Bài giảng Đánh giá tác động môi trường chiến lược

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững (Luật BVMT 2005, Chương I, Điều 3, Khoản 19). ĐMC có mục đích lồng ghép các vấn đề về môi trường vào quá trình xây dựng CQK và tạo điều kiện để việc ra quyết định được minh bạch và có sự tham gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008, Hướng dẫn kỹ thuật chung về ĐMC)

ppt70 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 4452 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đánh giá tác động môi trường chiến lược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: Giới thiệu về ĐMC ĐMC là gì? Tại sao ĐMC quan trọng Lợi ích và chi phí của ĐMC Khái niệm về ĐMC ở Việt Nam Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững (Luật BVMT 2005, Chương I, Điều 3, Khoản 19). ĐMC có mục đích lồng ghép các vấn đề về môi trường vào quá trình xây dựng CQK và tạo điều kiện để việc ra quyết định được minh bạch và có sự tham gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008, Hướng dẫn kỹ thuật chung về ĐMC) ĐMC Đánh giá tác động cộng hưởng của một chiến lược, quy hoạch hoặc kế hoạch Hài hòa giữa phát triển kinh tế, môi trường và xã hội, bảo đảm cho sự phát triển bền vững ĐMT Đánh giá tác động môi trường của một dự án đầu tư cụ thể - Bảo đảm cho quá trình thực hiện dự án đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường MÔ HÌNH THÁP VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐMC VÀ ĐMT Các công cụ quản lý môi trường trong tiến trình phát triển KT-XH Điều 14, Luật BVMT: Đối tượng lập ĐMC Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH cấp quốc gia. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành trên quy mô cả nước. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và vùng. Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng. Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm. Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh. Tại sao ĐMC quan trọng? Các nhà ra quyết định phải xem xét nhiều hơn đến các tác động tích lũy và lâu dài của các dự án khác nhau. ĐTM của các dự án là công cụ quan trọng nhưng chưa đủ để giải quyết một cách có hệ thống các tác động tích lũy của các dự án. ĐMC có thể củng cố và làm cho ĐTM ở cấp độ dự án có thể hiệu quả hơn. Tóm tắt Lợi ích của ĐMC Tiết kiệm được thời gian và tiền của cho quá trình ra quyết định chiến lược Làm gia tăng sự ủng hộ của công chúng đối với các nhà hoạch định CQK và những người ra quyết định Nâng cao được chất lượng của việc ra quyết định chiến lược Chi phí của ĐMC Ở Châu Âu, ĐMC có thể làm tăng thêm 5-10% tổng chi phí xây dựng CQK Những người tham gia chính trong quá trình ĐMC Các bên tham gia trực tiếp trong quá trình ĐMC Các kết quả của ĐMC ĐMC đưa ra các gợi ý thực tiễn cho việc lồng ghép các khía cạnh về môi trường hoặc tính bền vững vào quá trình xây dựng CQK : Xác định những hạn chế và cơ hội về môi trường Những gợi ý để tối ưu hóa các hành động được đề xuất (trình tự, quy mô/địa điểm, v.v…); Những gợi ý để tối ưu hóa việc tổ chức thực hiện. Báo cáo ĐMC Đảm bảo rằng các nhà ra quyết định và các bên hữu quan có thể thẩm định được chất lượng của một ĐMC. Được dùng để đánh giá CQK Phần 2: Qui trình ĐMC Các bước thực hiện ĐMC trong Hướng dẫn của Bộ TNMT Xác định phạm vi ĐMC Xác định những vấn đề cốt lõi về môi trường và những mục tiêu về môi trường có liên quan đến CQK; Xác định các bên liên quan chính và xây dựng̣ kế hoạch huy động sự tham gia của các bên liên quan; Phân tích những xu hướng biến đổi về môi trường khi không có CQK; Đánh giá về các mục tiêu và phương án phát triển được đề xuất; Đánh giá về những xu hướng môi trường bị biến đổi trong tương lai do các họat động được đề xuất trong CQK; Đề xuất các biện pháp giảm nhẹ tác động và kế hoạch giám sát môi trường ; Lập báo cáo ĐMC và đệ trình tới các cơ quan có thẩm quyền liên quan để xem xét và thẩm định. Bước 1: Xác định phạm vi ĐMC cho một CQK cụ thể (Scoping) Mục đích và cách tiếp cận Cung cấp khung làm việc cho việc xác định phạm vi ĐMC: Không gian, thời gian. Các vấn đề môi trường. Các chỉ thị đánh giá. Tư vấn (tham khảo ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, các ngành về phạm vi ĐMC) Được tiến hành khi bối cảnh tổng thể của CQK đang được xác định và khi các phương án lựa chọn tổng thể nhất đang được xây dựng Người tiến hành công tác xác định phạm vi cần phải thu thập được các thông tin về : Cấu trúc và trình tự của quá trình xây dựng CQK Các vấn đề cốt lõi đang được xem xét, và Tiến độ thời gian và việc tổ chức cho các bên liên quan tham gia vào quá trình xây dựng CQK CTNH Mục đích và cách tiếp cận Nhằm xác định các vấn đề và mục tiêu về môi trường có liên quan cần phải được xem xét trong quá trình tiến hành ĐMC. Danh mục các vấn đề và mục tiêu môi trường chủ yếu, trong đó bao gồm những vấn đề chính được viết một cách ngắn gọn, rõ ràng. Danh mục sơ bộ này không nên được sử dụng một cách cứng nhắc – có thể có những thay đổi bởi vì sự nhận thức về các vấn đề môi trường của CQK luôn được phát sinh thêm Bước 3: Xác định các bên liên quan chính và xây dựng̣ kế hoạch huy động sự tham gia của các bên liên quan (Stakeholder) Mục đích Nhằm xác định các bên có liên quan đến quá trình ĐMC Phương pháp tham vấn các bên liên quan Mục đích: Thu thập thông tin về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường Thu thập các ý kiến đóng góp cho quy hoạch và cho các nội dung ĐMC Thảo luận các vấn đề chưa rõ và tìm kiếm phương án thống nhất giải quyết Nguyên tắc chung: Ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu và dễ tiếp cận Phương pháp: Phân phát tài liệu tóm tắt Hội thảo Phát phiếu điều tra Tư vấn qua mạng internet Tổ chức triển lãm công khai giới thiệu nội dung quy hoạch và nội dung báo cáo ĐMC Mục đích Để mô tả xu hướng của “phương án KHÔNG” – nghĩa là sự biến đổi về hiện trạng môi trường trong trường hợp CQK không được thực hiện. Nhiều vấn đề môi trường có thể được cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn trong tương lai mà không liên quan gì đến CQK Mô tả các xu hướng quá khứ và hiện tại có thể dựa trên các dữ liệu sẵn có từ các nguồn thông tin hiện tại hoặc thông qua sự phán xét của các chuyên gia (trong trường hợp thiếu dữ liệu). Cả các thông tin định tính và định lượng có thể sử dụng được cho mục đích này Bước 5: Đánh giá các mục tiêu và phương án phát triển được đề xuất Ma trận: những sự xung đột và tương hợp khác nhau có thể dễ dàng nhìn thấy một cách trực quan thông qua việc sử dụng các biểu tượng đơn giản hoặc màu sắc để biểu thị : Các xung đột/hạn chế tuyệt đối (màu đỏ), Các xung đột/hạn chế tương đối (màu da cam), Tác động tích cực hoặc sự tương hợp đáng kể (màu xanh lá cây nhạt), Tương hợp hoàn toàn – đó là mục tiêu đề xuất để giải quyết một vấn đề về môi trường hoặc tính bền vững hiện tại (màu xanh lá cây đậm), Sự tác động là không chắc chắn (màu xanh da trời), Sự tác động là không đánh kể (không màu). Mục đích Đánh giá các tác động tích lũy và/hoặc các tác động tiêu cực của các đề xuất cụ thể trong CQK đến các xu hướng biến đổi môi trường liên quan Đề xuất các biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu để có thể cải thiện ở mức tối đa có thể các tác động tiêu cực khi thực hiện CQK đến môi trường hoặc đến sự phát triển bền vững. Cách tiếp cận Đầu tiên phải xác định được những hợp phần (những nhóm dự án hay những dự án độc lập) của CQK có khả năng gây ra những tác động đáng kể đến lên các xu hướng môi trường liên quan. Mô tả các tác động của từng hợp phần của CQK đến các xu hướng môi trường có liên quan. Đối với mỗi hợp phần, các chuyên gia ĐMC cần giải thích: Đặc điểm của các rủi ro/tác động (nguyên nhân chính xác gây ra rủi ro/tác động) Xác suất xảy ra. Phạm vi địa lý bị tác động. Thời gian của tác động (ngắn hạn, dài hạn) Mục đích Đưa ra các biện pháp nhằm phòng tránh, giảm nhẹ hoặc đền bù lại các tác động tiêu cực và củng cố các tác động tích cực Bước 8: Soạn thảo báo cáo ĐMC và đệ trình cho các cơ quan liên quan để thẩm định Xác định phạm vi tác động Kỹ thuật ước tính Kỹ thuật xác định phạm vi và tác động: Xác định: Loại tác động Nơi tác động Cách thức tác động Gián tiếp Tích lũy Tương hỗ sẽ xảy ra Kỹ thuật ước tính: dự đoán Cường độ tác động Các phương pháp/công cụ phổ biến trong ĐMC (1) Các phương pháp chủ yếu Phương pháp ma trận Phương pháp ma trận cho khả năng xác định hoặc trình bày về: Tác đông của các hoạt động phát triển được đề xuất đến các vấn đề môi trường khác nhau. Phương pháp này đưa ra sự tóm tắt một cách trực giác các tác động theo cách thân thiện với người sử dụng. Bởi vì có thể sử dụng nó để so sánh một cách nhanh chóng các ưu điểm và nhược điểm của các lựa chọn phát triển được đề xuất. Ví dụ ma trận lượng hoá tác động của QHSDĐ Phân tích đa tiêu chí Mô tả: Đánh giá các phương án khác nhau dựa trên một số tiêu chí, và kết hợp các đánh giá thành phần thành một đánh giá tổng thể. Giúp lựa chọn phương án tối ưu, xếp hạng các phương án, chọn lựa một số phương án để đánh giá chi tiết hơn, hoặc phân biệt giữa các phương án chấp nhận được và không chấp nhận được Đánh giá dựa trên việc gán trọng số và cho điểm Ứng dụng: Đánh giá tác động Giúp xây dựng và so sánh các phương án Ví dụ xác định tiêu chí trong ĐMC QHSDĐ Ví dụ phân tích đa tiêu chí các phương án thực hiện QHSDĐ Các phương pháp phân tích không gian: Chập bản đồ và Hệ thống thông tin địa lý (GIS) Mô tả: Mục đích phương pháp này nhằm xem xét sơ bộ các tác động có thể có của dự án đến từng thành phần môi trường trong vùng, định hướng nghiên cứu định lượng bằng phương pháp khác ở bước tiếp theo. Để xác định sơ bộ vị trí và ảnh hưởng của các hoạt động dự án ta chỉ cần chồng lặp bản đồ dự án lên từng bản đồ đơn tính. Sử dụng phương pháp chồng bản đồ sẽ giúp việc xem xét rõ ràng hơn các tác động môi trường của dự án đến khu vực. Phương pháp xác định sự phân bố của các tác động theo không gian và thời gian. Giúp đưa ra bức tranh tổng thể về môi trường chịu tác động; trình bày các tác động trước đây; minh hoạ các tác động tiềm tàng trong tương lai; mô tả các tác động tích lũy Ứng dụng: Phân tích bối cảnh và môi trường nền Xác định các vấn đề và tác động MT chính Đánh giá tác động, giúp xây dựng và so sánh các phương án Phân tích không gian * Phân tích xu hướng và ngoại suy Phân tích xu hướng và ngoại suy giúp diễn giải các áp lực môi trường và những thay đổi theo thời gian Các xu hướng cần được phân tích trên một phạm vi thời gian chính xác. Trình bày xu hướng có thể khá đơn giản, ví dụ biểu đồ đường, hoặc biểu đồ phức hợp các xu hướng liên quan trong môi trường với các thay đổi về động lực của chúng Có thể hỗ trợ dự báo các tác động tương lai vì một số xu hướng có thể được ngoại suy dựa trên giả thuyết xu hướng này tiếp diễn trong động lực không đổi. Tuy nhiên cũng cần lưu ý việc ngoại suy quá đơn giản mà không cân nhắc việc một xu hướng có thể sẽ tạo ra các động lực khác nhau làm các xu hướng đổi chiều Ví dụ về phân tích xu hướng và ngoại suy Phương pháp phân tích SWOT (Strength, Weakness, opportunity, Threat) SWOT có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng hiện tại. Nó nêu bật những vấn đề cốt lõi bên trong (điểm mạnh & điểm yếu) và bên ngoài (cơ hội và nguy cơ) cần được xem xét trong quá trình xây dựng CQK hoặc trong quá trình đánh giá Những điểm mạnh chủ yếu của SWOT Giảm được số lượng lớn công việc bởi vì chỉ cần tập trung vào việc tổng quan những vấn đề cốt lõi cần xem xét trong quá trình xây dựng CQK hoặc trong việc đánh giá. Là một phương pháp hữu ích để nắm bắt các quan điểm khác nhau về tình trạng hiện tại và sẽ được sử dụng một cách rất tốt cho các quá trình có sự tham gia của các bên khác nhau. Chỉ bị phụ thuộc vào kiến thức và trình độ chuyên sâu riêng của các chuyên gia tham gia – ít đòi hỏi đến sự cung cấp các dữ liệu. Có thể được thực hiện bằng việc đánh giá nhanh của một người hoặc bằng một quá trình đánh giá nhanh tình trạng hiện tại liên quan tới nhiều bên khác nhau. Có khả năng phân tích được những điều chưa chắc chắn Những điểm yếu chủ yếu của SWOT SWOT có xu hướng dẫn đến làm quá đơn giản tình hình. Việc trình bày một cách đơn giản về các điểm mạnh và điểm yếu sẽ không lý giải được rằng tại sao lại có những điểm mạnh và điểm yếu đó (nguyên nhân gốc rễ) và liệu có hay không có các mối liên kết giữa chúng. Khái niệm về kịch bản Kịch bản là sự mô tả một cách có thể chấp nhận được về tình hình có thể xảy ra trong tương lai trên cơ sở giả định cái gì, nếu.... Kịch bản là sự phác hoạ về tình hình có thể xảy ra trong tương lai được phản ánh từ các hoạt động phát triển hiện tại và tương lai. Sử dụng kịch bản trong công tác môi trường Luôn luôn phải: Miêu tả tình trạng môi trường lúc ban đầu Mô tả những động lực và những thay đổi mà có thể xác định được tình trạng môi trường trong tương lai Xác định những vấn đề còn chưa chắc chắn mà có thể dẫn đến sự biến hoá khác của môi trường trong tương lai Phác hoạ những tình hình có thể xảy ra trong tương lai Kịch bản dự báo Bắt đầu bằng tình trạng hiện tại và sau đó xem xét đến các phương án phát triển trong tương lai trên cơ sở một số giả định cụ thể Các bước cơ bản của mô hình hóa Xác định các vấn đề cụ thể và các tương tác cần được mô phỏng Xác định các giả thuyết chính và các giới hạn cho việc mô phỏng Xác định mô hình thích hợp và tinh chỉnh nó cho phù hợp với tình hình địa phương và sự sẵn có của dữ liệu Thu thập số liệu cơ bản về môi trường địa phương (ví dụ địa hình, tốc độ và hướng gió, cơ chế dòng chảy, v.v..) Thu thập thông tin đầu vào trước đây và hiện tại (ví dụ mức độ phát thải) và chạy mô hình để làm rõ và chuẩn hóa Chạy mô hình với các kịch bản khác nhau đang được xem xét để đánh giá Phân tích chi phí lợi ích Mô tả: So sánh giá trị tiền tệ của các lợi ích và giá trị tiền tệ của các chi phí. Ứng dụng: Đánh giá tác động Giúp xây dựng và so sánh các phương án Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp ĐMC Chủ quan Có thể cung cấp đủ thông tin tin cậy trong khoảng thời gian và ngân sách sẵn có cho ĐMC Có thể phân tích xu hướng diễn biến các điều kiện tự nhiên, KTXH và môi trường Có thể xác định và mô tả những vấn đề không chắc chắn Có thể sử dụng khi xây dựng và đánh giá các phương án/kịch bản thực hiện CQK Dễ hiểu và dễ thảo luận đối với các nhà lập CQK và các bên liên quan tham gia trong quá trình ĐMC Khách quan Năng lực tổ chức, phân tích và cung cấp thông tin Yêu cầu của các bước thực hiện trong quy trình Đặc điểm của các vấn đề môi trường cần được đánh giá Đặc điểm của đối tượng chịu tác động Chất lượng và số lượng của dữ liệu chuẩn Trình độ chuyên môn sẵn có của đội ngũ tư vấn ĐMC Đánh giá độ tin cậy của một số phương pháp sử dụng trong ĐMC Mô hình dựa theo ĐTM Mô hình song song Quá trình xây dựng CQK Quá trình ĐMC Một quy trình ĐMC luôn phù hợp Mô hình lồng ghép hoàn toàn Quá trình xây dựng CQK + ĐMC không phân biệt rõ ràng Khó nhận biết được vai trò hiệu quả của ĐMC Mối liên hệ giữa quy trình lập CQK và quy trình ĐMC Luật Bảo vệ môi trường 2005 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/08/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu Cơ sở pháp lý về ĐMC ở Việt Nam