quyết định chính sách bán chịu.
Quyết định điều khoản bán chịu.
Phân tích ảnh hưởng của rủi ro do bán chịu.
Phân tích uy tín khách hàng mua chịu.
Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.
Quản trị khoản phải thu
quản
trị
khoản
phải
thu
M
38 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 15584 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 6: Quản trị các khoản phải thu và tồn kho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Minh Long 1
Chương 6: Quản trị các khoản
phải thu và tồn kho
Minh Long 2
Quyết định chính sách bán chịu.
Quyết định điều khoản bán chịu.
Phân tích ảnh hưởng của rủi ro do bán chịu.
Phân tích uy tín khách hàng mua chịu.
Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.
Quản trị khoản phải thu
quản
trị
khoản
phải
thu
Mục tiêu của quản trị khoản phải thu
Minh Long 3
Mục tiêu của quản trị khoản phải thu
- Khoản phải thu phát sinh do bán chịu hàng hóa.
- Bán chịu => tăng doanh thu => tăng lợi nhuận.
- Bán chịu => tăng khoản phải thu => tăng chi phí (kể cả chi
phí cơ hội).
Mục tiêu quản trị khoản phải thu:
- Quyết định xem lợi nhuận gia tăng có lớn hơn chi phí gia
tăng không?
- Quyết định xem tiết kiệm chi phí có bù đắp lợi nhuận giảm
không?
Minh Long 4
Quản trị khoản phải thu
- Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ công ty
do mua chịu hàng hoá hoặc dịch vụ.
- Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc
đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.
Minh Long 5
Quyết định chính sách bán chịu
Chính sách bán chịu của công ty phát sinh nhiều hay
ít phụ thuộc vào:
- Thái độ và hành vi của con nợ trong trả nợ.
- Khả năng trả nợ.
- Vốn của con nợ (lưu ý: giá trị thanh lý < giá trị sổ sách).
- Thế chấp tài sản.
- Tình hình nền kinh tế.
- Giá cả sản phẩm.
- Tiêu chuẩn bán chịu.
- Điều khoản bán chịu và rủi ro bán chịu.
- Chính sách và quy trình thu hồi nợ.
Minh Long 6
Tiêu chuẩn bán chịu
- Tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của
khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh: nếu đối thủ cạnh tranh mở
rộng chính sách bán chịu trong khi chúng ta
không phản ứng lại điều này thì nỗ lực tiếp thị
sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vì bán chịu
là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và
lợi nhuận.
- Vốn của chính doanh nghiệp bán chịu.
Minh Long 7
Tiêu chuẩn bán chịu (tt)
- Sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí
liên quan đến khoản phải thu tăng thêm do
tăng tiêu chuẩn bán chịu.
- Vấn đề đặt ra là khi nào công ty nên nới lỏng
tiêu chuẩn bán chịu và khi nào công ty không
nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu?
Minh Long 8
Công ty Minh Tân. Ltd có đơn giá bán 10$, biến
phí 8$, doanh thu hàng năm hiện tại là 2,4
triệu $, chí phí cơ hội của khoản phải thu là
20%. Nếu nới lỏng chính sách bán chịu, doanh
thu kỳ vọng tăng 25% nhưng kỳ thu tiền bình
quân sẽ lên đến 2 tháng.
Hỏi: Công ty có nên nới lỏng chính sách bán chịu?
Tình huống nghiên cứu
Minh Long 9
Lời giải đề nghị:
Xác định lợi nhuận tăng thêm:
- Doanh thu tăng = 2,4 x 25% = 0,6 triệu = 600.000 $.
- Số lượng tiêu thụ tăng thêm = 600.000/10 = 60.000.
- Lợi nhuận tăng thêm = 60.000 (10 - 8) = 120.000 $.
Xác định chi phí tăng thêm:
- Vòng quay khoản phải thu = 12 tháng / kỳ thu tiền bình
quân = 12/2 = 6 vòng.
- Khoản phải thu tăng thêm = Doanh thu tăng thêm/vòng
quay khoản phải thu = 600.000/6 = 100.000 $.
- Đầu tư khoản phải thu = 100.000(8/10) = 80.000 $.
- Chi phí tăng thêm do khoản phải thu tăng = 80.000 x 20%
= 16.000 $.
Minh Long 10
Quyết định chính sách
- Lợi nhuận tăng thêm do nới lỏng chính sách
bán chịu = 120.000 $.
- Chi phí tăng thêm do nới lỏng chính sách bán
chịu = 16.000 $.
- So sánh: lợi nhuận tăng thêm > chi phí tăng
thêm => Công ty nên nới lỏng chính sách bán
chịu.
Minh Long 11
Điều khoản bán chịu
Điều khoản bán chịu:
- Thời hạn bán chịu.
Ví dụ: “net 30” hay “net 60”: thời hạn bán chịu
là 30 ngày hay là 60 ngày.
Thay đổi điều khoản bán chịu:
- Thay đổi thời hạn bán chịu.
Ví dụ: “net 30” thành “net 60”: thời hạn bán chịu
trước đây là 30 ngày và bây giờ là 60 ngày.
Minh Long 12
Công ty Minh Tân. Ltd có đơn giá bán 10$, biến
phí 8$, doanh thu hàng năm hiện tại là 2,4
triệu $, chí phí cơ hội của khoản phải thu là
20%. Nếu mở rộng thời hạn bán chịu từ net 30
thành net 60, doanh thu kỳ vọng tăng
360.000$ nhưng kỳ thu tiền bình quân sẽ tăng
từ 1 thành 2 tháng.
Hỏi: Công ty có nên mở rộng thời hạn bán chịu?
Tình huống nghiên cứu
Minh Long 13
Lời giải đề nghị:
Xác định lợi nhuận tăng thêm:
- Doanh thu tăng thêm = 360.000 $ => số lượng tiêu thụ tăng thêm
= 360.000/10 = 36.000 đơn vị.
- Lợi nhuận tăng thêm = 36.000 (10 - 8) = 72.000 $.
Xác định chi phí tăng thêm:
- Vòng quay khoản phải thu = 12 tháng / kỳ thu tiền bình quân =
12/2 = 6 vòng.
- Khoản phải thu tăng thêm do tăng doanh thu = Doanh thu tăng
thêm/vòng quay khoản phải thu = 360.000/6 = 60.000 $.
- Khoản phải thu tăng thêm do tăng kỳ thu tiền bình quân =
(2.400.000 / 6) - (2.400.000 / 12) = 200.000 $.
- Tổng cộng khoản phải thu tăng 60.000 + 200.000 = 260.000 $.
- Đầu tư khoản phải thu tăng thêm = 260.000(8/10) = 208.000 $.
- Chi phí tăng thêm do khoản phải thu tăng = 208.000 x 20% =
41.600 $.
Minh Long 14
Quyết định chính sách
Lợi nhuận tăng thêm do mở rộng thời hạn bán
chịu = 72.000 $.
Chi phí tăng thêm do mở rộng thời hạn bán chịu
= 41.600 $.
So sánh: lợi nhuận tăng thêm > chi phí tăng thêm
=> Công ty nên mở rộng thời hạn bán chịu.
Minh Long 15
Điều khoản chiết khấu
Điều khoản chiết khấu gồm:
- Tỷ lệ chiết khấu.
- Thời hạn được hưởng chiết khấu.
Ví dụ: “2/10 net 30”: nếu trả nợ trước 10 ngày thì được
chiết khấu 2% và thời hạn bán chịu tối đa 30 ngày.
Thay đổi điều khoản chiết khấu:
- Thay đổi tỷ lệ chiết khấu.
- Thay đổi thời hạn được hưởng chiết khấu.
Ví dụ: “net 30” thành “2/10 net 30”: thời hạn bán chịu
trước đây là 30 ngày và bây giờ nếu trả nợ trước 10
ngày thì được chiết khấu 2% và thời hạn bán chịu tối
đa cũng 30 ngày.
Minh Long 16
Hiện tại công ty Minh Tân. Ltd có doanh thu hàng
năm là 3 triệu $, kỳ thu tiền bình quân là 2
tháng, chi phí cơ hội của khoản phải thu là
20%. Nếu thay đổi điều khoản bán chịu từ net
60 thành 2/10 net 60 thì kỳ thu tiền bình quân
sẽ giảm còn 1 tháng và có 60% doanh thu
khách hàng sẽ chấp nhận chiết khấu.
Hỏi: Công ty có nên thay đổi tỷ lệ chiết khấu
không?
Tình huống nghiên cứu
Minh Long 17
Lời giải đề nghị:
Xác định lợi nhuận mất đi do khách hàng chấp nhận
chiết khấu: 3.000.000 x 0,6 x 0,02 = 36.000 $.
Xác định chi phí tiết kiệm.
- Vòng quay khoản phải thu trước khi thay đổi = 12 tháng /
kỳ thu tiền bình quân = 12/2 = 6 vòng.
- Khoản phải thu trước khi thay đổi = Doanh thu/ vòng quay
khoản phải thu = 3.000.000/6 = 500.000 $.
- Khoản phải thu sau khi thay đổi = Doanh thu/ quay khoản
phải thu = 3.000.000/12 = 250.000 $.
- Khoản phải thu giảm =250.000-500.000=-250.000 $.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư khoản phải thu = -250.000 x 20%
= -50.000 $.
Minh Long 18
Quyết định chính sách
Lợi nhuận mất đi do khách hàng chấp nhận chiết
khấu = 36.000 $.
Chi phí tiết kiệm do giảm khoản phải thu =
50.000 $.
So sánh: lợi nhuận mất đi
Công ty nên thay đổi tỷ lệ chiết khấu.
Minh Long 19
- Để hạn chế các tổn thất do nợ không thể thu hồi,
công ty cần phân tích uy tín khách hàng trước
khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng
đó hay không.
- Quy trình đánh giá uy tín tín dụng của khách hàng
trải qua 3 bước:
(1) Thu thập thông tin về khách hàng, thông qua:
các báo cáo tài chính, báo cáo xếp hạng tín
dụng, kiểm tra của ngân hàng, kiểm tra thương
mại .
(2) Phân tích thông tin thu thập được để phán quyết
về uy tín tín dụng của khách hàng.
(3) Quyết định có bán chịu hay không.
Phân tích uy tín khách hàng
Minh Long 20
Phân tích uy tín khách hàng
Phân tích chính sách bán chịu
+
Phân tích uy tín khách hàng
Quyết định bán chịu
Minh Long 21
Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ
- Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp.
- Sử dụng các nghiệp vụ bao thanh toán.
- ..
Minh Long 22
Quản trị tồn kho
Mục tiêu của quản trị tồn kho.
Quản trị tồn kho.
- Tác động hai mặt của tồn kho.
- Mô hình quyết định mức tồn kho.
- Xác định điểm đặt hàng.
Minh Long 23
Quản trị tồn kho
Tồn kho tạo thành một gạch nối giữa sản xuất và
bán sản phẩm.
Các loại tồn kho:
Tồn kho nguyên vật liệu.
Tồn kho sản phẩm dở dang.
Tồn kho đang trên đường.
Tồn kho thành phẩm.
Minh Long 24
Quản trị tồn kho
Tồn kho tạo lập tính linh hoạt cho công ty
trong việc:
- Mua hàng.
- Lập chương trình sản xuất.
- Dịch vụ hiệu quả cho nhu cầu khách hàng.
Minh Long 25
Kiểm soát tồn kho theo phương
thức ABC
Phân loại tồn kho theo giá
trị của mỗi hạng mục.
- Tồn kho loại “A” thường
xuyên.
- Tồn kho loại “B” và “C”
khi cần thiết hoặc ít
thường xuyên hơn.
Tồn kho theo ABC
0 15 45 100
% Loại tồn kho tích lũy
70
90
100
%
g
iá
tr
ị t
ồn
k
ho
tí
ch
lũ
y
A
B
C
Minh Long 26
Tác động hai mặt của tồn kho
Tác động tích cực của tồn kho:
- Giúp công ty chủ động trong dự trữ và sản xuất.
- Giúp cho quá trình sản xuất được điều hòa và liên
tục.
- Giúp chủ động trong hoạch định sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
Tác động tiêu cực: làm phát sinh chi phí liên quan
đến tồn kho như:
- Chi phí kho bãi.
- Chi phí bảo quản.
- Chi phí cơ hội do vốn kẹt đầu tư vào tồn kho.
Minh Long 27
Lượng đặt hàng kinh tế
Lượng đặt hàng kinh tế (Economic Order
Quantity - EOQ) - lượng đặt hàng tối ưu, lượng
đặt hàng sao cho tổng chi phí thấp nhất.
Tổng chi phí liên quan đến tồn kho, bao gồm:
- Chi phí đặt hàng (O): bao gồm toàn bộ chi phí liên
quan đến đặt hàng và kiểm nhận hàng hóa. Chi
phí này cố định không phụ thuộc vào quy mô đặt
hàng.
- Chi phí duy trì tồn kho đơn vị (C): bao gồm chi phí
lưu kho, bảo hiểm, bảo quản và chi phí cơ hội do
đầu tư vào tồn kho.
Minh Long 28
Mô hình đặt hàng kinh tế
Mô hình đặt hàng kinh tế - Mô hình xác định
lượng đặt hàng tối ưu (Q*).
Các biến liên quan trong mô hình:
- Chi phí mỗi đơn đặt hàng (O) - Chi phí này cố
định không phụ thuộc quy mô đặt hàng.
- Chi phí duy trì tồn kho đơn vị (C).
- Tổng chi phí liên quan đến tồn kho và đặt hàng
(TC).
- Số lượng hàng cần dùng (S).
- Số lượng hàng đặt (Q).
Minh Long 29
Xây dựng mô hình đặt hàng kinh tế
- Mức tồn kho bình quân = (tồn kho đầu kỳ + tồn
kho cuối kỳ)/2 = (Q + 0)/2 = Q/2
- Chi phí duy trì tồn kho = (chi phí duy trì tồn kho
đơn vị) x (tồn kho bình quân) = C (Q/2)
- Số lần đặt hàng = (số lượng hàng cần dùng) / (số
lượng hàng đặt) = S/Q
- Chi phí đặt hàng = (chi phí mỗi lần đặt hàng) x (số
lần đặt hàng) = O (S/Q)
- Tổng chi phí (TC) = (chi phí duy trì tồn kho) +
(chi phí đặt hàng) = C(Q/2) + O(S/Q)
Minh Long 30
TC = C (Q / 2) + O (S / Q)
Thời gian
Q / 2
Q
Tồn kho trung bình
T
ồn
k
ho
(đ
ơn
v
ị)
Xây dựng mô hình đặt hàng kinh tế (tt)
Minh Long 31
Xây dựng mô hình đặt hàng kinh tế (tt)
- TC = C(Q/2) + O(S/Q)
- Nhận xét:
+ Q lớn => chi phí đặt hàng nhỏ nhưng chi phí duy
trì tồn kho lớn.
+ Q nhỏ => chi phí đặt hàng lớn nhưng chi phí duy
trì tồn kho nhỏ.
- Q tối ưu khi tổng chi phí đạt tối thiểu.
Minh Long 32
Xây dựng mô hình đặt hàng kinh tế (tt)
- TC = C(Q/2) + O(S/Q) -> min
- Tổng chi phí tối thiểu khi:
dTC/dQ = C/2 - OS/Q2 = 0 => *2 Q
C
OSQ
Minh Long 33
Tình huống nghiên cứu
- Lượng hàng cần dùng 2.000 đơn vị trong thời
kỳ hoạch định là 100 ngày. Chi phí đặt hàng là
10 triệu đồng cho mỗi đơn đặt hàng và chi phí
duy trì tồn kho là 1 triệu đồng cho mỗi đơn vị
hàng tồn kho trong thời kỳ 100 ngày. Số lượng
đặt hàng tối ưu:
- Thay vào công thức Q* = 200 đơn vị.
Minh Long 34
Tổng chi phí tồn kho
Q* Là điểm đặt hàng tối ưu vì tổng chi phí
hàng tồn kho là thấp nhất.
Tổng chi phí đặt hàng và tồn kho
Chi phí tồn kho
Chi phí đặt hàng
Q* Mức đặt hàng (Q)
C
hi
p
hí
Minh Long 35
Xác định điểm đặt hàng
- Thời gian chờ hàng: Là khoảng thời gian từ lúc công ty đặt
mua các loại tồn kho cho đến khi công ty nhận được loại tồn
kho đó tại công ty.
- Điểm đặt hàng: Điểm tồn kho ở đó công ty phải đặt hàng để
đảm bảo kế hoạch sử dụng.
- Điểm đặt hàng = (thời gian chờ đặt hàng) x (số lượng sử dụng
trong ngày) = 5 ngày x 20 đơn vị/ngày = 100 đơn vị.
- Điểm đặt hàng:
+ Về số lượng, đặt hàng khi trong kho chỉ còn 100 đơn vị.
+ Về thời gian, đặt hàng cứ sau 5 ngày kể từ ngày nhận hàng.
Minh Long 36
Điểm đặt hàng =
(thời gian chờ hàng trung bình x nhu cầu trung bình 1 ngày) + tồn kho an toàn
Tồn kho an toàn
- Tồn kho an toàn: Là mức tồn kho tăng thêm nhằm
đề phòng những bất trắc xảy ra do thời gian chờ
hàng hay rủi ro từ phía nhà cung cấp.
- Trong phần trước, chúng ta giả định là nhu cầu loại
tồn kho và thời gian chờ hàng là chắc chắn. Nếu nhu
cầu và thời gian chờ hàng không chắc chắn thì điểm
đặt hàng được xác định lại:
Minh Long 37
Tồn kho an toàn là bao nhiêu?
Yếu tố nào ảnh hưởng đến mức tồn kho an
toàn?
Phụ thuộc vào:
- Mức độ không chắc chắn về nhu cầu tồn kho.
- Mức độ không chắc chắn của thời gian chờ
hàng.
- Chi phí chuyển dịch của tồn kho.
- Chi phí tồn trữ tồn kho.
Minh Long 38
Tồn kho kịp thời (JIT)
- Tồn kho kịp thời: Là việc kiểm soát và quản trị
tồn kho theo yêu cầu và đúng lúc khi công ty cần
cho sản xuất hoặc bán ra.
- Những yêu cầu để áp dụng:
+ Hệ thống thông tin về tồn kho và sản xuất phải
chính xác.
+ Việc mua sắm tồn kho phải thật hữu hiệu.
+ Nhà cung cấp phải đáng tin cậy.
+ Hệ thống vận chuyển tồn kho thật hữu hiệu.