Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
26 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 5: Phân tích tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPChương V:I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP1/ Khái niệm.2/ Trình tự và các bước phân tích.3/ Phương pháp phân tích tài chính.1/ Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệpPhân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.2/ Trình tự và phương pháp phân tích.a-Trình tự phân tích:- Thu thập thông tin:- Xử lý thông tin: - Dự đoán và quyết định:b- Phương pháp phân tích tài chính.- Phương pháp so sánh: - Phương pháp phân tích tỷ lệ.Thu thập thông tin Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính. Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin về kế toán và thông tin quản lý khác vv trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập chung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp .Xử lý thông tin:Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập được. Xử lý thông tin là quá trình xắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và ra quyết định.Dự đoán và quyết địnhMục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Đối với người cho vay và đầu tư đó là các quyết định về tài trợ và đầu tư. Đối với cấp trên của doanh nghiệp là các quyết định quản lý doanh nghiệp.Phương pháp so sánhVề nguyên tắc cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được.Gốc so sánh là gốc về mặt thời gian hoặc không gianKỳ so sánh là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạchGiá trị so sánh: Số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.Nội dung so sánh bao gồm:+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp.+ So sánh giữa số thực hiện với kỳ này với số kế hoạch để thấy mức độ phát triển của doanh nghiệp.+ So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành, doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.+ So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.Phương pháp phân tích tỷ lệPhương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu cần phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời.Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình. II- Nội dung phân tích Báo cáo tài chính1/ Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.2/ Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.1/ Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp(1) Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong DN.(2) Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động SXKD.(3) Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong BCĐKT.(4) Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong BC Kết quả kinh doanh.(1) Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong DN.Là xem xét và đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên bảng CĐKT:Chỉ tiêuSố tiềnTỷ trọng1. Sử dụng vốn ..... Cộng sử dụng vốn2. Nguồn vốn ..... Cộng nguồn vốn(2) Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động SXKD(3) Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong BCĐKTChỉ tiêuĐầu nămCuối kỳCuối kỳ so với đầu nămLượng Tỷ trọngI. Tài sảnII. Nguồn vốnLượng Tỷ trọngLượng Tỷ trọng(4) Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo Kết quả kinh doanh.2/ Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.(1) Nhóm chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán.(2) Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính.(3) Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động.(4) Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận.(1) Nhóm chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán.- Hệ số thanh toán ngắn hạn=TSLĐNợ ngắn hạnChỉ tiêu này xấp xỉ = 1 thì tình hình TC DN bình thường- Hệ số thanh toán nhanh=Vốn bằng tiền + các khoản phải thuNợ ngắn hạnChỉ tiêu này là thước đo về khả năng trả nợ ngay mà không cần bán các loại vật tư hàng hoá- Hệ số thanh toán tức thời=Vốn bằng tiềnNợ ngắn hạnChỉ tiêu này nếu > 0,5 thì tình hình TC DN khả quan. Nếu < 0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và phải bán vật tư hàng hoá để trả nợ.Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toánNhu cầu thanh toánKhả năng thanh toán Chỉ tiêu Chỉ tiêuĐầu nămCuối kỳCuối kỳĐầu nămA- Các khoản cần thanh toán ngayI. Các khoản nợ quá hạn1. Phải nộp NSNN2. Phải trả CNVII- Các khoản nợ đến hạn1. Phải nộp NSNN...B- Các khoản phải thanh toán tg tớiA- Các khoản dùng thanh toán ngay1. Tiền mặt tại quĩ2. Tiền gửi NHB- Các khoản dùng thanh toán trong thời gian tới1. Chứng khoán ngắn hạn.2. Phải thu3. Hàng gửi bán...(2) Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính.- Tỷ số nợ = Nợ phải trảTổng nguồn vốnP/ánh: 1đ vốn DN đang sử dụng có mấy đ vốn vay- Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốnP/ánh: Sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng vốn hiện có- Hệ số thanh toán lã i vay =Lợi nhuận trước thuế + Lãi vayLãi vayP/ánh số vốn đi vay đã sử dụng tới mức độ nào và đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu, có đủ bù đắp lã i vay phải trả không.(2) Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính- Hệ số cơ cấu tài sản=TSCĐ hoặc TSLĐTổng tài sảnP/ánh tỷ trọng TSCĐ và TSLĐ trong tổng TS- Hệ số cơ cấu nguồn vốn=Tổng vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốnPhản ánh sợ góp vốn của chủ sở hữu trong tổng tài sản của doanh nghiệp(3) Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động. - Vòng quay hàng tồn kho =Giá vốn hàng bánHàng tồn kho- Vòng quay VLĐ =Doanh thu thuầnTSLĐ- Hiệu suất sử dụng TSCĐ =Doanh thu thuầnTSCĐ(3) Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động (Tiếp)- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Doanh thu thuầnTổng tài sản=- Kỳ thu tiền bình quân =Các khoản phải thuDoanh thu bình quân 1 ngày(4) Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận.A- Nhóm chỉ tiêu có khả năng sinh lợi- Hệ số sinh lợi doanh thu Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần=- Hệ số sinh lợi của tài sản Lợi nhuận sau thuế + Tiền lã i phải trảTổng tài sản=- Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu=(4) Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận (Tiếp)B- Nhóm chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận- Thu nhập cổ phần Lợi nhuận sau thuếSố lượng cổ phiếu thường=- Cổ tức Lợi nhuận đem chiaSố lượng cổ phiếu thường=- Tỷ lệ trả cổ tức Cổ tứcThu nhập cổ phiếu==Lã i đem chiaLã i sau thuếLập bảng phân tíchA- Đối với cơ quan quản lý cấp trên, chủ doanh nghiệp, cổ đông, nhà quản trị TC DN, các chỉ tiêu theo 4 nhóm trên được lựa chọn và lập bảng sau:Chỉ tiêuSố liệu TB ngànhNăm N - 2Năm NTT 1 Nhóm chỉ tiêu về thanh toán 2 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính 3 Nhóm chỉ tiêu về hoạt động 4 Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận Năm N -1Lập bảng phân tíchB- Đối với nhà tài trợ, cho vay các chỉ tiêu theo 4 nhóm trên được lựa chọn và lập bảng sau:Chỉ tiêuSố liệu TB ngànhNăm N - 2Năm N - 1 Năm NTT 1 Hệ số thanh toán ngắn hạn 2 Hệ số thanh toán nhanh 3 Hệ số thanh toán tức thời 4 Hệ số nợ tổng TS 5 Hệ số nợ vốn cổ phần 6 Hệ số thanh toán lãi vay 7 Hiệu suất sử dụng tổng TS 8 Hệ số sinh lợi của TS