Trao đổi chất và năng lượng là một qúa trình mà kết qủa cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết cơ thể cần hấp thu và kèm theolà sự biến đổi năng lượng dưới nhiều
dạng: nhiệt năng, hóa năng, động năng, điện năng.
Ý nghĩa: Trao đổi chất và năng lượng là đặc điểm của cơ thể sống khác nhau cơ bản giữa sinh vật và không phải sinh vật.
2. Qúa trình trao đổi chất và năng lượng:
Gồm 2 qúa trình đồng hóa và dị hóa
12 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4158 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng chương 5: Trao đổi chất và năng lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5 : TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. Ý NGHĨA SINH HỌC CỦA QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
II. SỰ TRAO ĐỔI CHẤT
III. TRAO ĐỔI NĂNG LƯỢNG
IV. NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN
1. Khái niệm:
Trao đổi chất và năng lượng là một qúa trình mà kết qủa cung cấp cho cơ thể những chất
dinh dưỡng cần thiết cơ thể cần hấp thu và kèm theo là sự biến đổi năng lượng dưới nhiều
dạng: nhiệt năng, hóa năng, động năng, điện năng.
Ý nghĩa: Trao đổi chất và năng lượng là đặc điểm của cơ thể sống khác nhau cơ bản giữa sinh vật
và không phải sinh vật.
2. Qúa trình trao đổi chất và năng lượng:
Gồm 2 qúa trình đồng hóa và dị hóa
- Ðồng hóa là tổng hợp những chất sống đặc trưng từ những chất dinh dưỡng được hấp
thu, hoặc từ các sản phẩm phân hủy của các chất sống. Quá trình này tích lũy năng lượng.
- Dị hóa là qúa trình phân hủy một phần chất sống, nhằm thu hồi năng lượng hóa học
chứa trong đó để sản xuất công hoặc để tổng hợp chất mới.
Ðồng hóa và dị hóa có quan hệ mật thiết. Chúng thay đổi trong các điều kiện: tuổi, đói,
no,bệnh và không bệnh...
3. Chức năng của trao đổi chất và năng lượng:
Hai chức năng: kiến tạo và cung cấp năng lượng
Kiến tạo: là qúa trình xây dựng và đổi mới chất sống
- Khi cơ thể đang lớn hoặc đang phục hồi sau khi bệnh, khi đói, lúc này đồng hóa vượt dị
hóa, trao đổi có lãi, cơ thể lên cân.
I. Ý NGHĨA SINH HỌC CỦA QÚA TRÌNH TRAO ÐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TOP
Page 1 of 12Trao doi chat va nang luong
7/16/2007
- Khi cơ thể không thay đổi trọng lượng (đứng cân(: đồng hóa cân bằng với dị hóa, lúc
này chỉ đổi mới chất sống.
- Khi cơ thể về già hoặc đang sút cân, lúc này dị hóa vượt đồng hóa, trao đổi bị lỗ, cơ thể
xuống cân.
Cung cấp năng lượng:
Chất sống bị phân hủy sẽ giải phóng năng lượng để tiêu dùng trong việc tạo chất sống mới hoặc
sản xuất công cho các hoạt động sống.
Có 2 loại chất cơ thể trao đổi với môi trường:
- Chất kiến tạo và cho năng lượng: protid, glucid, lipid.
- Chất chỉ dùng để kiến tạo: nước, muối khoáng, vitamin.
1. Sự trao đổi protid:
Protid chứa: C, H, O, N, S, P. Ðơn vị cấu trúc là acid- amin (aa). Cơ thể người và động
vật bậc cao có 20 aa đều chứa nhóm amin (-NH2) và nhóm cacboxyl (- COOH), các aa chỉ khác
nhau ở mạch bên. Trong phân tử protid các aa nối với nhau bằng liên kết peptid.
1.1. Giá trị sinh học của protein:
Trong số 20 loại aa có 15 loại aa có thể thay thế lẫn nhau hoăc do cơ thể tự tổng hợp. Các
aa còn lại lấy từ thức ăn hàng ngày, cơ thể không tự tổng hợp gọi là aa không thay thế, gồm:
lơxin, izolơxin, valin, methionin, lizin, treonin, phenilalanin, histamin, acginin, triptophan.
Mỗi aa có một tác dụng đặc trưng. VD: khi chuột có thai không nhận được triptophan sau
14 ngày thai sẽ tiêu biến. Heo thiếu valin, mất thăng bằng. Tất cả động vật thiếu lizin thì ngừng
lớn và sút cân. Methionin tăng khả năng bảo vệ của gan...
Protein quí có chứa đủ 10 loại aa không thay thế, thường protein động vật thuộc loại này
(Trừ lòng trắng trứng và keo da, thiếu triptophan và tirozin). Protein không chứa đủ 10 loại aa
là protein không qúi, các protein thực vật thuộc nhóm này (trừ khoai tây và một vài loại đậu).
Tuy nhiên, nếu trong khẩu phần ăn biết kết hợp 2 loại protein không qúi thì có thể thay được 1
protein qúi. VD bột mì nghèo lizin ăn với đậu tương giàu lizin.
Giá trị của protein còn được tính bằng % hấp thu và sử dụng của cơ thể. Protein động vật
hấp thu 95%, trong khi đó protein của ngô 60%, protein men bánh mì 67%.
Giá trị chung của protein:
- Tham gia xây dựng tổ chức mới;
- Giữ cân bằng về đạm cho cơ thể;
II. SỰ TRAO ÐỔI CHẤT TOP
Page 2 of 12Trao doi chat va nang luong
7/16/2007
- Là thành phần sinh năng lượng: 1gram protein cho 4,1 Kcalo;
- Là nguyên liệu tạo Hb, chất đường và mỡ.
1.2. Thăng bằng chi thu protein:
Chỉ có protein chứa nitơ, con đường sa thải sản phẩm phân hủy của protein là nước tiểu,
nên người ta thường đánh giá cường độ trao đổi protein của cơ thể bằng lượng nitơ chứa trong
nước tiểu. Cứ 6,25 g protein có 1g nitơ, vì vậy chỉ cần nhân lượng nitơ trong nước tiểu mỗi
ngày với 6,25 sẽ có được lượng protein trao đổi trong ngày đó.
Ở người trưởng thành bình thường, không có sự tích lũy protein, protein thừa không
được dự trữ mà bị phân hủy thành glucid hay lipid, một lượng nhỏ bị phân hủy ở gan, vì vậy
thăng bằng thu chi protein có các dạng: trao đổi tương đương- N lấy vào và thải ra như nhau,
trao đổi dương- N lấy vào nhiều hơn thải ra, trao đổi âm- N lấy vào ít hơn thải ra.
1.3. Sự trao đổi protein:
Lượng protein tối thiểu với mỗi kg cơ thể trong 24 của người, heo, cừu là 1g; của trâu ,
bò là 0,8 g, của ngựa là 0,7- 0,8 g.
Protein được tổng hợp từ các tế bào, ở gan, sau đó được thu nhận vào máu. Cơ thể không
có kho thu nhận protein, nên protein ở tế bào chất vừa được coi là protein chức năng và protein
dự trữ
Tổng hợp protein:
Phân hủy protein: Xảy ra ở gan
Page 3 of 12Trao doi chat va nang luong
7/16/2007
1.4. Ðiều hòa trao đổi protein:
Chụi sự tác động của hormone tuyến nội tiết.
- GH của tuyến yên gây tích lũy protein trong các tổ chức.
- Cortisol và ACTH của tuyến thượng thận, phân hủy aa , tích lũy đường.
- Insulin của tuyến tụy nội tiết, ngăn cản qúa trình tách amin, tích lũy protein trong tế
bào.
- Thyroxin của tuyến giáp tăng chuyển hóa aa
2. Sự trao đổi glucid
2.1. Giá trị sinh học của glucid:
- Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể: 1g glucid cho 4,1 Kcal.
- Ðược dự trữ với khối lượng lớn trong cơ thể dưới dạng glycogen trong gan và cơ.
- Tham gia vào một số thành phần cấu tạo cơ thể như: glycolipid tham gia cấu tạo tổ chức
thần kinh và chất cốt giao của xương, tổng hợp mucoprotein, glucoprotein...
2.2. Trao đổi đường:
Ðường được thu nhận vào máu dưới dạng glucoz, trong máu glucoz chiếm 0,08- 0,12%,
còn lại sẽ bị biến đổi thành glycogen. Thức ăn đường được biến đổi thành đường đơn (đa số
động vật( và acid béo (động vật nhai lại( , sau đó được mao mạch ruột non hấp thu đưa vào
tĩnh mạch cửa gan vào gan, 2/3 dự trữ trong gan, 1/3 dự trữ trong cơ dưới dạng glycogen.
Tại gan:
Nếu chúng ta ăn qúa nhiều đường ( 100 - 200 g/24 giờ) thì gan sẽ không kịp biến đổi
Page 4 of 12Trao doi chat va nang luong
7/16/2007
glucoz thừa thành glycogen , máu sẽ tăng tỉ lệ đường gọi là hiện tượng thừa đường do ăn uống.
Tỷ lệ đường trong máu lên đến 0,15- 0,18% thì phần glucoz thừa sẽ được thải theo đường thận
ra ngoài gọi là tiểu đường do ăn uống.
Sự phân hủy glucid trong cơ thể tiến hành bằng chu trình Kreps, giải phóng năng lượng
và cho sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
2.3. Ðiều hòa trao đổi glucid:
- Insulin làm tăng tính thấm với glucoz, gây hạ đường huyết.
- Cortisol làm giảm sử dụng glucoz, gây tăng đường huyết.
3. Sự trao đổi lipid:
3.1. Gíá trị sinh học của lipid: C, H, O
- Là thành phần quan trọng trong cấu trúc màng tế bào và tế bào chất, có nhiều trong mô
thần kinh và tuyến thượng thận.
- Là nguồn cung cấp năng lượng khá lớn, khi cơ thể thiếu đường: 1g lipid cho 9,3 Kcal .
- Lớp mỡ dưới da có tác dụng chống lạnh, mỡ quanh ruột và thận có tác dụng chống va
chạm.
- Hòa tan một số vitamin như A, D, E...
3.2. Trao đổi lipid:
Lipid được biến đổi qua đường tiêu hóa thành Glycerin và acid béo Nhung mao ruột
hấp thu và tổng hợp thành mỡ trung tính.
Mỡ đã được tổng hợp, phần lớn được đưa vào hệ bạch huyết và đưa vào kho dự trữ ở lớp
mỡ dưới da hay màng bụng. Một phần nhỏ, dưới dạng acid béo được đưa vào máu đến gan, tại
gan sẽ có cả 2 con đường : đồng hóa để tạo triglycerid và photpholipid, tham gia vào chức
năng các tế bào gan hoặc được vận chuyển ra khỏi gan; dị hóa acid béo chủ yếu bằng phản ứng
(- oxyt hóa, những mẩu acetyl CoA bị thiêu đốt trong chu trình acid citric cung cấp năng lượng
cho hoạt động của tế bào gan.
Các tế bào sử dụng mỡ do máu đem đến hoặc tự tổng hợp chất mỡ cho mình, nhưng có
một số acid béo cơ thể cần mà không tự tổng hợp được như linoleic, vì vậy động vật không ăn
mỡ lâu ngày sinh bệnh: chậm lớn, đẻ khó và lở loét dạ dày...
3.3. Ðiều hòa chuyển hóa lipid:
- Insulin: bình thường gây tích mỡ, khi chuyển hóa đường phân hủy mỡ.
- Cortisol: tăng huy động mỡ.
4. Trao đổi nước, muối khoáng và vitamin:
Page 5 of 12Trao doi chat va nang luong
7/16/2007
4.1. Trao đổi nước:
Vai trò của nước:
- Là dung môi hòa tan của nhiều chất dưới dạng keo, phân tử va ìion.
- Tham gia phản ứng thủy phân trong cơ thể.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các sản phẩm trung gian trong qúa trình trao đổi chất.
- Ðiều hòa nhiệt độ cơ thể.
Nước trong cơ thể: Dưới dạng hòa tan các chất khác hoặc dạng kết hợp. Trong cơ thể
người mỗi cơ quan có tỷ lệ nước khác nhau: men răng- 3%, xương- 20%, tụy - 78%, não-
86%, huyết tương- 92%.
Cơ thể nhận nước từ thức ăn và phản ứng oxyt hóa chất sống, nguồn nước chủ yếu do ăn
uống. 100g glucid có 55 ml nước, 10g lipid có 107 ml nước
4.2. Trao đổi muối khoáng:
Vai trò của khoáng:
- Kiến tạo một số chất: Fe cho sự tạo Hb, Ca cần cho tạo xương...
- Ôøn định nội môi, cân bằng áp xuất thẩm thấu của máu và nội môi.
- Là chất xúc tác cho các phản ứng hóa học.
- Có ảnh hưởng đến qúa trình hưng phấn của hệ thần kinh.
Khoáng trong cơ thể:
-Yếu tố đại lượng: Na+,K+, Ca++, Mg++, Cl-, SO42-, HCO3-, HPO42-
- Yếu tố vi lượng: Cu, Fe, Zn, I, Br, Cb
Vài ví dụ về trao đổi khoáng:
- Trao đổi Na+: Na+ vào cơ thể chủ yếu dưới dạng NaCl, Na có nhiều trong thức ăn động
vật. Mỗi ngày 1 người cần 10- 15g Na; heo - 5- 10g; bò 5- 7g; cừu 7- 15g.
Khi ăn nhiều muối, Na tích lũy dưới da, lượng muối qúa dư gây chứng sốt do muối. Muối
còn làm tăng tính hưng phấn của cơ và thần kinh (Cơ sở của biện pháp uống nước mắm trước
khi làm việc ở chỗ lạnh(.
- Trao đổi K+: Làm tăng hưng tính của hệ thần kinh và hoạt tính của nhiều loại men, nó
cũng cần cho hoạt động của tim,nhưng nếu nhiều qúa lại kìm hãm.
Page 6 of 12Trao doi chat va nang luong
7/16/2007
- Ca và P cần cho sự tạo xương và hoạt động của hệ thần kinh và cơ. Mỗi lít sữa động vật
có khoảng 1,6g Ca. Thai người vào tháng thứ 3 mỗi ngày lấy của cơ thể mẹ 30g Ca. Người lớn
1 ngày cần 0,6- 0,8g Ca; 1- 2g P.
- Fe: Ở người có chừng 3g Fe thường ở dạng hóa trị 2 trong cơ thể, Fe chứa chủ yếu
trong huyết cầu tố, trong enzym hô hấp và globin của cơ.
Ở gan: Fe từ hồng cầu chết được chất chuyên chở Tranferin đưa đến tủy đỏ của xương để
tổng hợp Hb mới.
4.3. Trao đổi vitamin:
Vai trò của vitamin: Một người 1 ngày cần vài mg vitamin
- Không thể thiếu trong enzym tiêu hóa và hormone;
- Có vai trò quan trọng trong điều tiết trao đổi chất.
Loại vitamin: Người và động vật cần khoảng 16- 18 loại vitamin và được chia thành 2
nhóm chính:
- Nhóm hòa tan trong dầu: A, D, E, K...
- Nhóm hòa tan trong nước: B1, B2, B3, B4, B5, B6, B12, C, PP...
Một số ví dụ trao đổi vitamin:
Hầu hết vitamin lấy từ nguồn thức ăn thực vật, chỉ có vài loại được tổng hợp trong cơ
thể người và động vật như VTM A và VTM C .
- Vitamin A: VTM tăng trưởng
Ðộng vật thiếu VTM A sẽ ngừng lớn và hỏng màng cứng của mắt. Người thiếu VTM A
đầu tiên khô giác mạc, sau đó mô bì và màng nhầy các đường hô hấp,bàng quang và ruột sẽ bị
hủy hoại.
Bệnh thiếu VTM A rõ nhất là chứng quáng gà do sắc tố Rhodopsin của tế bào que không
được tạo thành đầy đủ vì thiếu nguyên liệu là VTM A.
VTM A có trong mỡ động vật, sữa, lòng đỏ trứng, gan, thận, các rau qủa có màu vàng
hoặc đỏ như: cà rốt, cà chua, rau dền, ớt, bắp vàng...Mỗi ngày một người cần khoảng 1- 2 mg
VTM A (3- 5 mg carotin(.
- Vitamin D: VTM chống còi xương
VTM D hình thành từ ergosterin của lúa mạch và từ cholesterin chứa trong da người dưới
Page 7 of 12Trao doi chat va nang luong
7/16/2007
tác dụng của tia tử ngoại.
Thiếu VTM D, trao đổi Ca bị biến loạn, Ca bị đào thải khỏi xương, gây chứng còi xương.
Xương trở nên mềm và dễ uốn.
Nhu cầu VTM D: ngày trẻ em đang bú cần 0,01- 0,02 mg, trẻ trên 10 tuổi cần 0,015-
0,025 mg, người lớn 0,025.
- Vitamin E: VTM sinh đẻ
Ðộng vật cái thiếu nhiều VTM E trong lúc mang thai thì thai chết lưu.
Ðộng vật đực thiếu VTM E thì tinh hoàn thoái hóa, ting trùng không có khả năng vận
động và chết sớm.
Thiếu VTM E trầm trọng sẽ mất khả năng sinh đẻ và thoái hóa cơ, do sự phân hủy các tơ
cơ.
VTM E có nhiều trong: xà lách, thóc đang nảy mầm, giá và dầu thực vật.
- Vitamin K: VTM chống chảy máu
VTM K cần cho việc tổng hợp prothrombin ở gan, vì vậy cần cho sự đông máu.
VTM K có nhiều trong: xà lách, cà, đậu tương, rau dền, gan heo... vi khuẩn sống trong
ruột già cũng có khả năng tổng hợp VTM K.
- Vitamin B1: Chống bệnh tê phù
Thiếu VTM B1 người mệt mỏi, ăn mất ngon, tim đập nhanh, chân tay mất khả năng nhận
cảm và vận động, người bệnh gầy rạc và chết do tê liệt.
Nhu cầu VTM B1: 1 ngày người lớn cần 2- 3 mg, trẻ đang bú cần 0,2 mg, trẻ em 7- 14
tuổi cần 1,5 mg.
VTM B1 có nhiều trong: men rượu, phôi các loại lúa mì, lúa mạch, đậu tương, cám gạo,
gan, tim, óc động vật... VTM B1 là thành phần của Co- carboxidase có tác dụng phân hủy
glucid ở não, vì vậy khi thiếu B1 sản phẩm trao đổi trung gian tích tụ nhiều trong tế bào thần
kinh gây rối loạn ở não.
- Vitamin B12: chống thiếu máu
VTM B12 tham gia trao đổi nhiều chất, đặc biệt là acid nucleic và nó cũng cần cho sự tạo
máu.
Thiếu VTM B12 việc sản sinh hồng cầu bị biến loạn, thiếu máu và chức năng thần kinh
bị biến loạn.
VTM B12 có nhiều trong gan, thận của động vật và chỉ được hấp thu trong dạ dày, khi có
mặt mucoprotein do tuyến dạ dày tiết ra.
Page 8 of 12Trao doi chat va nang luong
7/16/2007
- Vitamin C: Chống hoại huyết
VTM C làm tăng tính miễn dịch và khả năng chống bệnh truyền nhiễm. VTM C cũng cần
cho sự hình thành các chất hữu cơ trong xương, giữ cho răng lợi khỏi bị chảy máu và hư hỏng,
giúp cho sự hấp thu của đường ruột.
1 ngày người lớn cần 50- 65 mg VTM C.
VTM C có nhiều trong trái cây vùng nhiệt đới: chanh, cam, quít, bưởi, bắp cải, cà chua,
hành...
1. Các dạng năng lượng chủ yếu:
- Hóa năng: chứa trong những chất kiến tạo như protein, chất dự trữ như glycogen, chất
giàu năng lượng như GTP, UTP, ATP...
- Ðộng năng: là năng lượng của sự chuyển động như co cơ, chuyển vận khí trong đường
hô hấp, vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa, vận chuyển vật chất qua màng tế bào...
- Ðiện năng: năng lượng phát sinh dòng điện sinh học.
- Nhiệt năng: phản ứng sinh nhiệt.
2. Chuyển hóa năng lượng:
Năng lượng vào cơ thể dưới dạng hóa năng được chứa trong thức ăn. Chuyển hóa năng
lượng kèm theo chuyển hóa các chất hấp thu diễn theo 3 bước và ở 3 khu vực tế bào: tế bào
chất, ty thể và các bào quan khác.
Hóa năng chứa trong thức ăn, phần lớn được biến đổi thành hóa năng chứa trong các chất
chuyển hóa trung gian, phần ít hơn chuyển thành năng lượng ATP cùng với quá trình oxyt hóa
hoàn toàn tạo CO2 và H2O.
3. Các phương pháp đo tính trị số trao đổi năng lượng:
3.1. Ðo tính trực tiếp: là cách tính giá trị calo của thức ăn được hấp thụ.
Ðể tính nhiệt lượng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta đốt chúng trong thiết bị calo kế
hay Bom- Berthelot (hình 5.1). Tuy nhiên, vì sản phẩm cuối cùng sau khi chuyển hóa thức ăn
trong cơ thể động vật không giống hoàn toàn như sự đốt thức ăn trong calo kế, đưa đến sai số
lớn trong trị số tính được.
Nhiệt năng được tính Kcal, 1Kcal= nhiệt lượng để nâng nhiệt độ của 1 lít nước lên 1oC
hoặc tính bằng Kilojun (1 Kcal= 4,185 kj). Trị số tính bằng Kcal của 1g thức ăn: glucid- 4,1,
protein- 4,1, lipid- 9,5.
Ðể tính trực tiếp lượng nhiệt cơ thể giải phóng, người ta để người thí nghiệm trong phòng
calo kế và tính toán dựa trên: Q là năng lượng được giải phóng, V là khối lượng nước đưa qua
III. TRAO ÐỔI NĂNG LƯỢNG TOP
Page 9 of 12Trao doi chat va nang luong
7/16/2007
calo kế, t1 là nhiệt độ nước lúc đưa vào phòng và t2 là nhiệt độ nước lúc ra phòng.
Q = V (t2 - t1)
Hình 5.1. Sơ đồ phòng Calo kế
3.2. Ðo tính gián tiếp:
Tính bằng tương đương nhiệt của oxy:
Ðối tương thí nghiệm thở vào một cái túi (túi Haldane- Douglass) hoặc phòng thở (phòng
saternicov), sau đó phân tích khí thở ra.
Sự oxyt hóa khác nhau ở mỗi loại thức ăn cần những lượng oxy khác nhau và phóng
thích nhiệt cũng khác nhau.
Ví dụ oxyt hóa glucoz:
C6H12O6 + 6O2 = 6 CO2 + 6H2O + 677 Kcal
Theo qui luật Avogadro, thể tích 1 phân tử khí là 22,4 lít, 1 lít oxy tiêu dùng để oxyt hóa
glucoz sẽ giải phóng năng lượng là: 677/6 x 22,4 = 5,05 Kcal- Ðây là đương lượng nhiệt của
oxy (giá trị sinh nhiệt của oxy(.
Theo cách tính trên, protein là 4,46 Kcal; lipid là 4,74 Kcal.
Ðể dễ tính toán người ta thường lấy trị số 4,825 Kcal làm đương lượng nhiệt của oxy cho
một bữa ăn hỗn hợp, lúc đó:
Trao đổi năng lượng = Số lít oxy đã tiêu dùng x 4,825 Kcal
Tính gián tiếp qua thương số hô hấp:
Ðó là thể tích khí CO2 bị thải và O2 lấy vào. Thương số hô hấp phụ thuộc loại thức ăn
được oxyt hóa.
Page 10 of 12Trao doi chat va nang luong
7/16/2007
- Với protein thương số hô hấp là 0,85- 0,9.
Nếu thương số hô hấp là 0,85, thể tích khí O2 lấy vào là 20 lít, lượng nhiệt trao đổi là
4,85 x 20 = 97 Kcal.
4. Vài dạng trao đổi năng lượng:
3.1. Trao đổi cơ sở (TÐCS):
Mức trao đổi năng lượng tối thiểu ở động vật trong trạng thái nghỉ ngơi (không vận động,
không suy nghĩ, nằm ở tư thế thoải mái); đã được ăn no (12- 24 giờ sau khi ăn(; trong điều kiện
nhiệt độ ấm áp (nhiệt độ cực thuận 18- 20o C). Chuyển hóa cơ sở thay đổi theo: tuổi - già giảm
xuống, giới tính - nữ ít hơn nam, nhịp ngày đêm-từ 1 đến 4 giờ thì thấp ,13 đến 14 giờ thì cao.
Khi lo lắng, căng thẳng trao đổi cơ sở cũng tăng. Khi sốt do bệnh, TÐCS tăng.
- 1883 Rubner tính trao đổi cơ sở = Bề mặt da (mét vuông) x 1000.
- Công thức tính bề mặt da theo Dubois:
3.2. Trao đổi năng lượng khi hoạt động:
- Lao động nhẹ = TÐCS + 30% TÐCS
- Lao động nặng = TÐCS + W(kg/m(/425
1. Nguyên tắc tương đương về năng lượng của Rubner: thay thế thức ăn này bằng bằng
thức ăn khác có năng lượng tương đương.
2. Ðặc trưng của thức ăn: mỗi loại thức ăn cần thêm một số năng lượng tiêu tốn để hấp
thu thức ăn.
IV. NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN TOP
Page 11 of 12Trao doi chat va nang luong
7/16/2007
Ðể lấy vào 100 Kcal dưới dạng protein cần tốn thêm 30 Kcal, dưới dạng lipid cần thêm
13 Kcal, dưới dạng glucid cần thêm 6 Kcal.
3. Tỷ lệ hấp thu thức ăn:
Thức ăn động vật là 95%, thức ăn thực vật là 70%.
4. Năng lượng tiêu tốn: thức ăn càng thô, năng lượng dùng cho tiêu hóa càng nhiều.
Nhu cầu năng lượng ở người:
Theo bảng dưới đây:
Giá trị năng lượng của một số thức ăn gặp ở nước ta:
- Dầu, mỡ: 900 Kcalo/100g
- Lạ, vừng: 600 Kcalo/100g
- Ðậu hạt: 300 đến 400 Kcalo/100g
- Lương thực: 350 Kcalo/100g
- Thịt, cá; 100 đến 200 Kcalo/100g
5. Nhu cầu đủ chất và đủ lượng:
Người và động vật đều cần thức ăn chứa đủ: protid, glucid, lipid, nước, muối khoáng và
vitamin. Mỗi ngày bình quân 1kg trọng lượng cơ thể cần 1g protein, nhưng nếu chúng ta quen
ăn ít protein lâu ngày, nhu cầu protein sẽ tự giảm xuốn
Page 12 of 12Trao doi chat va nang luong
7/16/2007