt cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng. Từng đơn vị, hiện tượng cá biệt như vậy được gọi là đơn vị tổng thể. Ví dụ 1: Tổng thể các công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Đơn vị tổng thể: từng công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Ví dụ 2: Tổng thể các cổ đông của công ty A. Đơn vị tổng thể: Mỗi cổ đông của công ty A. Ví dụ 3: Tổng thể những doanh nghiệp có hoạt động làm ăn phi pháp. Đơn vị tổng thể: Từng doanh nghiệp có hoạt động làm ăn phi pháp. Ví dụ 4: Tổng thể những người thích xem phim truyền hình. Đơn vị tổng thể: mỗi người thích xem phim truyền hình. 1.2.1.2. Phân loại tổng thể thống kê Có nhiều cách để phân loại tổng thể thống kê, cụ thể:  Căn cứ vào sự nhận biết các đơn vị trong tổng thể o Tổng thể bộc lộ: Tổng thể có ranh giới rõ ràng, có thể nhận biết được tất cả các đơn vị bằng trực quan. Ví dụ 1, ví dụ 2 ở trên là những tổng thể bộc lộ. o Tổng thể tiềm ẩn: Tổng thể có ranh giới không rõ ràng, không nhận biết hết được tất cả các đơn vị trong tổng thể. Ví dụ 3, ví dụ 4 ở trên là những tổng thể tiềm ẩn. Trong thực tế, tổng thể tiềm ẩn rất đa dạng, vì vậy cần xác định tổng thể nghiên cứu là tổng thể bộc lộ hay tiềm ẩn để tìm cách xác định đối tượng cho phù hợp.  Căn cứ vào mục đích nghiên cứu o Tổng thể đồng chất: Bao gồm những đơn vị giống nhau về một số đặc điểm chủ yếu có liên quan tới mục đích nghiên cứu. o Tổng thể không đồng chất: Bao gồm những đơn vị có những đặc điểm chủ yếu khác nhau có liên quan tới mục đích nghiên cứu. Bài 1: Giới thiệu về thống kê học v1.0 7 Cách phân loại này khác với cách phân loại ở trên. Cách phân loại tổng thể căn cứ vào sự nhận biết các đơn vị trong tổng thể mang tính chất tương đối cố định. Trong khi đó, cách phân loại căn cứ vào mục đích nghiên cứu lại tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể. Mục đích nghiên cứu khác nhau thì việc xác định đặc điểm nào là chủ yếu cũng khác nhau. Khi mục đích nghiên cứu thay đổi, tổng thể đồng chất có thể trở thành tổng thể không đồng chất và ngược lại. Ví dụ: Với mục đích nghiên cứu là hoạt động của các công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM, người ta đưa ra một số tổng thể sau:  Tổng thể các công ty có phát hành cổ phiếu trên địa bàn cả nước (1).  Tổng thể các công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đóng trên địa bàn TP. HCM (2).  Tổng thể các công ty có cổ phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam (3).  Tổng thể các công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM (4).  Tổng thể các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM (5). Với 5 tổng thể đưa ra ở trên, nếu căn cứ vào mục đích nghiên cứu, chỉ có tổng thể (4) và (5) là tổng thể đồng chất dù tổng thể (5) có quy mô hẹp hơn so với yêu cầu. Còn tổng thể (1), (2) và (3) là những tổng thể không đồng chất.  Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu o Tổng thể chung: Bao gồm tất cả các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu. o Tổng thể bộ phận: Bao gồm một phần của tổng thể chung. Ví dụ: Với mục đích nghiên cứu là hoạt động của các công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam thì tổng thể (3) ở trên là tổng thể chung, còn tổng thể (2), (4) và (5) là các tổng thể bộ phận. Trên thực tế, phải xác định được những đơn vị nào thuộc tổng thể nghiên cứu. Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể mà đưa ra những khái niệm, định nghĩa, tiêu chuẩn, đặc điểm để xác định đơn vị đó có thuộc tổng thể của chúng ta không. 1.2.2. Tiêu thức thống kê 1.2.2.1. Khái niệm Tiêu thức thống kê là đặc điểm của đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau. Như vậy, tiêu thức thống kê không phải là tất cả những đặc điểm của đơn vị tổng thể mà chỉ là những đặc điểm được chọn ra để nghiên cứu. Ví dụ: Trong tổng thể các cổ đông của công ty A, mỗi cổ đông là một đơn vị tổng thể. Các cổ đông này, được xác định theo các đặc điểm khác nhau như: họ tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, số cổ phiếu nắm giữ, tỷ lệ nắm giữ... Mỗi đặc điểm này khi được chọn ra để nghiên cứu là một tiêu thức thống kê. Bài 1: Giới thiệu về thống kê học 8 v1.0 1.2.2.2. Phân loại tiêu thức thống kê Tiêu thức thống kê được phân làm 3 loại.  Tiêu thức thực thể: Nêu lên bản chất của đơn vị tổng thể, bao gồm: o Tiêu thức thuộc tính: Là tiêu thức không có các biểu hiện trực tiếp bằng con số mà bằng các đặc điểm và tính chất khác nhau. Ví dụ 1: Tiêu thức giới tính, nghề nghiệp, thành phần kinh tế, loại hình sản xuất kinh doanh... là những tiêu thức có biểu hiện trực tiếp. Ví dụ 2: Tiêu thức mức sống được biểu hiện gián tiếp qua thu nhập, chi tiêu... là tiêu thức có biểu hiện gián tiếp. Những biểu hiện gián tiếp của tiêu thức thuộc tính được gọi là các chỉ báo thống kê. o Tiêu thức số lượng: Là tiêu thức có các biểu hiện trực tiếp bằng con số và những con số đó được gọi là lượng biến của tiêu thức. Có hai loại lượng biến:  Lượng biến rời rạc là lượng biến biểu hiện bằng số nguyên. Ví dụ: Tiêu thức tuổi, số cổ phiếu nắm giữ...  Lượng biến liên tục là lượng biến có biểu hiện bằng số thập phân. Ví dụ: Tiêu thức thu nhập, tiêu thức tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ... o Tiêu thức thay phiên: Là tiêu thức chỉ có 2 biểu hiện không trùng nhau trên 1 đơn vị tổng thể. Ví dụ: Tiêu thức giới tính (nam – nữ), tiêu thức NSLĐ (tiên tiến/không tiên tiến), tiêu thức kết quả học tập (đạt/không đạt)…  Tiêu thức thời gian: Nêu lên hiện tượng nghiên cứu theo sự xuất hiện của nó ở thời gian nào.  Tiêu thức không gian: Nêu lên phạm vi lãnh thổ bao trùm và sự xuất hiện theo địa điểm của hiện tượng nghiên cứu. 1.2.3. Chỉ tiêu thống kê 1.2.3.1. Khái niệm Chỉ tiêu thống kê là những con số phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp A năm 2008 đạt 500 tỷ đồng. Với định nghĩa trên ta thấy, mỗi một chỉ tiêu thống kê bao giờ cũng có tính hai mặt:  Khái niệm của chỉ tiêu: Phản ánh nội dung kinh tế xã hội của chỉ tiêu đó, gồm các định nghĩa và giới hạn về thực thể, thời gian, không gian. Khái niệm của chỉ tiêu thường mang tính chất tổng hợp.  Trị số của chỉ tiêu: Phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Lưu ý Đơn vị tính, chia ra thành 3 loại:  Hiện vật: Hiện vật đơn: chiếc, cái, con, mét…; hiện vật kép: m/s, kwh...  Giá trị: VNĐ, USD, EUR...  Thời gian: Ca, ca máy, giờ, một ngày đêm… Trong quan hệ so sánh, phải thống nhất về nội dung, phương pháp và phạm vi tính toán. Bài 1: Giới thiệu về thống kê học v1.0 9 1.2.3.2. Phân loại chỉ tiêu thống kê Có nhiều cách thức phân loại chỉ tiêu thống kê khác nhau.  Theo hình thức biểu hiện, chỉ tiêu thống kê được chia thành: o Chỉ tiêu hiện vật: Biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên hoặc đơn vị đo lường quy ước. Ví dụ: Dân số (đơn vị người), diện tích (đơn vị km2)... o Chỉ tiêu giá trị: Biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ. Ví dụ: GDP (đơn vị đồng Việt Nam), kim ngạch xuất khẩu (đơn vị đô la Mỹ)...  Theo tính chất biểu hiện o Chỉ tiêu tuyệt đối: Biểu hiện quy mô, số lượng của hiện tượng. Ví dụ: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 là 62.685,1 triệu USD. o Chỉ tiêu tương đối: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng. Ví dụ: Chỉ số giá tiêu dùng CPI của nước ta bình quân năm 2008 so với 2007 là 122,97%.  Theo đặc điểm về thời gian o Chỉ tiêu thời kỳ: Phản ánh trạng thái của hiện tượng nghiên cứu trong một thời kỳ nhất định, phụ thuộc vào độ dài thời kỳ nghiên cứu. Thông thường chỉ tiêu này phản ánh kết quả, hiệu quả, có thể cộng với nhau để tính chỉ tiêu trong thời kỳ dài hơn. Ví dụ: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Vietcombank trong 6 tháng đầu năm 2009 đạt 2.930 tỷ đồng. o Chỉ tiêu thời điểm: Phản ánh trạng thái của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất định, không phụ thuộc vào độ dài thời kỳ nghiên cứu. Thông thường chỉ tiêu này phản ánh nguồn lực như lao động, vốn..., không thể cộng với nhau để tính chỉ tiêu trong thời kỳ dài hơn. Ví dụ: Tổng dân số của Việt Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85.789.573 người.  Theo nội dung phản ánh o Chỉ tiêu khối lượng: phản ánh
Tài liệu liên quan