Bài giảng Các liên kết kinh tế thương mại quốc tế

Đặc điểm của LKKTQT: Thành lập, hoạt động phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế, trên cơ sở điều lệ của mình. Thành lập, hoạt động có mục đích nhất định. Có hệ thống cơ quan thường trực duy trì hoạt động của tổ chức và liên hệ với các thành viên. Cơ sở ra đời các liên kết kinh tế – thương mại quốc tế Tòan cầu hóa về kinh tế là nguyên nhân cơ bản nhất hình thành liên kết kinh tế – thương mại quốc tế Sự phân công lao động quốc tế phát triển ở mức cao cũng dẫn tới sự hình thành các liên kết kinh tế – thương mại quốc tế bậc cao

ppt65 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Các liên kết kinh tế thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3: CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ –THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ – THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3.2 NHỮNG LIÊN KẾT KINH TẾ – THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ QUAN TRỌNG 3.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ – THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3.1.1 Khái niệm: “Liên kết kinh tế – thương mại quốc tế là mối quan hệ kinh tế hình thành dựa vào sự thỏa thuận hai bên hoặc nhiều bên, ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họat động kinh tế và thương mại phát triển” Thực tế: là liên kết dưới hình thức Diễn đàn hoặc Tổ chức, do các quốc gia, các tổ chức hoặc cá nhân thành lập trên cơ sở các điều ước quốc tế, phù hợp pháp luật quốc tế, nhằm thực hiện những mục đích nhất định trong lĩnh vực kinh tế-thương mại quốc tế Đặc điểm của LKKTQT: Thành lập, hoạt động phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế, trên cơ sở điều lệ của mình. Thành lập, hoạt động có mục đích nhất định. Có hệ thống cơ quan thường trực duy trì hoạt động của tổ chức và liên hệ với các thành viên. 3.1.2 Cơ sở ra đời các liên kết kinh tế – thương mại quốc tế Tòan cầu hóa về kinh tế là nguyên nhân cơ bản nhất hình thành liên kết kinh tế – thương mại quốc tế Sự phân công lao động quốc tế phát triển ở mức cao cũng dẫn tới sự hình thành các liên kết kinh tế – thương mại quốc tế bậc cao 3.1.3 Các hình thức liên kết kinh tế – thương mại quốc tế: 3.1.3.1 Căn cứ vào chủ thể thành lập Thiết chế công - Public Organization (hay Liên chính phủ - Inter-government Organization) do nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ lập nên, hoạt động vì lợi ích chung của mình Ví dụ: LHQ và các tổ chức trực thuộc: - TC LĐ QT (ILO – International Labour Organization); - TC Hàng hải Qt (IMO – Inter Maritime Org); - TC Hàng không dân dụng Qt (ICAO – Inter Civil Aviation Org); - TC sở hữu trí tuệ TG (WIPO – Wold Intellectual Property Org); -TC Nông Lương của LHQ (FAO – Food and Agricultural Org); - IMF; World Bank Group (IBRD, IFC; IDA) - Liên minh viễn thông Qt ; Tổ chức y tế tg (WHO), UNESCO…, Thiết chế tư – Private Organization (Hay Phi chính phủ – Non-govermental Organization): Các tổ chức phi chính phủ bao gồm: các tổ chức phi lợi nhuận và vì mục tiêu lợi nhuận Tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận: các cơ quan của các nhóm quốc gia riêng biệt hoạt động trong các công việc quốc tế như: Hội đồng Chè Quốc tế (ITC), Các hiệp hội nghề: kế toán, quảng cáo, marketing… Các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận hay các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation – TNCs). 3.1.3.2 Căn cứ vào chế độ thành lập, tổ chức và hoạt động, sự tham gia của các thành viên, yếu tố địa lý…, phân biệt: - Liên kết kinh tế chung - Liên kết kinh tế khu vực, - liên kết kinh tế chuyên ngành a) Các liên kết kinh tế – thương mại chung: “Là các liên kết hình thành bởi cam kết của các quốc gia thành viên nhất định, gắn với một điều ước có tính chất liên quốc gia, được các quốc gia tự nguyện gia nhập, có phạm vi và thẩm quyền hoạt động toàn cầu” Ví dụ: Liên hiệp quốc – UN; Tổ chức Thương mại thế giới – WTO; Phòng thương mại quốc tế – ICC; Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển – UNCTAD… b) Các liên kết kinh tế - thương mại khu vực “Là các liên kết được hình thành bởi một hiệp định có tính khu vực nhằm hợp tác, hỗ trợ trong hoạt động kinh tế – thương mại” Các hình thức tổ chức: -Hiệp ước mậu dịch ưu đãi -Khu vực mậu dịch tự do -Liên minh thuế quan -Thị trường chung -Liên minh kinh tế -Liên minh về tiền tệ Hiệp ước mậu dịch ưu đãi (Preferential trade Agreement): “Ưu đãi: cắt giảm thuế quan” Là giai đoạn chuẩn bị: Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area hay Free Trade Agreement): Tự do thương mại nội bộ Tự do trong chính sách thương mại với bên ngoài Thực tế: - Có thể loại trừ một số sản phẩm nhạy cảm - Cơ quan điều hành gọn nhẹ: ban thư ký nhỏ - Có thể bắt đầu xúc tiến cả tự do hóa thương mại dịch vụ, đầu tư… Các khu vực mậu dịch tự do lớn: - Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA); - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), - Khu vực mậu dịch tự do Nam Á (SAFTA) - Khu vực mậu dịch tự do giữa Úc và New Zealand (ANZCERTA – Australia-New Zealand Closer Economic Ralations Trade Agreement), - Các hiệp định mậu dịch tự do song phương: rất phổ biến Liên minh thuế quan (Custom Union): Đặc tính: - Tự do thương mại nội bộ - Chính sách thương mại chung Cơ quan điều hành: - Ban thư ký thường trực, - Các cuộc họp thường kỳ các bộ liên quan, họp cấp cao Thực tế: “ANDEANPACT” là Liên minh thuế quan bao gồm:Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru. Liên minh Châu Âu khi mới thành lập; Liên minh thuế quan và kinh tế Trung Phi (Custom and Economic Union of Central Africa –UDEAC) Thị trường chung (Common Market): Đặc tính: - Giống Liên minh thuế quan - Thêm: Tự do di chuyển vốn, lao động giữa các thành viên Thực tế: - Hoàn thành tự do hóa thương mại dịch vụ - Điều hành: qui mô lớn hơn: Các cuộc họp thường xuyên hơn ban thư ký hoạt động thường xuyên hình thành và hoạt động các cơ quan điều hành liên chính phủ. Các khối liên kết “thị trường chung”: - Hội đồng hợp tác vùng vịnh (The Gulf Cooperation Council, 1981): Bahrain, Kuweit, Ô man, Katar, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. - Hiệp hội liên kết Mỹ la tinh (Latin American Integration Association – LAIA) 1960: Argentina, Bolivia, Brazil, Chi lê, Columbia, Ecvador, Mê hi cô, Pê ru, Uruguay, Venezuela. - Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR – Southern Cone Common Market, 1991): Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay. - Thị trường chung các nước vùng Ca ri bê (Caribean Community Common Market) – CARICOM - Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây phi (Economic Community of West African States – ECOWAS) Thực tế chưa hoàn thành: Liên minh kinh tế (Economic Union) Đặc tính: - Các đặc tính giống Thị trường chung - Đặc tính khác: hài hoà và thống nhất chính sách vĩ mô trong các lĩnh vực trọng yếu: ngoại hối, tài khoá (ngân sách), thuế, tài chính-tiền tệ, các chính sách xã hội… Thực tế: Các cơ quan điều hành không chỉ phối hợp, quan sát, cón ra quyết định hành động cho toàn Liên minh. Cơ quan điều hành của EU - Uỷ ban Châu Âu. Liên minh tiền tệ (Monetary Union): Đặc tính: - Giống liên minh kinh tế, - có sử dụng đồng tiền chung (Các chính sách thống nhất ở mức cao: thuế, tài khóa; chính sách tài chính-tiền tệ chung) Thực tế: Liên minh tiền tệ trong EU (Khu vực đồng euro): ban đầu 12 thành viên; hiện nay - 16 c) Các liên kết kinh tế – thương mại chuyên ngành “Là các tổ chức độc lập, được thành lập và hoạt động chuyên về các lĩnh vực khác nhau và phục vụ lợi ích của các thành viên trong các lãnh vực chuyên môn” Ví dụ: Hiệp hội vân tải hàng không quốc tế (IATA – Inter Air Transport Association), Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO); Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID); TC Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO); Tổ chức du lịch thế giới (WTO – World Turism Org)….. 3.2 NHỮNG LIÊN KẾT KINH TẾ – THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ QUAN TRỌNG 3.2.1 Tổ chức thương mại thế giới – Word Trade Organization (WTO) 3.2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển: WTO thành lập 1994, hoạt động từ 1/1/1995 có 153 thành viên, Việt Nam là 150. Tiền thân là: “Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại” (General agreement on Tariff and Trade – GATT) 30/10/1947 (hiệu lực từ 1/1/1948); 23 quốc gia (12 quốc gia phát triển). GATT là diễn đàn đối thoại chủ yếu về cắt giảm thuế quan, các rào cản phi thuế quan. 1948 - 1994 GATT trải qua 8 vòng đàm phán: Vòng đàm phán Geneve (1947) với 23 quốc gia tham gia; Vòng đàm phán Annecy –Pháp (1948) với 33 quốc gia tham gia; Vòng đàm phán Torquay – Anh (1950) với 38 quốc gia tham gia; Vòng đàm phán Geneve (1956) với 26 quốc gia tham gia; Vòng đàm phán Geneve hay vòng đàm phán Dellon (1960-1961) với 26 quốc gia tham gia; Vòng đàm phán Geneve (1964-1967) hay vòng đàm phán Kennedy với 62 quốc gia tham gia; Vòng đàm phán Tokyo (1973-1979) với 102 quốc gia tham gia; Vòng đàm phán Uruguay với 123 quốc gia tham gia (1986-1994). Ở vòng này bàn thảo về các vấn đề: Thuế quan; hàng dệt, may; hàng nông sản; tự do hoá thị trường dịch vụ: ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, viễn thông, xây dựng; đầu tư; trợ cấp; quy định về chống bán phá giá; sở hữu trí tuệ; các biện pháp tự vệ; thành lập WTO và cơ chế giải quyết tranh chấp. Nhiều thành tựu trong tự do hoá thương mại đã đạt được qua các vòng đàm phán đặc biệt: vòng đàm phán Dellon (1960-1961); vòng Kennedy (1964-1967); vòng Tokyo (1973-1979); vòng Uruguay (1986-1994). Vị trí, vai trò GATT: Giảm thuế quan trong thương mại quốc tế: Vòng Uruguay: thuế trung bình 6,3% xuống còn 3,9%, (giảm khoảng 40%) Sáu quy tắc hành vi: Thông qua GATT các quốc gia đang phát triển giành được quyền bày tỏ ý kiến tập thể. Dàn xếp, giải quyết tranh chấp thương mại. Thúc đẩy trao đổi thông tin kinh tế, thương mại thế giới. Phân biệt GATT và WTO (Khác biệt) + GATT là tổng hợp các quy định, hiệp định đa biên, không có nền tảng về thể chế, chỉ có một ban thư ký nhỏ. WTO là một tổ chức thường trực, có điều lệ, cơ cấu tổ chức chặt chẽ. + Hiệp định của GATT là đa phương, mang tính tạm thời, các cam kết của WTO là đầy đủ và cố định. + Các quy định của GATT chỉ áp dụng cho thương mại hàng hoá, WTO áp dụng cho cả thương mại dịch vụ và các vấn đề liên quan đến thương mại. + Hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT cồng kềnh và kém hiệu quả, của WTO hiệu quả hơn nhiều so với GATT: quyền lợi của các thành viên bảo vệ tốt hơn 3.2.1.2 Mục tiêu và chức năng của WTO: Mục tiêu của WTO: Thúc đẩy tự do hoá thương mại hàng hoá và dịch vụ Phát triển các thể chế thị trường Giải quyết bất đồng,tranh chấp thương mại Nâng cao mức sống của người dân của các thành viên. Chức năng của WTO: Giám sát thực hiện các hiệp ước thương mại của WTO Tiền hành các vòng đàm phán thương mại đa phương Hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại Kiểm soát sự phát triển của thương mại quốc tế và chính sách thương mại Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo chuyên gia Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác trong các vấn đề chính sách thương mại 3.2.1.3 Các nguyên tắc hoạt động của WTO Nguyên tắc Tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN): Trong khuôn khổ WTO, các quốc gia thành viên giành cho nhau qui chế tối huệ quốc. “Những ưu đãi mà một quốc gia giành cho một trong các đối tác thương mại của mình, cũng sẽ tự động và vô điều kiện dành cho các quốc gia khác” Ngoại lệ: Thành viên của một liên kết khu vực Sử dụng các biện pháp tự vệ, đối phó với các hình thức cạnh tranh không lành mạnh… Ưu đãi có trước các hiệp định thương mại đa phương được ký kết, sửa đổi Hạn chế thương mại liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia, bảo vệ sức khoẻ con người… Hệ thống ưu đãi chung GSP (Generalized System of Preferences) và SSP (South-South Preferences) Hiệp định đa sợi (Multi-Fiber Arrangements) và Hiệp định dệt may (Agreement on Textiles and Clothing) Áp dụng với hầu hết lãnh vực: thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… Ví dụ: Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment) áp dụng trong thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư liên quan tới thương mại, với mức độ khác nhau “đảm bảo không phân biệt đối xử (bình đẳng) giữa hàng hoá nước ngoài (nhập khẩu) và hàng hoá nội địa; giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài),… Trong thương mại hàng hoá: các quốc gia không được dành cho hàng hoá nội địa chế độ ưu đãi hơn so với hàng hoá nước ngoài (nhập khẩu hoặc do các cty có vốn nước ngoài sản xuất): Ưu đãi có thể là các khoản thu phí, thuế nội địa, điều kiện kinh doanh… Ví dụ: Tăng thuế nhập khẩu có vi phạm nguyên tắc “Đối xử quốc gia”?? ……………………… Ngoại lệ: Liên kết khu vực. Mua sắm chính phủ hạn chế trong các ngành dịch vụ Nguyên tắc Tiếp cận thị trường (Market Access): “mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư cho các thành viên, thông qua cắt giảm thuế quan, thuế quan hoá các biện pháp định lượng, mở cửa thương mại dịch vụ” thể hiện “tự do hoá thương mại” Cắt giảm thuế quan, giảm các rào cản phi thuế quan Thuế quan bị ràng buộc, không tăng trở lại thuế quan trung bình giảm từ 35% (những năm 1940) xuống 6% trước vòng. Sau vòng Uruguay: từ 6,3% xuống còn 3,8%, thương mại trên cơ sở thuế nhập khẩu bằng 0 tăng từ 30% tới 44% Nguyên tắc Cạnh tranh công bằng (Fair Competition) Tự do cạnh tranh trên điều kiện bình đẳng: Tuân thủ n/t tối huệ quốc và đối xử quốc gia Không sử dụng các công cụ cạnh tranh không lành mạnh: dumping, trợ cấp... Cho phép áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng đối ... Để đảm bảo tự do cạnh tranh, có cơ chế kiểm tra chính sách thương mại (Trade Policy Reviews Mechanism): 4 quốc gia có khối lượng thương mại lớn nhất, bao gồm EU, 2 năm 1 lần; 12 quốc gia tiếp theo đánh giá 6 năm 1 lần. Nguyên tắc chính sách thương mại minh bạch, ổn định và có thể dự đoán chính sách của các thành viên phải rõ ràng, cụ thể, đầy đủ để đảm bảo tính minh bạch chỉ nhìn nhận thuế quan là công cụ bảo vệ thị trường trong nước minh bạch hơn cả, và thương mại ít bị bóp méo hơn Thực hiện chính sách thương mại đúng theo các qui định của WTO, và không để xảy ra các vi phạm qui tắc có tính đơn phương Ràng buộc thuế quan (tariff binding): Mỗi quốc gia không được tăng thuế quan đối một sản phẩm cao hơn giới hạn thuế quan ràng buộc (được ấn định khi đàm phán) Sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu trên các qui định của WTO: Các biện pháp tự vệ (safeguards); Các biện pháp chống bán phá giá (Antidumping measures) Thuế đối kháng Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp theo qui định của WTO: Nguyên tắc dành ưu đãi cho các nước đang phát triển và kém phát triển: GSP, các ưu đãi song phương… 3.2.1.4 Cơ cấu tổ chức của WTO: Hội nghị Bộ Trưởng (Ministerial Conference): Cơ quan cao nhất của WTO, họp ít nhất 2 năm 1 lần, thẩm quyền thông qua các vấn đề về các hiệp định đa phương, kết nạp thành viên mới Đại hội đồng (General Council): Cơ quan thường trực cao nhất, gồm đại diện tất cả thành viên, điều hành hàng ngày. Cơ quan giải quyết tranh chấp: Là Đại hội đồng họp khi cần thiết, có Chủ tịch và thủ tục làm việc riêng. Cơ quan rà soát chính sách thương mại: Là Đại hội đồng họp khi cần thiết, có chủ tịch và thủ tục làm việc riêng: Ban thư ký và Tổng giám đốc WTO: hỗ trợ tổ chức đàm phán, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu chính sách thương mại, tư vấn trong giải quyết tranh chấp thương mại… Các cơ quan trực thuộc đại hồng đồng (các hội đồng): Hội đồng về thương mại hàng hoá (Council for Trade in Goods): Bao gồm 11 uỷ ban: tiếp cận thị trường; nông nghiệp; kiểm dịch, các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại; xuất xứ hàng hoá; thuế đối kháng; giá trị tính thuế quan; rào cản kỹ thuật; chống bán phá giá, thủ tục cấp phép; các biện pháp tự vệ... Hội đồng về thương mại dịch vụ (Council for trade in Services) gồm 5 uỷ ban về: dịch vụ công nghiệp; tài chính; vận tải biển; viễn thông… Hội đồng về các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Council for Trade-Related Aspects of Intellectual Property) Các uỷ ban khác: UB về thương mại và môi trường, UB về thương mại và phát triển, UB về cán cân thanh toán, UB ngân sách và hành chính… Cơ chế biểu quyết của WTO: Các quyết định thường được thông qua trên cơ sở đồng thuận của tất cả các thành viên (đồng thuận: vào thời điểm thông qua không có ý kiến phản đối nêu ra). Hoặc bỏ phiếu: 1 quốc gia – 1 lá phiếu: Các quyết định quan trọng: 100% số phiếu Ít quan trong hơn: 3/4 số phiếu. Kết nạp thành viên mới: 2/3 Ấn phẩm: WTO Focus (10 lần trong năm); WTO Annual Report; Trade Policy Reviews (định kỳ theo từng quốc gia), International Statistics … 3.2.1.6 Nội dung pháp lý của WTO: Phụ lục 1A: GATT 1994 và các hiệp định liên quan về thương mại: Phụ lục 1B: Hiệp định về Thương mại dịch vụ (GATS – General Agreement on Trade in Services) Phụ lục 1C: Hiệp định về các khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS – Agreement on Trade-Related Aspects on Intellectual Property) Phụ lục 2: Bản ghi nhớ về giải quyết tranh chấp (DSU – Understanding on Dispute Settlement) Phụ lục 3: Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại (TPRM – Trade Policy Review Mechanism) Phụ lục 4: Các hiệp định nhiều bên (Plurilateral Agreements): Phụ lục 1A: GATT 1994 và các hiệp định liên quan về thương mại: Hiệp định chung về thương mại và thuế quan 1994 (GATT 1994 – đã được chỉnh sửa và bổ sung sau vòng đàm phán Uruguay). Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (Agreement on Technical Barriers to Trade - TBT) Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS – Agreement on Phytosanitary anh Sanitary Measures) Hiệp định về xuất xứ hàng hoá (Agreement on Rules of Origin - ROO): Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP – Agreement on Import Licensing Procedures) Hiệp định về Trị giá Hải quan (Agreement on Customs Valuation – ACV) Hiệp định về kiểm định hàng hoá trước khi xếp hàng (Pre-shipment Inspection –PSI). Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures – SCM) Hiệp định về chống bán phá giá (ADP – Agreement on Antidamping Procedures) Hiệp định về tự vệ (ASG – Agreement on Safeguards) Hiệp định về nông nghiệp (AOA – Agreement on Agriculture) Hiệp định dệt may (ATC – Agreement on Textiles and Clothing) Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIM – Agreement on Trade-Related Investment Measures) 3.2.1.6 Thủ tục gia nhập WTO: nộp đơn xin gia nhập,cung cấp một bản ghi nhớ về chính sách thương mại WTO thành lập nhóm làm việc Các thành viên đưa ra câu hỏi Quốc gia xin gia nhập trả lời Đàm phán 3 chương trình nhượng bộ về hàng công nghiệp, nông sản và dịch vụ (song phương hoặc đa phương) Hoàn tất đàm phán, chuẩn bị Nghị định thư gia nhập. Trình Đại hội đồng thông qua Tổng giám đốc WTO ký, quốc gia gia nhập phê chuẩn. 3.2.1.7 Tác động gia nhập WTO với VN: Tác động tích cực: Hưởng qui chế tối huệ quốc Hưởng ưu đãi GSP Thuận lợi hơn trong giải quyết tranh chấp thương mại Bãi bỏ hạn ngạch dệt may Động lực mạnh mẽ cho cải cách kinh tế Thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh Cải thiện môi trường kinh doanh Lợi ích của người tiêu dùng Tác động tiêu cực: Sức ép cạnh tranh đối với hàng hoá nông sản và công nghiệp Mở cửa thị trường dịch vụ Thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ Loại bỏ nhiều hạn chế với đầu tư nước ngoài Không thể thực hiện bảo hộ, hỗ trợ một số ngành công nghiệp Ảnh hưởng xã hội: phân hoá xã hội, ảnh hưởng tới chống đói nghèo… 3.2.1.8 Việt Nam và WTO: 1/1995: nộp đơn gia nhập 7/11/2006: Việt Nam - thành viên 150 của WTO 3.2.2 Liên minh Châu Âu – European Union (EU) 3.2.2.1 Sự hình thành và phát triển của EU: Liên minh Châu Âu (EU) là một liên kết kinh tế khu vực lớn nhất, phát triển nhất hiện nay gồm 27 quốc gia: Đức, Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luxemburg, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ailen, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Áo, Phần Lan, Hy Lạp, Ba Lan, Hungary, Cộng hoà Séc, Slovakia, Slovenia, Latvia, Lithuania, Estonia, Cyprus, Malta, Bulgaria, Romania EU – liên minh kinh tế Trong đó có Liên minh tiền tệ (euro) gồm 16 quốc gia: 3.2.2.1 Sơ lược lịch sử phát triển của EU: Khởi đầu EU là Cộng đồng than và thép Châu Âu (The European Coal and Steel Community – ECSC) – 1951, với 6 quốc gia: Bỉ, CHLB Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Luxemburg 25/3/1957 6 quốc gia này ký hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (The European Economic Community – EEC) và Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu (The European Atomic Energy Community) 1/1/1973 Anh, Đan Mạch, Ai len gia nhập EEC Hy Lạp – 1981; Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha – 1986; Áo, Thuỵ Điển và Phần Lan – 1995. 5/2004 kết nạp 10 thành viên mới: Síp, Malta, Ba Lan, CH Séc, Slovakia, Hungary, Slovenia, Estonia, Latvia và Litva. 2007: Bulgaria và Romania 3.2.2.2 Các giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1958-1968: (khu vực MD tự do) Từng bước xoá bỏ thuế quan, hạn chế số lượng với hàng CN với hàng nông sản: tự do hoá thương mại theo lộ trình từng bước. Bắt đầu thực hiện chính sách thuế quan chung với nhập khẩu từ nước thứ ba nông nghiệp: từ 1962 chính sách chung với giá và sản lượng các loại nông sản; Quỹ định hướng và bảo hiểm nông nghiệp Giai đoạn 1968-1986 (Liên minh thuế quan) 1971: chương trình thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào 1980, không thành công do: Bất đồng tạm thời trong nội bộ EEC, Gia tăng cách