Mô hình thực thể - kết hợp
(Entity-Relationship model)
• Do Peter Chen đề xuất năm 1971
• Được dùng để thiết kế CSDL ở mức quan niệm
• Biểu diễn trừu tượng cấu trúc của CSDL
• Mô hình ER sử dụng 3 khái niệm để mô hình hóa
dữ liệu trong thế giới thực
– Tập thực thể (Entity Sets)
– Thuộc tính (Attributes)
– Mối quan hệ (Relationships)
5Xét ví dụ
Quản lý kết quả học tập của SV khoa CNTT
• Mô tả bài toán
Khoa CNTT đang xây dựng một Hệ thống quản lý kết quả
học tập của sinh viên.
Hệ thống cần quản lý thông tin về Sinh viên và Môn học.
Thông tin về Sinh viên bao gồm : Mã SV, Họ, Tên, Phái,
Ngày sinh.
Thông tin về Môn học gồm: Mã MH, Tên MH, Số Tín chỉ.
Một sinh viên tham gia học nhiều môn học.
Mỗi môn học , sinh viên có một điểm tổng kết.
73 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cơ sở dữ liệu - Chương 2.1: Mô hình thực thể - kết hợp - Nguyễn Như Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2 – phần 1
Mô hình thực thể - kết hợp
(Entity-Relationship model)
Giáo trình & Tài liệu tham khảo:
1. Ramez Elmasri, Shamkant B. Navathe, 2011. Fundamentals of Database
systems, 6th edition, Addison-Wesley.
2. Giáo trình Cơ sở dữ liệu , Trần Đắc Phiến, ĐH Công nghiệp TPHCM
3. Bộ slide bài giảng của Nguyễn Minh Thư, Khoa CNTT, ĐH KHTN TPHCM
4. Bộ slide bài giảng của Trần Thị Kim Chi, Khoa CNTT, ĐH Công nghiệp TPHCM
Gv. Nguyễn Như Hoa
Nội dung
• Các khái niệm trong Mô hình ER
– Tập thực thể
• Thực thể mạnh / thực thế yếu
– Thuộc tính
• Các loại thuộc tính
– Mối quan hệ
• Bậc của mối quan hệ
• Lượng số của mối quan hệ
• Các bước thiết kế Mô hình ER
• Ví dụ và bài tập
2
Các giai đoạn thiết kế CSDL (nhắc lại)
Phụ thuộc
HQT cụ thể
Độc lập HQT
Thế giới
thực
Phân tích yêu cầu
Thiết kế mức quan niệm
Thiết kế mức logic
Thiết kế mức vật lý
Các yêu cầu về dữ liệu
Lược đồ quan niệm ( ERD )
Lược đồ logic ( RDB shema )
Lược đồ trong ( Tables )
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2 (*)
Giai đoạn 3 (*)
Giai đoạn 4
3
Các giai đoạn thiết kế CSDL
4
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Mục tiêu của bài học
Mô hình thực thể - kết hợp
(Entity-Relationship model)
• Do Peter Chen đề xuất năm 1971
• Được dùng để thiết kế CSDL ở mức quan niệm
• Biểu diễn trừu tượng cấu trúc của CSDL
• Mô hình ER sử dụng 3 khái niệm để mô hình hóa
dữ liệu trong thế giới thực
– Tập thực thể (Entity Sets)
– Thuộc tính (Attributes)
– Mối quan hệ (Relationships)
5
Xét ví dụ
Quản lý kết quả học tập của SV khoa CNTT
• Mô tả bài toán
Khoa CNTT đang xây dựng một Hệ thống quản lý kết quả
học tập của sinh viên.
Hệ thống cần quản lý thông tin về Sinh viên và Môn học.
Thông tin về Sinh viên bao gồm : Mã SV, Họ, Tên, Phái,
Ngày sinh.
Thông tin về Môn học gồm: Mã MH, Tên MH, Số Tín chỉ.
Một sinh viên tham gia học nhiều môn học.
Mỗi môn học , sinh viên có một điểm tổng kết.
6
Xét ví dụ
Quản lý kết quả học tập của SV khoa CNTT
• Dữ diệu cần quản lý ?
7
Sơn
00117
01/01/1990
nam
Nhap mon tin hoc
Cau truc du lieu
COSC1310
COSC3320
4
4
8
Thư
00208
12/02/1991
Nữ
10
Nguyễn Văn
Lê Minh
Xét ví dụ
Quản lý kết quả học tập của SV khoa CNTT
• Xây dựng mô hình
8
Sơn
00117
01/01/1990
nam
Nhap mon tin hoc
Cau truc du lieu
COSC1310
COSC3320
4
4
8
Thư
00208
12/02/1991
Nữ
10
Nguyễn Văn
Lê Minh
HOSV
TENSV
PHAI
NGSINH MASV
SINHVIEN
Đặt tên cho dữ liệu và gom theo loại đối tượng
Tập Thực thể và các thuộc tính
Thuộc tính Tập thực thể
Xét ví dụ
Quản lý kết quả học tập của SV khoa CNTT
9
SINHVIEN TENSV
NGSINH
PHAI
MASV
HOSV
MONHOC
TENMH MAMH
SOTC
Sơn 00117 01/01/1990 nam
Thư 00208 12/02/1991 Nữ
Nguyễn Văn
Lê Minh
Nhap mon tin hoc
Cau truc du lieu
COSC1310
COSC3320
4
4
Ta có Mô hình ER mô tả dữ liệu cần quản lý .
Dựa trên mô hình ER, ở giai đoạn sau, ta thiết kế Database .
Database được sử dụng để lưu dữ liệu .
SINHVIEN
MONHOC
Xét ví dụ
Quản lý kết quả học tập của SV khoa CNTT
• Mối quan hệ giữa các tập thực thể ?
10
Sơn
Thư
Lan
Minh
SINHVIEN
COSC1310
COSC3320
MONHOC
Nhận diện mối quan hệ giữa các tập thực thể
Học
Xét ví dụ
Quản lý kết quả học tập của SV khoa CNTT
• Mối quan hệ giữa các tập thực thể trong mô
hình ER
11
Học SINHVIEN TENSV
NGSINH
PHAI
MASV
HOSV
MONHOC
TENMH MAMH
SOTC
Điểm
Mối quan hệ mô tả trong mô hình ER là cơ sở để trả lời câu hỏi :
- Môn học X có những sinh viên nào tham gia ?
- Sinh viên A tham gia học những môn học nào ?
- Điểm của Sinh viên A ở môn học X ?
How ? Sẽ được tìm hiểu ở những chương sau !
Xét ví dụ
Quản lý kết quả học tập của SV khoa CNTT
Xem thế giới thực bao gồm :
– Các Đối tượng (người, sự vật, sự kiện, khái niệm, )
tồn tại trong TG thực
– Các Dữ liệu của đối tượng
– Mối quan hệ giữa các đối tượng
Mô hình ER khái quát thế giới thực qua các khái
niệm :
– tập thực thể
– thuộc tính
– mối quan hệ
12
Tập thực thể
• Một thực thể (Entity) là một đối tượng của thế
giới thực
• Tập hợp các thực thể giống nhau tạo thành 1 tập
thực thể (Entity set)
– Thường mô tả bằng một danh từ
• Trong bài toán quản lý điểm của sinh viên
– Một sinh viên là một thực thể. Tập hợp các sinh viên
là một tập thực thể, đặt tên là SINHVIEN
– Một môn học là một thực thể. Tập hợp các môn học
là một tập thực thể , đặt tên là MONHOC
13
Thuộc tính
• Thuộc tính những đặc tính của tập thực thể
– Thường mô tả bằng một danh từ
• Thuộc tính là tên đặt cho dữ liệu cần lưu trữ
– Tên thuộc tính, loại thuộc tính, kiểu dữ liệu,
• Ví dụ tập thực thể sinh viên có những thuộc tính
– Họ tên
– Ngày sinh
– Địa chỉ
–
14
Mối quan hệ
• Là mối liên kết/liên hệ giữa 2 hay nhiều tập thực thể
– Thường mô tả bằng một động từ
• Ví dụ : giữa tập thực thể SINHVIEN và LOP có mối liên
kết
– Một sinh viên thuộc về một lớp nào đó
– Một lớp có nhiều sinh viên
• Ví dụ : giữa tập thực thể SINHVIEN và MONHOC có mối
liên kết
– Một sinh viên học một hoặc nhiều môn học
– Một môn học có một hoặc nhiều sinh viên
15
Lược đồ thực thể - kết hợp
(Entity-Relationship Diagram)
• Bản vẽ của mô hình ER
• Chứa tập ký hiệu mà mô hình ER sử dụng để
mô tả dữ liệu cần quản lý qua các khái niệm
tập thực thể, thuộc tính, và mối quan hệ
Tên tập thực thể Tập thực thể
Tên thuộc tính Thuộc tính
Tên quan hệ Quan hệ
Đường nối giữa Tập
thực thể và Thuộc
tính, giữa Mối quan
hệ và Tập thực thể
16
Lược đồ thực thể - kết hợp
(Entity-Relationship Diagram)
• Ví dụ : Yêu cầu của hệ thống QL KQHT
Khoa CNTT đang xây dựng một Hệ thống quản lý kết quả học tập của sinh
viên. Hệ thống cần quản lý thông tin về Sinh viên và môn học. Thông tin về
Sinh viên bao gồm : Mã SV, Họ, Tên, Phái, Ngày sinh. Thông tin về Môn học
gồm: Mã MH, Tên MH, Số Tín chỉ. Một sinh viên tham gia học nhiều môn học.
Mỗi môn học , sinh viên có một điểm tổng kết.
=> lược đồ ER của hệ thống QL KQHT
học SINHVIEN TENSV
NGSINH
PHAI
MASV
HOSV
MONHOC
TENMH MAMH
SOTC
ĐIEM
17
Mối quan hệ
Các kiểu liên kết (Bậc của mối liên kết)
• Các kiểu liên kết hay Bậc của mối liên kết
– Liên kết 1 ngôi (unary relationship)
– Liên kết 2 ngôi (binary relationship)
– Liên kết 3 ngôi (ternary relationship)
18
Liên kết 1 ngôi
(unary relationship)
• Là mối quan hệ giữa cùng 1 tập thực thể.
• Còn gọi là mối liên kết đệ quy (recursive
relationship)
19
Liên kết 2 ngôi
(binary relationship)
• Là mối liên kết giữa hai tập thực thể
20
Liên kết 3 ngôi
(ternary relationship)
• Là mối liên kết giữa 3 tập thực thể
21
Mối quan hệ
Lượng số của mối kết hợp (Cardinality)
• Lượng số của A : là số thể hiện của tập thực
thể B mà có thể liên kết với mỗi thể hiện của
tập thực thể A
• Lượng số tối thiểu (min) và Lượng số tối đa
(max)
(0,1) – tối thiểu là không , tối đa là 1
(1,1) – duy nhất 1
(0,n) – tối thiểu là không , tối đa là nhiều
(1,n) – tối thiểu là một , tối đa là nhiều
22
(Min , Max)
Mối quan hệ
Lượng số của mối kết hợp (Cardinality)
Ví dụ
– Một phòng ban có nhiều nhân viên
– Một nhân viên chỉ thuộc 1 phòng ban
– Một nhân viên có thể được phân công vào nhiều đề
án hoặc không được phân công vào đề án nào
– Một nhân viên có thể là trưởng phòng của 1 phòng
ban nào đó
NHANVIEN PHONGBAN Lam_viec
(1,n)
NHANVIEN PHONGBAN Lam_viec
(1,1)
NHANVIEN DUAN Phan_cong
(0,n)
NHANVIEN PHONGBAN La_truong_phong
(0,1)
23
Ví dụ
24
NHANVIEN PHONGBAN Lam_viec
(1,n)
NHANVIEN PHONGBAN Lam_viec
(1,1)
Mỗi phòng ban : Có
tối thiểu 1, và tối đa
n nhân viên
Mỗi nhân viên :
thuộc về tối thiểu 1,
và tối đa 1 phòng ban
NHANVIEN PHONGBAN Lam_viec
(1,n) (1,1)
Mối quan hệ
Lượng số của mối kết hợp (Cardinality)
Ví dụ
• Một nhân viên chỉ thuộc 1 phòng ban. Một phòng ban có
nhiều nhân viên.
• Một nhân viên chỉ thuộc 1 phòng ban, và một phòng ban
có tối thiểu 4 nhân viên.
• Một giáo viên chỉ dạy tối đa 4 môn học trong một học kỳ.
Giáo viên cũng có thể không tham gia dạy nếu đang đi
học. Một môn học có thể có nhiều giáo viên dạy.
(1,1)
25
(1,n) (1,1)
(4,n)
(0,4) (0,n)
• Mối kết hợp 1-1
• Mối kết hợp 1-n
• Mối kết hợp n-n
Mối quan hệ
Lượng số của mối kết hợp (Cardinality)
Phân loại
26
(1,1) (0,1)
(1,n) (1,1)
(1,n) (0,n)
Ký hiệu cho lượng số (min,max)
• Một bộ ký hiệu khác
Ví dụ :
27
Các Ký hiệu mô tả cho mối quan hệ
28
TENNV
MANV
PHAI
NGAYSINH
TENPB
MAPB
Ký hiệu tương đương
(0,n) (1,1)
Một số ký hiệu tương đương khác
29
Làm việc
Các loại thuộc tính
• Các loại thuộc tính
– Thuộc tính bắt buộc và thuộc tính tùy chọn
– Thuộc tính đơn và thuộc tính phức hợp
– Thuộc tính đơn trị và thuộc tính đa trị
– Thuộc tính chứa và thuộc tính dẫn xuất
– Thuộc tính khóa và thuộc tính không khóa
30
Các loại thuộc tính
• Ký hiệu
31
Các loại thuộc tính
• Ví dụ
32
DayOfBirth Composite attribute datetime yes
Age Derived Attribute numeric yes
= street, city, State, country
= First name, Last name
= date, month, year
Các loại thuộc tính
• Ví dụ
33
Author
Firstname Last
name
Street
City
name
state
Author_ID
Address
email
phone
Age
DOB
country
Thuộc tính khóa
• Các thực thể trong tập thực thể cần phải được phân
biệt
• Khóa K của tập thực thể E là một hay nhiều thuộc tính
sao cho
– Lấy ra 2 thực thể bất kỳ e1, và e2 trong E
– Thì e1 và e2 không thể có các giá trị giống nhau tại các thuộc
tính trong K
• Chú ý
– Mỗi tập thực thể phải có 1 khóa
– Một khóa có thể có 1 hay nhiều thuộc tính
– Có thể có nhiều khóa trong 1 tập thực thể, ta sẽ chọn ra 1
khóa làm khóa chính cho tập thực thể đó
34
Thuộc tính khóa
• Ví dụ : thuộc tính khóa
học SINHVIEN TENNV
NGSINH
PHAI
MASV
HONV
MONHOC
TENMH MAMH
SOTC
ĐIEM
35
Thuộc tính CỦA mối quan hệ
• Thuộc tính của mối quan hệ mô tả tính chất
cho mối quan hệ đó
• Thuộc tính này không thể gắn liền với những
thực thể tham gia vào mối quan hệ
NHANVIEN DEAN Phan_cong
THGIAN
(1,n) (0,n)
36
Tập thực thể yếu
• Tập thực thể yếu tồn tại dựa trên sự tồn tại
của một tập thực thể khác
• Tập thực thể yếu có thể không có đủ các thuộc
tính để cấu thành một khóa chính
thanhtoan VAYMUON
SOTIEN MAKHOANVAY
TRA
NGAYTRA MATHANHTOAN
SOTIENTRA
(0,n) (1,1)
37
Identifying và non-identifying
Relationships
• Mối quan hệ giữa 2 tập thực thể cha/con là
Identifying relationship khi :
– Tập thực thể con là loại thực thể yếu
– Khóa chính của tập thực thể cha trở thành khóa chính
hay một phần khóa chính của tập thực thể con
• Thông thường mối quan hệ giữa 2 tập thực thể là
Non-identifying relationship
– Thực thể con tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào
thực thể cha, mặc dù có mối liên hệ
• Xem ví dụ số 3
38
Các bước thiết kế mô hình ER
(1) Xác định các tập thực thể
(2) Xác định các thuộc tính của tập thực thể
(3) Xác định thuộc tính khóa
(4) Xác định các mối quan hệ và thuộc tính của mối quan
hệ (nếu có)
(5) Quyết định lượng số (min, max) cho mối quan hệ
Lưu ý :
- cần thực hiện một số điều chỉnh trong quá trình thiết kế
mô hình ER
39
Các qui tắc thiết kế
• Biểu diễn đúng thế giới thực
• Tránh trùng lắp
• Dễ hiểu
40
• Hệ thống quản lý Thư viện
Hệ thống cần quản lý thông tin về tác giả, người mượn sách, và sách .
Thông tin về người mượn bao gồm : name, address, email, phone.
Thông tin về tác giả gồm : name, address, email. Thông tin về sách gồm
: title, edition, year, price, ISBN, pages, aisle, decription.
Hệ thống cần cập nhật thông tin về sách mới, tác giả và người mượn.
Khi người mượn đăng ký mượn sách, hệ thống cần ghi nhận ngày
mượn và tính số ngày có thể được mượn. Nếu sách trả quá ngày qui
định, người mượn sách bị phạt dựa theo số ngày quá hạn.
Một lần mượn , độc giả (người mượn) có thể mượn nhiều cuốn sách.
Một tác giả có thể viết nhiều sách. Một cuốn sách có thể có nhiều tác
giả.
Một tác giả có thể mượn sách , và được đặc cách không cần thủ tục
như độc giả thông thường. Tuy nhiên, hệ thống cũng cần ghi nhận
ngày mượn và ngày trả sách.
41
Ví dụ 1
Ví dụ 1
• Nhận diện các yêu cầu về dữ liệu, về xử lý và nhận diện các
qui tắc nghiệp vụ ?
42
• Hệ thống quản lý Thư viện
Hệ thống cần quản lý thông tin về tác giả, người mượn sách , sách . Thông
tin về người mượn bao gồm : name, address, email, phone. Thông tin về
tác giả gồm : name, address, email. Thông tin về sách gồm : title, edition,
year, price, ISBN, pages, aisle, decription.
Hệ thống cần cập nhật thông tin về sách mới, tác giả và người mượn. Khi
người mượn đăng ký mượn sách, hệ thống cần ghi nhận ngày mượn và tính
số ngày có thể được mượn. Nếu sách trả quá ngày qui định, người mượn
sách bị phạt dựa theo số ngày quá hạn.
Một lần mượn , độc giả (người mượn) có thể mượn nhiều cuốn sách.
Một tác giả có thể viết nhiều sách. Một cuốn sách có thể có nhiều tác giả.
Một tác giả có thể mượn sách , và được đặc cách không cần thủ tục như
độc giả thông thường. Hệ thống cũng cần ghi nhận ngày mượn và ngày trả
sách.
Yêu cầu
về dữ liệu
Yêu cầu
về xử lý
Quy tắc
nghiệp vụ
Dữ liệu gì ?
Ví dụ 1
• B1: Xác định các tập thực thể
43
Ví dụ 1
• B2a: Xác định thuộc tính của mỗi tập thực thể
Chỉnh lại ?? (B2b)
44
Chỉnh lại ?? (B2b)
45
Ví dụ 1
• B2b: Thực hiện điều chỉnh (khi chuyển từ mô
hình ER sang mô hình quan hệ _ trong chương 3)
– Các thuộc tính phức -> chia nhỏ thành các thuộc tính
đơn ? Nếu USER cần tìm kiếm tác giả hay người mượn
theo Tên hoặc Họ thì tách NAME thành FIRST_NAME
và LAST_NAME
– Hỏi USER có cần lưu nhiều số phone ko ? Nếu chỉ cần
lưu 1 số phone thì PHONE là thuộc tính đơn trị . Nếu
cần lưu nhiều số phone thì PHONE là thuộc tính đa trị
46
Ví dụ 1
• B3 : Lựa chọn thuộc tính khóa
– Sử dụng BOOK_ID (tự gán) hay mã vạch (ISBN) của nhà
xuất bản ?
• B4 & 5: Xác định các mối quan hệ, thuộc tính của mối quan hệ
(nếu có) và Lượng số
– các thuộc tính của mối quan hệ BORROWER->BOOK :
LOAN_DATE (ngày mượn) , RETURN_DATE (ngày trả)
( có nên loại bỏ DUE_DATE (thời hạn mượn) không ??)
47
Ví dụ 1
=> Lược đồ ER ?
48
Ví dụ 2
(Giáo trình Cơ sở dữ liệu của Trần Đắc Phiến, ĐH Công nghiệp TPHCM)
Đặc tả vấn đề 1 :
• Những người phụ trách đào tạo của Trường cao
đẳng cộng đồng núi Ayers mong muốn tạo lập một
CSDL về các môn đào tạo của trường (như: chứng chỉ
leo núi, công nghệ bay) và học viên ghi danh vào
những môn học này. Trường cũng có qui định là cùng
một lúc, học viên chỉ có thể ghi danh vào một môn
học. Họ chỉ quan tâm về dữ liệu của đợt ghi danh
hiện tại. Một khi học viên kết thúc môn học thì nhà
trường sẽ không còn quan tâm đến họ và những học
viên này phải được xóa khỏi CSDL.
• Thông tin cần lưu trữ về một học viên bao gồm: mã
học viên, tên học viên, địa chỉ, ngày sinh, số điện
thoại, ngày nhập học. Thông tin về môn học gồm mã
môn học, tên môn học, thời lượng
49
Ví dụ 2
(Giáo trình Cơ sở dữ liệu của Trần Đắc Phiến, ĐH Công nghiệp TPHCM)
Nhận diện các yêu cầu về dữ liệu, và các qui tắc quản lý
• Những người phụ trách đào tạo của Trường cao đẳng cộng đồng
núi Ayers mong muốn tạo lập một CSDL về các môn đào tạo của
trường (như: chứng chỉ leo núi, công nghệ bay) và học viên ghi
danh vào những môn học này.
• Trường cũng có qui định là cùng một lúc, học viên chỉ có thể ghi
danh vào một môn học.
• Họ chỉ quan tâm về dữ liệu của đợt ghi danh hiện tại. Một khi
học viên kết thúc môn học thì nhà trường sẽ không còn quan
tâm đến họ và những học viên này phải được xóa khỏi CSDL.
• Thông tin cần lưu trữ về một học viên bao gồm: mã học viên, tên
học viên, địa chỉ, ngày sinh, số điện thoại, ngày nhập học. Thông
tin về môn học gồm mã môn học, tên môn học, thời lượng
50
Yêu cầu
về dữ liệu
Yêu cầu
về dữ liệu
Qui tắc
quản lý
Ví dụ 2
• Xác định :
- Tập thực thể ?
- Các thuộc tính ?
- Thuộc tính khóa ?
- Xác định mối quan hệ ? Thuộc tính của mối quan
hệ ?
- Lượng số ?
51
Ví dụ 2
• Lược đồ ER (1)
Nhận xét :
– Mối quan hệ 1-n
– Ngay-nhap-hoc là thuộc tính của Hocvien
52
Ví dụ 2
Đặc tả vấn đề 2 :
• Những người phụ trách đào tạo của Trường cao đẳng cộng
đồng núi Ayers mong muốn tạo lập một CSDL về các môn đào
tạo của trường (như: chứng chỉ leo núi, công nghệ bay) và học
viên ghi danh vào những môn học này. Trường cũng có qui
định : học viên có thể ghi danh tối đa 3 môn học trong cùng
một lúc . Ngày nhập học của các môn học này là giống nhau.
Họ chỉ quan tâm về dữ liệu của đợt ghi danh hiện tại. Một khi
học viên kết thúc môn học thì nhà trường sẽ không còn quan
tâm đến họ và những học viên này phải được xóa khỏi CSDL.
• Thông tin cần lưu trữ về một học viên bao gồm: mã học viên,
tên học viên, địa chỉ, ngày sinh, số điện thoại, ngày nhập học.
Thông tin về môn học gồm mã môn học, tên môn học, thời
lượng
53
Ví dụ 2
• Lược đồ ER (2)
Nhận xét :
– Mối quan hệ n-n
– Ngay-nhap-hoc là thuộc tính của Hocvien hoặc là thuộc tính của mối quan hệ
54
Ví dụ 2
Đặc tả vấn đề 3 :
• Những người phụ trách đào tạo của Trường cao đẳng cộng đồng
núi Ayers mong muốn tạo lập một CSDL về các môn đào tạo của
trường (như: chứng chỉ leo núi, công nghệ bay) và học viên ghi
danh vào những môn học này. Trường cũng có qui định : học
viên có thể ghi danh tối đa 3 môn học trong cùng một lúc . Ngày
nhập học của các môn học mà học viên đăng ký có thể khác
nhau. Họ chỉ quan tâm về dữ liệu của đợt ghi danh hiện tại. Một
khi học viên kết thúc môn học thì nhà trường sẽ không còn quan
tâm đến họ và những học viên này phải được xóa khỏi CSDL.
• Thông tin cần lưu trữ về một học viên bao gồm: mã học viên, tên
học viên, địa chỉ, ngày sinh, số điện thoại, ngày nhập học. Thông
tin về môn học gồm mã môn học, tên môn học, thời lượng
55
Ví dụ 2
• Lược đồ ER (3)
Nhận xét :
– Mối quan hệ n-n
– Ngay-nhap-hoc là thuộc tính của mối quan hệ
56
Ví dụ 3 (*)
(Thực thể yếu & Identifying Relationship)
• Vẽ lược đồ ER cho mô tả sau
– Mỗi phòng ban gồm 1 hay nhiều nhân viên, mỗi
nhân viên làm việc cho 1 phòng ban
– Mỗi phòng ban có một trưởng phòng
– Mỗi nhân viên không có hoặc có một hay nhiều
người phụ thuộc, mỗi người phụ thuộc là thân
nhân của một nhân viên
– Mỗi nhân viên có hồ sơ về quá trình làm việc
(history)
57
Ví dụ 3
58
Th
ự
c th
ể
yếu
Thực thể yếu
Identifying Relationship
Identifying Relationship
Ví dụ 4 (*)
Hệ thống quản lý việc sử dụng máy tính tại IUH
• IUH có nhiều tòa nhà (building), mỗi tòa nhà
gồm nhiều phòng học (room) , các phòng học
có thể được trang bị một hay nhiều máy tính
(computer).
• Các máy tính đặt trong cho một tòa nhà có thể
đặt ở những vị trí khác (ngoài phòng học) ,như
văn phòng khoa, phòng bảo trì , hay kho chứa
của tòa nhà.
59
Ví dụ 4
• Để mô tả đúng đắn tất cả các mối quan hệ
trong thế giới thực => Mô hình nào đúng ?
60
MODEL 1
MODEL 2
Ví dụ 4
61
MODEL 1
Model 1 chỉ mô tả Computer trang bị cho các phòng học. Không thể hiện
các Computer thuộc một Building.
Model 2 : đúng
Ví dụ 5 (*)
• Công ty có nhiều phòng ban (Department) đặt ở
nhiều thành phố khác nhau (Location). Mỗi
phòng ban chỉ nằm ở một thành phố.
• Nhân viên của công ty sẽ làm việc ở các thành
phố có đặt phòng ban. Một thành phố có nhiều
nhân viên. Mỗi nhân viên chỉ làm việc ở một
thành phố.
• Một phòng ban có nhiều nhân viên (employee),
mỗi nhân viên chỉ thuộc một phòng ban.
62
Công ty X cần quản lý thông tin về Nhân viên , Phòng ban và Vị trí . Sau đây là tóm
tắt về hiện trạng của công ty
Ví dụ 5
• Cần trả lời được câu hỏi “ nhân viên mã SG37
thuộc phòng ban nào ? ” => M