Bài giảng khoa học đất - Lê Thanh Bồn

V.V. Đôcutraiep (1846-1903) người Nga là người đầu tiên đ ã xác định một cách khoa học về đất rằng: Đất l à t ầng ngoài của đá bị biến đổi một c ách tự nhiên dưới tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố. Theo Đôcutraie p:Đất trên bềmặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí h ậu và tuổi địa phương.

pdf151 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2724 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng khoa học đất - Lê Thanh Bồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG KHOA HỌC ĐẤT Người biên soạn: TS. Lê Thanh Bồn Huế, 08/2009 1 BÀI MỞ ĐẦU 1. Khái niệm về đất V.V. Đôcutraiep (1846-1903) người Nga là người đầu tiên đã xác định một cách khoa học về đất rằng: Đất là tầng ngoài của đá bị biến đổi một cách tự nhiên dưới tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố. Theo Đôcutraiep: Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương. V.R.Viliam (1863-1939) Viện sĩ thổ nhưỡng nông hóa Liên Xô (cũ) thì cho rằng đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thể sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng. Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giữa "đá mẹ" và đất là độ phì nhiêu, nếu chưa có độ phì nhiêu, thực vật thượng đẳng chưa sống được thì chưa gọi là đất. Độ phì nhiêu là khả năng của đất có thể cung cấp nước, thức ăn và đảm bảo các điều kiện khác để cây trồng sinh trưởng phát triển và cho năng suất. Như vậy độ phì không phải chỉ là số lượng chất dinh dưỡng tổng số trong đất mà là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhiều hay ít. Khả năng đó nhiều hay ít (tức độ phì cao hay thấp) là do các tính chất lý học, hóa học và sinh học của đất quyết định; ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và tác động của con người. Độ phì là một chỉ tiêu rất tổng hợp, là sự phản ảnh tất cả các tính chất của đất. Như vậy, nguồn gốc của đất là từ các loại "đá mẹ" nằm trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dần dưới tác dụng của yếu tố lý học, hóa học và sinh học, tạo ra độ phì nhiêu để cây trồng sinh trưởng phát triển và cho năng suất. Đối với đất trồng trọt ngoài những yếu tố tự nhiên, thì yếu tố con người có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất. 2. Thành phần cơ bản của đất Các loại đất, dù là loại đất nào cũng đều có các thành phần cơ bản đó là: - Chất vô cơ do đá phá hủy tạo thành chiếm khoảng 95% trọng lượng hay 38% thể tích của chất rắn; - Chất hữu cơ do xác sinh vật phân hủy chiếm dưới 5% trọng lượng hoặc 12% thể tích chất rắn; - Không khí (O2, N2, CO2 ) một phần từ khí quyển xâm nhập vào hoặc do đất sinh ra; - Nước chủ yếu do từ ngoài xâm nhập vào và vì có hòa tan nhiều chất cho nên nước trong đất thực chất là dung dịch đất; - Sinh vật sống trong đất như côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loài tảo và vi sinh vật đất, là thành phần rất quan trọng, đặc biệt là vi sinh vật, bởi vì hầu hết các quá trình biến hóa phức tạp xảy ra trong đất đều có sự tham gia của vi sinh vật. 2 Tỷ lệ những thành phần trên có thể rất khác nhau. Ví dụ trong đất than bùn hàm lượng chất hữu cơ rất cao, ngược lại trong đất cát, hoặc đất xói mòn trơ sỏi đá không có thực bì che phủ thì hàm lượng chất hữu cơ rất thấp. Không khí và nước trong đất cũng thay đổi rất nhiều, bởi vì hai thành phần này cùng tồn tại trong các khe hở của đất, nó phụ thuộc vào độ chặt, độ xốp và độ ẩm của đất. 3. Đất là cơ sở sinh sống và phát triển thực vật Thực vật muốn sinh trưởng phát triển được phải cần có đủ 5 yếu tố là: Ánh sáng (quang năng), nhiệt lượng (nhiệt năng), không khí (O2 và CO2), nước và thức ăn khoáng. Trong đó: ba yếu tố: ánh sáng, nhiệt lượng và không khí là do thiên nhiên cung cấp (còn gọi là các yếu tố vũ trụ); Nước là yếu tố vừa do thiên nhiên vừa do đất cung cấp; Còn thức ăn khoáng gồm rất nhiều nguyên tố N, P, K, S, Ca, Mg,... và các nguyên tố vi lượng thì hoàn toàn là do đất cung cấp. Vì vậy, nếu cùng một loại giống cây trồng, với các biện pháp canh tác như nhau và điều kiện thời tiết khí hậu bình thường, thì trên các loại đất khác nhau năng suất cây trồng cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước và thức ăn của đất. Đất còn là nơi để cho cây cắm rễ, "bám trụ" không đổ nghiêng ngả bởi mưa và gió. 4. Đất là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp Nói đến sản xuất nông nghiệp là phải nói đến đất. Chúng ta biết rằng nếu không có thực vật hút thức ăn trong đất qua tác dụng quang hợp biến thành chất hữu cơ thực vật, thì động vật không thể có nguồn năng lượng cần thiết để duy trì cuộc sống của chúng. Như vậy đất không những là cơ sở sản xuất ra thực vật mà còn là cơ sở để sản xuất ra động vật. Trồng trọt phát triển thì chăn nuôi cũng phát triển. Bởi vậy đất là đối tượng lao động canh tác của loài người, là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp. 5. Đất là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái Trong môi trường thiên nhiên của một vùng thì thực vật, động vật, vi sinh vật, thổ nhưỡng làm thành một hệ sinh thái. Khoa học môi trường khẳng định: đất không những là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp mà còn được coi là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái một vùng. Loài người luôn tìm cách cải tạo môi trường đất để phù hợp với yêu cầu của sản xuất và cuộc sống. Nhưng mặt khác sự hoạt động của con người có lúc cũng làm phá hủy cân bằng sinh thái tự nhiên, hậu quả của nó sẽ mang lại một số tổn thất không bù đắp được. Thí dụ hậu quả của ô nhiễm đất có thể gây nên tình trạng hoang hóa đất, thay đổi hệ sinh thái đất, thay đổi hệ sinh thái đồng ruộng, thậm chí có thể 3 dẫn đến sự diệt vong của một số sinh vật trong vùng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và gia súc. Bởi vậy những năm gần đây, thổ nhưỡng học đã trở thành một bộ phận quan trọng của khoa học môi trường. Việc sử dụng đất không những chỉ căn cứ vào yêu cầu của nền kinh tế quốc dân và sự phát triển nông nghiệp, mà còn phải xuất phát từ góc độ khoa học môi trường. 6. Sơ lược về lịch sử phát triển khoa học thổ nhưỡng trên thế giới và ở Việt Nam 6.1. Lịch sử khoa học thổ nhưỡng thế giới Đôcutraiep (người Nga 1846-1903) là nguời địa lý, địa chất, đã đặt cơ sở và nền móng cho ngành khoa học thổ nhưỡng, Ông đã đưa ra định nghĩa về đất tương đối hoàn chỉnh đầu tiên đó là: “ Đất là một vật thể thiên nhiên được hình thành do tổng hơp của 5 yếu tố: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương”. Ông cho rằng nghiên cứu đất phải nghiên cứu nó trong mối quan hệ phức tạp với môi trường xung quanh và phải gắn lý luận và thực tiễn. Từ khi có học thuyết của Đôcutraiep ra đời, sự nghiên cứu về đất mới được chú ý và ngành khoa học thổ nhưỡng mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ. 6.1. Lịch sử khoa học thổ nhưỡng ở Việt Nam Năm 1956 Học viện Nông Lâm (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) ra đời. Năm 1957 Bộ môn Nông hóa Thổ nhưỡng của Học viện Nông Lâm được thành lập, do KS. Lê Văn Căn phụ trách. - Trước năm 1975, khoa học thổ nhưỡng Việt Nam phát triển theo hai trường phái: miền Bắc theo trường phái Liên Xô (cũ) và miền Nam theo trường phái Mỹ. Bộ môn Nông hóa Thổ nhưỡng Học Viện Nông Lâm, kết hợp với chuyên gia Liên Xô V.M.Fridland xây dựng được sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/1 triệu, kèm theo bản chú giải (1960); Vỏ phong hóa và đất nhiệt đới ẩm (lấy ví dụ miền Bắc Việt Nam) (1964). Năm 1964 Viện Khoa học Nông nghiệp được tách ra từ Học viện Nông Lâm, Bộ môn Thổ nhưỡng Nông hóa của Viện là một cơ sở nghiên cứu chuyên ngành về đất. Năm 1969 Viện Nông hóa Thổ nhưỡng được thành lập, giữ chức năng thường trực chỉ đạo nghiên cứu phân loại đất, xây dựng bản đồ đất và nhiều hoạt động nghiên cứu về đất và phân bón. - Sau 1975 khoa học thổ nhưỡng hai miền hòa nhập cùng phát triển. Năm 1978 đã hoàn thành bản đồ đất tỷ lệ 1/1 triệu với bản phân loại đất toàn quốc. Ngày 08/6/1991, Hội Khoa học Đất Việt Nam đã ra đời. Năm 1996, Hội Khoa học Đất Việt Nam đã được hoàn thành Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1 triệu, theo phương pháp phân loại đất của FAO-UNESCO. 4 Như vậy, khoa học thổ nhưỡng Việt Nam tuy mới ra đời, nhưng đã có những bước phát triển nhanh, vững chắc, hiện nay đã có thể hòa nhập được với sự phát triển như vũ bão của khoa học thổ nhưỡng trên thế giới. 7. Đối tượng và nhiệm vụ của Thổ nhưỡng học Thổ nhưỡng học là môn học nghiên cứu đất trồng. Đây là môn khoa học cơ sở nhằm bồi dưỡng cho sinh viên kiến thức về nguồn gốc hình thành đất, quy luật phân bố các loại trên địa cầu, những đặc tính về hình thái, lý học, hóa học và sinh học của đất, cùng với phương hướng sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất, để nâng cao độ phì đất, nhằm đạt năng suất cây trồng cao và ổn định. Để học tốt Thổ nhưỡng học, cần có những kiến thức nhất định về địa chất, thực vật, vi sinh vật, sinh lý thực vật, toán, lý và hóa học. Mặt khác, nếu nắm chắc kiến thức Thổ nhưỡng học, sẽ có điều kiện học các môn chuyên môn có liên quan như: nông hóa học, thủy nông, đánh giá đất, quy hoạch đất, cây công nghiệp, cây lương thực, rau quả, bảo vệ thực vật... CHƯƠNG 1 CÁC KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT 1.1. KHOÁNG VẬT 1.1.1. KHÁI NIỆM Khoáng vật là những hợp chất hóa học tự nhiên, được hình thành do các quá trình lý học, hóa học, địa chất học phức tạp xảy ra trong vỏ Trái Đất. Phần lớn khoáng vật gồm 2 nguyên tố trở lên, chỉ một số rất ít khoáng vật ở dạng đơn nguyên tố. Phần lớn khoáng vật ở trạng thái rắn, chỉ một số rất ít khoáng vật ở thể lỏng. Khoáng vật có thể có dạng tinh thể, hoặc ở dạng vô định hình. Kích thước và trọng lượng của khoáng vật có thể lớn, bé, nặng, nhẹ rất khác nhau. Người ta thường dùng những đặc trưng để giám định khoáng như: màu sắc, độ ánh kim, vết vỡ, tỷ trọng, độ cứng, tính dòn, tính dẻo, tính đàn hồi, từ tính hay một vài phản ứng hóa học,... 1.1.2. PHÂN LOẠI KHOÁNG VẬT Trên quan điểm thổ nhưỡng học, khoáng vật được chia làm 2 loại: 1.1.2.1. KHOÁNG VẬT NGUYÊN SINH Khoáng vật nguyên sinh là khoáng vật được hình thành đồng thời với đá và hầu như chưa bị biến đổi về thành phần và trạng thái; là khoáng vật có trong các loại đá, là thành phần tạo nên đá. Khoáng vật nguyên sinh đưọc chia ra làm 8 lớp như sau: 1.1.2.1.1. Lớp silicát Silicát là muối của axit silic. Silicát là lớp khoáng vật phổ biến nhất trong thiên nhiên, chúng chiếm 75% trọng lượng vỏ Trái Đất. 5 Các loại khoáng vật điển hình trong lớp silicat là:  Ôlivin: (Mg,Fe)2SiO4: Có màu xanh hơi vàng.  Ogit: (Ca, Na)(Mg,Fe,Al)(Si,Al)2O6: Có màu xanh, xanh đen.  Hocnơblen: (Ca,Na)2(Mg,Fe,Al,Ti) (Si4O11)2(OH)2: Có màu xanh hoặc xanh đen, nhưng nhạt hơn ogit.  Mica: Có cấu tạo dạng lá bóc được dễ dàng; Có 2 loại là: - Mica trắng (Muscovit): KAl2(AlSi3O10) (OH.F)2: Màu sắc hầu hết có màu trắng, có khi vàng đục. - Mica đen (Biotit): K(Fe,Mg)3(AlSi3O10)(OH.F)2 có màu đen. Tỷ lệ mica đen ít hơn mica trắng.  Phenpat: là những khoáng vật phổ biến nhất, chiếm tới 50% trọng lượng vỏ Trái Đất. Phenpat có màu trắng xám. Có các loại chính là: - Phenpat kali (Octoclaz): (K2O.Al2O3.6SiO2) - Phenpat natri (anbit): NaAlSi3O8 - Phenpat canxi (anoctit): CaAl2Si2O8 Hỗn hợp phenpat natri và canxi thì gọi là Plagioclaz. 1.1.2.1.2. Lớp cacbonat: là những muối của axit cacbonic, có đặc điểm là sủi bọt khi nhỏ HCl vào. Lớp này có các khoáng vật điển hình là:  Canxit - CaCO3: Có màu trắng đục; khi vỡ tạo ra hình bình hành.  Đôlômit - Ca,Mg(CO3)2: Màu trắng xám.  Siđêrit -FeCO3: Có màu phớt vàng, đôi khi nâu. 1.1.2.1.3. Lớp Oxit: Là hợp chất của oxi. Có các khoáng vật điển hình là:  Thạch anh - SiO2: là thành phần chính trong các loại đá macma axit, trong cát, cuội, sỏi,... ánh thủy tinh, màu sắc trong suốt.  Hêmatit - Fe2O3: Có màu nâu đỏ, Hêmatit là nguyên liệu chế tạo sắt, bột hêmatit dùng làm bút chì đỏ.  Manhêtit - Fe3O4: Có màu đen, có từ tính, là nguyên liệu để chế tạo sắt.  Coridon - Al2O3: Có màu lam, xám, đỏ, hồng, có khi vàng, lục hay không màu; 1.1.2.1.4. Lớp Sunphua: Là hợp chất của lưu huỳnh. Có các khoáng vật điển hình là:  Galêrit - PbS (Sunfua chì): Có màu chì xám, khi vỡ thành những khối lập phương nhỏ có những mặt bậc thang.  Pirit (FeS2): Có màu vàng (còn gọi là Vàng sống); khi đánh vào tóe lửa và mùi khét lưu huỳnh bay lên. 1.1.2.1.5. Lớp sunphat: là những muối của axit sunphuric. Các khoáng vật điển hình là: 6  Anhydrit (hay thạch cao khan) - CaSO4: Có màu trắng, xám, hơi đỏ; Thường gặp dạng tập hợp đông đặc, dạng hạt nhỏ. Anhydrit thường được dùng để sản xuất xi măng.  Thạch cao - CasO4.2H2O: Có màu trắng, mềm, hơi trong, tinh thể dài như bó sợi. Khi nung thì nước bốc hơi còn lại dạng bột trắng như vôi. Thạch cao dùng để nặn tượng, làm phấn,... và làm nguyên liệu cải tạo đất mặn. 1.1.2.1.6. Lớp photphat: là những muối của axit photphoric. Các khoáng vật điển hình là:  Apatit - Ca5(PO4)3 (F,Cl): Có màu vàng lục, trắng, lam, đôi khi không màu;  Photphorit [Ca3(PO4)2]: Có màu vàng hoặc nâu trắng xen kẽ; thường được tạo thành trong các hang đá vôi, nên còn được gọi là phân lèn.  Vivianit [Fe3(PO4)2.8H2O]: có màu xanh lơ; mềm, có dạng bột vẽ được hình thành dưới các lớp than bùn. 1.1.2.1.7. Lớp Haloit: là những muối của các axit haloit (HF, HCl, HBr). Có các khoáng vật điển hình là:  Muối mỏ - NaCl: Có màu trong suốt hoặc trắng; có vị mặn. Được thành tạo trong các vũng biển khô cạn từ lâu. Muối mỏ dùng để ăn và trong công nghiệp hóa học.  Kacnalit - KCl, MgCl2.6H2O: Kacnalit là trầm tích hóa học biển, được hình thành ở vùng khô lạnh. Có màu hồng hay nâu đỏ; Thường gặp dạng khối đông đặc; dễ chảy nước, vị chát. Dùng kacnalit làm phân manhê, phân kali. 1.1.2.1.8. Lớp nguyên tố tự nhiên (Khoáng vật đơn nguyên tố)  Lưu huỳnh (S): Có màu vàng, nâu; Có thể do hoạt động núi lửa phun ra hoặc bằng con đường sinh hóa trong trầm tích.  Than đá, than chì (graphit), kim cương (C) là những dạng của C và các kim loại quý như vàng (Au), đồng (Cu), bạch kim,... 1.1.2.2. KHOÁNG VẬT THỨ SINH Khoáng vật thứ sinh là do khoáng vật nguyên sinh phá hủy, bị biến đổi về thành phần và trạng thái mà tạo nên. Chúng được hình thành trong quá trình phong hóa đá và quá trình biến đổi của đất. So với khoáng vật nguyên sinh thì số lượng khoáng vật thứ sinh ít hơn nhiều và có kích thước bé. Sự phân biệt khoáng vật thứ sinh với khoáng vật nguyên sinh nhiều khi chỉ là tương đối. Ví dụ: Thạch anh trong đá là nguyên sinh và thạch anh trong đất là thứ sinh. Ngưòi ta chia khoáng vật thứ sinh ra 3 lớp: 1.1.2.2.1. Lớp aluminosilicat Lớp aluminosilicat do các khoáng vật lớp silicat nguyên sinh bị biến đổi và phá hủy mà hình thành. Lớp này thường gặp các khoáng vật sau đây:  Hydromica: Do các loại mica ngậm thêm nước; + Vemiculit: Dạng tấm mỏng, màu nâu, nâu phớt vàng, đôi khi có phớt lục. + Hydromuscovit (còn gọi là Ilit): KAl2[(Si.Al)4O10](OH)2.nH2O: màu trắng vảy hoặc tấm mỏng, thường gặp trong đất sét. 7  Secpentin - Mg6(SiO4)(OH)8: Là sản phẩm của khoáng Olivin biến đổi, màu xanh lá cây đến xanh đen, còn gọi là khoáng "da rắn" (vì thường nằm lẫn với amiăng tạo thành những khoang trắng đen như da rắn cạp nong).  Clorit - Mg4Al2(Si2Al2O10)(OH)8: Là sản phẩm phá hủy của khoáng Ogit; màu xanh lá cây, mềm.  Các khoáng vật sét: Là nhóm khoáng vật có tinh thể rất nhỏ, cấu tạo dẹt, khi thấm nước thì trương lên, dẻo, dính, có khả năng hấp phụ. Hai khoáng vật điển hình của nhóm này là: Kaolinit (Al2O3.2SiO2.2H2O) và Monmorilonit (Al2O3.4SiO2.nH2O) 1.1.2.2.2. Lớp Oxit và hydroxit  Oxit và hydroxit nhôm: Những khoáng vật điển hình là: + Điaspo - (HAlO2) + Gipxit - Al(OH)3 Hai loại này hỗn hợp với nhau sẽ tạo thành Bôxit (Al2O3.nH2O)  Oxit và hydroxit sắt: Thường gặp trong đá ong và đất đỏ; có màu nâu, nâu đỏ, vàng hay đen. Có 2 dạng: + Gơtit - HFeO2 + Limônit - Fe2O3.nH2O  Oxit và hydroxit mangan: Màu đen, mềm, thường kết tủa thành những hạt tròn nhỏ trong đất phù sa và đất đá vôi. Như: + Manganit: Mn2O3.H2O + Psilômêlan: mMnO.nMnO2.pH2O  Hydroxit silic: Điển hình là Ôpan, SiO2.nH2O thường có màu trắng, xám, được tạo thành khi các loại silicat bị phá hủy, oxit silic được tách ra. 1.1.2.2.3. Lớp Cacbonat, sunfat và clorua Các kim loại kiềm và kiềm thổ bị tách ra từ khoáng, đá hay xác sinh vật chúng sẽ kết hợp với CO32-, SO42-, Cl- trong môi trường tạo thành các muối cacbonat, sunfat và clorua, như: Canxit: CaCO3 ; Manhêzit: MgCO3; Nalit: NaCl; Thạch cao: CaSO4.2H2O. 1.2. CÁC LOẠI ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT (ĐÁ MẸ) 1.2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐÁ Đá là một tập hợp các khoáng vật và là thành phần chủ yếu tạo nên vỏ Trái Đất. Phần lớn đá là do nhiều loại khoáng vật tạo thành, tuy nhiên vẫn có một số ít đá chỉ do một loại khoáng tạo nên (Ví dụ: đá vôi chỉ do khoáng vật canxit, CaCO3; đá apatit chỉ do một khoáng vật apatit). Các loại đá bị phong hóa tạo ra mẫu chất, làm nguyên liệu để hình thành đất thì gọi là đá mẹ. 1.2.2. PHÂN LOẠI ĐÁ Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, người ta chia đá ra 3 nhóm: Đá macma, đá trầm tích và đá biến chất. 1.2.2.1. Đá macma (còn gọi là đá núi lửa) 1.2.2.1.1. Nguồn gốc và phân loại 8 Đá macma là đá được hình thành do khối Aluminosilicat nóng chảy nửa lỏng, nửa đặc (gọi là macma) trong lòng Trái Đất phun ra ngoài, do nhiệt độ hạ thấp đột ngột bị ngưng kết lại tạo thành đá. Tùy theo vị trí ngưng kết mà người ta chia đá macma ra 2 loại là: Đá macma xâm nhập và đá macma phún xuất. Dựa vào tỷ lệ SiO2 (%) có trong đá mà người ta chia đá macma ra các loại sau đây: - Macma siêu axit SiO2 > 75 % - Macma axit 65 - 75 % - Macma trung tính 52 - 65 % - Macma bazơ 40 - 52 % - Macma siêu bazơ < 40 % 1.2.2.1.2. Mô tả một số đại diện của đá macma  Đá macma siêu axit và axit: - Đá pecmatit: Là đá macma xâm nhập, có màu hồng; xám sáng; khoáng vật có Octoclaz, thạch anh và mica. - Đá Granit (còn gọi là đá Hoa cương): Là đá macma xâm nhập, màu xám sáng, khoáng vật gồm Octoclaz, thạch anh, mica, đôi khi có hocnơblen hoặc ôgit. - Đá Liparit (hay Riolit): Là đá macma phún xuất, thành phần khoáng vật giống granit, màu xám sáng.  Đá macma trung tính: - Sienit: Là đá macma xâm nhập; thành phần khoáng vật có octoklaz, hocnơblen,... màu xám. - Trakit: Là đá macma phún xuất, thành phần khoáng vật có octoklaz, hocnơblen,... màu xám. - Đá Diorit: Là đá macma xâm nhập; khoáng vật có plagioklaz, hocnơblen; có màu xám xanh nhạt. - Andezit: Là đá macma phún xuất; màu xám xanh, thành phần khoáng vật có plagioklaz, hocnơblen và ogit,...  Đá macma bazơ: - Đá gabro: Là đá macma xâm nhập; khoáng vật có ogit, plagioklazơ; màu đen hoặc xám lục. - Đá Bazan (còn gọi là đá Huyền vũ): Là đá macma phún xuất; khoáng vật có ogit, plagioklazơ, màu đen hoặc xanh đen. - Điaba: Là đá macma phún xuất; khoáng vật có ogit, plagioklazơ, có màu đen hoặc xanh đen.  Đá macma siêu bazơ: Có các đá Đunit, Périđôtit và Pirôxênit: Là đá macma xâm nhập; khoáng vật các đá này đều có Ôlivin, Ôgit. 1.2.2.2. Đá trầm tích 1.2.2.2.1. Nguồn gốc Đá trầm tích được hình thành từ sản phẩm phá huỷ của các đá khác, có thể là sản phẩm vỡ vụn cơ học, hoặc các chất hoà tan trong nước hoặc từ xác sinh vật chết đi, 9 chúng được nước mang đi và tích đọng ở sông, biển, hồ,...lúc đầu thường rời rạc, sau đó do những chất hoá học tự nhiên, hoặc bị sức ép chúng gắn chặt lại với nhau tạo thành đá cứng rắn, gọi là đá trầm tích. Do sự vận động địa chất, sự hoạt động “tạo sơn” mà đá trầm tích nằm ở đáy biển, đáy hồ được nhô lên tạo thành các dãy núi đá. Hiện nay đá trầm tích chiếm khoảng 75% diện tích mặt đất. 1.2.2.2.2. Đặc điểm chung - Đa số các loại đá trầm tích đều có cấu tạo phân lớp, mỗi một lớp là kết quả lắng đọng của cùng một loại sản phẩm trong một thời gian nhất định. - Thành phần hoá học và khoáng vật đơn giản hơn đá macma (ví dụ: Đá vôi chỉ có CaCO3, đá sét chỉ có sét,...). - Có thể có di tích hữu cơ. 1.2.2.2.3. Phân loại trầm tích Căn cứ sản phẩm gắn kết tạo nên đá mà người ta chia đá trầm tích ra làm 4 nhóm:  Đá trầm tích cơ học (còn gọi là đá vụn): Là đá mà sản phẩm tạo nên đá là do sự phá huỷ cơ học của các đá khác. Người ta thường dựa vào kích thước của các sản phẩm vỡ vụn để ch