Nhữngnộidungcơbản:
• Vaitròvàvịtrícủachứcnăngtổchứctrongquảntrị
• Hiểubiếtcácnguyêntắccơbảncủatổchức
• Hiểuvàứngdụngđượccácmôhìnhcơcấutổchức
• Hiểuvànắmvữngnhữngvấnđềtrong phânchiaquyềnlực
vàuỷquyềntronghoạtđộngquảntrị
52 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 6 : Chức năng tổ chức (tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6 :
CHỨC NĂNG TỔ CHỨC
Những nội dung cơ bản :
• Vai trò và vị trí của chức năng tổ chức trong quản trị
• Hiểu biết các nguyên tắc cơ bản của tổ chức
• Hiểu và ứng dụng được các mô hình cơ cấu tổ chức
• Hiểu và nắm vững những vấn đề trong phân chia quyền lực
và uỷ quyền trong hoạt động quản trị
I. Khái niệm và vai trò của chức
năng tổ chức
1. Khái niệm
1. Tổ chức là một trong những chức
năng chung của quản trị liên quan đến
các hoạt động thành lập nên các bộ
phận trong tổ chức
2. Công việc tổ chức thường được xem
xét trên 3 mặt
Tổ chức bộ máy
Tổ chức công việc
Tổ chức nhân sự
Đặc điểm chung của
công việc tổ chức
Kết hợp các nỗ lực của các thành
viên
Phân công lao động
Hệ thống thứ bậc quyền lực
2. Vai trò của chức năng
tổ chức
Bảo đảm các mục tiêu và kế hoạch sẽ được
triển khai vào thực tế
Thực thi các nhiệm vụ quản trị sẽ có hiệu
quả và từ đó mục tiêu chung của tổ chức sẽ
được thực hiện
Sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu
qua nhất. Gỉam thiểu những sai sót và
những lãng phí trong hoạt động quản trị
3. Những vấn đề khoa học
trong công tác tổ chức
• Khi thực hiện chức năng tổ chức các nhà
quản trị phải dựa vào các vấn đề mang
tính khoa học
3.1.Tầm hạn quản trị
( tầm hạn kiểm soát )
Về mặt tổ chức, tầm hạn quản trị có liên quan mật
thiết đến số lượng các tầng nấc trung gian trong một
xí nghiệp
Bộ máy tổ chức có nhiều tầng nấc trung gian sẽ làm
chậm trễ và lệch lạc sự thông đạt cũng như tiến trình
giải quyết công việc trong DN.
Tầm hạn quản trị rộng khi: cấp dưới có trình độ làm
việc khá, khi công việc của cấp dưới ổn định, có kế
hoạch, ít thay đổi, và cấp dưới đã được nhà quản trị
cấp trên uỷ quyền hành động khá nhiều
3.2. Quyền hành trong
quản trị :
• Mọi nhà quản trị đều phải điều khiển
người khác, cho nên mọi nhà quản trị
đều phải có quyền hành thì mới quản
trị được nếu không nhà quản trị sẽ
chấm dứt vai trò của mình
1. Có người cho rằng : quyền hành quản trị xuất phát
từ chức vụ, thuyết này đúng nhưng chưa đủ vì có
trường hợp nhân viên không thừa nhận quyền hành
của giám đốc
2. Max Weber cho rằng : quyền hành của nhà quản trị
chỉ đầy đủ nếu có đủ 3 yếu tố :
Sự hợp pháp khi đảm nhận chức vụ
Cấp dưới thừa nhận nquyền hành đó là chính đáng
Nhà quản trị có khả năng và đức tính khiến cấp
dưới tin tưởng
Thuyết quyền hành trong quản trị
3.3. Phân cấp quản trị
Sự phân chia hay uỷ thác bớt quyền
hành của nhà quản trị cấp trên cho các
nhà quản trị cấp duới
Về mặt khoa học, người ta cũng gọi là
phân quyền hay phi tập trung hoá trong
quản trị.
Sự phân cấp nhằm giải phóng bớt khối
lượng công việc cho các nhà quản trị
cấp cao
II. Xây dựng cơ cấu tổ
chức
1. Khái niệm cơ cấu tổ chức:
Một chỉnh thể các khâu, các bộ phận khác nhau
được chuyên môn hoá,và có những trách nhiệm,
quyền hạn nhất định, có mối liên hệ phụ thuộc
nhau và được bố trí theo cấp quản trị nhằm thực
hiện các chức năng quản trị và mục tiêu chung
cuả tổ chức
Cơ cấu tổ chức càng hoàn thiện thì công việc
quản trị càng có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp
thực hiện tốt mục tiêu đề ra
Những cơ sở chủ yếu để xây dựng bộ
máy tổ chức
Tổ chức đã xác định được mục tiêu và chiến lược hoạt
động
Phải dựa vào qui mô và đặc điểm(lĩnh vực) hoạt động của
doanh nghiệp
Những tác động của môi trường vi mô và vĩ mô của
doanh nghiệp
Phù hợp với SP hay dịch vụ chính của DN
Các nguồn lực của doanh nghiêp
Tuân thủ tiến trình của chức năng tổ chức : phân tích
công viêc, phân chia công việc một cách hợp lý, thiết lập
một cơ chế phối hợp giữa các bộ phận khác nhau thành
một thể thống nhất .
Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ
cấu tổ chức
Mục tiêu và chiến lược phát triển
Qui mô hoạt động của doanh nghiệp
Đặc điểm hoạt động
Môi trường hoạt động của DN
Khả năng về nguồn lực của DN
Nguyên tắc với mục tiêu: mục tiêu là cơ sở để xây dựng bộ máy
tổ chức của DN hay “mục tiêu nào thì cơ cấu đó”
Nguyên tắc thống nhất chỉ huy : nhận mệnh lệnh và chịu trách
nhiệm báo cáo cho nhà quản trị trực tiếp
Nguyên tắc hiệu quả kinh tế:chi phí duy trì và vận hành bộ máy
phải thấp nhất trong tương quan hoạt động đạt kết quả cao nhất
Nguyên tắc cân đối : cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm
Nguyên tắc linh hoạt : có quyết định đáp ứng với sự thay đổi của
tổ chức
Nguyên tắc an toàn và tin cậy : chịu được những tác động bên
trong và bên ngoài trong nửhng giới hạn nhất định
2. Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức
quản trị
3. Các yêu cầu khi thiết kế cơ cấu
tổ chức
Xác định số lượng bộ phận phân hệ và cấp bậc
phải phù hợp với thực tế và nhu cầu hoạt động
bảo đảm khả năng thích nghi nhanh chóng với
những thay đổi
Xác định phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của các
bộ phận
Không để xảy ra trường hợp một nhiệm vụ do
nhiều bộ phận giải quyết
Phối hợp nhịp nhàng và cân đối trong hoạt động
giữa các bộ phận và phân hệ trong toàn bộ tổ
chức
4. Quan điểm thiết kế
cơ cấu tổ chức
Quan điểm cổ điển nhấn mạnh đến
tính chính thức và hệ thống quyền lực
phân biệt rõ ràng
Quan điểm hiện đại nhấn mạnh đến
tính hợp tác và giải quyết theo tình
huống
Phân chia theo tầm hạn quản trị : tốt nhất là từ 3 – 10
nhân viên thuộc cấp (có thể tăng 12-15 nếu nhân viên
chỉ làm những việc đơn giản, và 2-3 nếu nhân viên
cấp dưới phải làm những công việc phức tạp
Phân chia theo thời gian
Phân chia theo chức năng
Phân chia theo lãnh thổ địa lý (ưu điểm nhất)
Phân chia theo sản phẩm
Phân chia theo khách hàng
Phân chia theo qui trình CN và thiết bị KT
Các phân chia cơ bản
5. Các giai đoạn hình
thành cơ cấu tổ chức
Phải thực hiện 3 giai đoạn là :
1. Phân tích
2. Thiết kế
3. Xây dựng
5.1. Giai đoạn phân tích
Giai đoạn này tập trung vào phân tích và
tổng hợp các mối liên hệ giữa mục tiêu và
mô hình đáp ứng.
Nếu cơ cấu xây dựng trên nền của các cơ
cấu hoạt động có sẵn thì bước này sẽ phân
tích những hạn chế và thiếu sót của cơ cấu
cũ để đề ra cách thức cải tiến cho phù hợp
5.2. Giai đoạn thiết kế
Xây dựng những qui chế, những nguyên tắc
hoạt động và thiết lâp những qui tắc ứng xử
cho các bộ phận
Giai đoạn thiết kế tập trung tính toán số
lượng các bộ phận và phân hệ, số lượng các
nhân viên (định biên), trình độ chuyên môn,
khối lượng công việc
5.3. Giai đoạn xây dựng
Tiến hành phân chia công việc và giao
nhiệm vụ cho các cá nhân các bộ phận
Giai đoạn này gắn liền với những sửa đổi và
điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp với thực tế
6. Các mô hình cơ cấu tổ chức cơ
bản
6.1. Cơ cấu tổ chức trực tuyến
• Nguyên lý
1. Mỗi cấp chỉ có một thủ trưởng cấp
trên trực tiếp
2. Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức này
được thiết lập chủ yếu theo chiều dọc
3. Công việc quản trị được tiến hành
theo tuyến
Cơ cấu tổ chức trực tuyến
NGƯỜI LÃNH ĐẠO
Nhóm BNhóm A
• Ưu điểm :
• - Tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng
• - Tạo ra sự thống nhất, tập trung cao độ
• - Chế độ trách nhiệm rõ ràng
• Nhược điểm
• - Không chuyên môn hoá
• - Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ
• - Dễ dẫn đến cách quản lý gia truởng
• Phù hợp với những xí ngiệp có qui mô nhỏ, sản phẩm
không phức tạp và sản xuất liên tục
6.2. Cơ cấu tổ chức chức năng
• Hình thành các bộ phận được chuyên môn hoá
gọi là chức năng ( phòng ban ). Dựa trên
nguyên lý :
1. Có sự tồn tại các đơn vị chức năng
2. Không theo tuyến
3. Các chức năng có quyền chỉ đạo các đơn vị
trực tiếp.(cấp dưới có thể có nhiều cấp trên
trực tiếp của mình )
Cơ cấu tổ chức chức năng
NGƯỜI LÃNH ĐẠO
Chức năng 1 Chức năng 2
A B C D
Ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức
chức năng
• Ưu điểm :
Cơ cấu này sử dụng
được của chuyên gia
giỏi
Không đòi hỏi ngừơi
quản trị phải có kiến
thức toàn diện
Dễ đào tạo và dễ tìm
nhà quản trị
•Nhược điểm
Vi phạm chế độ 1 thủ trưởng
Chế độ trách nhiệm không rõ
ràng
Sự phối hợp giữ lãnh đạo và
các phòng ban chức năng gặp
nhiều khó khăn
Khó xác định trách nhiệm và
hay đổ trách nhiệm cho nhau
6.3. Cơ cấu tổ chức trực tuyến –
chức năng
• Đặc điểm cơ bản :
1. Vẫn tồn tại các đơn vị chức năng nhưng chỉ đơn
thuần về chuyên mô, không có quyền chỉ đạo các
đơn vị trực tuyến. Các đơn vị chức năng làm nhiệm
vụ tham mưu giúp việc cho nhà quản trị cấp cao .
2. Những lãnh đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động và được toàn quyền quyết định trong
đơn vị mình phụ trách.
Cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng
NGƯỜI LÃNH ĐẠO
Nhóm A Nhóm B
Chức năng 1 Chức năng 2
Ưu nhược điểm
• Ưu điểm :
• Có những ưu
điểm của cơ cấu
trực tuyến và cơ
cấu chức năng
• Tạo điều kiện
cho các giám đốc
trẻ . Phát huy khả
năng nhân sự
trong tổ chức
Nhược điểm :
Nhiều tranh luận xảy ra
Hạn chế sử dụng kiến
thức chuyên môn
Vẫn có xu hướng can
thiệp của các đơn vị chức
năng . Do vây dể xảy ra
xung đột dọc giữa các chức
năng và bộ phận trực tuyến
6.4. Cơ cấu tổ chức theo ma trận :
Cơ cấu ma trận cho phép cùng lúc thực hiện nhiều
dự án
Sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau
Cơ cấu này người lãnh đạo trực truyến và theo chức
năng còn được sự giúp đỡ của người lãnh đạo theo
đề án
Mỗi thành viên của bộ phận trực tuyến với bộ phận
chức năng được gắn liền với việc thực hiện một đề
án trên một khu vực nhất định
Cơ cấu tổ chức ma trận
Người lãnh đạo
C1 C2 C3 C4
X
Y
Ưu nhược điểm
• Ưu điểm
Đây là hình thức tổ
chức linh động
Ít tốn kém, sử dụng
nhân lực có hiệu quả
Đáp ứng được tình
hình sản xuất kinh
doanh nhiều biến động
Việc hình thành và
giải thể dễ dàng,
nhanh chóng
Nhược điểm:
Dễ xảy ra tranh chấp ảnh
hưởng giữa người lãnh đạo
và các bộ phận
Cơ cấu này đòi hỏi nhà
quản trị phải có ảnh hưởng
lớn
Phạm vi sử dụng còn hạn
chế vì đòi hỏi một trình độ
nhất định
6.5.Cơ cấu tổ chức theo vùng địa
lý
Tổng giám đốc
Gíam đốc
chi nhánh
Miền Nam
Gíam đốc
chi nhánh
Miền Bắc
Gíam đốc
chi nhánh
Miền Trung
Ưu nhược điểm
• Ưu điểm
Giao trách nhiệm cho cấp
thấp hơn
Chú ý các thị trường và vấn
đề về địa phương
Tăng cuờng sự kết hợp theo
vùng
Tận dụng được tính hiệu quả
các hoạt động tại địa phương
Có sự thông tin trực tiếp tốt
hơn với những đại diện cho
lợi ích địa phương
• Nhươc điểm
Cần nhiều người có thể làm
công việc tổng quản lý
Có khuynh hướng làm cho việc
duy trì các dịch vụ trung tâm về
kinh tế khó khăn hơn và có thể
còn cần đến những dịch vụ như
là nhân sư hoặc mua sắm ở cấp
vùng
Vấn đề kiểm soát của cấp quản
lý cao nhất khó khăn hơn .Phải
có cơ chế kiểm soát phức tạp
6.6. Cơ cấu tổ chưc theo sản
phẩm
• Loại cơ cấu này lấy cơ sở là các dãy sản
phẩm hay lĩnh vực hoạt động để thành lập
các bộ phận hoạt động
Tổng giám đốc
Dãy sản
phẩm A
Dãy sản
phẩm A
Dãy sản
phẩm A
Ưu nhược điểm
• Ưu điểm :
Phát triển tốt sản phẩm, có
tầm nhình tổng quát về thị
truờng của 1 dãy sản phẩm
nhất định
Có khả năng tập trung
nguồn lực(vốn, kỹ
thuật)để cạnh tranh, dễ tạo
tính cạnh tranh về chi phí
Dễ xác định được ưu thế
cạnh tranh
• Khuyết điểm :
Đòi hỏi trình độ quản lý
khác nhau ở các dãy sản
phẩm, do vậy chi phí quản
lý cao . Việc đào tạo và
phát triển nhân sự trong tổ
chức cũng hạn chế
Dễ dẫn đến tính cục bộ
giữa các bộ phận, ít quan
tâm đến sự phát triễn toàn
diện của tổ chức, khả năng
hợp tác giữa các bộ phận
kém
III. Sự phân chia quyền lực
1. Khái niệm
• Quyền lực trong tổ chức là mức độ độc lập
trong hoạt động dành cho một người thông qua
việc trao cho họ quyền ra các quyết định hay
đưa ra các mệnh lệnh
Phân quyền là xu hướng phân tán các quyền ra
quyết định trong cơ cấu tổ chức
Mức độ phân quyền càng lớn khi
Số lượng các quyết định được đề ra ở các cấp tổ
chức thấp hơn càng ngày càng nhiều
Các quyết định được đề ra ở các cấp thấp trong tổ
chức càng quan trọng
Càng có nhiều chức năng chịu tác động bởi các
quyết định được ra ở các cấp thấp hơn trong tổ
chức
Một nhà quản trị càng ít phải kiểm tra một quyết
định cùng với những người khác
Quyền hạn bao hàm trách nhiệm và sự chịu
trách nhiệm
Trách nhiệm là nghĩa vụ phải hoàn thành
những nhiệm vụ được giao
Nhân viên nhận trách nhiệm về công việc mà
mình được phân công
Nhà quản trị phải thiết lập nhữngnguyên tắc
chỉ đạo mà người nâhn viên phải tuân theo khi
tiến hành công việc
2. Uỷ quyền
2.1.Khái niệm
Uỷ quyền là việc tạo cho người khác quyền
hành và trách nhiệm để thực hiện một hoạt
động nhất định
Một khi vượt quá giới hạn này, quyền lực sẽ
phải được giao phó cho cấp duới thay thế các
nhà quản trị cấp trên, ra các quyết định trong
phạm vi lĩnh vực trách nhiệm họ được giao
phó
2.2. Quá trình uỷ quyền
1. Xác định các kết quả mong muốn
2. Giao nhiệm vụ
3. Giao quyền hạn để hoàn thành các nhiệm vụ
đó và yêu cầu người được uỷ quyền phải
chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ
4. Kiểm tra theo dõi
Việc uỷ quyền bằn văn bản cụ thể là đặc biệt
có ích đối với cả người quản trị được uỷ
quyền lẫn người uỷ quyền
2.3. Những nguyên tắc uỷ quyền
• Khi chúng không được thực hiện chu
đáo, việc uỷ quyền có thể sẽ kém hiệu
quả , việc tổ chức có thể sẽ thất bại, va
có thể dẫn đến việc quản lý tồi
Các nguyên tắc uỷ quyền
1. Người đuợc uỷ quyền phải lq người cấp dưới trực tiếp
làm những công việc đó
2. Sự uỷ quyền không làm mất đi hay thu nhỏ trách nhiệm
của người uỷ quyền
3. Quyền lợi, nghĩa vụ của người uỷ quyền và người được
uỷ quyền phải bảo đảm và gắn bó với nhau
4. Nội dung, ranh giới của nhiệm vụ được uỷ quyền phải
đuợc xác định rõ ràng .
5. Uỷ quyền phải tự gíac không được áp đặt
6. Người được uỷ quyền phải có đầy đủ thông tin trước khi
bắt tay vào việc
7. Luôn luôn phải có sự kiểm tra trogn quá trình thực hiện
sự uỷ quyền
2.4. Nghệ thuật uỷ quyền
• Uỷ quyền là một loại hoạt động quản trị
cơ bản. Ngoài việc tuân thủ nữhng
nguyên tắc và những qui trình nhất định
(tức là khía cạnh khoa học) thì nó cũng
thể hiện tính nghệ thuật trong quản trị
Để uỷ quyền thành công cần lưu ý
Sự hợp tác :sẵn lòng tạo cho những người khác một
dịp để suy nghĩ.
Sự sẵn sàng chia sẻ : sẵn sàng giao quyền ra quyết
định cho người được uỷ quyền.
Chấp nhận thất bại của người khác :một cấp dưới
phải được phép mắc phải sai lầm
Sẵn sàng tin cậy cấp dưới : thái độ tin cậy của cả hai
bên, mà đặc biệt là nhà quản trị cấp trên phải có lòng
tin là cấp dưới
Sẵn sàng lập ra và sử dụng sự kiểm tra rộng rãi :là
một nghệ thuật quản trị phức tạp nhất
2.5. Những trở ngại và những biện
pháp khắc phục trở ngại đối với uỷ
quyền
Tâm lý lo sợ cấp dưới không hoàn thành nhiệm
vụ
Tâm lý sợ cấp dưới thực hiện công việc theo cách
riêng của họ hoặc thực hiện tốt hơn mình sẽ vượt
mình trong thăng tiến
Trở ngại về mặt tổ chức bao gồm sự xác định
không rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn
Giải pháp khắc phục
Phải trao cho cấp dưới quyền tự do
hành động để hoàn thành nhiệm vụ được
giao
Thực hiện sự truyền thông cởi mở giữa
các nhà quản trị và cấp dưới