Bài báo cáo Đạo đức sinh thái

Thực trạng về vấn đề đạo đức sinh thái hiện nay đang là vấn đề báo động. Ý thức của mỗi người dân về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái cũng như của các tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế khá thấp. Do đó, việc xây dựng đạo đức sinh thái trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp bách. Để làm được điều đó, cần có nhiều biện pháp và hành động đúng đắn trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, kinh tế, nhu cầu, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học. Trong đó, giáo dục là biện pháp quan trọng và tốt nhất để nâng cao ý thức sinh thái và từ đó có những hành vi đạo đức sinh thái đúng đắn. Cần phải tuyên truyền sâu rộng công tác bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhặt nhất đến những công tác mang tính vĩ mô. Để làm được điều đó, cần phải có sự hợp tác của toàn thể các quốc gia trên toàn thế giới, của cả cộng đồng

ppt33 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài báo cáo Đạo đức sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng viên HD: Nhóm sinh viên thực hiện: PGS.TS. Nguyễn Khoa Lân Nguyễn Thị Huệ Nguyễn Thị Trang Nguyễn Thị Phượng Nguyễn TrầnThảo Chi Lớp: Thực vật học K21 I. Đặt vấn đề II. Nội dung 1. Khái niệm về đạo đức sinh thái 2. Đặc trưng của đạo đức sinh thái 3. Cấu trúc của đạo đức sinh thái 4. Xây dựng đạo đức sinh thái trong giai đoạn hiện nay III. Kết luận Trong những năm gần đây trên toàn thế giới nói chung, ở Việt nam nói riêng, các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, bão lũ diễn ra bất thường và rất nặng nề; môi trường nước, không khí, đất đai… bị ô nhiễm nghiêm trọng; các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, thiếu quy hoạch… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khoẻ của con người. Đây chính là hậu quả của việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự tăng trưởng về kinh tế luôn có sự mâu thuẫn với việc bảo vệ môi trường. Nhưng để phát triển và bảo vệ môi trường có thể hòa hợp được thì cần phải có nhiều yếu tố tác động. Trong đó, có vấn đề về đạo đức sinh thái. Chúng ta chỉ có thể thực hiện được điều đó khi ý thức đạo đức sinh thái được đề cao, hành vi đạo đức sinh thái được thực hiện, trở thành nếp sống thường nhật trong mỗi người. Vấn đề đạo đức sinh thái đang là vấn đề toàn cầu, trong bài báo cáo này chúng tôi xin trình bày một số vấn đề liên quan đến đạo đức sinh thái. I. Đặt vấn đề Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với nhau, với xã hội,với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội . 1.1. Khái niệm về đạo đức II. Nội dung 1. Khái niệm về đạo đức sinh thái II. Nội dung 1.2. Khái niệm về đạo đức sinh thái Đạo đức sinh thái cũng được gọi là đạo đức môi sinh, đạo đức môi trường. Đạo đức sinh thái là đạo đức được hình thành nên trong quá trình con người tác động vào tự nhiên, lấy từ nó những vật chất cần thiết cho cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đạo đức sinh thái bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm tư tưởng, tình cảm, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực…nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi của con người trong quá trình tác động đến tự nhiên nhằm phục vụ sự sống, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người.Đạo đức sinh thái là sự quan tâm tự nguyện, tự giác đối với việc giữ gìn môi trường sinh thái vì lợi ích của cộng đồng. Đó là hệ thống quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc và định hướng giá trị điều chỉnh hành vi của con người (cá nhân và cộng đồng) trong quan hệ, ứng xử với môi trường tự nhiên. 2. Đặc trưng của đạo đức sinh thái  Tự nhiên và môi trường tự nhiên là khách thể, là đối tượng trực tiếp trong quan hệ đạo đức. Con người luôn là kẻ chủ động quan hệ, chủ động tác động lên tự nhiên, có ý thức, có mục đích. Còn tác động của môi trường lên con người là tác động mù quáng, vô ý thức, đó chỉ là những phản xạ tự nhiên, sự phản xạ tự nhiên này trong vô thức nhưng nó có quy luật buộc con người phải tôn trọng  Tự nhiên và môi trường tự nhiên là mắt khâu trong quan hệ lợi ích. Quan hệ đạo đức được thể hiện cụ thể qua quan hệ lợi ích. Do đó lợi ích phải thỏa mãn cả nhu cầu chủ thể và khách thể. Trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên con người chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà quên đi lợi ích tự nhiên. Mức độ vi phạm đạo đức sinh thái tỷ lệ với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và phản ứng “trả thù” của tự nhiên có lúc diễn ra âm thầm nhưng có lúc dữ dội và để lại hậu quả khôn lường đối với con người.  Sự tác động của tự nhiên mang tính tiềm năng, tự phát, mạnh mẽ, lâu dài và chịu sự chi phối của con người. Đặc trưng này thể hiện trong quan hệ lợi ích và giá trị. 3. Cấu trúc của đạo đức sinh thái Đạo đức sinh thái là sự hợp nhất của ý thức sinh thái và hành vi đạo đức sinh thái. Cả hai bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động và bổ trợ cho nhau hình thành nên hệ thống đạo đức sinh thái trong xã hội. 3.1. Ý thức sinh thái Ý thức sinh thái là một hình thức đặc thù của ý thức xã hội, ý thức sinh thái cũng phản ánh tồn tại xã hội trong mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa con người với tự nhiên. Ý thức đạo đức sinh thái được thừa nhận là “hệ thống quan điểm, quan niệm của con người về hệ sinh thái và ý thức về trách nhiệm của con người trong hệ sinh thái đó”. Còn ý thức sinh thái là “sự nhận thức một cách tự giác của con người về tự nhiên (các yếu tố của tự nhiên và quy luật hoạt động của chúng), về vị trí, vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và về trách nhiệm, nghĩa vụ của con người trong việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ đó”. Điều này chỉ có thể làm được bằng con đường giáo dục. Nâng cao nhận thức về môi trường, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội thông qua các hình thức tập huấn, đào tạo, hội thảo, truyền thông, thông tin trên báo, đài…, đưa chương trình giáo dục môi trường vào các bậc học phổ thông trong nhà trường, xây dựng mô hình xanh hoá trường học nhằm cung cấp cho con người những tri thức sinh thái cần thiết, từ đó hình thành nên ý thức sinh thái mới. 3.2. Hành vi đạo đức sinh thái Hành vi đạo đức sinh thái là cách ứng xử của con người đối với hệ sinh thái, là sự biểu hiện cao nhất của đạo đức sinh thái, là sự tổng hợp của tất cả các yếu tố hợp thành đạo đức sinh thái. Hành vi đạo đức sinh thái được điều chỉnh bởi một hệ thống các chuẩn mực và giá trị đạo đức sinh thái, thể hiện sự thống nhất trong chủ thể đạo đức những nhu cầu khách quan của xã hội, những hoạt động tự giác, tích cực của con người trong việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Hành vi đạo đức sinh thái cao nhất, hoàn hảo nhất và cũng bao trùm nhất là sự tự giác của con người trong việc tuân thủ nghiêm ngặt các điều luật đã được ghi rõ trong Luật bảo vệ môi trường của nước ta năm 1994. Hành vi đổ rác không đúng nơi qui định Những hành động thể hiện hành vi đạo đức sinh thái ảnh hưởng xấu đến môi trường Chặt phá rừng bừa bãi Khói bụi từ hoạt động công nghiệp Khai thác khoáng sản bừa bãi Săn bắt động vật quí hiếm Những hành vi đạo đức sinh thái đúng đắn 4. Vì sao phải quan tâm đến đạo đức sinh thái - Tất cả các loài đều có quyền tồn tại và có mối quan hệ với nhau. - Sức tải của môi trường sống có giới hạn. - Chúng ta là những người vay mượn trái đất của thế hệ con cháu. - Hậu quả của việc khai thác qua mức tài nguyên môi trường: 4. Xây dựng đạo đức sinh thái trong giai đoạn hiện nay Vấn đề môi trường sinh thái hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Thực trạng môi trường đang bị suy thoái nghiêm trọng. Đánh giá thực trạng vấn đề môi trường ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết 41 – NQ/TƯ của Bộ Chính trị nhận định: môi trường nước ta bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động; đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước bị suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày một tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm… 4.1. Thực trạng vấn đề̀ về đạo đức sinh thái hiện nay Sỡ dĩ có thực trạng môi trường như vậy là do bản thân mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức của chúng ta còn chưa nhận thức một cách đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ, phát triển và gìn giữ môi trường; chưa biến nhận thức, trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ môi trường thành hành động cụ thể; chưa đảm bảo được sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường,… Một thực trạng mà có lẽ gây bức xúc và nhức nhối nhất trong thời gian qua là việc các công ty và các doanh nghiệp vi phạm vấn đề đạo đức sinh thái quá nhiều. Có thể nói đạo đức sinh thái của các doanh nghiệp nước ta quá thấp. Trong tổng số 183 KCN trong cả nước, có trên 60% KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Việc các Cty như Vedan, Miwon vi phạm nghiêm trọng những quy định bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng, là tiếng chuông thức tỉnh cho cộng đồng phải quan tâm đến môi trường. Nước thải chưa qua xử lí của công ty Vedan đổ ra sông Thị Vải Có một thực tế là khoảng 80% doanh nghiệp hiện nay còn thờ ơ với nhiệm vụ này. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào “cạm bẫy”: trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp “bẩn”. Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng… nguy hại đến môi trường. Trong khi lĩnh vực này lại không mang lại giá trị gia tăng cao, chuyển giao công nghệ hiện đại, môi trường làm việc gây nhiều độc hại cho người lao động. Tương tự như vậy, vừa qua các nhà máy sản xuất xi măng cũng ồ ạt ra đời, dư thừa lớn, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên đá vôi, trong khi đá vôi là phễu lọc cho nguồn nước ngầm… Các hành vi cần phải bị lên án và phải chấm dứt Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao ý thức sinh thái cũng như hành vi đạo đức sinh thái cho không chỉ cho các doanh nghiệp mà cho tất cả mọi người dân. Điều đó đòi hỏi phải có sự chung tay của cả cộng đồng. 4.2. Xây dựng đạo đức sinh thái trong điều kiện hiện nay Giáo dục đạo đức sinh thái chính là giáo dục cho con người những tri thức khoa học, hiểu biết đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, về sự thích nghi của con người với những biến đổi của môi trường tự nhiên nhằm đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa con người với tự nhiên, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vì cả giới tự nhiên và con người, giúp con người có được tri thức đúng đắn về giá trị của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của chính mình. Đồng thời, giáo dục con người những tình cảm yêu quý, tôn trọng tự nhiên, thân thiện với thiên nhiên, có thái độ, trách nhiệm và lối sống văn hoá đối với tự nhiên, sống hoà thuận với thiên nhiên. 4.2.1. Về giáo dục Sống hòa hợp với thiên nhiên Nâng niu và bảo vệ trái đất của chúng ta Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cần phải có sự hòa hợp với nhau Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức sinh thái Vì mục tiêu phát triển bền vững, vì sức khoẻ cộng đồng, việc giáo dục đạo đức môi trường trong giai đoạn hiện nay cần đặt lên hàng đầu, thực hiện thường xuyên và liên tục cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp dân cư giúp cho mọi người nhận thức một cách đúng đắn về tầm quan trọng công tác bảo vệ môi trường và có trách nhiệm với môi trường. 4.2.2. Về văn hóa Việc sử dụng các yếu tố văn hóa với tư cách vừa là động lực, mục tiêu, vừa là công cụ xã hội nhân văn đắc lực và có nhiều tiềm năng nhất trong hoạt động bảo vệ môi trường. Kết hợp, lồng ghép các chương trình giáo dục môi trường, bảo vệ môi trường, giáo dục ý thức sinh thái vào chương trình hoạt động của các lễ hội. Một hình thức quan trọng nữa trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân là du lịch sinh thái 4.2.3. Về nhu cầu Để kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, con đường duy nhất phải chọn là sự phát triển theo nguyên tắc bền vững. Xuất phát từ đó, việc nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất và triển khai mô hình phát triển kinh tế sinh thái tại những vùng nông thôn, vùng cao, vùng xa ở Việt Nam là rất cần thiết, nhằm góp phần giải quyết những yêu cầu của cuộc sống đặt ra, thực hiện chủ trương của Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Mô hình hệ kinh tế sinh thái không phải đã đáp ứng đủ nhu cầu cho con người, nhưng cũng đáp ứng được phần lớn các sản phẩm cần thiết cho con người và phát triển theo hướng bền vững. 4.2.4. Về kinh tế: Phát triển kinh tế cùng đồng hành với việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả các doanh nghiệp. Nâng cao đạo đức sinh thái cho các doanh nghiệp là việc làm cần thiết và cấp bách. Mặt khác, cùng với việc phát triển kinh tế, cần sử dụng kinh tế để thực hiện các chuẩn mực về đạo đức sinh thái. Tận dụng các nguồn thu kinh tế để đóng góp cho công cuộc bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái. 4.2.5. Bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học Cùng với việc tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và hành vi sinh thái đúng đắn của người dân, cần phải kêu gọi các quốc gia hành động khẩn cấp để ngăn chặn đà suy giảm của các hệ sinh thái. Theo đó, ngày 22/5 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn là ngày Đa dạng sinh học Quốc tế nhằm tăng cường hiểu biết của người dân và cảnh báo về các vấn đề liên quan đến sinh thái. Thực hiện công ước, các nước cần phải nghiêm chỉnh các biện pháp khác nhau để bảo tồn đa dạng sinh học. Các biện pháp đó là: - Xây dựng kế hoạch quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học ; - Xác định các hệ sinh thái, các loài và các nguồn gen quan trọng để bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; - Quan trắc đa dạng sinh học và các nhân tố có thể tác động đến đa dạng sinh học; - Thiết lập hệ thống các khu bảo tồn; - Quản lý tài nguyên sinh học để đảm bảo cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững; - Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái; - Thiết lập hệ thống bảo tồn chuyển vị. 4.2.6. Hòa bình và hợp tác toàn cầu Đạo đức sinh thái và bảo vệ môi trường không phải là là trách nhiệm của riêng các nước đang phát triển. Bởi vì sự suy thoái về môi trường có một tác động toàn cầu, các nước phát triển cũng có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường thế giới. Trách nhiệm của các nước đang phát triển: 1. Đảm bảo giá trị thích đáng của nguồn lực: Trong bối cảnh này chúng ta đã đề cập đến Thuế Ô Nhiễm trong bối cảnh "Công Nghiệp Hoá và Ô Nhiễm Không Khí Đô Thị". 2. Tăng Nhận thức và Sự quan tâm của cộng đồng; 3. Đảm bảo Quyền sở hữu và Sở hữu nguồn lực minh bạch hơn; Đưa ra các chương trình để cải thiện các quyền lợi kinh tế cho người nghèo; 5. Tăng địa vị kinh tế cho người phụ nữ; 6. Tiến hành cắt giảm công nghiệp. Trách nhiệm của các đã nước phát triển: 1. Thay đổi các chính sách thương mại bằng cách các rào cản thương mại chống lại các nước đang phát triển được tháo gỡ và để đảm bảo rằng các sản phẩm nông nghiệp không bị bán hạ giá trên thị trường quốc tế nhằm giảm giá cả quốc tế của các sản phẩm mà các nước đang phát triển có lợi thế so sánh; 2. Tiến hành các Chương trình giảm nợ: Chuyển đổi nợ thành các nguyên liệu tự nhiên, v.v.…; 3. Thành lập chương trình Hỗ Trợ của Các Nước Thế giới thứ nhất; 4. Nghiên cứu và Phát triển các chương trình tuyên truyền, giáo dục và thực hiện vấn đề đạo đức sinh thái và bảo vệ môi trường. III. Kết luận: Đạo đức sinh thái là quan niệm và cách thức ứng xử của con người và xã hội loài người đối với giới tự nhiên nhằm đảm bảo sự cùng tồn tại và phát triển của tự nhiên và xã hội. cấu trúc của đạo đức sinh thái gồm hai bộ phận thống nhất là ý thức sinh thái và hành vi đạo đức sinh thái. Thực trạng về vấn đề đạo đức sinh thái hiện nay đang là vấn đề báo động. Ý thức của mỗi người dân về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái cũng như của các tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế khá thấp. Do đó, việc xây dựng đạo đức sinh thái trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp bách. Để làm được điều đó, cần có nhiều biện pháp và hành động đúng đắn trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, kinh tế, nhu cầu, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học. Trong đó, giáo dục là biện pháp quan trọng và tốt nhất để nâng cao ý thức sinh thái và từ đó có những hành vi đạo đức sinh thái đúng đắn. Cần phải tuyên truyền sâu rộng công tác bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhặt nhất đến những công tác mang tính vĩ mô. Để làm được điều đó, cần phải có sự hợp tác của toàn thể các quốc gia trên toàn thế giới, của cả cộng đồng