Bài giảng Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Quy tắc 72 2. Giá trị hiện tại ròng – NPV 3. Tỷ suất sinh lợi nội bộ - IRR 4. Định giá các tài sản tài chính 5. Tính giá trị thanh toán cho mua hàng trả góp
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn bởi: Phan Trần Trung Dũng
Phục vụ cho môn học “Lý thuyết Tài chính” – Đại học Ngoại thương - 2013
Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
1. Quy tắc 72
2. Giá trị hiện tại ròng – NPV
3. Tỷ suất sinh lợi nội bộ - IRR
4. Định giá các tài sản tài chính
5. Tính giá trị thanh toán cho mua hàng trả góp
2
Đây là quy tắc dùng để ước lượng nhanh cho một số trường hợp
đặc biệt trong giá trị thời gian:
- Thời gian cần thiết để số tiền đầu tư ban đầu được nhân đôi:
- Thời gian cho tới khi số tiền ban đầu bị mất một nửa giá trị
- Quy tắc này có các biến thể chính là quy tắc 70 và 69.
3
t(InvX2) = 72/i [5-1]
4Lợi suất Thực tế Quy tắc 72 Quy tắc 70 Quy tắc 69
1% 69.66 72.00 70.00 69.00
3% 23.45 24.00 23.33 23.00
5% 14.21 14.40 14.00 13.80
7% 10.24 10.29 10.00 9.86
9% 8.04 8.00 7.78 7.67
11% 6.64 6.55 6.36 6.27
13% 5.67 5.54 5.38 5.31
15% 4.96 4.80 4.67 4.60
17% 4.41 4.24 4.12 4.06
19% 3.98 3.79 3.68 3.63
21% 3.64 3.43 3.33 3.29
30% 2.64 2.40 2.33 2.30
Số tiền hiện tại bạn đang có là 1,000,000 đồng, sau bao lâu nữa sức
mua của số tiền này giảm đi một nửa nếu bạn biết tỷ lệ lạm phát là
8%/năm, tính toán bằng các phương pháp bao gồm: thực tế, quy
tắc 72 và quy tắc 70
5
Giá trị hiện tại ròng - NPV (Net Present Value) của một khoản đầu
tư là phần còn lại sau khi lấy giá trị hiện tại của các dòng tiền dự
kiến thu về trừ đi số tiền đầu tư dự kiến ban đầu.
Ý nghĩa kinh tế của NPV là số tiền ròng mà hoạt động đầu tư dự
kiến đem lại cho chủ đầu tư, trong đó đã tính tới yếu tố giá trị thời
gian của tiền.
Nguyên tắc đánh giá dựa trên NPV: Đồng ý đầu tư nếu NPV là
dương, từ chối nếu NPV là âm.
Nguyên tắc đánh giá nhiều dự án dựa trên NPV: NPV càng lớn càng
tốt, nếu phải lựa chọn.
7
Hãy cho biết bạn có chấp nhận đầu tư không đối với hai khoản sau:
1. Mua 1000 cổ phiếu với giá là 12,000/CP. Sau một năm cổ phiếu
này lên giá thành 14,000/CP.
2. Đem 12,000,000 mở một cửa hàng nhỏ, dự kiến mỗi năm cửa
hàng này tạo ra một lượng tiền ròng là 1,800,000 đồng.
Lãi suất gửi ngân hàng hiện nay là 8%/năm, còn lãi suất vay ngân
hàng là 12%/năm.
8
Nếu NPV dương thì chấp thuận đầu tư, NPV âm thì từ chối đầu tư,
chuyện gì xảy ra nếu NPV = 0?
Đặt NPV bằng 0, với các dòng tiền và thời điểm phát sinh cho
trước, có thể giải để tìm được một giá trị chiết khấu.
Giá trị chiết khấu lý thuyết làm cho NPV = 0 được gọi là tỷ suất sinh
lợi nội bộ IRR (Internal Rate of Return).
Nguyên tắc đánh giá: Chấp thuận nếu IRR lớn hơn giá trị chiết khấu
thực tế, từ chối nếu IRR thấp hơn giá trị chiết khấu thực tế.
Nếu phải so sánh các dự án, dự án có IRR càng cao càng tốt.
9
Hãy đánh giá hai khoản đầu tư ở ví dụ trên, và đưa ra kết luận.
10
Nguyên tắc chung: Chiết khấu tất cả các dòng tiền thu về tại tỷ lệ
chiết khấu phù hợp, tổng của các giá trị hiện tại thu được là giá của
tài sản tài chính cần tìm.
12
Các tài sản chiết khấu của thị trường tiền tệ được bán ra với giá
thấp hơn mệnh giá.
Vì các công cụ này chỉ có một dòng tiền duy nhất là mệnh giá hoàn
trả vào ngày đáo hạn nên giá của chúng được tính theo công thức:
13
𝑷𝒓𝒊𝒄𝒆 = 𝑷𝒂𝒓 (𝟏+𝒊𝒙 𝒏 𝟑𝟔𝟎) [5-3’]
.
Một thương phiếu có thời hạn 180 ngày được bán với giá bao
nhiêu nếu biết mệnh giá của nó là 1,000,000 USD và lợi suất yêu
cầu của nhà đầu tư là 12%/năm?
14
Trái phiếu coupon được coi như bao gồm hai loại dòng tiền: Dòng
tiền đơn tương ứng với mệnh giá và dòng tiền niên kim tương ứng
với các khoản coupon chi trả.
16
𝑷𝒓𝒊𝒄𝒆 =
𝑪𝒐𝒖𝒑𝒐𝒏
𝒊
𝒙 𝟏 −
𝟏
(𝟏+𝒊)𝒏
+ 𝑷𝒂𝒓 (𝟏+𝒊)𝒏 [5-4]
Hãy định giá trái phiếu coupon có mệnh giá 1,000 USD, thời hạn 5
năm, tỷ suất coupon là 8%/năm. Trái phiếu này được trả lãi mỗi
năm một lần và lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư là 8%/năm.
17
Khi mua hàng trả góp, thực chất người mua đang đi vay trả dần với
giá trị thanh toán đều.
Về bản chất, khoản thanh toán này là dòng niên kim, nên giá trị
thanh toán này tương ứng với công thức:
19
𝑴 = 𝒊 ∗ 𝑷𝑽 𝑴 − 𝑭𝑽𝒏 𝟏+𝒊 𝒏 / 𝟏 − 𝟏/ 𝟏 + 𝒊
𝒏 [5-5]
Hãy tính số tiền phải trả hàng tháng khi mua một căn nhà trị giá 3
tỷ, lãi suất trả góp là 16%/năm và thời gian hoàn trả là 5 năm trong
hai trường hợp:
1. Không trả tiền vào ngày cuối
2. Trả 500 triệu vào ngày cuối.
20