Phân tích tài chính của dự án đầu tư là một nội dung quan trọng trong quá
trình soạn thảo dự án. Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án
thông qua các mặt sau:
Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc thực hiện
hiệu quả dự án đầu tư, cũng như xác định qui mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn và
các nguồn tại trợ cho dự án.
48 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 3578 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 5: Phân tích tài chính của dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
5.1 VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
Phân tích tài chính của dự án đầu tư là một nội dung quan trọng trong quá
trình soạn thảo dự án. Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án
thông qua các mặt sau:
Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc thực hiện
hiệu quả dự án đầu tư, cũng như xác định qui mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn và
các nguồn tại trợ cho dự án.
Xem xét tình hình kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án. Tức là xem xét
các chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự án, xem
xét những lợi ích mà dự án mang lại khi thực hiện dự án.
Kết quả của quá trình phân tích tài chính là căn cứ để chủ đầu tư quyết định
có nên đầu tư hay không? Ngoài ra, phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành
phân tích lợi ích kinh tế xã hội của dự án.
5.2 LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHO TỪNG NĂM, TỪNG GIAI ĐOẠN
CỦA DỰ ÁN
5.2.1 Xác định nguồn tài trợ cho dự án
Các nguồn tài trợ gồm: nguồn ngân sách cấp phát, ngân hàng cho vay, vốn
góp cổ phần, vốn liên doanh, vốn tự có hoặc vốn từ các nguồn khác
Xem xét mặt số lượng và thời điểm nhận tài trợ, để đảm bảo thực hiện tiến
độ đầu tư của dự án.
Nếu là ngân sách nhà nước hoặc ngân hàng cho vay, thi phải có sự cam kết
của cơ quan này bằng văn bản sau khi cơ quan này đã ký vào hồ sơ thẩm định.
Nếu là vốn cổ phần hoặc liên doanh thì phải có sự cam kết về tiến độ và số
lượng vốn góp của các cổ đông hoặc các bên liên doanh ghi trong điều lệ của
doanh nghiệp.
Nếu là vốn tự có thì phải giải trình, chứng minh.
49
Sauk hi xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, tiếp đến là phải so sánh nhu
cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án về số lượng và tiến độ. Nếu khả
năng lớn hơn hoặc bằng thì dự án chấp nhận. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì
phải giảm qui mô dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ
trong qui mô sản xuất.
Trên cơ sở nhu cầu về vốn, tiến độ thực dự án, cần phải lập tiến độ huy
động vốn hàng năm đối với từng nguồn cụ thể. Tiến độ huy động vốn phải tính
các trường hợp có biến động giá cả và lạm phát.
5.2.2 Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án
Doanh thu hoạt động của dự án bao gồm:
Doanh thu do bán sản phẩm chính
Bán sản phẩm phụ
Bán phế liệu, phế phẩm
Và từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài
Doanh thu = Sản lượng x giá bán 1 đơn vị sản phẩm
5.2.3. Dự tính chi phí sản xuất của dự án
Chi phí sản xuất của dự án bao gồm:
Nguyên vật liệu;
Bán thành phẩm và dich vụ mua ngoài
Nhiên liệu, năng lượng, nước
Tiền lương, Bảo hiểm xã hội
Chi phí bảo dưỡng MM, TB, nhà xưởng
Khấu hao: Khấu hao máy móc tb, phương tiện vt; Khấu hao nhà xưởng và
cấu trúc hạ tầng
Chi phí phân xưởng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
50
Chi phí ngoài sản xuất: Chi phí bảo hiểm tài sản; Chi phí tiêu thụ sản phẩm.
Lãi vay tín dụng
Chi phí khác
Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng – SLD:
Đây là phương pháp khấu hao đơn giản và có tính chất truyền thống.
Khấu hao được tính ra hàng năm bằng nhau trong suốt thời kỳ khấu hao.
Được tính theo công thức:
SLD = (Giá trị ban đầu của tài sản – Giá trị còn lại của tài sản) / Tuổi
thọ của tài sản.
Ví dụ cách tính khấu hao SLD:
Một máy A mua với giá 15.000 USD. Sau 8 năm sử dụng, bán lại với giá
3.000 USD. Hãy dùng phương pháp SLD để tính khấu hao hàng năm của máy
A?
Giải:
SLD = (15.000 - 3.000) / 8 = 1.500 USD
Khấu hao theo chỉ số tổng số thứ tự các năm (SOYD)
Đầu tiên kê các năm của tuổi thọ rồi cộng lại chúng để có một tổng.
Năm thứ nhất, lấy thừa số n/Sum nhân với tổng khấu hao
Năm thứ 2, lấy khấu hao bằng cách (n-1)/Sum nhân với tổng khấu hao; các
năm tiếp theo (tt)
Còn gọi là khấu hao tăng tốc
Tiếp ví dụ trên, hay tính khấu hao theo SOYD ?
Khấu hao theo kết số giảm nhanh (DBD-Declining Balance
Depreciation)
Phương pháp này khác 2 phương pháp trên, chuỗi giá trị của tài sản bị giảm
hàng năm theo 1 số % nhất định.
51
Tiếp ví dụ trên, nếu kết số giảm 20% (tức là khấu hao được tính bằng 20%
giá trị tài sản ở mỗi năm)
5.2.4. Dự tính mức lãi lỗ của dự án
Tổng doanh thu
Các khoản giảm trừ: Giảm giá; Hàng bán bị trả lại; Thuế tiêu thụ đặt biệt.
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ
Tổng chi phí sản xuất
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần – Tổng chi phí sản xuất
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế x thuế suất TNDN
Lợi nhuận thuần sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh
nghiệp
5.2.5. Dự tính cân đối dòng tiền của dự án
• Thu nhập là chênh lệch giữa doanh thu và các khoản chi phí tại thời
điểm xem xét
• Dòng tiền là chênh lệch giữa khoản thu và khoản chi tại thời điểm xem
xét
• Vì vậy, dòng tiền tại thời điểm nào đó có thể khác với thu nhập của dự
án tại thời điểm đó
• Việc dự tính cân đối dòng tiền (cân đối thu chi) được thực hiện theo
bảng sau:
Bảng cân đối dòng tiền của dự án
Các yếu tố
Năm thực hiện
1 2 3
52
A. Dòng tiền vào
1. Vốn tự có (Vốn CSH)
2. Vốn vay
3. Doanh thu thuần
4. Giá trị còn lại
5. Thu khác
Ví dụ
Một dự án P có các số liệu tài chính như sau:
a. Vốn đầu tư ban đầu (năm 0) gồm:
- Chi phí liên quan đất đai: 5 tỷ đồng
- Mua máy móc thiết bị sản xuất: 15 tỷ đồng
B. Dòng tiền ra
1. Vốn cố định
2. Vốn lưu động
3. Chi phí sản xuất (không
tính khấu hao)
4. Trả nợ gốc và lãi
5. Thuế phải nộp
6. Chi khác
B. Cân đối dòng tiền (A-B)
D. Lũy kế
53
- Tuổi thọ máy móc thiết bị là 5 năm
b. Nguồn vốn cho dự án
- 70% là vốn của chủ sở hữu
- 30% là vốn đi vay. Lãi vay 12% năm, số kỳ trả gốc đều là 3 năm.
c. Doanh thu của dự án
- Năng lực sản xuất của dự án là 100.000 sản phẩm/năm.
- Thực tế sản xuất năm thứ nhất là 70% công suất, năm thứ 2 là 80%, năm
thứ 3 là 90% và năm thứ 4 là 100%. Giá bán là 200.000 đồng sản phẩm
d. Chi phí sản xuất bằng 50% doanh thu
Thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.
Hãy lập:
a. Kế hoạch khấu hao máy móc thiết bị theo đường thẳng của dự án?
b. Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay của dự án?
c. Bảng dự tính doanh thu của dự án?
d. Bảng dự tính lãi lỗ của dự án?
e. Bảng cân đối dòng tiền của dự án?
5.3 CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
5.3.1 Một số chỉ tiêu cơ bản dùng để phân tích tài chính
a. Lãi suất đơn, lãi suất kép, lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.
Thứ nhất, vay theo lãi suất đơn là lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc mà
không tính lãi theo cách tích lũy. Tức là lãi tức của thời đoạn trước không nhập
vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn sau.
Công thức tính như sau:
I = P * r * n
Trong đó:
54
I: Lãi tức đơn
P: Số vốn vay
r: Lãi suất đơn
n: Số thời đoạn trước khi thanh toán
Ví dụ:
Một công ty vay Ngân hàng 100 trđ với lãi suất 3% tháng tính theo lãi suất
đơn. Thời hạn vay là 6 tháng. Hỏi hàng tháng và cuối tháng thứ 6, công ty phải
trả cho ngân hàng bao nhiêu tiền?
Hàng tháng công ty phải trả lãi bằng:
I = 100 * 0,03 * 1 = 3 trđ
Cuối tháng thứ 6 công ty trả:
100 trđ + 3 trđ = 103 trđ
Tổng cộng số tiền phải trả cả 6 tháng:
100 trđ + 3 trđ * 6tháng = 118 trđ
Thứ hai, vay theo chế độ lãi suất ghép (lãi suất kép) tức là tiền lãi của thời
đoạn trước được nhập vào gốc để tính lãi cho thời đoạn sau.
Trong đó:
FV: giá trị của tiền trong tương lai
PV: giá trị của số tiền hiện tại
i: lãi suất trong kỳ
n: số thời đoạn vay
Tiếp ví dụ trên: nếu vay theo chế độ lãi suất ghép thì tổng số tiền công ty
phải trả cho ngân hàng khi kết thúc thời hạn vay:
niPVFV 1
trd41,1191941,110003,01100 6
55
Thứ ba, Lãi suất thực là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi bằng thời
đoạn lãi ghép.
Thời đoạn tính thường dùng là năm, nhưng nếu gặp lãi suất thực của thời
đoạn ngắn (tháng, quý, 6 tháng) thì ta phải đổi ra lãi suất thực thời đoạn dài
(năm) rồi mới tính.
Ta có công thức:
Trong đó:
i1: là lãi suất thực trong thời đoạn ngắn
i2: là lãi suất thực trong thời đoạn dài
n: số thời đoạn ngắn trong thời đoạn dài
Ví dụ:
Một khoản vay cho dự án A có mức lãi 1,2% tháng, lãi ghép theo tháng.
Tính lãi suất thực năm?
Thứ tư, lãi suất danh nghĩa, là lãi suất mà thời đoạn phát biểu khác với thời
đoạn ghép lãi. Thông thường, thời đoạn ghép lãi ngắn hơn thời đoạn phát biểu .
Cho một lãi suất 20% năm, ghép lãi theo tháng. Năm là thời đoạn phát
biểu, còn tháng là thời đoạn ghép lãi. Vậy, đây là lãi suất danh nghĩa, ta cần đổi
sang lãi suất thực.
Gọi i là lãi suất thực trong thời đoạn tính toán (năm)
r: lãi suất danh nghĩa trong thời đoạn phát biểu
n1: số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn phát biểu
n2: số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn tính toán
Ta có công thức:
Ví dụ:
11 12
n
ii
nami %3894,151012,01 122
11
2
1
n
n
r
i
56
Một khoản vay của dự án A với lãi suất 20% năm. Lãi ghép theo tháng.
Tính lãi suất thực năm?
Ta có: r = 0,2 ; n1 = 12 ; n2 =12
Do đó:
b. Hiện giá
• Trong dự án, các khoản chi và thu thường diễn ra trong những khoảng
thời gian khác nhau.
• Giá trị của tiền thay đổi theo thời gian
• Mối quan hệ giữa tiền và thời gian có thể thấy qua quá trình tạo lãi suất
ghép.
• Giá trị của tiền tệ trong tương lai với cùng một số lượng sẽ ít hơn giá trị
hiện tại của chúng.
• Vì vậy, để tính toán một cách hiệu quả tài chính của dự án, chúng ta cần
phải đưa các khoản giá trị trong tương lai về hiện tại bằng cách chiết khấu:
Trong đó:
PV là hiện giá ; FV: là hiện giá tương lai
i: lãi suất chiết khấu
n: số thời đoạn tính toán
Ví dụ:
Sau 5 năm dự án sẽ đem lại số tiền là 7.000.000 USD, với lãi suất là 8%
năm. Hỏi giá trị số tiền đó hiện nay là bao nhiêu?
Bảng tóm tắt các thừa số tính đổi cho chuổi tiền tệ và các ký hiệu của nó:
%94,211
12
2,0
1
12
i
ni
FV
PV
1
$4,082.764.4
)08,01(
7000000
5
PV
57
Đại
lượng
cần tìm
Đại
lượng
cho
trước
Nhân giá trị cho
trước với thừa số
dưới đây
Tên gọi của
thừa số
Ký hiệu
của thừa
số
F P (1 + i)
Giá trị lũy kế
tương lai đơn
(F/P; i%; n)
P F (1+ i)
Giá trị hiện tại
đơn
(P/F; i%; n)
P A [(1+i) -1]/[i(1+i)]
Giá trị hiện tại
của chuỗi phân
bố đều
(P/A; i%;
n)
A P [i(1+i)]/[(1+i) - 1] Trả vốn
(A/P; i%;
n)
F A [(1+i) -1] / i
Giá trị lũy kế
tương lai chuỗi
phân bố đều
(F/A; i%;
n)
A F i / (1 + i) - 1 Vốn chìm
(A/F; i%;
n)
Trong đó:
P: giá trị hiện tại
F: giá trị tương lai
A: giá trị chuỗi phân bố đều
i: lãi suất trong thời đoạn tính
n: số thời đoạn tính lãi
58
5.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án
a. Lợi nhuận thuần của dự án
Công thức tính lợi nhuận thuần như sau:
Wi = Oi – Ci
Trong đó:
Wi: lợi nhuận thuần năm i
Oi: doanh thu thuần năm thứ i
Ci: Các chi phí năm thứ i
Ci bao gồm: chi phí sản xuất; chi phí tiêu thụ sản phẩm; chi phí quản lý
hành chính; chi phí trả lãi vốn vay; thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác.
Ví dụ:
Một dự án đầu tư có tổng số tiền đầu tư tính đến thời điểm dự án bắt đầu đi
vào hoạt động sản xuất là 100 tr USD. Doanh thu hàng năm của dự án là 60 tr
USD. Chi phí hàng năm để đạt doanh thu đó là 40 tr.USD. Vòng đời của dự án
là 5 năm. Giá trị còn lại của tài sản là 20 tr usd. Hãy xác định lợi nhuận thuần
của dự án trong các năm?
Giải:
Lợi nhuận năm 1: W1 = 60 tr – 40 tr = 20 tr USD
Năm 2 : W2 = 60 tr – 40 tr = 20 tr USD
Năm 3 : W3 = 60 tr – 40 tr = 20 tr USD
Năm 4 : W4 = 60 tr – 40 tr = 20 tr USD
Năm 5 : W5 = 60 tr + 20 tr – 40 tr = 40 tr USD
b. Thời gian hoàn vốn – T (Payback Period)
Thời gian hoàn vốn T là thời gian cần thiết có thể hoàn lại đủ số vốn đầu tư
đã bỏ ra.
Chúng ta có thể định nghĩa bằng đẳng thức sau:
T
t
t
T
t
t CPVRPV
00
)()(
59
Trong đó:
Rt: Vốn thu hồi năm t.
Ct: Vốn đầu tư thực hiện tại năm t, bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu
động.
Từ công thức (1) ta có thể tính được thời gian hoàn vốn của một dự án như
sau:
Trong đó:
n: số năm mà lũy kế hiện giá thu nhập thuần (Lãi thuần + Khấu hao) bắt
đầu lớn hơn lũy kế hiện giá vốn đầu tư.
∑PV : Lũy kế hiện giá vốn đầu tư tính đến năm cuối cùng bỏ vốn đầu tư.
∑PV : Lũy kế hiện giá thu nhập thuần của năm thứ n -1
∑PV : Lũy kế hiện giá thu nhập thuần của năm thứ n
Ví dụ:
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Chi phí đầu tư Lãi thuần Khấu hao Ghi chú
0 2,0
Biết rằng lãi
suất chiết khấu
là 10% năm
1 3,0 0,45 1,3
2 1,5 0,50 1,3
12)1(
111
111
R
n
n
i
R
n
n
i
R
n
n
i
C
e
n
i
PVPV
PVPV
nT
C
e
R
1n
R
n
60
3 0,55 1,3
4 0,70 1,3
5 0,75 1,3
Tính T ?
Để xác định thời gian hoàn vốn T, ta lập bảng tính toán như sau:
Chỉ
tiêu
Năm thứ
0 1 2 3 4 5
Hệ số
chiết
khấu
(P/F;
10%, n)
1,00 0,9090 0,8264 0,7513 0,6830 0,6209
Chi phí
đầu tư
2,0 3,0 1,5
Hiện
giá chi
phí đầu
tư
2,0 2,727 1,2396
Lũy kế
hiện giá
chi phí
đầu tư
2,0 4,727 5,9666
61
Thu
nhập
thuần =
Lãi
thuần +
KH
0 1,75 1,8 1,85 2,0 2,05
Hiện
giá thu
nhập
thuần
1,59075 1,48752 1,389905 1,366 1,272845
Lũy kế
hiện giá
thu
nhập
thuần
1,59075 3,07827 4,468175 5,834175 7,10702
Thứ nhất, nhận xét về chỉ tiêu T:
Ưu điểm: T có độ tin cậy cao, cho các nhà đầu tư thấy khi nào thì vốn có
thể thu hồi về đủ.
Hạn chế: T không cho biết thu nhập sau khi hoàn vốn. Đôi khi một dự án
có thời gian hoàn vốn dài, nhưng có thu nhập về sau càng cao thì đó vẫn là dự án
tốt.
Thứ hai, sử dụng chỉ tiêu T: Nếu kết quả tính toán cho thấy T lớn hơn thời
hạn đầu tư (n), thì ta xác định dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp.
Khi T > n thì không cần tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác.
c. Hiện giá thu nhập thuần – NPV (Net present Value)
tnT 25,1412
272845,1
132425,0
412
834175,510702,7
834175,59666,5
)15(
62
Hiện giá thu nhập thuần là hiệu số tổng hiện giá trị thu hồi tính cho cả thời
hạn đầu tư, trừ đi tổng hiện giá vốn đầu tư, tức là tổng hiện giá lời sau khi đã
hoàn đủ vốn.
Rt: Vốn thu hồi năm t = Lãi thuần + khấu hao
Ct: Vốn đầu tư thực hiện tại năm t; i: lãi suất chiết khấu; n: thời hạn đầu tư
(năm)
Tiếp ví dụ trên: Giả sử thời hạn đầu tư n = 5 năm. Tính NPV?
∑PV(Rt) = 7,10702
∑PV(Ct) = 5,9666
NPV = 7,10702 – 5,9666 = 1,14042 tỷ đồng
Thứ nhất, nhận xét về chỉ tiêu NPV:
Ưu điểm: NPV cho ta biết tổng hiện giá của tiền lời sau khi đã hoàn vốn.
NPV khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu T.
Nếu NPV > 0 thì dự án có lời
Nếu NPV < 0 thì dự án lỗ
Nếu NPV = 0 thì dự án huề vốn
Hạn chế: NPV chưa cho biết mức độ sinh lời của dự án. Do đó, đôi khi dự
án có lời nhưng chưa nên vội đầu tư vì có thể mức sinh lời thấp.
NPV mới chỉ cho biết kết quả chứ chưa cho biết hiệu quả. Dự án A có
NPV lớn hơn dự án B, điều đó chưa đủ kết luận A tốt hơn B.
Để khắc phục nhược điểm này, tìm qui luật sinh lời của dự án, có nhiều qui
luật, trong đó qui luật phổ biến đó là suất thu hồi nội bộ IRR.
Thứ hai, sử dụng chỉ tiêu NPV:
Khi cần so sánh nhiều dự án, thì NPV là 1 chỉ tiêu quan trọng, tuy nhiên nó
chưa đủ để kết luận.
n
t
n
t
tt CPVRPVNPV
0 0
)()( Hay
n
t
t
t
t
n
t
t iCiRNPV
00
)1)(()1()(
63
Trong nội bộ 1 dự án, khi cần so sánh các phương án về các giải pháp đầu tư
thì giải pháp nào làm cho NPV càng lớn thì giải pháp đó càng tốt.
Quan hệ giữa T và NPV:
T > n, sẽ kéo theo NPV < 0
T 0
T = n, sẽ kéo theo NPV = 0
Khi NPV > 0 ta nói dự án đó lời. Không nên nói dự án đó khả thi.
d. Tỷ suất thu hồi nội bộ – IRR (Internal Rate of Return)
Tỷ suất thu hồi nội bộ còn gọi là suất thu hồi nội tại.
NPV là một hàm lãi suất chiếc khấu i %, tức là NPV = f(i)
Nếu bây giờ ta chọn một lãi suất r% và dùng nó chiết khấu dự án mà có kết
quả NPV = f(r) = 0, thì lãi suất này gọi là suất thu hồi nội bộ IRR. Lúc này:
Như vậy, IRR chính là lãi suất r mà nếu ta dùng lãi suất này để xác định
NPV thì NPV = 0.
Giả sử chúng ta huy động vốn với lãi suất r để thực hiện một dự án đầu tư
đem lại IRR thì:
Nếu IRR < r dự án lỗ, tức NPV < 0
Nếu IRR = r dự án hòa vốn, tức NPV1 = 0
Nếu IRR > r dự án sẽ có lãi, tức NPV2 > 0
Xác định IRR ta cho NPV = 0 và giải phương trình này để tìm nghiệm IRR.
Tuy nhiên giải phương trình rất phức tạp, nhiều khi không giải được. Nên chúng
ta sử dụng phương pháp nội suy hay ngoại suy để tính.
Thứ nhất, phương pháp nội suy:
Chọn i1 sao cho NPV1 > 0
n
t
n
t
t
t
t
t rCrR
0 0
)1()1)((
64
Chọn i2 sao cho NPV2 < 0
Khi đó :
Thứ hai, phương pháp ngoại suy:
Chọn i1, i2 sao cho NPV1, NPV2 > 0 hoặc < 0, rồi tính toán tương tự như
nội suy.
Ví dụ:
Một dự án có vốn đầu tư ban đầu là 1 tr USD. Thu nhập thuần các năm lần
lượt là R1 = 200.000 USD, R2 = 300.000 USD, R3 = 400.000 USD, R4 =
400.000USD, R5 = 500.000 USD. Tính IRR của dự án?
Chọn i1 = 20%, ta có:
NPV1 = (0,2 * 0,8333 + 0,3 * 0,6944 + 0,4 * 0,5787 + 0,4 * 0,4823 + 0,5
* 0,4019) -1 = 0,00033
Chọn i2 = 22%, ta có:
NPV2 = (0,2 * 0,8197 + 0,3 * 0,6719 + 0,4 * 0,5507 + 0,4 * 0,4514 + 0,5 *
0,3700) -1 = - 0,04865
IRR = 0,2 + (0,22 – 0,2) x [0,00033/(0,00033 + 0,04865)] = 0,2 + 0,000135
= 20,0135%.
e. Điểm hòa vốn – BEP (Break Even Point)
Các chỉ tiêu T, NPV, IRR cho chúng ta biết hiệu quả đầu tư của dự án trong
nhiều năm, trong cả thời hạn đầu tư.
Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trong một năm, ta dựa vào chỉ tiêu
điểm hòa vốn.
Khi tính T, NPV, IRR ta phải xét đến chiếc khấu. Nhưng tính BEP, vì chỉ
liên quan đến thời đoạn 1 năm nên ta không sử dụng phương pháp chiếc khấu.
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp thu vừa bằng chi phí, tức
giao điểm hàm doanh thu và hàm chi phí.
21
1
121 )(
NPVNPV
NPV
iiiIRR
65
Có 3 loại điểm hòa vốn:
Điểm hòa vốn lời lỗ (điểm hòa vốn lý thuyết)
Điểm hòa vốn hiện kim (điểm hòa vốn tiền tệ)
Điểm hòa vốn trả nợ
Ta có đồ thị điểm hòa vốn như sau:
Doanh
thu
Vùng
lỗ
BEP
y2
y1
Vùng
lãi
C1
Sản lượng0
ĐỒ THỊ ĐIỂM HÒA VỐN
A
B
X1 X
Thứ nhất, phương pháp xác định điểm hòa vốn lời lỗ (lý thuyết)
Gọi y1 là hàm doanh thu, ta có: y1 = ax
Trong đó:
a: giá bán bình quân 1 đơn vị hàng hóa
x: sản lượng bán ra
Gọi y2 là hàm chi phí, ta có : y2 = bx + c
Trong đó:
b: biến phí bình quân cho một sản phẩm
66
c: định phí trong năm tính toán
Cho y1 = y2 a.x = b.x + c
x = c/( a-b)
Gọi sản lượng trong năm tính toán là X, ta thấy:
Nếu X < x: bị lỗ
Nếu X > x: có lời
Nếu X = x: hòa vốn
Thứ hai, phương pháp xác định điểm hòa vốn hiện kim (điểm hòa vốn tiền
tệ)
Điểm hòa vốn lời lỗ chưa xét đến việc trả nợ. Nhưng trong đầu tư thường
có vốn vay nên không thể không xét đến việc trả nợ.
Điểm hòa vốn hiện kim xác định mức mà từ đó dự án có hiện kim để trả nợ
vay. Lúc này trong định phí cần trừ đi khấu hao cơ bản và chi phí thành lập vì
số tiền này có thể dùng để trả nợ.
Gọi c2 là định phí hiện kim, ta có:
c2 = c1 – KH
Trong đó:
c1: định phí lời lỗ đã tính ở trên
KH: khấu hao cơ bản và chi phí thành lập doanh nghiệp.
Lúc này hàm doanh thu y1 không đổi
Hàm chi phí sản xuất: y2 = bx + c2 = bx + (c1-KH)
67
Thứ ba, phương pháp xác định điểm hòa vốn trả nợ.
Từ điểm hòa vốn hiện kim, dự án bắt đầu có tiền để trả nợ. Nợ ở đây bao
gồm số nợ phải trả trong năm và thuế thu nhập doanh nghiệp của năm đó. Nó
được xem như chi phí cố định của năm đó.
Như vậy, định phí trong công thức tìm điểm hòa vốn trả nợ sẽ là định phí
của điểm hòa vốn hiện kim + số nợ vay phải trả + thuế TNDN phải đóng trong
năm.
Gọi c3 là định phí trả nợ. Ta có:
c3 = c2 + Nợ + Thuế TNDN
Lúc này, y1 vẫn như cũ
Còn y2 = b