Định vị cơ sở sản xuất và phân phối (facilities)
trong chuỗi cung ứng
Quyết định thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng
Yếu tố ảnh hưởng tới quyết định thiết kế mạng
lưới
Chi phí Logictics của thiết kế mạng lưới
48 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 6812 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 7: Thiết kế chuỗi cung ứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. Nguyễn Thành Hiếu
Định vị cơ sở sản xuất và phân phối (facilities)
trong chuỗi cung ứng
Quyết định thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng
Yếu tố ảnh hưởng tới quyết định thiết kế mạng
lưới
Chi phí Logictics của thiết kế mạng lưới
• Mạng lưới chuỗi cung ứng là xem xét:
◦ Vị trí sản xuất
◦ Vị trí phân phối (nhà kho, điểm phân phối)
• Vị trí cơ sở sản xuất và cung ứng là chìa
khóa thúc đẩy hoạt động chuỗi cung ứng
trong dưới gốc độ đáp ứng nhu cầu khách
hàng và hiệu quả hoạt động
• Công ty có thể đạt được hiệu quả kinh tế khi
sản phẩm được sản xuất hoặc lưu trữ tại một
địa điểm: sự tập trung này làm tăng tính hiệu
quả
Example – ví dụ:
• Trong quá khứ, mỗi công ty trong nhóm 4 công ty của SKF tại châu Âu sản
xuất những loại sản phẩm khác nhau và cung cấp chỉ trong thị trường nội địa
• SKF đã thay đổi kế hoạch và bây giờ mỗi nhà máy chỉ tập trung sản xuất một
số sản phẩm nhất định và chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm đó cho thị
trường toàn cầu
• Công ty đã giảm chi phí do tăng qui mô sản xuất cho từng nhà máy
Germany
France
Sweden
Italy
Type 1 Type 2 Type 3 Type 4
Germany
France
Sweden
Italy
Type 1 Type 2 Type 3 Type 4
Giảm số lượng cơ sở sản xuất & phân phối sẽ làm tăng tính hiệu quả
nhưng làm giảm tính phản hồi, do khách hàng của công ty có thể ở xa các
cơ sở này
Nếu đặt các cơ sở sản xuất & phân phối gần khách hàng, ví dụ:tăng số
lượng cơ sở sản xuất và phân phối sẽ làm giảm tính hiệu quả (chi phí)
Ví dụ:
• Cả Toyota và Honda đều thiết kế chuỗi cung ứng theo hướng đáp ứng
nhanh nhu cầu khách hàng
• Công ty có mục tiêu là sẽ mở các nhà máy sản xuất tại tất cả các thị trường
lớn
• Bên cạnh những lợi ích khi định vị các cơ sở sản xuất tại các nước khác
như tránh sự tác động từ sự biến động của tỷ giá hối đoái và các rào cản
thương mại, thì việc đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng cũng là
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định định vị doanh nghiệp và thiết kế chuỗi
cung ứng của Toyota và Honda
Quyết định liên kết các cơ sở sản xuất và phân phối là phần quan trọng của thiết kế
mạng lưới chuỗi cung ứng
Quyết định thiết kế chuỗi cung ứng được chia thành các phần như sau:
• Vai trò của các bộ phận trong mạng lưới (sản xuất & phân phối)?
• Số lượng?
• Địa điểm?
• Công suất?
• Thị trường phục vụ?
• Nguồn lực?
Tất cả các quyết định mạng lưới chuỗi cung ứng đều ảnh hưởng và liên
quan với nhau
Mục tiêu của thiết kế hay cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng là để
giảm thiểu chi phí cả hệ thống, bao gồm:
◦ Chi phí sản xuất và hậu cần
◦ Chi phí lưu kho
◦ Chi phí xây dựng nhà máy hoặc kho phân phối
◦ Chi phí vận chuyển
Bị ràng buộc bởi sự đa dạng của mức dịch vụ
Quyết định thiết kế mạng lưới là quyết định chiến lược có ảnh hưởng
lâu dài tới kết quả của chuỗi cung ứng
Vai trò của các bộ phận trong mạng lưới chuỗi cung ứng
Đối với cơ sở sản xuất, công ty phải quyết định
liệu họ sẽ
◦ Bố trí sản xuất theo quá trình (với công suất
linh hoạt)
◦ Bố trí sản xuất theo sản phẩm (với công suất
chuyên dụng)
◦ Hoặc kết hợp 2 phương pháp trên
Công suất linh hoạt có thể sử dụng cho nhiều
loại sản phẩm nhưng ít hiệu quả
Công suất chuyên dụng có thể áp dụng duy
nhất cho 1 loại sản phẩm hoặc giới hạn số
lượng của sản phẩm
Vai trò của cơ sở
• Đối với cơ sở dự trữ và phân phối, công ty
phải quyết định sẽ
◦ cross- docking
◦ cơ sở lưu trữ
• At cross-docking:
Hàng hóa được vận chuyển từ nhiều nhà
cung cấp đến điểm cross-docking và
được chia thành các bộ phận nhỏ hơn
Các đơn hàng kết hợp từ nhiều nhà cung
cấp này được vận chuyển đến các khách
hàng
Facility Role – Vị trí của cơ sở vật chất
Số lượng và vị trí
Quyết định số lượng và địa điểm để đặt những cơ sở sản xuất
& phân phối là một phần lớn trong thiết kế chuỗi cung ứng
Sự lựa chọn:
Tập trung để đạt được quy mô của nền kinh tế
Mở rộng mạng lưới để phản ứng nhanh hơn bởi vì sẽ gần gũi
hơn với khách hàng
Công ty cũng phải xem xét các đặc tính của khu vực mà doanh
nghiệp định vị cơ sở cho chuỗi cung ứng của mình
Phân bổ công suất
Công ty phải xác định công suất của từng cơ sở để đáp ứng
các mục tiêu đã đề ra
Công suất cho phép phản ứng linh hoạt với sự thay đổi lớn của
nhu cầu.
Tuy nhiên, công suất quá lớn sẽ tốn kém chi phí và do đó có thể
làm giảm tính hiệu quả
Công suất thấp sẽ hiệu quả hơn so với công suất lớn khi nó
vượt quá mức công suất sử dụng thực tế
Tuy nhiên, công suất thấp sẽ hạn chế cho việc đáp ứng sự biến
động của nhu cầu
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng:
Yếu tố chiến lược và chi phí địa điểm
Yếu tố công nghệ
Yếu tố vĩ mô
Yếu tố chính trị
Yếu tố cơ sở hạ tầng
Yếu tố nguồn lực con người
Yếu tố văn hóa
Yếu tố cạnh tranh
Thời gian phản hồi của khách hàng và định vị tại khu vực
Gần gũi với nhà cung cấp
Yếu tố chiến lược và chi phí địa điểm
Chiến lược cạnh tranh của một công ty có ảnh hưởng tới quyết
định thiết lập mạng lưới chuỗi cung ứng
Công ty theo chiến lược dẫn đầu về chi phí sẽ tìm kiếm định vị
doanh nghiệp tại các nơi có chi phí thấp, mặc dù xa thị trường
tiêu thụ
Ngược lại, nếu công ty theo chiến lược phản ứng nhanh thì sẽ
định vị gần thị trường tiêu thụ để luôn nhanh chóng đáp ứng
nhu cầu người tiêu dùng, mặc dù có thể chi phí cao.
Yếu tố chiến lược và chi phí địa điểm
Ví dụ:
◦ Zara, nhà sản xuất may mặc của Tây Ban Nha, có một cơ sở
sản xuất lớn ở Bồ Đào Nhà và Tây Ban Nha mặc dù chi phí đó
rất cao
◦ Những cơ sở sản xuất này cho phép công ty phản ứng nhanh
với xu hướng thay đổi thời trang liên tục tại Châu Âu
◦ Khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường đã giúp Zara trở
thành một trong những nhà sản xuất may mặc hàng đầu thế
giới
Yếu tố chiến lược và chi phí địa điểm
Khi sản phẩm cần có sự sáng tạo, đổi mới và nghiên cứu lớn –
thì doanh nghiệp phải tìm kiếm những nơi có trình độ công
nghệ phát triển cao thay cho những nơi chi phí thấp
Ví dụ:
Motorola là một trong những công ty từ chối địa điểm chi phí
thấp do những địa điểm này không đáp ứng được những mục
tiêu chiến lược
Thậm chí Motorola bỏ qua các địa điểm có cơ sở hạ tầng và
trình độ giáo dục thấp, không thỏa mãn các yêu cầu về trình độ
công nghệ
Yếu tố công nghệ
Sự sẵn có của công nghệ mà doanh nghiệp cần cũng ảnh
hưởng tới thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng
Nếu chi phí cố định cao thì chỉ nên xây dựng ít nhà máy sản
xuất để tận dụng lợi thế về qui mô
Ví dụ:
Trường hợp của các cty sản xuất chip
máy tính, chi phí đầu tư thường lớn.
Do vậy, hầu hết các
Công ty chỉ xây dựng ít
cơ sở với công suất cao
Yếu tố công nghệ
Ngược lại, nếu chi phí cố định thấp,
doanh nghiệp sẽ có thể xây dựng
mạng lưới rộng lớn hơn để giảm chí
phí vận chuyển
Ví dụ, nhà máy đóng chai của
Coca – Cola không có chi phí cố định cao.
Để giảm chi phí vận chuyển, Coca – Cola
thiết lập rất nhiều nhà máy đóng chai ở
trên thế giới để phục vụ cho thị trường
địa phương
Yếu tố vĩ mô
Yếu tố vĩ mô bao gồm
◦ Thuế và rào cản thuế quan
◦ Tỷ giá hối đoái
◦ Các yếu tố kinh tế khác
Yếu tố vĩ mô
Thuế xuất nhập khẩu là thuế mà phải trả khi sản phẩm
và/hoặc trang thiết bị được vận chuyển qua biên giới các bang
hay thành phố
Nếu một đất nước có thuế cao, công ty hoặc sẽ không kinh
doanh tại thị trường đó nữa hoặc sẽ thành lập các cơ sở sản
xuất trong nước để tiết kiệm thuế.
Ví dụ: Toyota hay các nhà sản xuất ô tô khác ở Việt Nam
Yếu tố vĩ mô: hạn ngach nhập khẩu
Rất nhiều nước cũng giới hạn nhập khẩu
Những chính sách như vậy thường khiến các cty thiết lập
mạng lưới rộng tại nhiều địa điểm khác nhau
Ví dụ, năm 2004, Mỹ giới hạn trong nhập khẩu hàng dệt may
từ một số nước đã khiến nhiều công ty đã phát triển thêm nhà
cung cấp ở nhiều nước khác để nới rộng hạn ngạch nhập khẩu
từ một nước vào Mỹ.
Sự kết thúc của hạn ngạch năm 2005 đã dẫn tới sự hợp nhất của
một số nhà sản xuất ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số ít quốc
gia khác.
Yếu tố vĩ mô: tỷ giá hối đoái
Sự biến động trong tỷ giá hối đoái là phổ biến và thường tác
động tới lợi nhuận của bất kỳ chuỗi cung ứng nào trên thị trường
quốc tế
Vào những năm 1980, rất nhiều công ty của Nhật đã đối đầu với
vấn đề này khi mà đồng Yen tăng giá so với USD Mỹ
Chi phí phát sinh bởi vì hầu hết các cơ sở sản xuất đặt tại Nhật
Bản, nhưng doanh thu lại được quy đổi về đồng dollar. Sự tăng
giá của đồng yên làm tăng chi phí sản xuất khi qui đổi sang dollar
đã làm giảm lợi nhuận của công ty Nhật Bản
Hầu hết các nhà sản xuất Nhật Bản đã phản ứng lại với tình
huống này bằng cách xây dựng các cơ sở sản xuất ở khắp thế giới
Yếu tố vĩ mô
Cách để tận dụng sự biến động của tỷ giá hối đoái và tăng lợi
nhuận là
Xây dựng công suất linh hoạt cho các cơ sở sản xuất trên cả
mạng lưới chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu cho các thị
trường khác nhau
Sự linh hoạt này cho phép công ty thích ứng với sự biến động
của tỷ giá hối đoái thông qua việc thay đổi dòng chảy của sản
phẩm trong chuỗi cung ứng
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng
Yếu tố vĩ mô
Công ty phải chú ý tới sự biến động của nhu cầu do sự thay đổi của các nền
kinh tế
Ví dụ, công ty có ít sản phẩm và tính linh hoạt không cao đã phải đối
mặt với tình trạng dư thừa công suất tại các nhà máy của họ tại Châu Á
khi nền kinh tế Châu Á phát triển chậm từ 1996 đến 1998
Các công ty có sự linh hoạt cao có thể sử dụng năng lực dư thừa tại các
nhà máy ở Châu Á để đáp ứng được nhu cầu tăng lên tại các nước khác
(châu Âu hoặc Mỹ)
Yếu tố cơ sở hạ tầng
Chất lượng cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện tiên
quyết quan trọng để định vị doanh nghiệp
Những yếu tố cơ sở vật chất được xem xét trong quá trình
thiết kế mạng lưới bao gồm
Sự có sẵn của địa điểm
Sự có sẵn của hệ thống thông tin và liên lạc
Sự có sẵn của công nghệ sản xuất tiên tiến
Gần sân bay, cảng, dịch vụ đường sắt và đường cao tốc
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng
Yếu tố chính trị
Bình ổn chính trị của một đất nước được xem là một vấn đề
đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn địa điểm
Công ty thường đặt cơ sở ở những đất nước có nền chính trị
ổn định, nơi mà luật thương mại, quy hoạch, ô nhiễm và việc
làm được qui định rõ ràng
Yếu tố quản lý con người
Sự sẵn có của nhân công phù hợp công nghệ của cty là một
khía cạnh quan trọng trong quá trình xem xét để thiết lập mạng
lưới chuỗi cung ứng
Yếu tố văn hóa
Một trong những thử thách trong chuỗi cung ứng toàn cầu là
vấn đề khác biệt văn hoá
Sự khác biệt văn hóa được thể hiện trong
◦ Ý thức về thời gian của người lao động
◦ Năng suất lao động
◦ Quan điểm về công đoàn và nghỉ phép
Có thể tạo ra những điểm khác nhau trong kế hoạch sản xuất và
phân phối giữa các địa điểm khác nhau
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng
Yếu tố cạnh tranh
Công ty phải xem xét tới chiến lược, qui mô và vị trí của đối thủ
cạnh tranh khi thiết lập mạng lưới chuỗi cung ứng
Quyết định mang tính nền tảng của công ty là
Liệu có nên định vị gần với đối thủ cạnh tranh không
hay là nằm xa so với họ
Các hình thức cạnh tranh ảnh hưởng tới quyết định
1. Yếu tố tích cực giữa các công ty
2. Vị trí phân chia thị trường
Yếu tố cạnh tranh
1. Yếu tố bên ngoài
Các yếu tố tích cực bên ngoài là các trường hợp mà các cty
thấy có lợi khi định vị gần nhau
Ví dụ 1
Cửa hàng bán lẻ thường có xu hướng đặt cạnh nhau bởi vì như
thế sẽ làm tăng nhu cầu tổng thể
Vì Khách hàng có thể lái xe tới một địa điểm và có thể tìm thấy
mọi thứ mà họ tìm kiếm
Điều này làm tăng nhu cầu của các cửa hàng tại địa điểm đó
Yếu tố cạnh tranh
1. Yếu tố bên ngoài
Một ví dụ khác của yếu tố tích cực bên ngoài là khi sự hiện diện của
đối thủ cạnh tranh dẫn tới sự phát triển của cơ sơ hạ tầng trong một
khu vực phát triển
Ví dụ 2
Suzuki là một nhà sản xuất ô tô nước ngoài đầu tiên thiết lập cơ sở hạ
tầng ở Ấn Độ và đã nỗ lực phát triển hệ thống công nghiệp phụ trợ cho
ngành ô tô tại Ấn Độ.
Đến lúc đó, các đối thủ cạnh tranh của Suzuki cũng nhảy vào xây dựng
nhà máy sản xuất tại Ấn Độ vì sản xuất tại đó bây giờ hiệu quả hơn là
nhập khẩu từ nơi khác đến.
Yếu tố cạnh tranh
2. Vị trí phân chia thị trường
Khi công ty không kiểm soát về giá cả nhưng cạnh tranh về khoảng cách tới khách
hàng, họ có thể tối đa hóa thị phần bằng cách đặt vị trí gần nhau và phân chia thị
trường
◦ Xem xét tình huống trong đó khách hàng được thống nhất nằm dọc theo đoạn từ
0 và 1 và hai công ty cạnh tranh về khoảng cách tới khách hàng
◦ Công ty 1 đặt tại vị trí a với nhu cầu
◦ Công ty 2 đặt tại vị trí 1-b với nhu cầu
◦ Cả hai công ty tối đa hóa thị phần của họ bằng cách chuyển tới gần với nhau và
đặt tại vị trí a = b = ½.
0 1 a 1 – b
2
1
1
ab
ad
2
1
2
ab
bd
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng
Yếu tố cạnh tranh
2. Phân chia thị trường
Khi công ty cạnh tranh về giá cả và khách hàng phải chịu chi
phí vận chuyển, công ty có thể định vị xa khách hàng
Các doanh nghiệp cạnh tranh nằm xa nhau có thể làm giảm sự
cạnh tranh về giá và dễ dàng phân chia thị trường
Thời gian phản hồi của khách hàng
Công ty có khách hàng mục tiêu thường yêu cầu đáp ứng
nhanh thì nên phải đặt cơ sở gần chỗ họ
Khách hàng sẽ cảm thấy bất tiện nếu họ phải đi một quãng
đường xa để mua những đồ họ cần tiêu dùng hàng ngày
Tốt nhất cho chuỗi bán lẻ là nên có nhiều cơ sở phân phối
để tiện lợi cho khách hàng
◦ Tuy nhiên, khi khách hàng muốn mua một số lượng sản phẩm
lớn tại siêu thì họ sẽ sẵn sàng đi xa để mua
Do vậy, siêu thị thường có qui mô lớn và số lượng ít hơn
chuỗi bán lẻ nhỏ
Thời gian phản hồi của khách hàng
Các cty dịch vụ, như quầy thuốc, nhà hàng và bưu điện thường
định vị gần thị trường tiêu thụ, gần khách hàng
Ngược lại, các cty sản xuất chỉ định vị gần thị trường tiêu thụ
khi chi phí vận chuyển hàng hóa đến khách hàng cao hoặc việc
vận chuyển khó khăn (do cồng kềnh, nặng nề hoặc dễ vỡ)
Gần gũi với nhà cung cấp
Công ty định vị gần với nguồn nguyên liệu và nhà cung cấp
nếu chi phí vận chuyển cao hoặc dễ hư hỏng
Ví dụ:
Các đồ đông lạnh dễ hư hỏng, vì thế nên đặt gần nhà cung cấp
Nguyên liệu cồng kềnh làm chi phí vận chuyển cao và khó
khăn (sản xuất thép sử dụng than đá và quặng sắt)
Nguyên liệu tiêu hoa nhiều trong quá trình sản xuất (sản xuất
gỗ cần gần với rừng gỗ)
Khi thiết kế chuỗi cung cứng công ty phải xem xét tới 3 chi phí
sau:
1. Chi phí lưu kho
2. Chi phí vận chuyển
3. Chi phí cố định
Chi phí hậu cần
a) Chi phí lưu kho
◦ Chi phí cơ hội của vốn
◦ Chi phí biến đổi khác:
Chi phí vận hành (điện, nhân công, tiền thuê)
Chi phí phát sinh do thiệt hại, đánh cắp, bảo hiểm và thuế
b) Chi phí vận chuyển
◦ Chi phí vận chuyển hàng hóa tới
◦ Chi phí phân phối hàng hóa đi nơi khác
c) Chi phí cố định
◦ Chi phí cố định liên quan tới xây dựng và công nghệ liên quan
tại cơ sở sản xuất hay phân phối
a) Số lượng cơ sở sản xuất và phân phối - Chi phí lưu kho
Số lượng cơ sở trong chuỗi cung ứng tăng lên, thì hàng tồn kho
và chi phí lưu kho cũng tăng lên
Để giảm chi phí hàng tồn kho, công ty phải giảm số lượng các
điểm sản xuất và phân phối trong chuỗi cung ứng
Chi phí lưu kho
Số lượng cơ sở
a) Số lượng cơ sở sản xuất & phân phối - Chi phí nắm giữ hàng tồn
kho
b) Số lượng cơ sở - Chi phí vận chuyển
Chi phí phân phối hàng hóa đi thường lớn hơn chi phí vận
chuyển hàng hóa đến vì qui mô của lượng hàng vận chuyển
đến thường lớn hơn phân phối đi
Nếu lợi thế về qui mô của hàng vận chuyển đến vẫn được giữ
nguyên thì tăng số điểm phân phối lên sẽ làm giảm tổng chi
phí vận chuyển (vận chuyển + phân phối) vì chi phí phân phối
sẽ giảm
Tuy nhiên, nếu số điểm phân phối tăng lên đến mức lợi thế về
qui mô của các đơn hàng vận chuyển đến thì việc tăng điểm
phân phối có thể làm tăng thêm tổng chi phí vận chuyển
b) Số lượng cơ sở - Chi phí vận chuyển
Chi phí vận chuyển
Số lượng cơ sở
c) Số lượng cơ sở - Chi phí cố định
Chi phí cố định giảm khi giảm số lượng của các cơ sở sản xuất và
phân phối vì do lợi thế về qui mô
Chi phí cố định
Số lượng cơ sở
Tổng chi phí hậu cần là tổng chi phí của hàng tồn kho, vận
chuyển và chi phí cố định
Số lượng cơ sở
Hàng tồn kho
Chi phí cố định
Vận chuyển
Chi phí
Chi phí hậu cần ban đầu giảm và sau đó tăng trở lại khi tăng số
lượng doanh nghiệp trên chuỗi cung ứng
Số lượng cơ sở
Tổng chi phí hậu cần
Hàng tồn kho
Phương tiện
Vận chuyển
Khi công ty muốn giảm thời gian đáp ứng với khách hàng, nó có
thể tăng số lượng doanh nghiệp của nó nằm ngoài điểm mà chi
phí hậu cần là thấp nhất
Số lượng cơ sở
Tổng chi phí vận chuyển
Thời gian đáp ứng
Chúng ta hãy xem xét một tình huống phát triển hệ thống phân phối
cho các nhà máy sản xuất được cố định.
Mục đích là quyết định số lượng, địa điểm và qui mô cho các kho
hàng trung tâm.
Chiến lược nhà kho tập trung Chiến lược nhà kho từng vùng
Nhà máy
Nhà kho
Bán lẻ
Tăng số lượng nhà kho sẽ đem lại :
Kho tập trung Kho từng vùng
Cải thiện mức dịch vụ vì giảm
thời gian phân phối hàng
Tăng chi phí lưu kho
Giảm chi phí phân phối Tăng chi phí vận chuyển hàng
hóa đến kho
Tăng chi phí xây dựng và vận
hành nhà kho